Kế toán là một công cụ rất hữu hiệu của hệ thống quản lý kinh tế. Nó điều hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn là tài liệu
để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Đặc biệt có một bộ phận không nhỏ chuyển
sang cổ phần hoá và các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán, nên
thông tin kế toán ngày càng trở lên quan trọng, không chỉ cho các đối tác bên ngoài mà
còn cho chính các doanh nghiệp. Do đó việc luôn đổi mới và hoàn thiện công tác kế
toán cho phù hợp với sự phát triển của xã hội là điều cần thiết.
Ngành xây lắp ở Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp còn non trẻ
về kỹ thuật và hạn chế về nguồn vốn đầu tư, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh trên
thương trường quốc tế. Vì vậy để khẳng đị nh vị thế của mình trên thương trường các
doanh nghiệp xây lắp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp
giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là hiệu quả hơn cả. Từ lý luận và thực tiễn, tôi
thấy ngành sản xuất xây lắp còn nhiều vấn đề cò n hoàn thiện, do vậy tôi chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại công ty cổ phần xây dựng 504”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liều tham khảo, phụ lục kết luận kết
cấu luận văn gồm 4 phần:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2 : Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương 3:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
trong công ty cổ phần xây dựng 504.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 504.
15 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng 504, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
-------------o0o-------------
PH¹M THÞ HOµI
Hoµn thiÖn kÕ to¸n chi phÝ s¶n xuÊt
vµ tÝnh gi¸ thµnh s¶n phÈm X¢Y L¾P
T¹I C¤NG TY Cæ PHÇN X¢Y DùNG 504
Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n (KÕ to¸n - KiÓm to¸n - Ph©n tÝch)
Tãm t¾t LuËn v¨n th¹c sÜ
Hµ néi, n¨m 2011
LỜI MỞ ĐẦU
Kế toán là một công cụ rất hữu hiệu của hệ thống quản lý kinh tế. Nó điều hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn là tài liệu
để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế. Đặc biệt có một bộ phận không nhỏ chuyển
sang cổ phần hoá và các doanh nghiệp có niêm yết trên thị trường chứng khoán, nên
thông tin kế toán ngày càng trở lên quan trọng, không chỉ cho các đối tác bên ngoài mà
còn cho chính các doanh nghiệp. Do đó việc luôn đổi mới và hoàn thiện công tác kế
toán cho phù hợp với sự phát triển của xã hội là điều cần thiết.
Ngành xây lắp ở Việt Nam là một trong những ngành công nghiệp còn non trẻ
về kỹ thuật và hạn chế về nguồn vốn đầu tư, chưa đủ sức mạnh để cạnh tranh trên
thương trường quốc tế. Vì vậy để khẳng đị nh vị thế của mình trên thương trường các
doanh nghiệp xây lắp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau trong đó có biện pháp
giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là hiệu quả hơn cả. Từ lý luận và thực tiễn, tôi
thấy ngành sản xuất xây lắp còn nhiều vấn đề cò n hoàn thiện, do vậy tôi chọn đề tài:
“Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại công ty cổ phần xây dựng 504”.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liều tham khảo, phụ lục kết luận kết
cấu luận văn gồm 4 phần:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu.
Chương 2 : Lý luận chung về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương 3:Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
trong công ty cổ phần xây dựng 504.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 504.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của quản lý sản xuất kinh doanh và yêu cầu đặt ra
cho công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của công ty xây dựng trong
quản lý hiện nay nên tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty cổ phần xây dựng 504”. Với mong
muốn góp phần vào việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp trong công ty cổ phần xây dựng 504 một cách khoa học hợp lý, phù hợp
với đặc điểm của ngành trong điều kiện hiện nay, góp phần tăng cường quản trị doanh
nghiệp.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến kế toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
xây lắp đã có rất nhiều tác giả tham gia viết và thảo luận, qua đây em đưa ra một số
công trình nghiên cứu có liên quan đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như
sau:
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại công ty Sông Đà ” - Nguyễn Phương Dung K14 trường Đại học Kinh tế
quốc dân.
