Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội chi nhánh Đà Nẵng

Hiện nay rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng nhiều và mức độ vi phạm dẫn đến rủi ro ngày càng phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng từ nguyên nhân khách quan đến nguyên nhân chủ quan. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, lịch sử hoạt động ngành ngân hàng đã từng chứng kiến không ít các NHTM cổ phẩn bị phá sản, bị sát nhập vào các tổ chức tài chính mạnh vì không gánh nổi những tổn thất xảy ra do rủi ro từ hoạt động tín dụng. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tổn thất trong hoạt động cho vay là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng. Thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước đặc biệt là khu vực miền Trung, là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, là nơi thu hút vốn đầu tư của nhiều tập đoàn tài chính lớn mạnh từ khắp mọi nơi trong và ngoài nước, cho nên đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt. Vì thế, việc nhận diện các rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro là vấn đề mang tính chất cấp bách, luôn được sự quan tâm đặc biệt của các quan chức cấp cao và đặc biệt là các ngân hàng thương mại trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro trọng yếu vẫn nằm trong nội tại của một đơn vị và có thể quyết định đến hoạt động ngân hàng có hiệu quả, an toàn hay không. Vấn đề thẩm định và xét duyệt cho vay là một khâu rất quan trọng mà Ngân hàng quan tâm để đạt mục tiêu kinh doanh cũng như tuân thủ quy định pháp luật.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP Sài gòn – Hà nội chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN THỊ MỸ LỢI HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐƯỜNG NGUYỄN HƯNG Phản biện 1: TS ĐOÀN THỊ NGỌC TRAI Phản biện2: PGS.TS LÊ ĐỨC TOÀN Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 08 năm 2018. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay rủi ro liên quan đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng nhiều và mức độ vi phạm dẫn đến rủi ro ngày càng phức tạp. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng từ nguyên nhân khách quan đến nguyên nhân chủ quan. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, lịch sử hoạt động ngành ngân hàng đã từng chứng kiến không ít các NHTM cổ phẩn bị phá sản, bị sát nhập vào các tổ chức tài chính mạnh vì không gánh nổi những tổn thất xảy ra do rủi ro từ hoạt động tín dụng. Do đó, việc nhận diện và kiểm soát rủi ro nhằm hạn chế tổn thất trong hoạt động cho vay là việc làm cấp thiết và vô cùng quan trọng. Thành phố Đà Nẵng – trung tâm kinh tế trọng điểm của cả nước đặc biệt là khu vực miền Trung, là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, là nơi thu hút vốn đầu tư của nhiều tập đoàn tài chính lớn mạnh từ khắp mọi nơi trong và ngoài nước, cho nên đây cũng là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp do thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt và khốc liệt. Vì thế, việc nhận diện các rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro là vấn đề mang tính chất cấp bách, luôn được sự quan tâm đặc biệt của các quan chức cấp cao và đặc biệt là các ngân hàng thương mại trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, rủi ro trọng yếu vẫn nằm trong nội tại của một đơn vị và có thể quyết định đến hoạt động ngân hàng có hiệu quả, an toàn hay không. Vấn đề thẩm định và xét duyệt cho vay là một khâu rất quan trọng mà Ngân hàng quan tâm để đạt mục tiêu kinh doanh cũng như tuân thủ quy định pháp luật. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, yêu cầu đặt ra là phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, Ngân hàng cần phải phân tích, nhận dạng, đo lường 2 được các nguyên nhân gây ra rủi ro trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa rủi ro. Vì vậy việc thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) hữu hiệu nhằm giảm thiểu và kiểm soát rủi ro là rất cần thiết. