Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu quả, phải có một một nền tài chính vững mạnh, độc lập và an ninh tài chính bền vững.Việc quản trị và điều hành doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Như vậy, phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và lý luận, được nhiều người, nhiều nhóm đối tượng quan tâm

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần cơ điện và xây dựng Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n **** NguyÔn Thóy Hµ Hoµn thiÖn ph©n tÝch t×nh h×nh tµi chÝnh t¹i c«ng ty cæ phÇn c¬ ®iÖn vµ x©y dùng viÖt nam Chuyªn ngµnh: KÕ to¸n Tãm t¾t luËn v¨n th¹c sÜ Hµ Néi, 2011 TÓM TẮT LUẬN VĂN Chương 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1.1.1. Xác lập vấn đề nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu quả, phải có một một nền tài chính vững mạnh, độc lập và an ninh tài chính bền vững.Việc quản trị và điều hành doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài chính mang tính sống còn. Để giải quyết tốt những vấn đề này, nhà quản trị cần nắm rõ thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Như vậy, phân tích tình hình tài chính có vai trò rất quan trọng và thực sự cần thiết trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và lý luận, được nhiều người, nhiều nhóm đối tượng quan tâm . 1.1.2. Tuyên bố vấn đề nghiên cứu Do tính cấp thiết và ý nghĩa của phân tích tính hình tài chính như trên, nên tác giả đã lựa chọn đề tài làm Luận văn Thạc sỹ là “ Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam” 1.2. Tổng quan nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, một số tác giả đã nghiên cứu đề tài này. Kết quả tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp cho thấy ở Việt Nam tính đến thời điểm này chưa có tác giả nào nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam. 1.3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm nghiên cứu những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận về phâ n tích tình hình tài chính doanh nghiệp và phạm vi nghiên cứu thực tiễn được giới hạn tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài Đề tài nhằm giải quyết các câu hỏi về mặt lý luận và các câu hỏi thực tiễn đặt ra như sau: 1.4.1. Câu hỏi về mặt lý luận 1.4.2. Câu hỏi về mặt thực tiễn 1.5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 1.5.1. Các phương pháp kỹ thuật - nghiệp vụ Một số phương pháp phân tích cơ bản thường được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: - Phương pháp so sánh -Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích - Phương pháp loại trừ - Phương pháp liên hệ cân đối 1.5.2. Các phương pháp điều tra và thu thập dữ liệu Đề tài chủ yếu tiến hành thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp thông qua các nguồn thông tin đại chúng. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu 1.6.1. Ý nghĩa khoa học 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu ngoài danh mục bảng biểu,sơ đồ, danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt được chia thành 4 chương. Kết luận chương 1 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1.Tình hình tài chính và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Tài chính và tình hình tài chính doanh nghiệp Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị, phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định. Khác với tài chính doanh nghi ệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thực trạng tài chính doanh nghiệp có thể tốt, xấu, khả quan, hay bi đát, đó là kết quả của quá trình vận động về mọi mặt của doanh nghiệp. 2.1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là việc vận dụng tổng th ể các phương pháp, công cụ, kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập, xem xét những thông tin, những yếu tố, dữ liệu, chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp, đánh giá tình trạng tài chính doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, giúp cho các đối tượng quan tâm nắm được thực trạng tài chính doanh nghiệp, dự đoán được các chỉ tiêu, xu hướng tài chính trong tương lai cũng như những rủi r o tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải, làm cơ sở đề ra quyết định phù hợp với lợi ích của mình. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhà phân tích cần thu thập các và xử lý các nguồn tài liệu cơ bản là: Hệ thống báo cáo tài chính c ủa doanh nghiệp và các nguồn tài liệu khác. 2.2. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài chính của doanh nghiệp, từ đó xác định được sức mạnh tài chính, mức độ độc lập về tài chính cũng như những khó khăn về mặt tài chính mà doanh nghiệp phải đương đầu nhất là trong lĩn h vực thanh toán. 2.2.1.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn của doanh nghiệp Sự biến động tăng hoặc giảm của vốn theo thời gian phản kết quả tìm kiếm, tiếp cận, tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp. Do vốn được cấu thành bởi các bộ phận nên sự tă ng giảm của tổng nguồn vốn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy nhà phân tích phải kết hợp phân tích sự biến động của tổng nguồn vốn với tình hình biến động của từng bộ phận , xu hướng biến động của cơ cấu nguồn vốn. 2.2.1.2. Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp Mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp phản ánh quyền của doanh nghiệp trong việc đưa ra các quyết định về chính sách và hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó. 2.2.1.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là yếu tố rất quan trọng phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp. Đánh giá khái quát khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm đưa ra nhận định về khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ nói chung và khả năng trang trải những khoản nợ ngắn hạn và đến hạn nói riêng. Nhà phân tích có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: -Hệ số khả năng thanh toán tổng quát -Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn -Hệ số khả năng thanh toán nhanh -Hệ số khả năng thanh toán tức thời -Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn 2.2.1.