- Đề tài luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm tại tổng công ty xây dựng Việt Nam – Vinaconex” - Nguyễn Thị Dung -
K12 trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm xây lắp tại các doanh nghiệp thuộc tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng LICOGI” - Trương Thanh Hằng K12 Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu.
- Lý luận chung về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
trong các công ty xây dựng ?
- Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong
các công ty xây dựng ?
- Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
xây lắp trong các công ty xây dựng ?
1.4. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Trên cơ sở hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận về hạch toán CPSX và tính
giá thành SP trong công ty cổ phần xây dựng 504 .
Trên cơ sở nghiên cứu rút ra được những ưu điểm, nhược điểm về việc hạch toán
CPSX và tính giá thành SP trong các công ty cổ phần xây dựng 504.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện hạch toán CPSX và tính
giá thành sản phẩm xây lắp trong công ty cổ phần xây dựng 504.
1.5 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong
công ty xây dựng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực tế kế toán CPSX và tính giá
thành SP trong các công ty cổ phần xây 504.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
Trong luận văn tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
duy vật biện chứng, phương pháp điều tra điển hình, phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp thực chứng để đối chiếu đánh giá các vấn đềđồng thời luận văn kết
hợp lý luận khoa học chuyên ngành kế toán, kiểm toán để giải quyết nhiệm vụ nghiên
cứu.
1.7. Đóng góp của luận văn.
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kế toán chi phí xây lắp và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần xây dựng 504 đồng thời nêu rõ các tồn tại cơ bản cần tiếp tục
hoàn thiện trong thời gian tới trên phương diện kế toán tài chính và kế toán quản trị
Căn cứ vào lý luận và khảo sát thực tế, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
1.8 . Kết cấu lụân văn.
Chương 1: Giới thiệu về đề dài nghiên cứu.
Chương 2: Lý luận chung về công tác kế toán chi p hí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp.
Chương 3: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
trong công ty cổ phần xây dựng 504.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 504.
Kết Luận Chương 1
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
2.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến kế toán chi phí sản xuấ t và
tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Hoạt động sản xuất xây lắp có những điểm riêng mang tính đặc thù do vậy đã
chi phối đến toàn bộ nội dung tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán
CPSX và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây lắp nói riêng. Những
đặc điểm cơ bản có thể kể đến là:
Thứ nhất, SP XL là các công trình , HMCT, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết
cấu phức tạp, thời gian sản xuất kéo dàiCho nên, việc tổ chức, quản lý, và hạch toán
SP XL nhất thiết phải lập dự toán.
Mặt khác, do mỗi sản phẩm xây lắp có tính chất đơn chiếc, riêng lẻ và được sản
xuất theo các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp nên chi phí bỏ vào sản xuất thi công
cũng hoàn toàn khác nhau giữa các công trình. Vì vậy kế toán phải tính chi phí giá
thành và kết quả thi công cho từng công trình riêng biệt.
Thứ hai, sản phẩm xây lắp chỉ được tiến hành sản xuất sau khi có đơn đặt hàng
(hợp đồng giao thầu) của chủ đầu tư (người giao thầu, người mua sản phẩm).
Thứ ba, sản phẩm xây lắp có giá trị lớn vượt quá số vốn lưu động của doanh
nghiệp xây lắp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xây lắp phải lựa chọn phương án thi
công hợp lý, kiểm tra chất lượng chặt chẽ, phải có quy ước thanh toán chi làm nhiều
giai đoạn thi công, dự trữ vốn phù hợp, theo dõi sát chi phí phát sinh tro ng quá trình
thi công tránh thất thoát, lãng phí.
