Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh

Phân tích tài chính là một công cụ quản lý quan trọng nhằm giúp các nhà quản trị nhận thức, đánh giá được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở những đánh giá đó nhà quản trị sẽ có được những căn cứ khoa học và thực tiễn cho các quyết định tài chính hiện tại và trong tương lai. Vì vậy công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu trên cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn. Đối với công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, công tác phân tích tài chính vẫn còn có những vướng mắc về nội dung, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích làm hạn chế tác động tích cực của công cụ này. Vì vậy, đòi hỏi đặt ra là phải có sự thay đổi về chất trong nội dung cũng như phương pháp phân tích nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ thực trạng và những đòi hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh” làm luận văn thạc sỹ. Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần nhựa Bình Minh Chương 3: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh

pdf19 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i TÓM TẮT LUẬN VĂN Phân tích tài chính là một công cụ quản lý quan trọng nhằm giúp các nhà quản trị nhận thức, đánh giá được thực trạng, chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình. Trên cơ sở những đánh giá đó nhà quản trị sẽ có được những căn cứ khoa học và thực tiễn cho các quyết định tài chính hiện tại và trong tương lai. Vì vậy công tác phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp cần phải được nghiên cứu trên cơ sở khoa học về mặt lý luận và thực tiễn. Đối với công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, công tác phân tích tài chính vẫn còn có những vướng mắc về nội dung, hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp phân tích làm hạn chế tác động tích cực của công cụ này. Vì vậy, đòi hỏi đặt ra là phải có sự thay đổi về chất trong nội dung cũng như phương pháp phân tích nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ thực trạng và những đòi hỏi trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh” làm luận văn thạc sỹ. Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng nội dung và phương pháp phân tích tình hình tài chính tại công ty Cổ phần nhựa Bình Minh Chương 3: Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tài chính tại Công ty cổ phần nhựa Bình Minh Trong chương 1, tác giả trình bày cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chínhtrong doanh nghiệp. Tác giả đã thực hiện khái quát hóa nội dung phân tích tình hình tài chính, vai trò, nội dung, phương pháp phân tích và tổ chức phân tích tài chính trong cách doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của phân tích kinh doanh, là quá trình thu thập, xử lý các thông tin kế toán, nhằm xem xét, kiểm tra, đối chiếu, so sánh tài chính hiện hành với quá khứ, giúp người sử dụng thông tin có thể đánh giá ii tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá về tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai. Các tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính bao gồm: hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính), các thông tin sản xuất của doanh nghiệp không có trong báo cáo tài chính (số lượng sản phẩm, khách hàng, sản lượng sản xuất,) và các thông tin về môi trường hoạt động, kết quả hoạt động và tình hình của các đối thủ cạnh tranh để có thể so sánh, đánh giá và đưa ra các kết luận phân tích một cách chính xác. Về phương pháp phân tích được tác giả đề cập đến bao gồm:Phương pháp chi tiết, Phương pháp so sánh, Phương pháp liên hệ cân đối, Phương pháp loại trừ, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp Dupont, phương pháp đồ thị và phương pháp kết hợp. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: là việc xem xét và đưa ra các nhận định sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó đánh giá được thực trạng tài chính, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp để biết được doanh nghiệp hoạt động có khả quan hay không. Phương pháp so sánh được áp dụng phổ biến trong quá trình phân tích. - Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động: tác giả đưa ra phương trình cân bằng tài chính, mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản và một số trường hợp cân bằng tài chính trong doanh nghiệp. - Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: xem xét tình hình các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp để đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành các kỷ luật thanh toán. Các chỉ tiêu sử dụng như là: tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả, số vòng quay các khoản phải thu, thời gian 1 vòng quay khoản phải thu, số vòng quay các khoản phải trả, thời gian 1 vòng quay khoản phải trả. - Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: các chỉ tiêu thường được sử dụng như: hiệu quả sử dụng của TSCĐ, hiệu quả sử dụng của tài sản ngắn hạn, iii hiệu quả sử dụng của tài sản dài hạn, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, sức sinh lời của doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu. - Phân tích tính rủi ro tài chính của doanh nghiệp: ngoài việc phân tích khả năng thanh toán, khi phân tích rủi ro tài chính, tác giả còn đề cập đến ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến khả năng sinh lời tính trên vốn CSH hay mức lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp. Sau phần trình bày cơ sở lý luận của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, trong chương 2 tác giả trình bày thực trạng phân tích tài chính trong Công ty. Nội dung phân tích bao gồm: - Phân tích khái quát tình hình tài chính: Để thực hiện đánh giá khái quát tình hình tài chính, công ty thường tiến hành phân tích chủ yếu các chỉ tiêu: hệ số tài trợ, hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh. Năm 2009, hệ số tài trợ của công ty giảm so với năm trước 0,04, trong khihệ số tự tài trợ của công ty tăng lên cao 0,29, chứng tỏ khả năng tự đảm bảo và mức độ độc lập về tài chính của công ty tăng nhiềuso với năm trước.Hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm 1,68 và hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn cũng giảm 0,67 chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty giảm so với năm trước. Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán của công ty vẫn ở mức cao (>1) nên mức độ đảm bảo về mặt thanh toán vẫn được duy trì.Suất sinh lời của VCSH năm 2009 có sự tăng trưởng mạnh, gấp đôi so với năm trước. Đánh giá chung, hoạt động của công ty cao hơn, tốt hơn năm trước. - Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn: Năm 2009, TTS của công ty không ngừng tăng trưởng qua các năm thể hiện sự lớn mạnh trong hoạt động của công ty. Trong khi TTS thực hiện đầu năm 2009 là 566 tỷ thì đến cuối năm 2009 đã tăng thêm 258,3 tỷvàđạt 566 tỷtương ứng với mức tăng trưởng 45,62% so với đầu năm. Như vậy, chỉ trong vòng 1 năm, công ty đã biến đổi không ngừng, tổng tài sản tăng vượt trội so với thời điểm cuối năm trước. Trong đó, TS ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, 66,76% trong TTS của Công ty và đạt 550,3 tỷ tăng 208,3 tỷ tương ứng tăng trưởng 60,93% so với thực hiện đầu năm (341,9 tỷ). Tài sản ngắn hạn của công ty tăng lên chủ yếu là do Tiền và các iv khoản tương đương tiền tăng 76,2 tỷ đồng, gấp 4 lần so với thời điểm đầu năm, trong đó mức tăng của các khoản tương đương tiền lên tới 55,9 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 44 tỷ đồng – là do công ty thực hiện cho các công ty khác mượn Nguyên vật liệu 5,6 tỷ đồng. Hàng tồn kho tăng 80 tỷ đồng chủ yếu tập trung ở Hàng hóa sản xuất với mức tăng so với đầu năm là (12 tỷ đồng), chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng thêm 9 tỷ đồng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 4 tỷ là do công ty đầu tư vào Quỹ đầu tư Chứng khoán Bản Việt (180 chứng chỉ quỹ) và Công ty cổ phần nhựa Tân Tiến (20.000 cổ phiếu mệnh giá 100.000 đồng). Với kết quả như vậy, tổng tài sản ngắn hạn của công ty tăng cao so với đầu năm trước. Tài sản dài hạn đạt 274 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33.24% trong tổng tài sản của công ty, tăng 22,98% tương ứng mức tăng là 49,9 tỷ đồng so với cuối năm trước. Trong đó, tài sản cố định tăng thêm 48 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 22% so với đầu năm. Trong năm công ty đã thực hiện mua sắm