Phân tích tài chính đơn thuần không chỉ cung cấp thông tin phục vụ báo
cáo mà còn là một công cụ quản lý hữu hiệu. Tuy nhiên trên thực tế công tác này
không mấy được coi trọng trong các doanh nghiệp nói chung và các công ty
thuộc Tổng công ty dược nói riêng, chưa đóng vai trò, vị trí quan trọng trong
việc sử dụng và phân tích các thông tin tài chính liên quan tới doanh nghiệp, vì
thế nên công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng yêu cầu, đòi hỏi
phải hoàn thiện hơn nữa.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài
chính trong các doanh nghiệp và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ là "Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính
trong các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam ".
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tính cấp thiết của đề tài
Phân tích tài chính đơn thuần không chỉ cung cấp thông tin phục vụ báo
cáo mà còn là một công cụ quản lý hữu hiệu. Tuy nhiên trên thực tế công tác này
không mấy được coi trọng trong các doanh nghiệp nói chung và các công ty
thuộc Tổng công ty dược nói riêng, chưa đóng vai trò, vị trí quan trọng trong
việc sử dụng và phân tích các thông tin tài chính liên quan tới doanh nghiệp, vì
thế nên công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ngày càng yêu cầu, đòi hỏi
phải hoàn thiện hơn nữa.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài
chính trong các doanh nghiệp và thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại các
doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam, tác giả đã lựa chọn
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ là "Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính
trong các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam ".
Mục đích của đề tài nghiên cứu
Đề tài khái quát hoá những lý luận chung về công tác phân tích tình tình tài
chính, bên cạnh đó là những đánh giá về thực trạng công tác phân tích tình hình tài
chính trong các doanh nghiệp Dược phẩm thuộc Tổng công ty dược Việt Nam. Từ
đó luận văn đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích tình
hình tài chính trong các doanh nghiệp này.
Đối tượng, phạm vi và các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế công tác phân tích tài chính trong các doanh nghiệp dược
phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam: Công ty TNHH một thành viên Dược
phẩm trung ương 1 và Công ty cổ phần dược Trung ương (Mediplantex).
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài đã vận dụng các phương pháp luận và quan điểm của chủ nghĩa duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với các phương pháp phân tích tổng hợp, so
sánh, thống kê để trình bày các quan điểm, giải pháp để đạt được mục đích nghiên
ii
cứu của đề tài. Luận văn cũng kết hợp lý luận cơ bản của khoa học chuyên ngành kế
toán, tài vụ và phân tích hoạt động kinh doanh với nội dung quản lý Nhà nước về tài
chính trong điều kiện kinh tế thị trường.
Những đóng góp của luận văn.
Về mặt khoa học, tác giả nghiên cứu, hệ thống hoá, làm rõ cơ sở lý luận về
phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng và nội dung công
tác phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công
ty dược Việt Nam, đồng thời đưa ra những phương hướng và giải pháp hoàn thiện
phân tích tình hình tài chính tại các doanh nghiệp này.
Tên đề tài và kết cấu của luận văn
* Tên đề tài: "Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp
dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam".
* Kết cấu của luận văn: luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận được chia
làm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp
dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các
doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng Công ty dược Việt Nam.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát chung về tình hình tài chính trong các doanh nghiệp
Phân tích tài chính là tổng thể các phương pháp được sử dụng để đánh giá tình
hình tài chính đã qua và hiện nay, giúp cho nhà quản lý đưa ra được quyết định
quản lý chuẩn xác và đánh giá được doanh nghiệp, đồng thời giúp các đối tượng
quan tâm đưa ra những dự đoán chính xác về mặt tài chính của doanh nghiệp và có
iii
những quyết định đầu tư sáng suốt.
Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh
nghiệp, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Phân tích tài
chính là sử dụng tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử
lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài
chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp
1.2. Nguồn thông tin phục vụ phân tích tài chính
Công tác phân tích tài chính được tạo lập trên nền tảng cơ bản là hệ thống báo
cáo tài chính, bao gồm các báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát bằng các các chỉ
tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt
động kinh doanh tại một thời điểm nhất định bao gồm các loại sau: Bảng cấn đối kế
toán, báo cáo KQHĐKD, BCLCTT, TMBCTC, các thông tin TC và phi TC khác.
1.3. Công tác tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp
Tổ chức phân tích tài chính trong doanh nghiệp là việc thiết lập trình tự các
bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính: Lập kế hoạch phân
tích, Giai đoạn tiến hành phân tích, Giai đoạn kết thúc.