Thứ tư, hoạt động xây lắp thường tiến hành ngoài trời, chịu tác động trực tiếp
của môi trường, khí hậu, thời tiết. Đặc điểm này yêu cầu các doanh nghiệp xây lắp
trong quá trình thi công phải tổ chức, phân phối, điều hoà, cắt cử lực lượng lao động,
vật tư hợp lý đảm bảo thi công nhanh gọn, hiệu quả.
Thứ năm, hoạt động xây lắp có thể do nhiều đơn vị cùng tham gia trên cùng một
địa điểm, không gian, thời gian. Chính vì vậy, người làm kế toán phải kiểm tra thực tế
thường xuyên trong quá trình thi công thì mới nắm chắc và phân bổ đúng các khoản
chi phí, tính giá thành sản phẩm xây lắp một cách chính xác, hợp lý.
Thứ sáu, việc kéo dài thời gian thi công các sản phẩm xây lắp ảnh hưởng rất lớn
đến giá cả của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và các doanh nghiệp xây lắp
cũng thường phải ứng vốn để thi công trước khi hoàn thành các hạng mục công việc
được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán nên phát sinh thêm khoản chi phí lãi vay vốn thi
công.
2.2. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp.
2.2.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
xây lắp.
CPSX trong DN XL là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà DN XL phải chi ra trong một kỳ kinh doanh nhất định để
thực hiện công tác xây lắp nhằm tạo ra các loại sản phẩm khác nhau theo mục đích
kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết.
2.2.2. Bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp.
Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan tới công trình
và HMCT đã hoàn thành.
Phân loại chi phí sản xuất
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
- Phân loại CPSX theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn
thành:
- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm lao vụ hoàn
thành:
- Phân loại chi phí theo thẩm quyền ra quyết định
Phân loại giá thành sản phẩm
- Xét theo thời điểm và nguồn số liệu tính giá thành, giá thành được chia thành
giá thành dự toán và giá thành kế hoạch.
- Theo phạm vi tính toán chi phí, giá thành được phân chia thành giá thành sản
xuất và giá thành toàn bộ .
2.3. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
dưới góc độ kế toán tài chính.
Tính giá thành sản phẩm xây lắp là giai đoạn quyết định của công tác hạch toán
giá thành. Giá thành của sản phẩm được tính dựa trên các yếu tố: Phương pháp tính giá
thành, chi phí sản xuất thực tế phát sinh, giá trị sản phẩm dở đang đầu kỳ và cuối kỳ
hạch toán. Do đó, giá thành sản phẩm cũng phụ thuộc vào phương thức thanh toán
khối lượng xây lắp hoàn thành giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công.
Thực hiện phương thức khoán trong xây lắp giúp phân định rõ trách nhiệm giữa
công ty với xí nghiệp, đội trực thuộc, giữa đội với tổ, giữa công nhân của từng tổ với
nhau. Đồng thời thực hiện phương thức khoán tạo quyề n chủ động trong hạch toán
kinh doanh đến từng tổ, đội, cá nhân.
2.4. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc
độ kế toán quản trị.
Kế toán quản trị là môn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt
động của doanh nghiệp một cách cụ thể phục vụ cho các nhà quản trị trong việc lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch các hoạt
động doanh nghiệp.
Định kỳ doanh nghiệp tiến hành lập dự toán tổng quát trong đó có dự toán chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bao gồm dự toán chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung. Các dự toán
này được lập dựa trên cơ sở đáp ứng n hu cầu sản xuất trong kỳ. Có hai phương pháp
lập dự toán chi phí kinh doanh là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt. Số liệu của dự toán
tĩnh rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, còn số liệu của dự toán linh hoạt rất có ích
cho việc kiểm soát các hoạt động bằng cách so sánh kết quả thực tế và số liệu dự toán
cho cùng một mức độ hoạt động.
