Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu phát triển của tất cả các nước trên thế giới, dù
là nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển thì giao thương quốc tế có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần
đây, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã có hoạt động thương mại với hầu hết các
nước, vùng lãnh thổ và châu lục trên thế giới. Lượng hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập
khẩu vào Việt Nam đã tăng với tốc độ nhanh chóng, năm sau cao hơn năm trước. Vì thế,
vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là làm sao xây dựng được mô hình phối
hợp thu thuế xuất nhập khẩu hiệu quả, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết,
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong việc khai báo hải quan, giúp cho
việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện nhưng đồng thời cũng phải
nâng cao khả năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cũng như chống thất thu, gian
lận thuế.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thì thực trạng mô hình tổ chức phối hợp thu NSNN nói
chung và thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều
thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách nhà nước
và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định kinh tế - xã
hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để góp phần vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng của Việt Nam, mô hình phối hợp thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn bộc lộ một
số hạn chế như hệ thống chính sách và cơ chế quản lý chưa đồng bộ, quy trình phối hợp
giữa các đơn vị còn nhiều thu tục rườm rà, chưa thực sự hiệu quả,.Vì vậy, đòi hỏi phải
hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu không chỉ nâng cao hiệu quả của
mô hình thu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế, góp phần thông quan hàng hóa được diễn ra
nhanh chóng và thuận tiện. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó tác giả lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành
Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính”
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu phát triển của tất cả các nước trên thế giới, dù
là nước phát triển, đang phát triển hay kém phát triển thì giao thương quốc tế có vai trò
vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của nền kinh tế. Trong những năm gần
đây, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu
rộng vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã có hoạt động thương mại với hầu hết các
nước, vùng lãnh thổ và châu lục trên thế giới. Lượng hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập
khẩu vào Việt Nam đã tăng với tốc độ nhanh chóng, năm sau cao hơn năm trước. Vì thế,
vấn đề đặt ra đối với cơ quan quản lý nhà nước là làm sao xây dựng được mô hình phối
hợp thu thuế xuất nhập khẩu hiệu quả, giảm thiểu các thủ tục hành chính không cần thiết,
tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong việc khai báo hải quan, giúp cho
việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, thuận tiện nhưng đồng thời cũng phải
nâng cao khả năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cũng như chống thất thu, gian
lận thuế.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu thì thực trạng mô hình tổ chức phối hợp thu NSNN nói
chung và thu thuế xuất nhập khẩu nói riêng trong thời gian qua ở Việt Nam đã có nhiều
thay đổi lớn và đạt được những kết quả quan trọng cả về yêu cầu thu ngân sách nhà nước
và quản lý điều tiết vĩ mô trong quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần ổn định kinh tế - xã
hội, tạo ra những tiền đề cần thiết để góp phần vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hội nhập vào nền kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng của Việt Nam, mô hình phối hợp thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu còn bộc lộ một
số hạn chế như hệ thống chính sách và cơ chế quản lý chưa đồng bộ, quy trình phối hợp
giữa các đơn vị còn nhiều thu tục rườm rà, chưa thực sự hiệu quả,...Vì vậy, đòi hỏi phải
hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu không chỉ nâng cao hiệu quả của
mô hình thu phối hợp giữa các cơ quan nhà nước mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế, góp phần thông quan hàng hóa được diễn ra
nhanh chóng và thuận tiện. Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn đó tác giả lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành
Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính”.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT
NHẬP KHẨU GIỮA NGÀNH THUẾ - KBNN –
HẢI QUAN – TÀI CHÍNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH
1.1 Sự cần thiết khách quan phải có mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập
khẩu giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài
chính
Mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu là sự kết hợp giữa các ngành Thuế,
KBNN, Hải quan, Tài chính thông qua việc sử dụng các công cụ, quy trình, nguyên tắc
phối hợp cũng như các mối quan hệ tác động qua lại giữa các bên trong quá trình thực
hiện phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu.
