Đối với nền kinh tế thế giới, sự ra đời của kiểm toán là xuất phát từ sự cần thiết.
Qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và năm 2008, thế giới đã thấy nguyên nhân
của sự suy thoái toàn cầu đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính. Cho đến
giai đoạn hiện nay, khủng khoảng tài chính thế giới lan truyền là một vấn đề hết sức khó
khăn của nền kinh tế thế giới. Như vậy nền kinh tế càng đỏi hỏi tính công khai minh bạch
của bất cứ hoạt động của một tổ chức nào kể cả Chính phủ.
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hoạt động
kiểm toán báo cáo tài chính đã hình thành, phát triển như một nhu cầu tất yếu để đảm bảo
cung cấp các thông tin tài chính công khai, minh bạch cho các nhà quản trị, nhà đầu tư và
phục vụ công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Đối với công ty kiểm toán, muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín
cũng như sức cạnh tranh thì công ty kiểm toán phải không ngừng hoàn thiện KSCL hoạt
động kiểm toán.
Với những lý do trên Tác giả đã chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC)” cho Luận văn Thạc sĩ
của mình
21 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......... Error! Bookmark not defined.
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài ................................................ Error! Bookmark not defined.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tàiError! Bookmark not defined.
1.3 Mục đích nghiên cứu ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ....................................................... Error! Bookmark not defined.
1.6 Phương pháp nghiên cứu ............................................... Error! Bookmark not defined.
1.7 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.8 Kết cấu của Luận văn ..................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Chất lượng kiểm toán và hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ........ Error!
Bookmark not defined.
2.1.1 Kiểm toán và chất lượng kiểm toán ............................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập .... Error! Bookmark not defined.
2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán ở các tổ chức kiểm toán độc lậpError! Bookmark not
defined.
2.2.1 Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong phạm vi toàn công tyError! Bookmark not
defined.
2.2.2. Kiểm soát chất lượng trong một cuộc kiểm toán ....... Error! Bookmark not defined.
2.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ các tổ chức bên ngoài (ngoại kiểm)Error! Bookmark
not defined.
2.3.1. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán từ các tổ chức bên ngoàiError! Bookmark not
defined.
2.3.2. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên ngoài tại Mỹ ....... Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN
TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN – TƯ VẤN THUẾ (ATC) ... Error! Bookmark not defined.
3.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty Kiểm toán – Tư vấn Thuế với kiểm soát chất lượng kiểm toán
.............................................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Hoạt động nội kiểm và ngoại kiểm tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) . Error!
Bookmark not defined.
3.2.1 Kiểm soát nội bộ về chất lượng kiểm toán do Công ty Kiểm toán - Tư vấn Thuế (ATC)
thực hiện ............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán từ Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề VACPAError!
Bookmark not defined.
3.3 Nhận xét công tác kiểm soát chất lượng tại ATC ......... Error! Bookmark not defined.
3.3.1 Về nội kiểm ................................................................. Error! Bookmark not defined.
3.3.2 Về ngoại kiểm ............................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN – TƯ
VẤN THUẾ (ATC) ................................................................ Error! Bookmark not defined.
4.1 Sự cần thiết của việc hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm
toán – Tư vấn Thuế (ATC)................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1 Yêu cầu xuất phát từ bản thân công ty kiểm toán ....... Error! Bookmark not defined.
4.1.2 Yêu cầu xuất phát từ quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt NamError!
Bookmark not defined.
4.2 Các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán tại ATC ...... Error!
Bookmark not defined.
4.2.1 Về nội kiểm ................................................................. Error! Bookmark not defined.
4.2.2 Về ngoại kiểm ............................................................. Error! Bookmark not defined.
4.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán . 104
4.4. Lộ trình áp dụng các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán ... 105
4.5. Đóng góp của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 105
4.6 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu trong tương laiError!
Bookmark not defined.
4.7 Kết luận .......................................................................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài
Đối với nền kinh tế thế giới, sự ra đời của kiểm toán là xuất phát từ sự cần thiết.