2.5. Kinh nghiệm kế toán chi phí - giá thành của một số nước trên thế giới
và bài học rút ra cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam là nước đang phát triển với số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Việc xây dựng và tổ chức KTQT trong các doanh nghiệp
chưa được quan tâm đúng mức. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như
hiện nay thì việc xây dựng và tổ chức kế toán quản trị trong doa nh nghiệp là vô cùng
cần thiết. Để làm tốt điều này, một mặt cần kế thừa các mô hình KTQT ở các nước tiên
tiến trên thế giới và trong khu vực và vận dụng phù hợp với đặc trưng của các doanh
nghiệp Việt Nam. Đặc trưng kế toán quản trị chi phí giá thành theo hệ thống kế toán
Mỹ và hệ thống kế toán Pháp.
Kết Luận Chương 2.
CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG 504
3.1. Khái quát chung về các công ty cổ phần xây dựng 504.
Công ty cổ phần xây dựng 504 đã phát triển đi lên cùng với đội ngũ kỹ sư, kiến
trúc sư, cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm trong quản lý và thi công xây lắp cộng với
lực lượng công nhân lành nghề có nhiều năm công tác trên các công trình quan trọng
và trọng điểm trên cả nướ c. Dàn máy móc, thiết bị thi công của chi nhánh đảm bảo thi
công các công trình phức tạp trên mọi địa hình đảm bảo chất lượng, tiến độ đúng theo
quy trình, quy phạm của ngành và nhà nước quy định.
Từ khi thành lập tới nay công ty cổ phần xây dựng 504 đã t ừng bước phát triển
vững chắc, giá trị sản lượng năm sau cao hơn năm trước, những công trình mà công ty
đang thi công chất lượng không ngừng được nâng cao, giữ vững uy tín với các chủ đầu
tư nên năng lực về vốn, chất lượng thi công công trình ngày càng đượ c khẳng định.
3.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong công ty cổ phần xây dựng 504.
3.2.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
- Phân loại chi phí theo yếu tố chi phí
3.2.2. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Xác định đối tượng hạch toán CPSX là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng
trong toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm, đặc điểm quy trình sản xuất xủa ngành nên
công ty cổ phần xây dựng 504 đều xác định đối tượng tập hợp chi phí là công trình,
HMCT hay theo từng đơn đặt hàng riêng biệt. Đối tượng tập hợp chi phí sả n xuất cũng
chính là đối tượng tính giá thành. Vì vậy, đối tượng tính giá thành cũng là công trình,
HMCT.
3.2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần xây dựng 504.
Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh, kế toán công ty sử dụng TK
621. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, HMCT theo một mã riêng
trên phầm mềm kế toán. Sổ chi tiết TK 621 được mở chi tiết cho từng công trình,
HMCT với nội dung phản ánh tình hình sử dụng NVL trực tiếp phát sinh cho từng
công trình, HMCT đó.
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại công ty chỉ chủ yếu hạch toán
chi phí nhân công cuả các đội trực thuộc công ty không có bộ máy kế toán riêng . Để
phản ánh khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622. Sổ chi tiết
TK 622 được mở cho từng công trình, hạng mục công trình. Số liệu trên sổ chi tiết TK
622 tập hợp được là một trong những khoản mục chi phí dùng để tính giá thành công
trình, HMCT đó vào cuối kỳ.
Kế toán chi phí sử dụng máy thi công.
Để tập hợp chi phí sử dụng máy thi công kế toán sử dụng TK 623. TK này được
mở chi tiết cho từng công trình, HMCT. Qua khảo sát thực tế công ty không tổ chức
đội máy thi công riêng mà máy móc thiết bị được giao trực tiếp cho các đội sử dụng
phục vụ thi công công trình.
Kế toán chi phí sản xuất chung.
Cách ghi nhận các khoản chi phí sản xuất chung đều sử dụng TK 627 và mở chi
tiết thành 6 TK cấp 2 để theo dõi từng yếu tố chi phí.