Để công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế - KBNN – Hải
quan – Tài chính đạt hiệu quả cũng như tạo điện kiện cho doanh nghiệp có thể nộp thuế ở
mọi nơi với các phương thức nộp thuế khác nhau thì cần phải có mô hình xử lý và trao
đổi thông tin giữa các ngành, cụ thể: trao đổi mã số và những thông tin đi kèm của người
nộp thuế do ngành Thuế cung cấp; các bộ mã danh mục dùng chung (MLNS, mã cơ quan
thu) do Bộ Tài chính cung cấp; trao đổi danh sách tờ khai xuất nhập khẩu do Tổng cục
Hải quạn cung cấp; trao đổi số thuế đã thu từ cơ quan kho bạc hoặc cơ quan ủy nhiệm thu
(ngân hàng) cho cơ quan thu phục vụ cho việc thông quan hàng hóa của doanh nghiệp
cũng như hạch toán, kê toán, tập trung nhanh số thu vào NSNN.
1.2 Nội dung và cơ chế vận hành mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính
Cơ chế vận hành mô hình phối hợp thu:
- Trong mô hình phối hợp thu sẽ có một Trung tâm trao đổi trung ương đặt tại Bộ
Tài chính. Trung tâm này là các máy chủ có cấu hình cao, được cài đặt các hệ thống phần
mềm công nghệ thông tin chuyên dụng, có nhiệm vụ nhận và điều chuyển dữ liệu/thông
tin tới các cơ quan có liên quan. Bất kỳ một loại dữ liệu/thông tin nào trao đổi giữa hai cơ
quan với nhau đều phải truyền qua TTTĐTW.
- Việc trao đổi dữ liệu/thông tin giữa các cơ quan cấp huyện, cấp tỉnh sẽ không
trao đổi trực tiếp với nhau mà thông qua việc trao đổi với cấp tỉnh, trung ương theo ngành
dọc.
- Tại cấp trung ương, các cơ quan trao đổi thông tin/dữ liệu với nhau qua Trung
tâm trao đổi trung ương. Khi thông tin/dữ liệu truyền từ trung tâm trao đổi trung ương về
sẽ được ứng dụng tại cấp tỉnh của các ngành phân tách và chuyển xuống các huyện tương
ứng.
Các quy trình trong mô hình xử lý và trao đổi thông tin phục vụ thu thuế xuất
nhập khẩu:
- Quy trình trao đổi danh mục dùng chung bao gồm danh mục về MLNS và
danh mục cơ quan thu. Các danh mục này do Bộ Tài chính tạo và cung cấp cho tất cả các
đơn vị tham gia mô hình phối hợp thu.
- Quy trình trao đổi danh mục người nộp thuế, danh mục này xuất phát từ ngành
Thuế.
- Quy trình trao đổi danh sách tờ khai hải quan, danh mục này do ngành Hải
quan cung cấp cho cơ quan kho bạc và cơ quan ủy nhiệm thu (ngân hàng) để có căn cứ
thu thuế từ doanh nghiệp.
- Quy trình trao đổi số thuế đã thu từ cơ quan kho bạc, cơ quan ủy nhiệm thu
sang cơ quan thu.
1.3 Ưu, nhược điểm của mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa
ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính.
Ưu điểm của mô hình phối hợp thu:
- Đối với doanh nghiệp: Quy trình thu thuế được đơn giản hóa, dễ hiểu, giảm bớt
các thủ tục hành chính không cần thiết, từ đó tiết kiệm nhiều thời gian cho doanh nghiệp
trong việc kê khai và nộp thuế. Về địa điểm nộp thuế: doanh nghiệp có thể nộp thuế ở
nhiều nơi khác nhau (KBNN hoặc hệ thống ngân hàng thương mại và các đơn vị ủy nhiệm
thu khác). Về phương thức nộp thuế: mở ra nhiều phương thức cho doanh nghiệp có thể
nộp thuế như nộp thuế bằng tiền mặt hoặc qua chuyển khoản tại cơ quan kho bạc và ngân
hàng, từng bước áp dung các hình thức nộp thuế hiện đại, tiên tiến như InternetBaking,
MobileBanking, ATM. Từ đó sẽ giảm thiểu thời gian trong việc kê khai và thu tiền thuế từ
doanh nghiệp, góp phần cho việc thông quan hàng hoá được diễn ra nhanh chóng và thuận
lợi.
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước: cán bộ của các ngành không phải nhập lại
thông tin, giảm bớt thời gian thu tiền từ người nộp tiền, tập trung nhanh số thu vào quỹ
NSNN; đẩy mạnh việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào mô hình thu phối
hợp, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, hạ tầng truyền thông cho ngành tài chính;
thành lập được bộ máy phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu theo hướng gọn nhẹ, trình độ
chuyên môn tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, thích ứng nhanh với những thay đổi
của môi trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế.
