Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính, hiệu
quả kinh doanh, các tiềm lực cũng như những hạn chế về tài chính của doanh
nghiệp nói chung và của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nói riêng. Việc
phân tích báo cáo tài chính của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nằm trong tình
trạng chung của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam vẫn
còn rất mới mẻ, sơ sài và tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” để
nghiên cứu.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHẦN MỞ ĐẦU
Phân tích báo cáo tài chính nhằm đánh giá khái quát tình hình tài chính, hiệu
quả kinh doanh, các tiềm lực cũng như những hạn chế về tài chính của doanh
nghiệp nói chung và của Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) nói riêng. Việc
phân tích báo cáo tài chính của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nằm trong tình
trạng chung của các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam vẫn
còn rất mới mẻ, sơ sài và tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Hoàn
thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội” để
nghiên cứu.
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục chữ viết tắt, bảng biểu sơ đồ, phụ lục kèm theo thì được trình bày trong ba
chương với nội dung cơ bản như sau:
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính trong nền
kinh tế thị trường
1.1.1. Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là một bức tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài
sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của
doanh nghiệp (DN) tại một thời điểm hay thời kỳ.
1.1.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường
- Khái niệm phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC DN thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ
thống báo cáo hoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo
nhằm đánh giá tình hình tài chính của DN, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có
nhu cầu theo những mục tiêu khác nhau.
ii
- Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính trong nền kinh tế thị trường
Phân tích BCTC trong các DN cho biết DN sử dụng nguồn lực tài chính như
thế nào, các yếu tố sản xuất ra sao để từ đó có những biện pháp sử dụng tốt hơn các
nguồn lực tài chính và yếu tố sản xuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Vì vậy,
phân tích BCTC cần phải được xem là một yêu cầu thường xuyên và có ý nghĩa
quan trọng đối với DN trong nền kinh tế thị trường. Phân tích BCTC DN là một
công cụ đắc lực và không thể thiếu được đối với các nhà quản trị khác nhau trong nền
kinh tế thị trường như: Đối với chủ DN và các nhà quản trị DN, đối với cán bộ công
nhân viên, đối với các nhà đầu tư, đối với những người cho vay, đối với các nhà
cung cấp, đối với các cơ quan quản lý.
1.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích BCTC là một hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm
tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên
ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt
động khác, các chỉ tiêu nhằm đánh giá tình hình hoạt động đầu tư, hoạt động tài
chính, hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của DN để từ đó đưa ra những
quyết định hợp lý.
1.2.1. Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến và quan trọng trong phân
tích BCTC nằm nghiên cứu kết quả, sự biến động và mức độ biến động của chỉ tiêu
phân tích.
1.2.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được sử dụng nhằm xác định xu hướng và mức độ ảnh
hưởng của lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Theo phương pháp này, khi
nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân
tố còn lại. Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai cách là
phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch:
1.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu
iii
tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối sẽ xác định được ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.
1.2.4. Phương pháp mô hình tài chính Dupont
Phương pháp mô hình tài chính Dupont nhằm đánh giá sự tác động tương hỗ
giữa các tỷ số tài chính bằng cách biến một chỉ tiêu tổng hợp thành hàm số của một
loạt các biến số. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ
số tổng hợp.
1.2.5. Phương pháp đồ thị
Phương pháp này dùng để minh hoạ các kết quả tài chính thu được trong quá
trình phân tích bằng các biểu đồ, sơ đồ Phương pháp đồ thị giúp người phân tích
thể hiện được rõ ràng, trực quan về diễn biến của các đối tượng nghiên cứu và
nhanh chóng có phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân
sự biến đổi các chỉ tiêu, từ đó kịp thời đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh.
1.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
Tùy theo vị trí và mục đích sử dụng thông tin của người phân tích mà nội
dung phân tích BCTC có thể không giống nhau giữa các nhóm phân tích khác nhau,
nhưng nói chung, phân tích BCTC trong các DN bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Phân tích khái quát tình hình tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính nhằm đưa ra nhận định sơ bộ ban đầu
về tình hình tài chính DN. Thông qua công việc này, nhà quản lý có thể xác định
thực trạng và sức mạnh tài chính của DN, biết được mức độ độc lập về mặt tài chính
cũng như những khó khăn về tài chính mà DN phải đương đầu, nhất là lĩnh vực
thanh toán. Qua đó, các nhà quản lý có thể đề ra các quyết định cần thiết về đầu tư,
hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay,
- Phân tích cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính DN được xem xét trên góc độ cả cơ cấu tài sản, cơ cấu
nguồn vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Phân tích cấu trúc tài chính là
việc xem xét tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy
iv
động với tình hình sử dụng vốn của DN. Qua đó giúp các nhà quản lý nắm được
tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng
như các dấu hiệu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính để đưa ra các quyết định điều
chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn của mình, bảo đảm cho DN có một cấu
trúc tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh.