Cuối tháng , kế toán căn cứ vào chứng từ các đội nộp về công ty bao gồm: Bảng
thanh toán lương gián tiếp, hoá đơn mua hàng, bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá
dịch vụ mua vào theo từng công trình, HMCT để tập hợp chi phí sản xuất chung
phát sinh cho từng công trình, HMCT đó:
Nợ TK 6278( chi tiết cho từng công trình, HMCT)
Nợ TK 1331
Có TK 331( chi tiết cho từng công trình, HMCT)
Sau khi nhập các số liệu vào máy, căn cứ vào thông tin kế toán được nhập, với
phầm mềm kế toán đã được cài đặt, máy sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ chi tiết TK
6278 và các sổ kế toán liên quan khác.
3.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính
giá thành sản phẩm hoàn thành.
Để tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ tại công ty kế toán sử dụng TK 154 -“Chi
phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tk này được mở chi tiết cho từng công trình,
HMCT. Trên cơ sở các bút toán hạch toán chi tiết của kế toán, các chi phí phát sinh
trên TK 621, TK 622, TK 623, TK 627 chi tiết tương ứng với từng yếu tố chi phí từng
công trình, HMCT được kết chuyển sang TK 154 chi tiết cho từng công trình, HMCT.
3.3. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng 504.
3.3.1. Những thành tựu đạt được
Nhìn chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại
công ty cơ bản đã tuân thủ theo đúng chế độ kế toán hiện hành, cụ thể như sau:
- Hệ thống chứng từ được luân chuyển thực hiện theo đúng chế độ kế toán
hiện hành, hầu hết phản ánh được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế liê n quan đến chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Hệ thống tài khoản kế toán được doanh nghiệp sử dụng để hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm về cơ bản đã phù hợp với đặc điểm kinh doanh và
yêu cầu của mình.
- Công tác phân loại chi phí theo khoản mục chi phí giúp cho công việc kế toán
chi phí sản xuất được thuận lợi, đảm bảo cho việc lập các báo cáo chi phí đáp ứng
được yêu cầu quản lý đồng thời để tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so
với định mức và tìm ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
- Các doanh nghiệp mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi từng nghiệp vụ kinh tế
phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình đã đáp ứng được phần nào trong
việc so sánh giữa tình hình thực hiện và định mức.
Các doanh nghiệp áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nên đã
phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối đầy đủ và kịp thời.
3.3.2. Những tồn tại cần khắc phục.
Về kế toán tài chính
Một số chứng từ kế toán còn chưa đảm bảo đầy đủ tính hợp pháp, hợp lệ của
chứng từ như lấy hoá đơn giá trị lớn không có chữ ký của thủ trưởng đơn vị ký mà chỉ
có dấu. Nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhân viên không hạch toán đúng ảnh hưởng
đến các chỉ tiêu liên quan đến báo cáo kết qủa kinh doanh, bảng cân đối kế toán. Việ c
sử dụng một số tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
chưa thật chính chẳng hạn như chi nhánh, xí nghiệp nhận khoán các công trình của
công ty thì mỗi quý dựa trên khối lượng nghiệm thu chi nhánh, xí nghiệp xuất hoá đơn
về công ty coi như khoản chi phí của công trình. Trên hoá đơn không tách bạch được đâu
là chi phí nhân công, vật liệu, máy móc, chi phí chung nên kế toán đã ghi ghép toàn bộ chi
phí vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chính vì vậy khi tính giá thành công trình thì trên
công ty không tách bạch được các chi phí liên quan.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang, các doanh nghiệp mới chỉ tập hợp được chi
phí sản xuất trực tiếp tiêu hao trong trong quá trình sản xuất mà chưa tính đến phần chi
phí sản xuất chung gián tiếp phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình dở dang
nên công tác tính giá thành không được chính xác.
Trong quá trình thi công có những khối lượng công trình hoặc phần việc phải
phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình chưa được kế toán công ty hạch toán
các khoản thiệt hại này.
Về kế toán quản trị
Công ty chưa tổ chức bộ máy kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về
hoạt động nội bộ của doanh nghiệp cũng như việc phục vụ quản lý, điều hành, kiểm tra
và ra quyết định hoạt động sản xuất, kinh doanh