- Đối với các NHTM: thông qua việc phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu, ngân hàng
có thể nghiên cứu phát triển và nâng cao được chất lượng dịch vụ thanh toán cho các
khách hàng của mình, tăng cường ứng dụng khoa học tiên tiến, hiện đại trên thế giới vào
hệ thống ngân hàng; đồng thời, mở ra nhiều phương thức thanh toán và thu hút thêm
được các khách hàng tiềm năng khác.
- Đối với các cơ quan hữu quan: việc triển khai mô hình phối hợp thu thuế xuất
nhập khẩu của Bộ Tài chính có thể cung cấp nhanh chóng và chính xác thông tin về số
thuế xuất nhập khẩu đã thu cho cơ quan thống kê hoặc viện nghiên cứu chính sách tài
chính để phân tích, dự báo về số thu ngân sách nhà nước, từ đó đưa ra những chính sách,
khuyến nghị điều hành nền kinh tế được hiệu quả nhất.
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính.
Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
như: tổ chức bộ máy và trình độ cán bộ tham gia mô hình phối hợp thu NSNN; khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin trong mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu của từng
ngành; điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phối hợp thu thuế.
Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
như: cơ chế chính sách trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; sự phân định trách nhiệm
của từng ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính; ý thức trách nhiệm của các đơn vị, tổ
chức kinh tế và các cá nhân trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN; trình độ thanh
toán của nền kinh tế.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHỐI HỢP THU THUẾ XUẤT NHẬP
KHẨU GIỮA NGÀNH THUẾ - KBNN - HẢI QUAN - TÀI CHÍNH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH
2.1 Kết quả triển khai mô hình phối hợp thu và kết quả thu thuế xuất nhập
khẩu
Đến nay, mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu đã được triển khai và vận
hành chính thức cho toàn bộ các đơn vị của ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính từ
trung ương xuống địa phương, tổng số đơn vị đã triển khai là 2.536 đơn vị. Có thể nói,
việc triển khai mô hình này mang tính đột phá trong lĩnh vực hành thu, đem lại hiệu quả
to lớn cho các cơ quan tham gia cũng như các doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động
xuất nhập khẩu. Trong đó, lợi ích chung là xây dựng, tập trung dữ liệu về thu ngân sách
của từng đối tượng nộp thuế. Các thông tin, dữ liệu này được chia sẻ giữa các cơ quan,
đơn vị có liên quan, tạo điều kiện thống nhất và đối chiếu được nhanh chóng, chính xác
về số phải thu, số đã thu, số còn phải thu giữa cơ quan Thuế, Hải quan, KBNN, tài chính
và đối tượng nộp thuế.
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nộp thuế, Bộ Tài chính đã tổ
chức phối hợp thu NSNN với một số các ngân hàng như ngân hàng Viettinbank (khoảng
550 điểm giao dịch), Vietcombank (khoảng 300 điểm giao dịch), BIDV (khoảng 100
điểm giao dịch), Argribank (khoảng 1.000 điểm giao dịch) và sắp tới sẽ mở rộng phối
hợp thu với các ngân hàng thương mại khác có đủ điều kiện theo quy định. Việc triển
khai dự án trao đổi số liệu thu nộp thuế và phối hợp thu với ngân hàng không chỉ tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước,
người nộp thuế có thể nộp tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như nộp trực tiếp tại điểm
thu của Kho bạc, chuyển khoản qua ngân hàng, qua máy rút tiền ATM,
InternetBanking, mà còn đạt được các kết quả về cải cách thủ tục hành chính trong
công tác thu như tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng như giảm chi
phí trong việc in ấn chứng từ, bảng kê.
Kết quả thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong những năm qua của Việt Nam liên
tục tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Sau 5 năm (2007-2011), số thu tăng hơn
200%. Kết quả thu đã phản ánh nỗ lực cũng như sự phối hợp có hiệu quả của các ngành
trong quá trình thu thuế xuất nhập khẩu.
2.2 Thực trạng vận hành mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa
ngành Thuế - KBNN – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính
Tại nội dung phân tích thực trạng vận hành mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập
khẩu, tác giả đã phân tích, đánh giá trên các khía cạnh sau: (1) mục tiêu triển khai mô
hình phối hợp thu, (2) các nguyên tắc vận hành, (3) công cụ vận hành và (4) các nội dung
của mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu. Ở mỗi một khía cạnh, tác giả đã phân tích
và đánh giá những điểm đã đạt được, những tồn tại và hạn chế trong quá trình vận hành
mô hình phối hợp thu.