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 về việc “Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nôị bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, nhưng thông tư chỉ mang tính là công cụ giám sát đối với NHNN và việc áp dụng thông tư này của các NHTM chỉ dừng ở việc gửi các báo cáo được yêu cầu cho cơ quan Thanh tra giám sát. Các NHTM chưa hiểu rõ tầm quan trọng của HTKSNB, do đó đã không phát huy hết tính hữu hiệu của hệ thống sẵn có. Vì vậy việc nghiên cứu về HTKSNB tại NHTM là rất cần thiết nhằm giúp cho cấp lãnh đạo hiểu rõ hơn về HTKSNB, từ đó giảm thiểu được các lo ngại về rủi ro để tập trung vào chiến lược phát triển.Trước những đề cập tính chất thiết yếu việc đánh giá các rủi ro trên nên chọn đề tài: “Hoàn thiện kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng” Đề tài này được tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá tính hữu hiệu kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng và từ đó nhận diện những tồn tại/bất cập để đề xuất bổ sung góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thẩm định và xét duyệt cho vay tại đơn vị nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng 3 Thông qua kết quả thực trạng nghiên cứu, đề ra các giải pháp nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của HTKSNB trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thực trạng về KSNB trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng, để tài tập trung chủ yếu vào công tác thẩm định và xét duyệt cho vay của mảng khách hàng doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu:  Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng KSNB trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay trên cơ sở dựa vào khuôn khổ của SAS 55 áp dụng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng. Đề tài tập trung vào 03 yếu tố của KSNB về thủ tục kiểm soát đối phó rủi ro, hệ thống thông tin và môi trường kiểm soát.  Về thời gian: Thực trạng KSNB trong công tác thẩm căn cứ vào dữ liệu từ năm 2015 đến 2017. + Về không gian: Tại Ngân hàng TMC ài n – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu đề tài Hoàn thiện KSNB trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, người viết tiến hành thực hiện các phương pháp sau: hương pháp thu thập số liệu: + Số liệu thứ cấp: Từ các báo cáo của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng + Số liệu sơ cấp: Khảo sát thông tin từ nhà quản lý, kiểm soát viên nội bộ, cán bộ thẩm định, Hỗ trợ tín dụng làm việc tại Chi nhánh HB như: Trưởng Phó Phòng Tín dụng Doanh nghiệp và 4 Phòng Tín dụng Cá nhân, kiểm toán viên Phòng Kiểm soát Nội bộ, Phòng Quản lý Tín dụng, .để đúc kết được những thông tin xác thực và trọng yếu. hương pháp phân tích và xử lý số liệu thống kê: Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, công cụ tổng hợp, xử lý số liệu là phần mềm Excel và Google Form. 5. Bố cục đề tài Đề tài bao gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về KSNB và công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Chương 2: Thực trạng hoạt động KSNB trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng Chương 3: Các đề xuất nhằm hoàn thiện KSNB và nâng cao tính hữu hiệu trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội chi nhánh Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY, VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY 1.1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay Quy trình cho vay được hiểu thông thường là tập hợp những nội dung nghiệp vụ cơ bản, các bước/công tác tiến hành từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một khoản vay, tại Ngân hàng TMC được thực hiện qua các bước như sau: + Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu và lập hồ sơ vay vốn + Bước 2: Thẩm định tín dụng +Bước 3: Xét duyệt cho vay - Ra quyết định tín dụng + Bước 4: Giải ngân +Bước 5: Giám sát tín dụng +Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng Trong các bước của quy trình cho vay thì bước thẩm định tín dụng và xét duyệt cho vay