Đồng thời nội dung phân tích này còn góp phần củng cố cho các nhận định đã rút ra
khi đánh giá khái quát tình hình tài chính.
- Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh
Để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, DN phải có biện
pháp tài chính để huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của DN được hình
thành từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn chiếm dụng trong quá trình thanh toán.
Thực chất quá trình phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh là
việc phân tích cân bằng tài chính của DN tức là xem xét mối quan hệ cân đối giữa
tài sản và nguồn hình thành tài sản của DN.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán của DN phản ánh rõ nét chất lượng hoạt
động tài chính và hiệu quả hoạt động của DN. Nếu hoạt động tài chính tốt, khả năng
thanh toán cao, DN sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng
vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng DN mất khả
năng thanh toán, chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoản công nợ phải thu, phải trả sẽ
dây dưa, kéo dài.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, phân
tích hiệu quả kinh doanh là một nội dung cơ bản của phân tích tài chính DN, góp
phần nâng cao sức cạnh tranh cho các DN trên thị trường. Qua phân tích các nhân tố
tác động tới hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho các DN biết được nguyên nhân ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lợi, từ đó có các biện pháp thích
hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
v
- Phân tích giá trị doanh nghiệp trên cơ sở Bảng cân đối kế toán
Theo thông lệ quốc tế và khu vực, có 3 phương phương pháp định giá DN
chủ yếu: phương pháp tài sản, phương pháp thu nhập, phương pháp so sánh thị
trường. Trong mỗi phương pháp có nhiều kỹ thuật tính toán khác nhau. Với nguồn
tài liệu là BCTC, cụ thể là bảng cân đối kế toán, các DN có thể xác định giá trị DN
theo sổ sách kế toán.
- Phân tích rủi ro tài chính
Khi xem xét rủi ro tài chính thường phải xem xét rủi ro thanh toán nợ và ảnh
hưởng cơ cấu nợ đến khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của DN. Các chỉ tiêu
phân tích như chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về suất sinh lời cũng
phản ánh rủi ro tài chính. Để phân tích rủi ro tài chính của DN ta có thể sử dụng các
chỉ tiêu sau để phân tích sau:
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh
doanh: Hiệu quả sử dụng lãi vay, tỷ suất sinh lời của vốn (ROI).
- Phân tích rủi ro tài chính thông qua đòn bẩy tài chính: Hệ số nợ, đòn bẩy tài
chính, độ nhạy của đòn bẩy tài chính:
- Dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính
BCTC dự báo là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra kế hoạch kinh doanh phù
hợp và hữu hiệu nhằm đảm bảo an ninh về hoạt động tài chính và nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn. Khi tiến hành dự báo, đòi hỏi các nhà phân tích phải có trình độ
chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tiễn, am hiểu về hoạt động kinh doanh của
DN trong môi trường hiện tại và tương lai. Các phương pháp dự báo khoa học phải
dựa trên cơ sở khách quan, đảm bảo cho các chỉ tiêu dự báo có độ tin cậy cao.
1.4. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Tổ chức công tác phân tích BCTC trong DN là việc thiết lập trình tự các
bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích. Để phân tích BCTC DN
thực sự phát huy được tác dụng của các chỉ tiêu trong quá trình đưa ra quyết định,
việc phân tích BCTC phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của DN, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế tài chính và phù hợp
vi
với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng. Phân tích BCTC trong DN thường được
tiến hành qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn lập kế hoạch phân tích: Đây là giai đoạn đầu tiên và là khâu
quan trọng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời gian và nội dung của công việc
phân tích. Lập kế hoạch phân tích bao gồm việc xác định mục tiêu, xây dựng hệ
thống chỉ tiêu phân tích.
- Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai, thực hiện các
công việc đã ghi trong kế hoạch, thực chất đây là sự kết hợp hài hòa giữa con người,
phương pháp phân tích, tài liệu sử dụng để đạt được các thông tin từ các chỉ tiêu đã
xây dựng.
- Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình phân tích.
Trong giai đoạn này cần tiến hành các công việc cụ thể sau: Viết báo cáo phân tích,
hoàn chỉnh hồ sơ phân tích.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về Tổng công ty Thương mại Hà Nội
- Quá trình hình thành và phát triển
- Lĩnh vực kinh doanh
- Công tác phát triển thương hiệu và xúc tiến thương mại
- Chức năng và nhiệm vụ
- Cơ cấu tổ chức.