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là tiêu thức phản ánh mức lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trên một đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên một đ ơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận này càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. Khi phân tích khái quát khả năng sinh lời của doanh nghiệp, nhà phân tích thường sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu ( Return on equity-ROE) và Sức sinh lợi của doanh thu thuần( Return on sales-ROS) -Sức sinh lợi kinh tế của tài sản( Basis earning power -BEP) 2.2.2. Phân tích tình hình biến động và tăng trưởng của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyê n biến động tăng hoặc giảm. Sự biến động của vốn ảnh hưởng đến hoạt động SXKD và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy nhà phân tích cần phải chỉ rõ xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng của vốn kinh doanh. Để phân tích xu hướng tăng trưởng của vốn nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối định gốc để so sánh tốc độ tăng trưởng theo thời gian của tổng số vốn với một kỳ gốc cố định nào đó. 2.2.3. Phân tích cấu trúc tài chính Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy đ ộng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động vốn với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó giúp các nhà quản lý biết được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, nắm được các nguyên nhân ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Từ đó, n hà quản lý có các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn nhằm đảm bảo một cấu trúc tài chính hợp lý, lành mạnh và hiệu quả. 2.2.4 Phân tích tình hình bảo đảm vốn kinh doanh theo tính ổn định của nguồn tài trợ Nếu căn cứ vào tính ổn định của nguồn tài trợ, tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ thường xuyên bao gồm VCSH và vay dài hạn. Nguồn tài trợ tạm thời là các khoản nợ ngắn hạn. Đẳng thức thể hiện cân bằng tài chính được thiết lập như sau: 2.2.5. Phân tích tình hình thanh toán Khi phân tích tình hình thanh toán, nhà phân tích chủ yếu phân tích tình hình các khoản phải thu khách hàng , tình hình các khoản phải trả người bán và mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả. 2.2.6. Phân tích khả năng thanh toán theo thời gian Khả năng thanh toán theo thời gian của doanh nghiệp thể hiện năng lực tài chính, năng lực trang trải các khoản nợ vay của doanh nghiệp trong thời gian trước Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn tài trợ thường xuyên Nguồn tài trợ tạm thời + += mắt và lâu dài của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp càng cao năng lực tài chính càng lớn, an ninh tài chính càng vững chắc. 2.2.7. Phân tích hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các nguồn vật lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất. 2.2.8. Phân tích rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần rủi ro kinh doanh do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ vay. Bằng việc sử dụng các khoản nợ vay, doanh nghiệp đã tập trung rủi ro kinh doanh của nó vào các CSH. 2.3. Tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.3.1. Công tác chuẩn bị 2.3.2. Tiến hành phân tích 2.3.3. Kết thúc phân tích Kết luận chương 2 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM 3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việ t Nam ( MECO) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thủy lợi Hà Nội . Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam đã trở thành một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh và thị trường ổ n định trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, thương mại dịch vụ trên nền tảng vững chắc là các cơ sở SXKD tại Hà Nội, Hòa Bình, Miền Trung. 3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này nhà quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới và ngược lại, mỗi người cấp dưới c hỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. 3.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán Để phù hợp với phân cấp quản lý tài chính, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức bao gồm: Phòng Kế toán- Tài chính tại công ty mẹ, Phòng kế toán tại các đơn vị trực thuộc, các công ty con. 3.2. Nguồn dữ liệu phục vụ phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 3.2.1. Nguồn dữ liệu Nguồn dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam là báo cáo tài chính hợp nhất theo thời gian từ khi thành lập công ty, đặc biệt là báo cáo tài chính các năm 2009, 2010 như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. 3.2.2. Xử lý tài liệu Để xử lý nguồn tài liệu, trước hết nhà phân tích tiến hành kiểm tra nguồn tài liệu. Sau khi kiểm tra tài liệu, nhà phân tích tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin, dữ liệu theo những mục tiêu nhất định để tính toán, so sánh, đánh giá và xác định nguyên nhân của các kết quả đạt được. 3.3. Đánh giá tổng quan về hoạt động phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 3.3.1. Về nội dung phân tích 3.3.2. Về phương pháp phân tích 3.3.3. Về tổ chức phân tích 3.4. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 3.4.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính Để đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát về tình hình tài chính của công ty, nhóm phân tích Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam tiến hành phân tích khái quát tình hình tài chính công ty trên các phương diện: Huy động vốn, cấu trúc tài chính, an ninh tài chính và HQKD của doanh nghiệp. 