là khâu trọng yếu quyết định chất lượng tín dụng của khoản vay. 1.1.2. Thẩm định tín dụng a) Khái niệm thẩm định tín dụng Là quá trình tổ chức thu thập và xử lý thông tin thông qua việc sử dụng kỹ thuật để phân tích, đánh giá khách hàng một cách đầy đủ và tuân thủ quy định pháp luật nhằm làm cơ sở đưa ra quyết định cấp tín dụng. b) Các bước của thẩm định tín dụng 6 Thẩm định tín dụng được thực hiện qua nhiều bước và thẩm định nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đảm bảo đánh giá được một cách toàn diện nhất các thông tin liên quan đến khách hàng vay, do đó thông thường công tác thẩm định khách hàng chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: - Thẩm định tư cách pháp lý khách hàng - Thẩm định phương án vay vốn của khách hàng - Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng - Thẩm định tài sản đảm bảo 1.1.3 Xét duyệt cho vay Sau khi quá trình thẩm định hoàn tất thì Xét duyệt cho vay là kết quả cuối cùng của công tác thẩm định. Theo đó, Xét duyệt cho vay là quá trình xem xét tổng thể toàn bộ hồ sơ của một khách hàng căn cứ trên kết quả thẩm định đã được thực hiện để ra quyết định đồng ý hay không đồng ý cho vay. Việc xét duyệt cho vay của một khách hàng có thể có hai loại sai lầm sau:  Đồng ý cho vay đối khách hàng có nhiều rủi ro do kết quả thẩm định không chuẩn xác.  Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt. 1.2. TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.2.1 Tổng quan về Kiểm soát nội bộ: a) Khái niệm về KSNB: Kiểm soát nội bộ được định nghĩa dưới nhiều khái niệm khác nhau và có thể được hiểu thông thường như sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị, các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý 7 nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây:Báo cáo tài chính đáng tin cậy,Các luật lệ và quy định được tuân thủ,Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả. b) Cấu thành của kiểm soát nội bộ Cấu thành của KSNB có nhiều phần. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả nghiên cứu cấu thành KSNB gồm có 03 thành phần: Môi trường kiểm soát, thông tin và thủ tục kiểm soát. 1.2.2 Thủ tục kiểm soát a) Khái niệm chung về thủ tục kiểm soát b) Nhận diện rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay c) Các thủ tục kiểm soát để phát hiện các loại rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay 1.2.3 Hệ thống thông tin a) Khái niệm hệ thống thông tin Thông tin là hệ thống thu thập, xử lý, ghi chép thông tin và hệ thống báo cáo thông tin bên trong nội bộ và bên ngoài. Thông tin cần thiết cho mọi cấp trong doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh và thỏa mãn các mục tiêu về hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính và tính tuân thủ. Mọi thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. b) Hệ thống thông tin trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay Để phục vụ cho quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay hiệu quả, NH đầu tư xây dựng hệ thống thông tin tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng giúp tìm kiếm và phát hiện sớm các khoản tín dụng có vấn đề và đánh giá đúng mức độ rủi ro của các khoản nợ, 8 đồng thời có thể dự đoán về khoản tín dụng có thể chuyển sang nợ xấu. 1.2.4. Môi trƣờng kiểm soát Môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung của một tổ chức, thông qua việc chi phối ý thức kiểm soát của các thành viên. Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của kiểm soát nội bộ. 1.3 ĐÁNH GIÁ SỰ HỮU HIỆU KSNB TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY Việc đánh giá sự hữu hiệu của KSNB trong doanh nghiệp nói chung và trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay nói riêng được thực hiện thông qua: a) Đánh giá các yếu tố đầu vào của hệ thống K NB như cách thức thực hiện, quy trình, thủ tục kiểm soát đã được ban hành có hữu hiệu và hiệu quả hay không . b) Đánh giá tính hữu hiệu của KSBN trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay được căn cứ vào kết quả đầu ra trong quá trình cho vay của khách hàng thông qua các tiêu chí sau: - Số lượng hồ sơ sai sót hàng kỳ qua đánh giá, kiểm soát của ph ng K NB, thanh tra Ngân hàng nhà nước. - Tiêu chí về chất lượng tín dụng, dư nợ xấu hàng năm - Tiêu chí về hồ sơ bị khởi kiện, thua kiện, các thiệt hại xảy ra phát sinh tại Ngân hàng - Dựa vào kết quả khảo sát thông tin tại đối với các cán bộ có liên quan đến công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. 