Qua hai cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929 và năm 2008, thế giới đã thấy nguyên nhân
của sự suy thoái toàn cầu đều bắt đầu từ những đổ vỡ trong hệ thống tài chính. Cho đến
giai đoạn hiện nay, khủng khoảng tài chính thế giới lan truyền là một vấn đề hết sức khó
khăn của nền kinh tế thế giới. Như vậy nền kinh tế càng đỏi hỏi tính công khai minh bạch
của bất cứ hoạt động của một tổ chức nào kể cả Chính phủ.
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, hoạt động
kiểm toán báo cáo tài chính đã hình thành, phát triển như một nhu cầu tất yếu để đảm bảo
cung cấp các thông tin tài chính công khai, minh bạch cho các nhà quản trị, nhà đầu tư và
phục vụ công tác quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Đối với công ty kiểm toán, muốn đảm bảo chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín
cũng như sức cạnh tranh thì công ty kiểm toán phải không ngừng hoàn thiện KSCL hoạt
động kiểm toán.
Với những lý do trên Tác giả đã chọn Đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát chất lượng
hoạt động kiểm toán tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC)” cho Luận văn Thạc sĩ
của mình.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài
Trong những năm gần đây có rất nhiều đề tài nghiên cứu về chất lượng kiểm toán
và KSCL kiểm toán. Trong đó:
Đề tài Nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán độc lập ở Việt Nam” (năm 2001) do GS. TS Vương Đình Huệ làm chủ nhiệm
Đề tài.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty
kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay” (năm 2007) do GS. TS Đào Xuân Tiên làm chủ
nhiệm đề tài.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng quản lý hoạt động kiểm toán tại Công ty
Kiểm toán Việt Nam” do Thạc sĩ Trần Mạnh Dũng thực hiện.
Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán nhằm nâng cao
chất lượng hoạt động trong các công ty kiểm toán độc lập Việt Nam thực hiện” do Tiến sỹ
Đoàn Thanh Nga thực hiện (năm 2011).
1.3 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ bản chất, vai trò của KSCL kiểm toán trong công ty kiểm toán độc lập;
Phân tích tình hình thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty
Kiểm toán - Tư vấn Thuế;.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Công ty
kiểm toán - Tư vấn Thuế.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
KSCL có vai trò thế nào trong các công ty kiểm toán độc lập.
Công tác KSCL tại Công ty Kiểm toán – Tư vấn Thuế còn tồn tại những hạn chế
nào? Từ đó Tác giả có giải pháp gì nhằm hoàn thiện KSCL tại Công ty?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung đi sâu vào chất lượng kiểm toán KSCL hoạt động kiểm toán,
trong đó việc KSCL kiểm toán bao gồm hai nội dung nội kiểm và ngoại kiểm.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp duy vật biện chứng, Tác giả nghiên cứu KSCL hoạt động
kiểm toán độc lập trong mối liên hệ với các hoạt động kinh tế xã hội khác và trong điều
kiện thực tế tại Việt Nam. Bằng phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; phỏng vấn, quan sát
trực tiếp, tổng hợp và phân tích, Luận văn tập trung nghiên cứu: cơ sở lý luận của KSCL
kiểm toán và việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong tổ chức kiểm toán độc lập;
tìm hiểu và đánh giá thực trạng về KSCL kiểm toán ở ATC, đồng thời tham khảo kinh
nghiệm của một số hãng kiểm toán quốc tế lớn đang hoạt động tại Việt Nam về lĩnh vực
này và đưa ra một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống kiểm soát
chất lượng kiểm toán của ATC.
1.7 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu
Trên phương diện lý luận: Tác giả Luận văn đưa ra cơ sở lý luận về chất lượng
kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán tại các công ty kiểm toán độc lập.
Trên phương diện thực tiễn: Tác giả Luận văn luận giải công tác KSCL kiểm toán
tại Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) từ đó đưa ra một số giải pháp để hoàn
thiện KSCL kiểm toán cho phụ hợp cả trong nội kiểm và ngoại kiểm.
1.8 Kết cấu của Đề tài nghiên cứu
Kết cấu của Đề tài gồm có 4 chương.
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
2.1 Chất lượng kiểm toán và hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán độc
lập
2.1.1 Kiểm toán và chất lượng kiểm toán
Định nghĩa kiểm toán
Thứ nhất, chủ thể tham gia hoạt động kiểm toán là người thực thi công việc kiểm
toán (kiểm toán viên).
