Phân tích hoạt động doanh nghiệp nói chung và phân tích Báo cáo tài
chính nói riêng ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói hầu
hết các quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả
đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan về tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Với một Tổng Công ty lớn mạnh như Tổng Công ty Thép
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân tích báo cáo tài
chính thường xuyên là rất cần thiết. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng
của công tác phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích báo cáo tài
chính tại Tổng công ty Thép Việt nam, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
cho Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công
ty Thép Việt nam”.
17 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thép Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
Phân tích hoạt động doanh nghiệp nói chung và phân tích Báo cáo tài
chính nói riêng ngày càng trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt
trong nền kinh tế thị trường mà đặc trưng là tính cạnh tranh. Có thể nói hầu
hết các quyết định trong hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính có hiệu quả
đều xuất phát từ các phân tích khoa học và khách quan về tình hình tài chính
của doanh nghiệp. Với một Tổng Công ty lớn mạnh như Tổng Công ty Thép
Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc phân tích báo cáo tài
chính thường xuyên là rất cần thiết. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng
của công tác phân tích báo cáo tài chính và thực trạng phân tích báo cáo tài
chính tại Tổng công ty Thép Việt nam, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu
cho Luận văn thạc sỹ: “Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công
ty Thép Việt nam”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành
3 chương với những nội dung cơ bản:
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về Báo
cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp. Bao gồm:
1.1. Hệ thống Báo cáo tài chính và ý nghĩa của việc phân tích báo
cáo tài chính
- Khái quát chung về Hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp
- Khái niệm phân tích Báo cáo tài chính
- Ý nghĩa phân tích Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp
1.2. Phƣơng pháp phân tích Báo cáo tài chính
Các phương pháp phân tích Báo cáo tài chính là một hệ thống các công
cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối
quan hệ bên trong, bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi các hoạt
động đầu tư tài chính và các hoạt động khác, các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình
hình hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, hoạt dộng kinh doanh và các hoạt
động khác của doanh nghiệp để từ đó đưa ra những quyết định hợp lý.
ii
1.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định
mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích báo cáo tài chính,
nó thường được sử dụng rộng rãi và phổ biến là so sánh ngang và so sánh dọc.
1.2.2. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Phương pháp này nhằm chi tiết các chỉ tiêu phân tích theo các hướng khác
nhau nhằm cụ thể hóa và đạt được kết quả chính xác hơn. Các chỉ tiêu phân tích
thường được chi tiết theo bộ phận cấu thành, theo thời gian và không gian.
1.2.3. Phương pháp loại trừ
Loại trừ là một phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt
từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: khi xác định
sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của nhân tố khác.
Trên thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai
dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.
1.2.4. Phương pháp liên hệ cân đối
Phương pháp liên hệ cân đối dựa trên sự cân bằng về lượng giữa hai mặt
của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối sẽ
xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản
ánh đối tượng phân tích. Phương pháp liên hệ cân đối được vận dụng để xác
định mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nhân tố với chỉ tiêu phân tích được biểu
hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số.
1.2.5. Phương pháp Dupont
Phân tích Dupont là kỹ thuật nhằm phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu
tài chính, thông qua đó người ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng
đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ. Kỹ thuật này thường được
sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra
quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào.
1.3. Nội dung phân tích Báo cáo tài chính
1.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Đánh giá khái quát tình hình tài chính là việc dựa trên những dữ liệu tài chính
trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu
phản ánh thực trạng và anh ninh tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá khái
quát tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
iii
- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ độc lập về tài chính: hệ số tài trợ, hệ số tự
tài trợ tài sản dài hạn.
- Các chỉ tiêu đánh giá khái khoát khả năng thanh toán: Hệ số khả năng
thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số nợ.
1.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho
hoạt động kinh doanh
a. Phân tích cấu trúc tài chính:
Cơ cấu tài chính của doanh nghiệp phản ánh cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn
vốn và mối quan hệ giữa tài sản với nguồn vốn. Phân tích cấu trúc tài chính là
việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình
huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó cũng giúp các
nhà quản lý nắm được tính hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết
được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính.
b. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh:
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành trước hết từ nguồn vốn
của bản thân chủ sở hữu, sau đó được hình thành từ nguồn vốn vay, cuối cùng
nguồn vốn được hình thành do chiếm dụng trong quá trình thanh toán. Phân
tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là xem xét mối
quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp.