9 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng 2.1.2. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức của SHB Đà Nẵng Cơ cấu tổ chức của SHB Chi nhánh Đà Nẵng ngày càng được hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả hơn. Số lượng cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh là 112 người, trong đó trên đại học và đại học là 85 người chiếm tỷ lệ 0,76%, cao đẳng và trung cấp là 15 người chiếm tỷ lệ 15%, lao động phổ thông là 11 người chiếm tỷ lệ 0,11%. Bộ máy hoạt động của SHB Chi nhánh Đà Nẵng được tổ chức theo mô hình hiện đại, hoạt động theo khối chức năng, nhằm tập trung hiệu quả nguồn lực, đảm bảo công tác quản trị, điều hành được thuận lợi, an toàn và hiệu quả. 2.1.3. Các hoạt động inh oanh tại SHB Chi nhánh Đà Nẵng Lĩnh vực kinh doanh của SHB là: Kinh doanh tiền tệ, vàng, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng. Các hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Đà Nẵng bao gồm: Hoạt động huy động vốn, Hoạt động cho vay và bảo lãnh, Các hoạt động khác: Kinh doanh vàng, ngoại hối; Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; Các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn; Hoạt động ngân hàng điện tử, Bảo hiểm, 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB Chi nhánh Đà Nẵng trong giai đoạn từ 2015 đến 2017 10 Lợi nhuận trước thuế lũy kế đến 31/12/2017 của Chi nhánh đạt 121.731 triệu đồng, giảm 39.980 triệu đồng tương ứng giảm 24,7% so với năm 2016. Hoạt động huy động vốn: Số dư huy động của Chi nhánh tăng từ các năm 2015 – 2017. Tính đến 31/12/2017, số dư huy động của Chi nhánh đạt 4.800.812 triệu đồng, tăng 2.096.225 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 77,5%. Hoạt động tín dụng: Phát triển tín dụng có xu hướng giảm nhẹ năm 2016 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2017. Dư nợ cho vay năm 2017 đạt 6.752.337 triệu đồng, tăng 936.379 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 16,1%. Hoạt động khác: Các hoạt động thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước và hoạt động thẻ tăng qua các năm 2015 – 2017 đặc biệt là hoạt động thanh toán trong nước và hoạt động thẻ, tăng lần lượt 61,7% và 41,4% so với năm 2016. 2.2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH CHO VAY, CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.2.1 Tổng quan quy trình cho vay tại SHB Chi nhánh Đà Nẵng 2.2.2 Tổng quan về công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Công tác thẩm định và xét duyệt cho vay được thực hiện trực tiếp bởi hai bộ phận quan hệ khách hàng và thẩm định (gọi chung là cán bộ thẩm định khoản vay) nhằm đạt đến các mục tiêu sau: - Thống nhất cách thức thu thập hồ sơ, đánh giá và phân tích một cách toàn diện các thông tin liên quan đến một khách hàng để ra quyết định cho vay phù hợp với quy định của Ngân hàng, pháp luật. - Nhận diện các rủi ro trọng yếu liên quan đến hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng, từ đó đề xuất các biện pháp kiểm soát rủi ro và điều kiện tín dụng phù hợp, hạn chế hai loại sai lầm trong quyết định 11 cấp tín dụng: Sai lầm về việc chấp thuận cho vay đối với một phương án không hiệu quả và sai lầm về việc từ chối cho vay đối với một phương án hiệu quả. 2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – HÀ NỘI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG 2.3.1 Nhận diện các loại rủi ro trong công tác thầm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Nhận diện rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay là một nội dung