1.4. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính kế toán là một hệ thống các công cụ,
biện pháp, các kỹ thuật và cách thức nhằm tiếp cận, nghiên cứu các hiện tượng và
các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền chuyển dịch và biến đổi tài
chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính
của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Từ đó giúp các đối tượng sử
dụng báo cáo tài chính kế toán có các quyết định phù hợp tuỳ theo mục đích và yêu
cầu của từng đối tượng. Trong phân tích người ta sử dụng các phương pháp sau: so
sánh, loại trừ, Dupont, đồ thị và các phương pháp khác.
1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
iv
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát
nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là khả quan hay
không, cơ cấu hợp lý hay không. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực
chất của quá trình phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp. Qua đó
có những giải pháp hữu hiệu để quản lý.
Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Để đảm bảo cung cấp đủ vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải có
các biện pháp tài chính để huy động và hình thành nguồn vốn. Nguồn vốn của
doanh nghiệp được hình thành từ vốn chủ sở hữu, vốn vay và vốn chiếm dụng trong
quá trình thanh toán. Thực chất quá trình phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt
động kinh doanh là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp, tức là xem
xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
T×nh h×nh c«ng nî vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n ph¶n ¸nh
râ nÐt chÊt lîng c«ng t¸c tµi chính cña doanh nghiÖp.
NÕu ho¹t ®éng tµi chính tèt th× sÏ Ýt c«ng nî, kh¶ n¨ng
thanh to¸n cao, Ýt bÞ chiÕm dông vèn. Ngược l¹i nÕu ho¹t
®éng tµi chính kÐm th× dẫn ®Õn t×nh tr¹ng chiÕm dông vèn
lẫn nhau, c¸c kho¶n c«ng nî sÏ ph¶i thu d©y da, kÐo dµi,
®¬n vÞ mÊt tÝnh chñ ®éng trong kinh doanh vµ kh«ng cßn
kh¶ n¨ng thanh to¸n nî dÉn ®Õn ph¸ s¶n.
Phân tích hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây
dựng hệ thống chỉ tiêu phù hợp, bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp khái quát và các chỉ
tiêu cụ thể . Các chỉ tiêu đó phản ánh được sức sản xuất, suất hao phí cũng như sức
sinh lợi của từng yếu tố.
Phân tích rủi ro tài chính
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên phải đương đầu với
v
nhiều rủi ro trên nhiều phương diện. Qua phân tích tài chính, các nhà quản lý dự báo
được những rủi ro tiềm ẩn về tài chính trên khía cạnh thanh toán, thậm chí cả rủi ro
về phá sản mà doanh nghiệp có thể phải đương đầu. Từ đó, các nhà quản lý sẽ đề ra
các kế sách, các quyết định kịp thời, hợp lý để ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro cho
doanh nghiệp. Để phân tích rủi ro tài chính, các nhà phân tích sử dụng một số chỉ
tiêu đánh giá sau: Đòn bẩy tài chính; Đòn bẩy tài chính; Hệ số thanh toán lãi vay.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM THUỘC TỔNG CÔNG TY
DƯỢC VIỆT NAM
2.1. Khái quát chung về các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng công ty
Dược Việt Nam
Tổng công ty Dược được thành lập tháng 5 năm 1971 trên cơ sở sáp nhập 3
cục: Cục phân phối dược phẩm, cục dược liệu, cục sản xuất. Năm 1982 được đổi tên
thành Liên Hiệp các xí nghiệp Dược Việt Nam.
Luận văn giới thiệu một cách khái quát nhất về các doanh nghiệp dược phẩm
thuộc Tổng công ty dược Việt Nam, cụ thể là Công ty TNHH 1TV Dược phẩm
Trung Ương 1 và Công ty Cổ phần Dược Trung ương (Mediplantex) về cả lịch sử
hình thành và phát triển; tổ chức bộ máy quản lý của Công ty; đặc điểm tổ chức sản
xuất kinh doanh và đặc điểm tổ chức công tác kế toán.
2.2. Thực trạng phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp dược
phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam.
Công tác tổ chức phân tích và phương pháp phân tích
Trong phạm vi phân tích của bộ phận phân tích tại công ty, thông tin sử dụng
chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2009, bao gồm:
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và
thuyết minh báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính đều được kiểm toán hàng năm
nên đảm bảo các số liệu nghiên cứu là đáng tin cậy. Hiện nay, tại các doanh nghiệp
thuộc tổng công ty dược Việt Nam vẫn chưa có bộ phận chuyên trách, tách biệt để
thực hiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Công tác phân tích tài chính
vi
doanh nghiệp của các doanh nghiệp này thường do kế toán tổng hợp hoặc kế toán
trưởng của các doanh nghiệp thực hiện.