thêm các máy móc thiết bị, phương tiền vận tải và dụng cụ quản lý mới với tổng mức tăng thêm là 91 tỷ đồng. Ngoài ra, tài sản dài hạn tăng thêm còn do công ty tăng cường các khoản đầu tư tài chính từ 6,5 tỷ đầu năm lên 8,2 tỷ vào thời điểm cuối năm do không phải trích phần dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Về cơ cấu nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của Công ty tăng 258 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 45,62% so với cuối năm trước. Nguyên nhân là do Vốn chủ sở hữu có sự tăng lên đáng kể 189 tỷ đồng và nợ phải trả cũng tăng thêm 69 tỷ đồng.Trong đó, Vốn CSH chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nợ phải trả: đầu năm chiếm 86,28%, đến cuối năm thì giảm xuống 82,19% nhưng về số tuyệt đối thì vốn chủ sở hữu tăng thêm 189 tỷ đồng. Nguyên nhân vốn chủ sở hữu tăng là do trả cổ tức bằng cổ phiếu và bổ sung cổ phiếu ESOP cho cán bộ công nhân viên năm 2009 là 107.180 cổ phiếu. Trong khi vốn CSH tăng mạnh thì Nợ phải trả có sự tăng thêm không đáng kể: 69 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở nợ ngắn hạn tăng 68,8 tỷ đồng. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn: tăng từ 13,72% vào thời điểm đầu năm lên 17,81% cuối năm 2009. Xét về mặt kết cấu thì hệ số nợ của công ty (Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn) tăng lên 4,09%. v Qua đó cho thấy, hoạt động của công ty năm 2009 đã tăng mạnh về quy mô so với năm 2008. Hoạt động của công ty nhìn chung được đánh giá là ổn định và độc lập về mặt tài chính. - Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán + Phân tích tình hình công nợ phải thu:Tổng các khoản phải thu của Công ty cuối năm tăng 44,3 tỷ đồng tương ứng tăng 49% so với thời điểm đầu năm, đây đều là các khoản phải thu ngắn hạn, không có các khoản phải thu dài hạn là do đặc điểm hoạt động trong ngành sản xuất ống nhựa cũng như các ngành sản xuất khác thì các khoản phải thu từ khách hàng chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn theo chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm. Trong đó, phải thu từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phải thu của Công ty qua các năm, đầu năm chiếm tỷ trọng 90,16% thì đã tăng lên 94,61% vào thời điểm cuối năm, tương ứng tăng thêm 46 tỷ đồng với tỷ lệ tăng thêm là 56,37%. Cùng với sự tăng lên của các khoản phải thu từ khách hàng thì mức trích dự phòng phải thu khó đòi cũng tăng 334 triệu đồng so với thời điểm đầu năm 2009. Như vậy, các khoản phải thu khách hàng có ảnh hưởng lớn đến các khoản phải thu của công ty. Đặc biệt trong năm 2009 khi công ty thực hiện mua sắm thêm các máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với 8 máy ép phun, 33 bộ khung phụ tùng để tăng cường sản xuất ống nhựa uPVC nên tổng sản lượng tiêu thụ lên tới 39.000 tấn sản phẩm. + Phân tích công nợ phải trả:Tổng nợ phải trả của công ty năm 2009 tăng 89 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 89% so với thực hiện đầu năm. Trong đó, nợ phải trả ngắn hạn tăng mạnh: 69 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 99,5% trong tổng nợ phải trả của Công ty. Nợ phải trả dài hạn chỉ tăng 283 triệu, chiếm tỷ trọng nhỏ 0,5% trong tổng nợ phải trả của Công ty. Nợ phải trả ngắn hạn của Công ty tăng lên chủ yếu là do khoản phải trả người bán tăng 98 tỷ. Đây là khoản mà công ty mua bổ sung thêm các tài sản, nguyên vật liệu mới phục vụ cho mở rộng hoạt động sản xuất trong năm 2009. Như vậy, với cơ cấu nợ phải trả như trên, chủ yếu tập trung vào các khoản nợ ngắn hạn thì hoạt động của công ty sẽ gặp những áp lực lớn khi khách hàng yêu cầu thanh toán các khoản nợ trong thời gian ngắn. + Phân tích khả năng thanh toán: vi Bảng phân tích khả năng thanh toán của công ty năm 2009 Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch 1. Hệ số thanh toán tổng quát 7,29 5,61 -1,68 2. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 4,45 3,77 -0,67 3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,41 0,77 0,36 Qua bảng số liệu các kết quả thực hiện năm 2009 cho thấy, hệ số thanh toán tổng quát của công ty giảm 1,68 so với thực hiện đầu năm. Chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tài sản của công ty giảm so với cuối năm trước. Tuy nhiên, kết quả thực hiện cho thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty lớn (> rất nhiều so với 1) nên công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán của mình và tình hình tài chính vẫn được giữ vững và ổn định trong năm. Hệ số khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mặc dù giảm so với đầu năm 0,67 nhưng tổng giá trị của các tài sản ngắn hạn hiện có tại công ty vẫn gấp nhiều lần so với tổng số nợ ngắn hạn của công ty phải trả. Do vậy, công ty vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn và ổn định về mặt tài chính. Trong khi hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn giảm so với đầu năm thì Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty lại có xu hướng ngược lại, tăng 0,36 so với đầu năm và đạt 0,77 vào cuối năm 2009. Nếu kết quả của hệ số thanh toán nhanh năm 2008 là 0,41<0,5 thì đến cuối năm 2009 hệ số này đã tăng lên 0,77 (>0,5) nên công ty đảm bảo được mức độ thanh toán trong trường hợp cần thiết. Như vậy, các hệ số phản ánh khả năng thanh toán của công ty là cao và đáp ứng được các yêu cầu đặt ra nên tình hình tài chính của công ty được đánh giá là ổn định và không có nhiều nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán. - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh Cùng với việc đánh giá khái quát tình hình tài chính, công ty còn thực hiện đánh giá,phân tích kết quả hoạt động kinh doanh đểthấy được những chuyển biến tích cực trong hoạt động của công ty và cung cấp những thông tin cần thiết cho các nhà quản trị, các nhà quản lý cũng như cổ đông thấy được những biến chuyển tích vii cực hay tiêu cực trong hoạt động.Việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu thông qua các số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán và so sánh kết quả thực hiện qua 2 năm 2008, 2009 một số chỉ tiêu: Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu (ROE), suất sinh lời của tài sản (ROA), suất sinh lời của doanh thu hoạt động (ROS). Ngoài ra, cán bộ phân tích còn thực hiện so sánh kết quả thực hiện của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để có được các thông tin về mức độ tăng trưởng hay giảm sút so với thực hiện năm trước. Phân tích các số liệu thực hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng 324,6 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 39% so với năm trước. Có được kết quả như vậy là do công ty đã thực hiện mở rộng quy mô và sản lượng sản xuất cung ứng ra thị trường, giá vốn hàng bán tăng 27,2% tương ứng tăng thêm 172,6 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đã giảm 18% so với năm 2008. - Cùng với việc tăng mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng mạnh 155% so với cuối năm trước. Nguyên nhân là do năm 2009 kinh tế đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định và có nhiều biến chuyển tích cực so với năm 2008. Chi phí hoạt động tài chính cũng giảm đáng kể ( giảm 20 tỷ đồng) nên thu nhập thuần từ hoạt động tài chính năm 2009 tăng mạnh, ≈ 31 tỷ đồng, góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty năm 2009. - Cùng với việc nâng cao các phương thức bán hàng nhanh gọn và hiệu quả thì chi phí bán hàng của công ty giảm so với năm trước. Mức giảm mặc dù nhỏ (205 triệu) nhưng với quy mô bán hàng tăng thêm thì đây là một trong những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động của công ty. Như vậy, với kết quả đạt được từ các hoạt động thì lợi nhuận sau thuế của công ty đã tăng 154 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 160,5% so với năm trước. Sau khi tính toán thì kết quả EPS năm 2009 tăng trưởng vượt bậc và mạnh mẽ so với năm 2008 và đạt 7.246 đồng/cổ phiếu, tăng 4.318 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do trong khi số cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ bình quân chỉ tăng 1.27.684 cô phiếu, tương ứng tăng 5,27% thì Lợi nhuận sau thuế của công ty viii tăng 160% so với năm trước. Đây là một kết quả cao, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty trong năm 2009 tốt. Với kết quả đạt được khả quan thì trong năm 2009 các chỉ số đã vượt mức so với yêu cầu kế hoạch đặt ra của Đại Hội đồng cổ đông. Cụ thể như sau: Bảng so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch năm 2009 Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2009 Chênh lệch so kế hoạch Kế hoạch Thực hiện Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 820 1143 323 39,39% 2.Lợi nhuận trước thuế 105 285 180 171,43% 3.Cổ tức 20% 15% -5% -25,00% Như vậy, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận đều đạt vượt mức kế hoạch đặt ra với tỷ lệ rất cao chứng tỏ Hội đồng quản trị và Ban lãnh đạo công ty đã có những định hướng đúng đắn và kịp thời nắm bắt những chuyển biến trong nền kinh tế đất nước, nhận thấy được khả năng phục hồi trong năm 2009 để tiếp tục nâng cao hiệu suất và quy mô sản xuất của công ty đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đồng thời, cùng với việc phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Công ty còn thực hiện phân tích các chỉ tiêu phản ánh suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu, doanh thu, tài sản và so sánh kết quả thực hiện qua các năm. Một số chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động và suất sinh lời năm 2009 Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 Chênh lệch 1. Vòng quay Tổng tài sản 1,45 1,39 -0,06 2. Vòng quay vốn lưu động 2,40 2,08 -0,32 3. Vòng quay các khoản phải thu 6,66 10,16 3,50 4. Vòng quaycác khoản phải trả 10,68 10,18 -0,49 5. Vòng quay hàng tồn kho 3,88 3,52 -0,36 6. Suất sinh lời của doanh thu (ROS) 0,12 0,22 0,10 7. Suất sinh lời của tài sản (ROA) 0,18 0,36 0,18 8. Suất sinh lời của vốn CSH (ROE) 0,21 0,43 0,22 ix Qua các chỉ tiêu tính toán trên bảng thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty đều tăng hơn so với năm trước: Suất sinh lời của tài sản tăng gấp 2 lần so với năm trước và đạt 36%. Suất sinh lời của Doanh thu cũng đạt cao (22%), tăng 10% so với năm trước. Suất sinh lời của Vốn chủ sở hữu đạt 43%, tăng 22% so với năm 2008. Như vậy, hiệu quả hoạt động của công ty là cao và đạt mức tốt so với thời điểm năm trước. Chứng tỏ đường lối và những chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo công ty trong năm vừa qua. Số vòng quay các khoản phải thu tăng mạnh, tăng 3,5 vòn, chứng tỏ thời gian để thu từ khách hàng ngày càng ngắn, càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động của công ty. Vòng quay của Tổng tài sản, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải trả, vòng quay vốn lưu động mặc dù giảm so với năm trước nhưng mức giảm không đánh kể nên hiệu quả hoạt động của công ty được đánh giá cao. Sau khi nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại công ty, tác giải đưa ra các nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính tại công ty còn một số hạn chế và bất cập như: phương pháp phân tích chưa thực sự phong phú, chủ yếu tập trung vào phương pháp so sánh nên đôi khi không đánh giá được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phân tích; hệ thống chỉ tiêu phân tích còn chưa đầy đủ, quá trình phân tích còn ít sử dụng các thông tin phi tài chính, việc tổ chức chưa khép kín và đồng bộ Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng phân tích tình hình tài chính, tác giả đưa ra một số biện pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại công ty: + Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh:Khi thực hiện phân tíchcần xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản để thấy được tính cân bằng tài chính trong hoạt động của Công ty.Sự ổn định về nguồn tài trợ tài sản thể hiện sự cân bằng về tài chính của Công ty. Vốn hoạt động thuần của Công ty là 406.468 triệu đồng, chứng tỏ nguồn tài trợ thường xuyên không những đủ trang trải cho tài sản dài hạn mà còn dùng để tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn. Qua đó thể hiện cân bằng trong hoạt động tài chính của công ty là an toàn và bền vững. x Vốn hoạt động thuần của công ty lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty cao. Tuy nhiên, công ty cần theo sõi sự biến động của từng loại tài sản và từng nguồn tài trợ cũng như vốn hoạt động thuần trong một số năm liên tiếp trước đó để có căn cứ để đánh giá tính ổn định và bền vững trong cân bằng về mặt tài chính. Đồng thời, tác giả còn đưa ra đánh giá vốn hoạt động thuần qua 3 năm liên tiếp từ 2007-2009, vốn hoạt động thu
Luận văn liên quan