Thứ hai, khách thể của hoạt động kiểm toán là các đơn vị kinh tế (gọi chung là các
doanh nghiệp) có các thông tin kinh tế được kiểm toán.
Thứ ba, đối tượng kiểm toán là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà kiểm toán
viên sẽ đưa ra ý kiến về những thông tin này sau quá trình thực hiện công việc kiểm toán.
Cuối cùng, mục tiêu của kiểm toán là khi kết thúc quá trình kiểm toán, kiểm toán
viên đưa ra ý kiến về đối tượng kiểm toán.
Vai trò của kiểm toán
Kiểm toán làm tăng mức độ tin cậy đối với các thông tin tài chính, góp phần lành
mạnh hoá các quan hệ kinh tế.
Giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát, nâng cao hiệu quả trong công
tác quản lý tài chính nói riêng cũng như hoạt động kinh doanh nói chung.
Đáp ứng tốt nhu cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần hoàn
thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền kinh tế.
Là hoạt động dịch vụ và như vậy nó tạo ra giá trị cho nền kinh tế, góp phần nâng
cao thu nhập quốc dân, nâng cao nguồn thu cho ngân sách.
Chất lượng hoạt động kiểm toán
Chất lượng kiểm toán được xác định trên các mặt: Thoả mãn nhu cầu của khách
hàng kiểm toán và các đối tượng quan tâm khác về công việc; Do các chuyên gia kiểm
toán có trình độ chuyên môn, năng lực và đạo đức thực hiện; Dựa trên sự tuân thủ luật
pháp cùng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán và Chi phí và thời gian kiểm toán thích
hợp.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng kiểm toán:
Thứ nhất là, Mức độ tin cậy về tính trung thực và khách quan chứa đựng trong các
ý kiến đánh giá của KTV về những số liệu, tài liệu được kiểm toán.
Thứ hai là, Mức độ hữu ích và hiệu quả của những ý kiến đề xuất của KTV giúp
khách hàng sửa chữa những sai phạm được phát hiện trong công tác quản lý, phù hợp với
các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Thứ ba là, Chất lượng kiểm toán còn được đánh giá thông qua giá phí kiểm toán
và thời gian thực hiện kiểm toán.
2.1.2 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập
Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán là việc các cơ quan nhà nước, hiệp hội
nghề nghiệp và các công ty kiểm toán cũng như chính các kiểm toán viên nắm bắt và điều
hành hoạt động kiểm toán do công ty kiểm toán và các kiểm toán viên thực hiện nhằm
không ngừng nâng cao chất lượng nghề nghiệp.
Công tác KSCL hoạt động kiểm toán độc lập bao gồm: KSCL của bản thân tổ
chức kiểm toán độc lập (nội kiểm) và công tác KSCL từ bên ngoài tổ chức kiểm toán độc
lập từ phía Nhà nước và các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp (ngoại kiểm).
Những lợi ích do hoạt động KSCL kiểm toán độc lập mang lại:
Một, Giúp công chúng nhận thức tốt về chất lượng dịch vụ nghề nghiệp cung cấp
và lựa chọn được công ty kiểm toán có chất lượng cao.
Hai, Góp phần vào việc tổ chức tốt các công ty kiểm toán và hoàn thiện tốt các
phương pháp làm việc.
Ba, Đánh giá việc áp dụng các quy tắc và chuẩn mực nghề nghiệp, biết những vấn
đề mà các công ty kiểm toán đã gặp phải khi tiến hành các nghiệp vụ của họ và giúp các
cấp này đưa ra các quyết định trên cơ sở ý thức được mọi vấn đề.
Công tác KSCL kiểm toán độc lập đặt ra những yêu cầu cơ bản sau:
Thứ nhất, Phải lấy khách hàng làm mục tiêu cung cấp dịch vụ, mục tiêu hoạt động
chứ không phải là phương tiện kinh doanh.
Thứ hai, Phải đặt chất lượng và mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ kiểm
toán lên hàng đầu.
Thứ ba, Phải hiểu rõ sự thể hiện của chất lượng, các yêu cầu của khách hàng về
chất lượng kiểm toán ở các giai đoạn khác nhau.