quan trọng để Ngân hàng thực hiện thủ tục kiểm soát đối phó rủi ro khi quyết định cho vay. Việc nhận diện các loại rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay được tác giả nghiên cứu trọng tâm trong luận văn này là các loại rủi ro xuất phát từ phía khách hàng. a) Các loại rủi ro trong công tác thẩm định pháp lý của Khách hàng vay vốn - Rủi ro 1: Rủi ro doanh nghiệp che dấu, không tuân thủ về pháp lý theo quy định của cơ quan Nhà nước. - Rủi ro 2: Rủi ro khi Khách hàng sử dụng, cung cấp hồ sơ pháp lý về vay vốn cho Ngân hàng có sự gian lận, không đảm bảo về vấn đề pháp lý giao dịch, có điều khoản bất lợi cho Ngân hàng nếu cho vay vốn. - Rủi ro 3: Rủi ro về sự không ổn định trụ sở hoạt động kinh doanh, khách hàng có ý định hoạt động kinh doanh tạm bợ, không lâu dài. b) Các loại rủi ro trong bước thẩm định phương án vay vốn của khách hàng 12 - Rủi ro 1: Khách hàng tạo dự án, phương án vay vốn không có thực, cố ý tạo phương án giả nhằm mục tiêu chiếm dụng vốn cho mục đích kinh doanh khách hoặc lừa đảo Ngân hàng. - Rủi ro 2: Rủi ro về sự hữu hiệu của dự án, phương án vay vốn không đảm bảo. - Rủi ro 3: Rủi ro về đăc thù ngành c)Các loại rủi ro trong bước thẩm định tình hình tài chính của khách hàng - Rủi ro 1: Thông tin tại báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không xác thực, có sự gian lận trong các nghiệp vụ kinh tế. - Rủi ro 2: Rủi ro trong việc khách hàng tạo lập các loại hồ sơ bao gồm chứng từ ,hợp đồng đầu ra đầu vào giả, không có thật. - Rủi ro 3: Khách hàng cố ý tạo dựng các giao dịch không có thật qua tài khoản thanh toán để lừa đảo thông tin cung cấp cho Ngân hàng. - Rủi ro 4: Thực trạng tài chính của khách hàng không đảm bảo cho việc trả nợ vay. d) Các loại rủi ro trong thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng - Rủi ro 1: Tài sản đảm bảo không bảo đảm tính pháp lý đầy đủ để giao dịch. - Rủi ro 2: Rủi ro về tài sản thế chấp kém chất lượng (đối với hàng hóa là hàng hóa), - Rủi ro 3: Khách hàng lừa đảo, cấu kết với đối tác trong quá trình thế chấp vay vốn. e) Rủi ro có sự thông đồng trong công tác thẩm định từ phía Ngân hàng 13 2.3.2 Các thủ tục đối phó với rủi ro trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng a) Thủ tục kiểm soát đối phó với các loại rủi ro trong bước thẩm định pháp lý của Khách hàng. - Đối với Rủi ro 1: Rủi ro doanh nghiệp che dấu, không tuân thủ về pháp lý theo quy định của cơ quan Nhà nước. - Đối với Rủi ro 2: Rủi ro khi Khách hàng sử dụng, cung cấp hồ sơ pháp lý về vay vốn cho Ngân hàng có sự gian lận, không đảm bảo về vấn đề pháp lý giao dịch, có điều khoản bất lợi cho Ngân hàng nếu cho vay vốn. - Đối với Rủi ro 3: Rủi ro về sự không ổn định trụ sở hoạt động kinh doanh, khách hàng có ý định hoạt động kinh doanh tạm bợ, không lâu dài. - Đối với rủi ro về Dự án chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện, dự án xây dựng khi chưa thuộc sở hữu của khách hàng vay, hồ sơ pháp lý dự án chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt b) Thủ tục kiểm soát đối phó với rủi ro trong bước thẩm định phương án vay vốn của khách hàng - Đối với rủi ro 1: rủi ro Khách hàng tạo dự án, phương án vay vốn không có thực, cố ý tạo phương án giả nhằm mục tiêu chiếm dụng vốn cho mục đích kinh doanh khách hoặc lừa đảo Ngân hàng - Đối với Rủi ro 2 về sự hiệu quả của dự án, phương án vay vốn không đảm bảo - Đối với rủi ro 3 về đăc thù ngành c) Thủ tục kiểm soát đối phó với rủi ro tại bước thu thập và phân tích tình hình tài chính của khách hàng 14 - Đối với rủi ro 1: rủi ro thông tin tại báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp không xác thực, có sự gian lận trong các nghiệp vụ kinh tế. - Đối với Rủi ro 2 trong việc khách hàng tạo lập các loại hồ sơ bao gồm chứng từ ,hợp đồng đầu ra đầu vào giả, không có thật. - Đối với rủi ro 3: Trong trường hợp rủi ro khách hàng cố ý tạo dựng các giao dịch không có thật qua tài khoản thanh toán để lừa đảo thông tin cung cấp cho Ngân hàng. - Đối với rủi ro 4: Thực trạ
Luận văn liên quan