2.3 Đánh giá mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế -
KBNN – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính
Những kết quả đạt được từ việc triển khai mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập
khẩu giữa các ngành của Bộ Tài chính:
- Đã xây dựng được cơ chế trao đổi thông tin giữa các cơ quan có liên quan trong
việc thu thuế xuất nhập khẩu: qua việc triển khai mô hình phối hợp thu, Bộ Tài chính đã
xây dựng được cơ chế trao đổi thông tin giữa các ngành để phục vụ cho việc thu thuế.
- Bước đầu hình thành cơ chế chính sách phối hợp đồng bộ trong lĩnh vực phối
hợp thu thuế xuất nhập khẩu: Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát, xây dựng và ban hành
một loạt các văn bản có liên quan đến lĩnh vực thu thuế xuất nhập khẩu cũng như phối
hợp giữa các ngành để làm cơ sở pháp lý cho việc triển khai cũng như phối hợp thu của
các ngành có liên quan. Đến nay, cơ chế chính sách tương đối hoàn thiện, theo hướng
đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ đơn
giản, dễ hiểu.
- Bước đầu ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin trong quản lý thu thuế xuất
nhập khẩu: Bộ Tài chính đã thực hiện rà soát và nâng cấp hệ thống ứng dụng công nghệ
thông tin của toàn ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính. Đến nay, toàn bộ các quy
trình nghiệp vụ, quy trình trao đổi dữ liệu giữa các ngành đã được tin học hoá một cách
tự động.
- Đã triển khai mô hình phối hợp thu trong toàn ngành tài chính, từ trung ương tới
địa phương: đến nay mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu đã được triển khai rộng
trên toàn quốc cho các ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính.
- Tăng cường cải cách thu tục hành chính: Về phía NNT: khi nộp thuế không phải
lập giấy nộp tiền vào NSNN mà chỉ phải lập một bảng kê theo mẫu đơn giản, cách thức
thu tiền theo mô hình thu phối hợp nhanh hơn từ 5 đến 7 lần so với cách làm trước đây.
Doanh nghiệp có thể thực hiện nộp tiền tại nhiều điểm khác nhau hoặc tại KBNN hoặc tại
NHTM; có thể nộp thuế ngoài giờ hành chính, nộp vào ngày nghỉ; từng bước tiếp cận và
sử dụng các dịch vụ thanh toán hiện đại (nộp thuế qua Internet, bảo lãnh hàng hóa xuất
nhập khẩu,). Về phía KBNN: giảm bớt đáng kể việc nhập dữ liệu đầu vào do thông tin
về người nộp thuế và tờ khai hải quan được nhận tự động từ hệ thống của ngành thuế và
ngành hải quan. Về cơ quan thu: không cần phải nhập lại dữ liệu thu NSNN mà có thể
nhận đầy đủ, chính xác dữ liệu thu NSNN từ cơ quan KBNN và cơ quan uỷ nhiệm thu
truyền sang.
- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cơ quan thu và KBNN: Phối hợp thu
NSNN đã góp phần đắc lực trong việc cải tiến phương thức quản lý, phối hợp công việc
giữa các cơ quan, đơn vị; khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp trong công việc và
nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cả KBNN và các cơ quan thu
Hạn chế trong quá trình triển khai mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
giữa ngành Thuế - KBNN – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính:
- Quy trình vẫn còn rườm ra, thủ tục giấy tờ vẫn còn nhiều.
- Phần mềm ứng dụng vẫn còn trục trặc, cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin
chưa tương xứng.
- Phối hợp triển khai chưa thực sự chuyên nghiệp.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH PHỐI HỢP THU
THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA NGÀNH THUẾ - KBNN –
HẢI QUAN – TÀI CHÍNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH
3.1 Phương hướng hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
Trong thời gian qua, về cơ bản mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa
ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính cũng như phối hợp thu với các NHTM đã được
rà soát và hoàn thiện theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người nộp thuế cũng như tăng
cường công tác quản lý của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên để hoàn thiện mô hình phối
hợp thu, đáp ứng mục tiêu đặt ra thì phương hướng hoàn thiện trong thời gian sắp tới là:
- Tiếp tục, rà soát hoàn thiện cơ chế chính sách, quy trình phối hợp thu thuế xuất
nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình thực hiện phải đơn giản,
dễ hiểu, thuận tiện nhất cho doanh nghiệp, giảm bớt việc phải in giấy.