Thứ tư, Công tác KSCL kiểm toán phải tập trung vào yếu tố con người, phát huy
tính chủ động, sáng tạo, độc lập tinh thần trách nhiệm của kiểm toán viên.
KSCL hoạt động kiểm toán phải dựa trên các tiêu chuẩn: Yêu cầu về mặt chuyên
môn; Tôn trọng các nguyên tắc nghề nghiệp; Giao việc; Chỉ đạo hướng dẫn và giám sát;
Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên; Đề bạt; Kế hoạch hoá công việc; Tài liệu hoá
công việc; Chấp nhận và duy trì khách hàng và Kiểm soát.
Khi tổ chức KSCL hoạt động kiểm toán độc lập cần quán triệt và tuân thủ theo các
nguyên tắc: đồng nghiệp, phù hợp, điều hoà, bí mật, độc lập, chính trực, khách quan,
năng lực, thận trọng trong nghề nghiệp.
2.2 Kiểm soát chất lượng kiểm toán ở các tổ chức kiểm toán độc lập
2.2.1 Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong phạm vi toàn công ty
Thứ nhất, Kiểm soát khách hàng
Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng,
công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công
ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán cũng cần đánh giá
khách hàng khi xảy ra các sự kiện đặc biệt để quyết định xem liệu có nên duy trì mối
quan hệ với khách hàng này hay không.
Thứ hai, Kiểm soát đội ngũ nhân viên kiểm toán
Về công tác tuyển dụng: Công ty kiểm toán phải duy trì một quy trình tuyển dụng
nhân viên chuyên nghiệp bằng việc lập kế hoạch nhu cầu nhân viên, đặt ra mục tiêu tuyển
dụng nhân viên; yêu cầu về trình độ và năng lực của người thực hiện chức năng tuyển dụng.
Về đào tạo chuyên môn: Công ty kiểm toán cần phân công một người hoặc một
nhóm người chịu trách nhiệm về việc phát triển nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên, lập
các chương trình đào tạo theo định kỳ. Ngoài ra công ty nên khuyến khích tham gia vào
các chương trình đào tạo nghề nghiệp ngoài công ty, kể cả hình thức tự học.
Về cơ hội thăng tiến: Công ty kiểm toán phải thiết lập những tiêu chuẩn cho từng
cấp cán bộ, nhân viên trong công ty.
Thứ ba, kiểm soát hồ sơ kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải lập hồ sơ đầy đủ và chi tiết sao cho
kiểm toán viên khác hoặc người có trách nhiệm kiểm tra (soát xét) đọc sẽ hiểu được toàn
bộ về cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán thể hiện chất lượng công việc kiểm toán đã tiến
hành. Công ty kiểm toán cần có những quy định về việc lập và lưu trữ hồ sơ kiểm toán
theo mẫu biểu và quy trình kiểm toán của mình đảm bảo tính đầy đủ và chi tiết theo các
chuẩn mực hiện hành.
2.2.2. Kiểm soát chất lượng trong một cuộc kiểm toán
Thứ nhất, Kiểm soát trong giai đoạn trước cuộc kiểm toán, bao gồm:
Một, Xem xét khả năng tiếp tục, duy trì hoặc chấp nhận kiểm toán đối với khách
hàng và việc lập hợp đồng kiểm toán và thư hẹn kiểm toán.
Hai, Xem xét việc duy trì và bảo đảm tính độc lập, chính trực khách quan đối với
khách hàng của các kiểm toán viên
Ba, Xem xét việc lập kế hoạch kiểm toán.
Thứ hai, Kiểm soát trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Trong giai đoạn thực hiện
kiểm toán, công việc kiểm soát chủ yếu được thực hiện bởi nhóm trưởng đối với các thành
viên trong đoàn kiểm toán thông qua giấy tờ làm việc của họ cũng như thái độ và tiến độ
làm việc; và của kiểm toán viên điều hành đối với nhóm kiểm toán thông qua kế hoạch
kiểm toán tổng quát. Phương thức KSCL hoạt động kiểm toán trong giai đoạn này thực
hiện qua các công việc: hướng dẫn, giám sát, soát xét lại
Thứ ba, Kiểm soát chất lượng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, bao gồm: Kiểm
soát chất lượng việc phát hành báo cáo kiểm toán và kiểm tra sự hài lòng của khách hàng.