2.2. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội
2.2.1. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Tại TCT Thương mại Hà Nội chưa có bộ phận làm công tác phân tích riêng.
Việc phân tích BCTC thuộc chức năng của phòng Tài chính – Kế toán thuộc TCT.
vii
Kế toán trưởng là người trực tiếp quản lý và điều hành công tác phân tích BCTC
trong TCT và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích BCTC là cách thức tiếp cận đối tượng phân tích đã
được thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phân tích để biết được ý nghĩa và mối quan hệ
hữu cơ của các thông tin từ chỉ tiêu phân tích. Có nhiều phương pháp để phân tích
BCTC nhưng tại TCT Thương mại Hà Nội thì sử dụng chủ yếu hai phương pháp
sau: Phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Ngoài ra, TCT không sử dụng
thêm bất kỳ phương pháp nào.
2.2.3. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
- Phân tích cấu trúc tài chính
Tại TCT Thương mại Hà Nội, việc phân tích cấu trúc tài chính được thực
hiện thông qua phân tích tình hình biến động của tài sản và của nguồn vốn.
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Tình hình và khả năng thanh toán của một DN phản ánh chất lượng công tác
tài chính của DN đó. Tại TCT Thương mại Hà Nội, việc phân tích tình hình thanh
toán được thực hiện thông qua phân tích các khoản nợ phải thu và các khoản nợ
phải trả. Để phân tích khả năng thanh toán, bộ phận phân tích TCT đã tiến hành
phân tích các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh
toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm báo cáo và tiến hành so
sánh với số liệu năm trước.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn vật lực, tài chính của DN để đạt hiệu quả cao nhất. Trên thực tế
hiện nay, có khá nhiều chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, tại TCT
Thương mại Hà Nội, để phân tích hiệu quả kinh doanh, bộ phân phân tích thực hiện
phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh và tính toán các chỉ tiêu phản ánh suất sinh
viii
lời: suất sinh lời của doanh thu (ROS), suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu (ROE).
- Phân tích giá trị doanh nghiệp
DN là một tài sản đầu tư, do vậy giá trị DN phụ thuộc vào thu nhập mang lại
cho nhà đầu tư. Giá trị DN là tổng hiện giá của tất cả thu nhập có khả năng mang lại
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động của DN suy cho cùng
đều hướng tới nâng cao và suy tôn giá trị DN. Tại TCT Thương mại Hà Nội việc
phân tích giá trị DN được tiếp cận theo phương pháp tổng tài sản trong thẩm định
giá trị DN dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán hợp nhất.
- Dự báo các chỉ tiêu trên BCTC
Dự báo các chỉ tiêu tài chính là việc tính toán các chỉ tiêu tài chính mà DN có
thể đạt được dựa trên các giả thuyết về năng lực và môi trường kinh doanh của DN
trong tương lai. Trên thực tế hiện nay, có khá nhiều cách thức tiếp cận và phương
pháp dự báo các chỉ tiêu trên BCTC. Tại TCT thương mại Hà Nội, bộ phận phân
tích dựa vào các số liệu quá khứ thông qua BCTC các năm kết hợp với các tài liệu
kế hoạch hàng năm để tiến hành phân tích thống kê, tổng hợp số liệu và thực hiện
so sánh phân tích, tiến hành dự báo kế hoạch cho năm tiếp theo. Các chỉ tiêu dự báo
mà bộ phận phân tích TCT đưa ra chủ yếu là: doanh thu, lợi nhuận trên BCTC,
ngoài ra còn một số chỉ tiêu khác như: kim ngạch xuất nhập khẩu, nộp ngân sách
nhà nước, thu nhập bình quân của người lao động.
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng Công ty
Thương mại Hà Nội
2.3.1. Đánh giá về công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính
Tại TCT Thương mại Hà Nội, công tác tổ chức phân tích còn khá đơn giản
và mang nặng tính hình thức.
2.3.2. Đánh giá về nội dung phân tích báo cáo tài chính
Phân tích BCTC nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các đối tượng quan
tâm đến hoạt động của DN. Tại TCT Thương mại Hà Nội, về nội dung phân tích
ix
BCTC, bộ phận phân tích chỉ sử dụng một số chỉ tiêu rất hạn chế và còn đơn giản
chỉ thể hiện quy mô và tốc độ. Các chỉ tiêu chỉ mới dừng lại ở việc tính toán các con
số mà chưa tìm hiểu nguyên nhân cũng như chưa đưa ra các giải pháp mang tính
khả thi để khắc phục. Nguồn số liệu sử dụng để phân tích còn rất hạn chế, chủ yếu
dựa vào Bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất và
thuyết minh BCTC hợp nhất, các thông tin phi tài chính ít được sử dụng. Do đó, số
liệu cung cấp mang nặng tính thống kê mà chưa nêu rõ bản chất, ý nghĩa của các
thông tin. Trong quá trình phân tích BCTC, nhiều chỉ tiêu và các nội dung phân tích
quan trọng vẫn chưa được đề cập đến như: hệ số nợ, hệ số tự tài trợ, hiệu quả sử
dụng vốn vay, phân tích tình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích rủi
ro tài chính,
2.3.3 Đánh giá về phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Tại TCT Thương mại Hà Nội, bộ phận phân tích BCTC hiện nay chủ yếu sử
dụng phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ. Đây là hai phương pháp phân tích
truyền thống, được sử dụng phổ biến trong phân tích BCTC tại các doanh nghiệp.