Phương pháp phân tích là cách thức tiếp cận đối tượng phân tích để tìm ra
mối liên hệ bản chất của đối tượng nghiên cứu. Có nhiều phương pháp khác nhau để
phân tích, tuy nhiên trên thực tế để phục vụ cho công tác phân tích tài chính tại
Công ty TNHH 1TV Dược phẩm Trưng Ương 1 và Công ty CP Dược Trung ương ,
kế toán sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Tuy phương pháp này có khá
nhiều ưu điểm, dễ áp dụng, song do hạn chế về khả năng khai thác cũng như tính
cấp thiết của phân tích tài chính của các công ty dược phẩm trong thời gian qua đã
làm cho chất lượng của các chỉ tiêu phân tích hiện tại còn rất đơn giản, tính ứng
dụng chưa cao.
Thực trạng nội dung phân tích
Sau khi tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng phân tích tình hình tài chính tại
các doanh nghiệp dược phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam, tác giả đã cho
người đọc thấy được những kết quả phân tích tình hình tài chính mà đơn vị đã thực
hiện trong những năm qua, đặc biệt là trong năm 2009. Thực trạng phân tích tình
hình tại chính tại các công ty đã cho ta thấy những đánh giá cụ thể các nội dung sau:
Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp thông qua việc phân tích giá trị và cơ cấu
tài sản, nguồn vốn; Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh; Phân tích công nợ và khả năng thanh toán; Phân tích hiệu quả hoạt
đông kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích các chỉ tiêu khái
quát hiệu quả kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất và sức sinh lời.
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp
dược phẩm thuộc Tổng công ty Dược Việt Nam
*Những kết quả đạt được:
Trong phần này luận văn cũng chỉ ra được các kết quả đạt được trong công
tác phân tích của các doanh nghiệp là có đóng góp to lớn của ban lãnh đạo các
doanh nghiệp dược phẩm đó.
Luận văn cũng chỉ ra được các ưu điểm trong phương pháp phân tích tài chính
vii
sử dụng: các công ty đã sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp phân tích so sánh và
đội ngũ phân tích (chủ yếu là các kế toán) đã tính toán hầu hết các chỉ tiêu phân
tích, phản ánh các nội dung cơ bản về tình hình tài chính của công ty. Các kết luận
đưa ra đã đáp ứng một phần yêu cầu của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp
*Những tồn tại:
Ngoài những ưu điểm mà các doanh nghiệp đã có, trong công tác phân tích tài
chính của mình, các công ty cũng còn một số hạn chế như:
Nguồn thông tin sử dụng phân tích chủ yếu lấy từ các báo cáo tài chính và sổ
kế toán tổng hợp chưa đi sâu vào các góc độ chi tiết.
Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh, các số liệu chỉ mới
được đem ra so sánh theo chiều ngang, so sánh số thực tế với kế hoạch hoặc năm
nay so với năm trước.
Nội dung phân tích tài chính của các công ty dược chưa được thực hiện một
cách đầy đủ, toàn diện.
Ngoài các chỉ tiêu trên bảng thuyết minh báo cáo tài chính, công ty cũng tiến
hành phân tích thêm một số chỉ tiêu nhưng nói chung việc phân tích vẫn chưa đầy
đủ và toàn diện theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi phân tích báo
cáo tài chính, công ty đã bỏ qua một số chỉ tiêu rất quan trọng nên việc phân tích
chưa toàn diện và sâu sắc.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM THUỘC TỔNG
CÔNG TY DƯỢC VIỆT NAM
3.1. Định hướng phát triển của ngành dược & sự cần thiết phải hoàn thiện
* Định hướng phát triển:
Về mục tiêu tổng quát: Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế-kỹ
thuật mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu
vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm
vảo sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức
viii
khoẻ nhân dân.
Về mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang
thiết bị và đổi mới quản lý, để ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn
nguyên liệu làm thuốc. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh,
nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good
Practice - GP); Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược, sản
xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu; Cung ứng đủ
thuốc thường xuyên và có chất lượng, không để thiếu các thuốc thuộc danh mục
thuốc thiết yếu, thuốc cho các chương trình, mục tiêu y tế quốc gia; Bảo đảm sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả; Bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu
cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội; mức tiêu dùng thuốc bình quân đạt
12-15 USD/ người/năm; có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân;
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, các
nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức phi chính phủ
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát không chỉ đối với hoạt động đầu tư của các
công ty trong ngành mà còn đối với đại lý và các khối cửa hàng kinh doanh được
phẩm
Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị, kho tàng đưa công ty có trình độ chuyên
môn cao trong lĩnh vực phân phối thuốc.