2.3. Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán từ bên ngoài (ngoại kiểm)
2.3.1. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán
Giai đoạn chuẩn bị kiểm soát: bao gồm các công việc sau: Lựa chọn và lập danh
sách các công ty được lựa chọn để kiểm tra chất lượng; Lập danh sách các thành viên
tham gia đoàn kiểm tra; Lên kế hoạch về thời gian và nhân sự cho đợt kiểm tra.
Giai đoạn thực hiện kiểm soát: chia thành hai bước nhỏ liên tiếp là: kiểm tra cơ cấu
và kiểm tra kỹ thuật.
Giai đoạn theo dõi kiểm soát: gồm toàn bộ các quy định mà các tổ chức nghề
nghiệp phải tuân thủ sau khi có kết luận của cuộc kiểm soát chất lượng.
2.3.2. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập từ bên ngoài tại
Hoa Kỳ
Ở Hoa Kỳ, việc kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán được thực hiện
bởi 3 tổ chức khác nhau: Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán cho các công ty đại chúng
(Public Company Accounting Oversight Board - PCAOB); Trung tâm chương trình Kiểm
tra chéo các công ty kiểm toán cho các công ty đại chúng (Centre for Public Company
Audit Firm Peer Review Program - CPCAF); Hiệp Hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ
(AICPA). Hình thức kiểm soát là kiểm tra chéo trong đó một công ty kiểm toán này
được kiểm tra bởi một công ty kiểm toán khác.
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT
ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN - TƯ VẤN
THUẾ (ATC)
3.1. Đặc điểm cơ bản của Công ty Kiểm toán – Tư vấn Thuế với kiểm soát
chất lượng kiểm toán
Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Thuế (ATC) là doanh nghiệp kiểm toán độc
lập, tiền thân là Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế, thành lập ngày 05/08/2003
theo Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số 0103002678, đến ngày 04/10/2006 được
Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh Số
0102028349 chuyển đổi mô hình hoạt động từ Công ty cổ phần sang công ty TNHH hai
thành viên trở lên theo quy định tại Thông tư Số 60/2006/TT-BTC ngày 28/06/2006 và
Thông tư Số 64/2004/TT-BTC ngày 29/06/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định Số
105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ về tiêu chuẩn, điều kiện thành lập và
hoạt động đối với doanh nghiệp kiểm toán.
Các dịch vụ của Công ty được xây dựng trên cơ sở đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp với chuyên ngành kế toán, kiểm toán, thuế, xây dựng cơ bản.
Bộ máy Quản lý của ATC được xây dựng một cách khoa học, gọn nhẹ, phân cấp rõ
ràng, không những góp phần quản lý tốt công ty mà còn góp phần nâng cao chất lượng
các dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
3.2. Hoạt động nội kiểm và ngoại kiểm tại Công ty Kiểm toán - Tư vấn thuế
(ATC)
3.2.1 Kiểm soát nội bộ về chất lượng kiểm toán do Công ty Kiểm toán - Tư
vấn Thuế (ATC) thực hiện
Thứ nhất, Kiểm soát chất lượng hoạt động toàn Công ty
Một là, Kiểm soát khách hàng: Kiểm soát khách hàng là khâu kiểm soát đầu tiên
mà ATC thực hiện để KSCLKT. Thông thường, sau khi nhận được thư mời kiểm toán,
công ty sẽ cử đại diện, là các kiểm toán viên có chuyên môn vững vàng, nhiều năm kinh
nghiệm đến công ty khách hàng để thu thập thông tin sơ bộ về khách hàng nhằm trả lời
câu hỏi: Có nên chấp nhận kiểm toán công ty khách hàng hay không? Việc tìm hiểu
khách hàng được thể hiện trên “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”.
Hai là, Kiểm soát đội ngũ nhân viên kiểm toán
Về công tác tuyển dụng: Hàng năm, để phù hợp với xu hướng phát triển của công
ty, ATC tiến hành tuyển dụng những nhân viên mới. Điều kiện và quy trình tuyển dụng
được quy định chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc nhằm có thể lựa chọn được nhữn