3.4.2. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Để tìm hiểu, đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp, nhóm phân tích tiến hành phân tích tình hình phải thu khách hàng, tình hình phải trả người bán và mối quan hệ giữa phải thu khách hàng và phải trả người bán. 3.4.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh Nội dung thứ ba trong phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam là phân tích HQKD của doanh nghiệp. Để phân tích HQKD của doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu “ Sức sinh lợi của doanh thu thuần” như trong phần phân tích khái quát tình hình tài chính, nhóm phân tích của công ty còn tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu là “ Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu” và “Tỷ suất sinh lợi của tài sản”. 3.4.4 Dự báo và xây dựng kế hoạch tài chính Ngoài việc tiến hành phân tích tình hình tài chính như trên, với sự tư vấn của nhóm phân tích, Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam tiến hành dự báo doanh thu, lợi nhuận và xây dựng kế hoạch tài chính cho năm kế tiế p. Kết luận chương 3 Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 4.1.1. Các kết luận qua nghiên cứu -Về tổ chức phân tích -Về số lượng chỉ tiêu phân tích -Về phương pháp phân tích -Về nội dung phân tích 4.1.2. Các phát hiện qua nghiên cứu - Nhận thức phân tích chưa đầy đủ -Nội dung phân tích chưa hoàn thiện, không đầy đủ -Cách thức tính toán một số chỉ tiêu không chính xác - Phương pháp phân tích sử dụng còn ít, chưa linh hoạt 4.2. Các giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 4.2.1 Hoàn thiện tổ chức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 4.2.2. Hoàn thiện phương pháp phân tích Để phát huy hết tác dụng của phương pháp so sánh trong phân tích, khi sử dụng phương pháp so sánh, công ty nên dựa trên số liệu của ít nhất là 3 kỳ liên tiếp, nhằm xác định tốc độ, xu hướng và nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu đó. Công ty nên phối hợp và sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp phân tích để có được những thông tin phong phú, đa chiều về tình hình tài chính của công ty. 4.2.3 Hoàn thiện về chỉ tiêu phân tích Để có thể phân tích tình hình tài chính trên nhiều góc độ khác nhau, phản ánh được tình hình tài chính một cách toàn diện và sâu sắc, Công ty cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đồng bộvà phân tích các chỉ tiêu đó trong mối liên hệ với nhau. 4.2.4. Hoàn thiện nội dung phân tích 4.2.4.1 Hoàn thiện phân tích cấu trúc tài chính Công ty nên tách phần phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ra khỏi phần phân tích khái quát tình hình tài chính. 4.2.4.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn theo tính ổn định của nguồn tài trợ. Để hoàn thiện nội dung này, tác giả đề xuất phân tích vốn hoạt động thuần và một số chỉ tiêu tài chính khác như: Hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời, hệ số VCSH so với nguồn tài trợ thường xuyên 4.2.4.4 Hoàn thiện phân tích rủi ro tài chính Việc phân tích rủi ro tài chính chưa được Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam quan tâm thực hiện. Vì vậy, công ty nên xây dựng phân tích rủi ro tài chính với hai nội dung cơ bản sau: Phân tích hệ số chi trả lãi vay và phân tích ảnh hưởng của cơ cấu nợ đến sức sinh lợi của VCSH. 4.2.4.5 Những điều kiện cơ bản để thực hiện giải pháp phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam Để có thể thực hiện được những giải pháp trên đây, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước và Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam, làm nền tảng, cơ sở cho việc thực hiện giải pháp. 4.3. Đóng góp của đề tài nghiên cứu về hoàn thiện phân tích t ình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 4.3.1. Về mặt lý luận Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp . Từ đó có thể vận dụng phân tích tình hình tài chính một cách khoa học, chính xác và hiệu quả 4.3.2. Về mặt thực tiễn Đề tài đã tiến hành khảo sát thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam và phân tích thực trạng đó nhằm chỉ ra những mặt đã đạt được cần phát huy và những mặt còn tồn tại trong phân tích tình hình tài chính của công ty. 4.4. Các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai về hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam 4.4.1. Hạn chế trong nghiên cứu Về phạm vi phân tích, đề tài mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi một doanh nghiệp hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định, đó là lĩnh vực xây dựng. Về dữ liệu phân tích, đề tài chỉ chủ yếu tiến hành thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp, thông qua phương tiện thôn g tin đại chúng, thông qua dữ liệu công ty công bố hay khảo sát tại công ty. Về thời gian phân tích tác giả tiến hành nghiên cứu trong một khoản g thời gian ngắn nên chỉ nêu được những nét cơ bản về lý luận phân tích tình hình tài chính, thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam. 4.4.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai Thứ nhất: Về mẫu điều tra, các nghiên cứu không nên chỉ dừng lại điều tra khảo sát một đơn vị nhất định, kinh doanh trong một lĩnh vực ha y một số lĩnh vực ngành nghề cụ thể mà nên mở rộng mẫu điều tra. Thứ hai: Tác giả nghiên cứu nên đến trực tiếp một số doanh nghiệp để điều tra, gửi phiếu khảo sát, bảng câu hỏi hoặc phỏng vấn trực tiếp nhằm thu thập thông tin và lấy ý kiến của người làm phân tích, của các cấp quản lý về nội dung phân tích, về chỉ tiêu phân tích, về phương pháp phân tích, về tổ chức phân tích Thứ ba: Thời gian nghiên cứu nên mở rộng biên độ thời gian nghiên cứu, thậm chí không giới hạn khoảng thời gian nghiên cứu nhất định. 4.5. Kết luận đề tài nghiên cứu về hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam .
Luận văn liên quan