Một số các phương pháp phân tích hiện đại như: phương pháp Doupont, phương
pháp đồ thị, phương pháp chi tiết các chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ,
phương pháp liên hệ cân đối. không được sử dụng nên việc phân tích các chỉ tiêu
chưa phản ánh sâu sắc và chưa có chiều sâu của thông tin.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI
CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
3.1. Chiến lược phát triển đến năm 2020 của Tổng công ty Thương mại
Hà Nội
- Định hướng phát triển đến năm 2020
- Quan điểm phát triển
x
- Kế hoạch phát triển trong 5 năm tới: 2011- 2015.
3.2. Tính cấp thiết của việc hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại
Tổng công ty Thương mại Hà Nội
Phân tích BCTC nhằm giúp cho các nhà quản trị DN và các đối tượng quan
tâm đến DN đưa ra các quyết định hợp lý và sẽ hành động trong tương lai dựa vào
các thông tin có tính lịch sử của BCTC. Sau khi nghiên cứu thực trạng phân tích
BCTC tại TCT Thương mại Hà Nội và đưa ra những nhận xét, đánh giá về thực
trạng công tác phân tích tại TCT, để đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính
tại TCT cần thiết phải có các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC theo các hướng
dẫn chuyên ngành để công tác phân tích BCTC ngày càng hiệu quả hơn nhằm đáp
ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao của nền kinh tế thị trường.
3.3. Giải pháp hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
3.3.1. Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích báo cáo tài chính tại Tổng
công ty Thương mại Hà Nội
Tổ chức phân tích BCTC trong DN là việc thiết lập trình tự các bước công việc
cần tiến hành trong quá trình phân tích. Theo đó, công tác tổ chức phân tích BCTC tại
TCT Thương mại Hà Nội phải được tổ chức khoa học, hợp lý, phù hợp với đặc điểm
kinh doanh, cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý kinh tế, tài chính của DN.
3.3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty
Thương mại Hà Nội
Để công tác phân tích BCTC có hiệu quả, TCT cần hoàn thiện phân tích
BCTC ở một số nội dung sau:
- Hoàn thiện chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, TCT nên bổ sung thêm các chỉ tiêu
đánh giá khái quát về mức độ độc lập tài chính như sau: Hệ số tự tài trợ, hệ số tự tài
trợ tài sản dài hạn, hệ số tự tài trợ tài sản cố định.
- Hoàn thiện phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh theo
tính ổn định của nguồn tài trợ
xi
Để có những đánh giá xác đáng và chính xác về tình hình bảo đảm vốn, TCT
có thể lập sơ đồ khái quát cân bằng tài chính theo tính ổn định của nguồn tài trợ và
tính toán các chỉ tiêu: Nguồn tài trợ thường xuyên, nguồn tài trợ tạm thời, vốn hoạt
động thuần.
TCT cũng nên lập bảng để xem xét sự biến động của từng loại tài sản, từng
nguồn tài trợ, của vốn hoạt động thuần trong nhiều năm liên tục và tính toán các chỉ
tiêu: hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số vốn chủ sở hữu so với
nguồn tài trợ thường xuyên, Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản
dài hạn, hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn, nhằm đánh giá một cách có căn
cứ tính ổn định và bền vững của cân bằng tài chính, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt
dộng sản xuất kinh doanh.
- Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh
Để có cơ sở đánh giá chính xác hơn về hiệu quả kinh doanh của mình, TCT nên
sử dụng một số chỉ tiêu phân tích về hiệu quả sử dụng chi phí như sau: Tỷ suất lợi
nhuận so với giá vốn hàng bán, tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng, tỷ suất lợi
nhuận so với chi phí QLDN, tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí.
Bên cạnh đó, do tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng tài sản.
nên TCT cũng nên quan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn qua việc phân
tích các chỉ tiêu: Số vòng quay (luân chuyển) của tài sản ngắn hạn, sức sinh lời của
tài sản ngắn hạn, suất h