1.3.3. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
a. Phân tích tình hình thanh toán
Tình hình thanh toán của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu phản
ánh nợ phải thu và nợ phải trả. Về mặt tổng thể, khi phân tích tình hình thanh
toán, các nhà phân tích tính toán, so sánh, nhận xét dựa vào sự biến động của
các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ các khoản phải thu so với nợ phải trả (%)
- Số vòng quay của các khoản phải thu
- Thời gian quay vòng các khoản phải thu (thời gian thu tiền)
- Số vòng quay các khoản phải trả
- Thời gian quay vòng các khoản phải trả (Thời gian thanh toán tiền hàng)
b. Phân tích khả năng thanh toán:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp cho biết năng lực tài chính của
iv
doanh nghiệp. Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhà
phân tích thường dùng chỉ tiêu sau:
- Hệ số khả năng thanh toán
- Hệ số thanh toán hiện tại
- Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh
- Hệ số khả năng thanh chuyển đổi của tài sản ngắn hạn
- Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn
1.3.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài
chính nhằm góp phần cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng. Để
phân tích hiệu quả kinh doanh người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
a. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản:
Các chỉ tiêu thường sử dụng phân tích hiệu quả sử dụng tài sản bao gồm:
- Số vòng quay của tài sản:
- Sức sinh lời của tài sản:
- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế:
b. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn:
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, người ta thường sử dụng
các chỉ tiêu sau:
- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu:
- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu:
- Suất hao phí của vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần:
- Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với lợi nhuận sau thuế:
- Khả năng thanh toán lãi vay:
- Sức sinh lời của nguồn vốn:
c. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí người ta thường dùng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán:
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng:
- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp:
1.3.5. Phân tích rủi ro tài chính
Rủi ro tài chính là phần rủi ro của chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần
v
rủi ro kinh doanh co bản do doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản vay nợ.
Khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét gián tiếp qua cơ cấu nợ và
người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn,
Hệ số chi trả lãi vay.
1.4. Tổ chức phân tích Báo cáo tài chính
Tổ chức phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là việc thiết lập trình
tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích. Về cơ bản,
phân tích tài chính trong công ty gồm các bước sau:
a. Lập kế hoạch phân tích, bao gồm: xác định mục tiêu phân tích, xây
dựng chương trình phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp về các mặt như:
nội dung, phạm vi, thời gian, hệ thống chỉ tiêu phân tích,...
b. Tiến hành phân tích: bước tiến hành phân tích có thể quy về những
loại công việc như: sưu tầm và xử lý số liệu, tính toán, phân tích và dự đoán,
tổng hợp, rút ra kết luận.
c. Hoàn thành công việc phân tích: gồm lập báo cáo phân tích và hoàn
thiện hồ sơ phân tích đưa vào lưu trữ.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty Thép Việt Nam
2.1.1 Khái quát sự hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép
Việt nam
Tổng Công ty Thép Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
255/TTg ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Tên giao dịch
quốc tế là VIETNAM STEEL CORPORATION, viết tắt là VSC. Trụ sở chính
đặt tại D2, phố Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Đến năm
1997 trụ sở chuyển về số 91, phố Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
Thép Việt Nam
Tổng Công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty Nhà nước
vi
được Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty
91 – mô hình Tập đoàn kinh doanh lớn của Nhà nước. Mục tiêu của Tổng Công
ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình tập đoàn kinh doanh đa
ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng. Cơ cấu tổ chức quản
lý và điều hành Tổng Công ty được tổ chức theo quy định của Luật doanh
nghiệp Nhà nước và Điều lệ Tổng Công ty do Chính phủ phê duyệt.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán của Tổng công ty
Thép Việt Nam
Bộ máy kế toán của Tổng Công ty được tổ chức theo phương thức phân
tán. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Văn phòng Tổng Công ty và các đơn vị
thành viên là hình thức Nhật ký chung. Thông thường vào thời điểm cuối năm
tài chính, các đơn vị thành viên tiến hành lập Báo cáo tài chính của đơn vị
mình sau đó gửi lên văn phòng Tổng Công ty để lập báo cáo tài chính hợp
nhất của toàn Tổng Công ty.
2.2 Thực trạng công tác phân tích báo cáo tài chính tại TCT Thép VN
2.2.1 Tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty Thép VN
Tại Tổng Công ty Thép Việt Nam, công việc phân tích báo cáo tài chính
chưa được tiến hành thường xuyên mà chỉ thực hiện vào thời điểm báo cáo tài
chính năm được lập xong hoặc khi có yêu cầu của Ban Giám đốc.