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính
và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu.
- Tăng cường việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác phối hợp thu thuế xuất
nhập khẩu giữa ngành Thuế, KBNN, Hải quan và Tài chính. Hiện đại hoá cơ chế quản lý,
công nghệ quản lý cả về bộ máy và con người. Thực hiện quản lý theo phương pháp tiên
tiến, khoa học, theo các chuẩn mực quốc tế, đưa công nghệ hiện đại vào mọi khâu để
nâng cao hiệu quả của việc triển khai mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu.
- Tăng cường đội ngũ cán bộ triển khai mô hình phối hợp thu: giỏi về kỹ năng
quản lý, nắm chắc được các quy trình nghiệp vu, quy trình phối hợp của mô hình phối
hợp thu, sử dụng thành thạo các công nghệ, tiến bộ của công nghệ thông tin, vừa có kiến
thức sâu rộng, phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình với công việc.
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
Để hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế -
KBNN – Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính thì tác giả đề xuất một số quan điểm
hoàn thiện như sau: quan điểm về mục tiêu hoàn thiện mô hình phối hợp thu, quan điểm
về nguyên tắc hoàn thiện mô hình phối hợp thu, quan điểm về công cụ hoàn thiện mô
hình phối hợp thu, quan điểm về nội dung hoàn thiện mô hình.
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu
Từ nội dung phân tích thực trang mô hình phối hợp thu, những hạn chế và nguyên
nhân trong quá trình triển khai mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu tại Chương 2,
tác giả xin đề xuất một số nhóm phải pháp hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất
nhập khẩu giữa ngành Thuế, KBNN, Hải quan, Tài chính bao gồm: nhóm giải pháp về
hoàn thiện cơ chế chính sách; nhóm giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu; nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức và
đào tạo cán bộ; nhóm giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá mô hình phối
hợp thu thuế xuất nhập khẩu; giải pháp trong việc phối hợp triển khai và hỗ trợ vận hành
hệ thống.
Để thực hiện được các giải pháp đề xuất, tác giả cũng nêu ra một số kiến nghị đối
với Chính phủ và kiến nghị với các cơ quan liên quan.
KẾT LUẬN
Hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế - KBNN –
Hải quan – Tài chính của Bộ Tài chính nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính, tạo điệu
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện thủ tục kê khai hải quan và đóng thuế cho
nhà nước cũng như nâng cao khả năng quản lý của cơ quan nhà nước là một nhiệm vụ
trọng tâm đã được Lãnh đạo Bộ Tài chính đặt ra để thực hiện trong thời gian tới.
Thông qua đề tài “Hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa
ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Tài chính của Bộ Tài chính” tác giả đã góp
phần làm rõ được những nội dung sau:
Một là, đã hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề chung như khái niệm, đặc
điểm và vai trò của việc hoàn thiện mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu tại Việt
Nam.
Hai là, đã phân tích thực trạng mô hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu hiện nay
giữa ngành Thuế, KBNN, Hải quan và Tài chính của Bộ Tài chính, đưa ra được những ưu
điểm và hạn chế của mô hình.
Ba là, đã đề xuất phương hướng và một số nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình thu
thuế xuất nhập khẩu giữa ngành Thuế - Kho bạc Nhà nước - Hải quan – Tài chính của Bộ
Tài chính trong giai đoạn tiếp theo.
Do điều kiện nghiên cứu còn hạn chế về nguồn tài liệu cũng như thời gian nghiên
cứu, về phía tác giả khả năng, kinh nghiệm và tư duy khoa học còn hạn chế, nên kết quả
nghiên cứu không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định cần được tiếp tục bổ
sung, hoàn thiện. Tác giả mong muốn nhận được sự tham gia, đóng góp của các nhà khoa
học, các cán bộ chuyên môn, các đồng nghiệp trong và ngoài ngành quan tâm đến mô
hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu để có thể hoàn thiện đề tài nghiên cứu được tốt
hơn.
Tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của TS. Tạ Văn Lợi,
các thầy cô giáo và bạn bè đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này./.