2.2.2 Nội dung phân tích báo cáo tài chính tại TCty Thép Việt Nam
2.2.2.1 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Để phân tích cân bằng tài chính, TCT đã xem xét chỉ tiêu vốn hoạt động
thuần, lập bảng 2.1 “Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh”:
Vốn hoạt động thuần = Nguồn tài trợ thường xuyên – Tài sản dài hạn
Bảng 2.1 Tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Tăng/giảm
1. Nguồn tài trợ thường xuyên 7,015,374 7,972,610 957,236
2. Tài sản dài hạn 5,374,792 6,676,984 1,302,192
3. Vốn hoạt động thuần 1,640,582 1,295,626 344,956
Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam
vii
2.2.2.2 Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính giúp cho Tổng Công ty Thép Việt Nam
nắm được tình hình huy động và sử dụng vốn qua đó đánh giá được tình hình
phân bổ tài sản và các nguồn vốn tài trợ tài sản để có chính sách huy động và
sử dụng vốn nhằm đảm bảo cho Tổng Công ty có một cấu trúc tài chính lành
mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro kinh doanh. Khi phân tích cấu trúc
tài chính Tổng Công ty đã lập bảng 2.2: “phân tích cơ cấu tài sản”:
Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản Tổng công ty Thép Việt Nam năm 2008
Đơn vị tính:triệu đồng
TÀI SẢN
Đầu năm Cuối năm
Cuối năm so với
đầu năm
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
A. Tài sản ngắn hạn
6,538,168
54.88
9,225,229
58.01
2,687,061
141.10
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1,726,080
14.49
1,481,990
9.32
(244,090)
85.86
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
64,655
0.54
48,520
0.31
(16,135)
75.04
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
2,017,308
16.93
1,759,076
11.06
(258,232)
87.20
IV. Hàng tồn kho
2,558,075
21.47
5,489,295
34.52
2,931,220
214.59
V. Tài sản ngắn hạn khác
172,050
1.44
446,348
2.81
274,298
259.43
B. Tài sản dài hạn
5,374,792
45.12
6,676,984
41.99
1,302,192
124.23
I. Các khoản phải thu dài hạn
31,440
0.26
16,583
0.10
(14,857)
52.74
II. Tài sản cố định
4,055,100
34.04
4,965,018
31.22
909,918
122.44
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1,175,294
9.87
1,127,848
7.09
(47,446)
95.96
IV. Tài sản dài hạn khác
112,958
0.95
567,535
3.57
454,577
502.43
Tổng cộng tài sản 11,912,960 100.00 15,902,213 100.00 3,989,253 133.49
Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam
Để phân tích cơ cấu nguồn vốn, bộ phận phân tích lập bảng 2.3: Cơ cấu
nguồn vốn của Tổng Công ty Thép Việt Nam:
viii
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn Tổng công ty Thép Việt Nam
Đơn vị tính:triệu đồng
NGUỒN VỐN
Đầu năm Cuối năm
Cuối năm so với
đầu năm
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
A. Nợ phải trả 8,712,248 73.13 11,285,643 70.97 2,573,395 129.54
I. Nợ ngắn hạn 4,811,625 40.39 7,681,140 48.30 2,869,515 159.64
II. Nợ dài hạn 3,900,623 32.74 3,604,503 22.67 (296,120) 92.41
B. Vốn chủ sở hữu 3,114,751 26.15 4,368,107 27.47 1,253,356 140.24
I. Vốn chủ sở hữu 2,942,001 24.70 4,244,970 26.69 1,302,969 144.29
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 172,750 1.45 123,137 0.77 (49,613) 71.28
C. Lợi ích của cổ đông thiểu số 85,961 0.72 248,463 1.56 162,502 289.04
Tổng cộng nguồn vốn 11,912,960 100.00 15,902,213 100.00 3,989,253 133.49
Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam
2.2.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
- Phân tích tình hình công nợ:
Bộ phận phân tích đã lập bảng 2.4 “phân tích các khoản phải thu” để
tiến hành phân tích sự biến động của các khoản phải thu thông qua việc so
sánh các khoản nợ phải thu số cuối kỳ so với số đầu kỳ cả về số tuyệt đối và
số tương đối:
Bảng 2.4 Phân tích các khoản nợ phải thu năm 2008
Đơn vị tính:triệu đồng
CÁC KHOẢN PHẢI THU
Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
I. Các khoản phải thu ngắn hạn 2,017,308 98.47 1,759,076 99.07 (258,232) 87.20
Phải thu của khách hàng 1,147,458 56.01 945,073 53.22 (202,385) 82.36
Trả trước cho người bán 830,306 40.53 703,570 39.62 (126,736) 84.74
Các khoản phải thu khác 49,657 2.42 125,623 7.07 75,966 252.98
Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (10,113) (0.49) (15,190) (0.86) (5,077) 150.20
II. Các khoản phải thu dài hạn 31,440 1.53 16,583 0.93 (14,857) 52.74
Phải thu dài hạn của khách hàng 12,607 0.62 6,218 0.35 (6,389) 49.32
Phải thu dài hạn khác 18,833 0.92 10,365 0.58 (8,468) 55.04
Tổng cộng 2,048,748 100.00 1,775,659 100.00 (273,089) 86.67
Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam
Sau khi phân tích các khoản phải thu cán bộ phân tích lập bảng phân tích các
khoản phải trả:
ix
Bảng 2.5 Phân tích các khoản nợ phải trả năm 2008
Đơn vị tính:triệu đồng
CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ
Đầu năm Cuối năm Cuối năm so với đầu năm
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
(triệu đồng)
Tỷ trọng
(%)
I. Nợ ngắn hạn 4,811,625 55.23 7,681,140 68.06 2,869,515 159.64
Vay và nợ ngắn hạn 3,320,995 38.12 6,453,984 57.19 3,132,989 194.34
Phải trả người bán 410,635 4.71 548,571 4.86 137,936 133.59
Người mua trả tiền trước 76,972 0.88 41,009 0.36 (35,963) 53.28
Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 167,735 1.93 174,056 1.54 6,321 103.77
Phải trả người lao động 226,944 2.60 112,139 0.99 (114,805) 49.41
Chi phí phải trả 93,482 1.07 74,760 0.66 (18,722) 79.97
Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 514,862 5.91 276,621 2.45 (238,241) 53.73
II. Nợ dài hạn 3,900,623 44.77 3,604,503 31.94 (296,120) 92.41
Phải trả dài hạn người bán 101 0.00 101 0.00 - 100.00
Phải trả dài hạn khác 6,708 0.08 2,923 0.03 (3,785) 43.57
Vay và nợ dài hạn 3,885,897 44.60 3,593,788 31.84 (292,109) 92.48
Dự phòng trợ cấp mất việc làm 7,917 0.09 7,691 0.07 (226) 97.15
Tổng cộng 8,712,248 100.00 11,285,643 100.00 2,573,395 129.54
Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam
Bộ phận phân tích Tổng Công ty cũng đã tiến hành phân tích khả năng thanh
toán thông qua cách tính hệ số thanh toán chung và hệ số khả năng thanh toán
nhanh của Tổng Công ty trong năm 2008 và tiến hành so sánh với số liệu của
năm trước đó. Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Phân tích khả năng thanh toán
TÀI SẢN Năm 2007 Năm 2008
Chênh
lệch
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,726,080 1,481,990 (244,090)
2. Nợ ngắn hạn 4,811,625 7,681,140 2,869,515
3. Nợ phải trả 8,712,248 11,285,643 2,573,395
4. Tổng cộng tài sản 11,912,960 15,902,213 3,989,253
5. Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.3587 0.1929 (0.1658)
6. Hệ số thanh toán chung 1.3674 1.4091 0.0417
(Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam)
x
2.2.2.4 Phân tích kết quả kinh doanh và hiệu quả kinh doanh
a. Phân tích kết quả kinh doanh: được bộ phận phân tích lấy từ các chỉ tiêu
trên Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lập bảng phân tích sau:
Bảng 2.7 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Năm 2008
Chỉ tiêu
Năm 2007
(triệu đồng)
Năm 2008
(triệu đồng)
Tăng, giảm
(triệu đồng) (%)
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 21,117,875 24,486,432 3,368,557 15.95
2. Các khoản giảm trừ 24,703 135,788 111,085 449.68
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp dịch vụ 21,093,172 24,350,644 3,257,472 15.44
4. Giá vốn hàng bán 19,721,593 22,909,586 3,187,993 16.16
5. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp dịch vụ 1,371,579 1,441,058 69,479 5.07
6. Doanh thu hoạt động tài chính 79,644 537,391 457,747 574.74
7. Chi phí tài chính 510,004 1,299,078 789,074 154.72
- Trong đó: Chi phí lãi vay 484,265 881,988 397,723 82.13
8. Chi phí bán hàng 179,097 229,712 50,615 28.26
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 388,884 430,284 41,400 10.65
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 373,238 19,375 (353,863) (94.81)
11. Thu nhập khác 91,848 58,051 (33,797) (36.80)
12. Chi phí khác 51,339 7,169 (44,170) (86.04)
13. Lợi nhuận khác 40,509 50,882 10,373 25.61
14. Phần lãi trong công ty liên kết, liên doanh 234,507 71,071 (163,436) (69.69)
15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 648,254 141,328 (506,926) (78.20)
16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 40,538 24,851 (15,687) (38.70)
17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại (1,494) (7,395) (5,901) 394.98
18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 609,210 123,872 (485,338) (79.67)
18.1. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số 15,303 (13,101) (28,404) (185.61)
18.2 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 593,907 136,973 (456,934) (76.94)
(Nguồn: Tổng Công ty Thép Việt Nam)
b. Phân tích hiệu quả kinh doanh:
Hiện tại, ở Tổng Công ty Thép Việt Nam, việc phân tích hiệu quả kinh
doanh được tiến hành thông qua phân tích các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả
kinh doanh và các chỉ tiêu về suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, suất sinh lời
của tài sản, suất sinh lời của doanh thu như sau:
xi
Bảng 2.8 Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Năm 2008
Chỉ ti