Tiến tới đào tạo và đào tạo nâng cao cho các cán bộ quản lý về trình độ chuyên
môn đưa ngành dược Việt Nam ngày càng vững vàng, phát triển và tiến bộ.
* Sự cần thiết phải hoàn thiện:
Phân tích tình hình tài chính là một nội dung quan trọng giúp cho các đối
tượng quan tâm đến tình hình tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp đưa
ra các quyết sách, quyết định chính xác, kịp thời và hiệu quả. Với sự phát triển của
nền kinh tế theo xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt với sự phát triển
của thị trường chứng khoán thì ngày càng có nhiều đối tượng quan tâm đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời việc Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã đặt các doanh nghiệp trong
nước vào một sân chơi mới, một sân chơi hội nhập và bình đẳng. Điều này đã tạo
ix
cho các doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi, cơ hội nhưng cũng tạo ra cho doanh
nghiệp không ít các khó khăn đặc biệt là vấn đề cạnh tranh. Một trong các nội dung
cơ bản giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp dược
phẩm nói riêng có thể đứng vững trong cạnh tranh đó là phải thường xuyên phân
tích hoạt động tài chính để từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp có các
quyết định đúng đắn, hợp lý nhất. Chính vì vậy hoàn thiện công tác phân tích tài
chính là một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh
nghiệp dược phẩm nói riêng.
3.2. Nội dung hoàn thiện
Trên cơ sở những tồn tại thực tế, tác giả đã đưa ra phương hướng và giải
pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp dược phẩm
thuộc Tổng công ty dược Việt Nam. Cụ thể là hoàn thiện về công tác tổ chức,
phương pháp và nội dung phân tích.
Một là, hoàn thiện công tác tổ chức phân tích tài chính:
Hầu như, các công ty dược kể các công ty lớn đều chưa có chuyên gia phân
tích và việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra các con số thống kê.
Hướng hoàn thiện công tác tổ chức về con người phục vụ phân tích, việc xây
dựng hệ thống chi tiêu trung bình ngành, về việc thiết lập quy trình phân tích.
Xâu chuỗi và tổng hợp các thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Thông tin
càng đầy đủ, chính xác thì chất lượng phân tích tài chính càng cao. Doanh nghiệp
cũng cần chú trọng công tác bảo quản, lưu trữ thông tin bằng nhiều cách khác nhau
để đảm bảo có sẵn nguồn thông tin khi cần thiết phải đối chiếu, kiểm tra cũng như
thông tin được đầy đủ và chính xác qua các năm.
Hai là, hoàn thiện phương pháp phân tích:
Hiện nay, các công ty dược chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích chính là
phương pháp so sánh. Trong phương pháp so sánh mới chỉ tập trung sử dụng
phương pháp so sánh theo chiều ngang. Do đó, kết quả phân tích dường như mới
chỉ dừng lại ở việc phân tích bề ngoài mà chưa đánh giá được sự tác động của từng
nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu phân tích như thế nào. Trên cở sở đó, luận văn bổ
x
sung thêm hai phương pháp phân tích thường được sử dụng, đó là phương pháp
Dupont và phương pháp đồ thị.
Ba là, hoàn thiện nội dung phân tích
Nội dung phân tích được hoàn thiện trên cơ sở bổ sung một số chỉ tiêu trong
phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán thông qua
phân tích dòng tiền của doanh nghiệp phân tích hiệu quả kinh doanh qua hiệu quả
sử dụng chi phí và phân tích rủi ro tài chính.
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện
Thứ nhất: Các điều kiện về phía Nhà nước như: hoàn thiện chế độ kế toán,
chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán, quy định về quản lý tài chính và chính
sách pháp luật theo hướng tiếp cận và phù hợp với thông lệ quốc tế; Có những quy
định rõ ràng về nội dung đối với việc lập báo cáo phân tích tài chính của các doanh
nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán ; Bộ tài chính kết hợp với các bộ ban ngành xây dựng hệ thống các chỉ tiêu
phân tích cơ bản cho từng ngành...
Thứ hai: Các điều kiện về phía doanh nghiệp như: Lựa chọn hệ thống chỉ
tiêu phân tích tài chính phù hợp; nâng cao trình độ cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ
quản lý kinh tế tài chính trong doanh nghiệp, tiến hành sắp xếp và bố trí hợp lý đội
ngũ cán bộ quản lý và nhân viên hiện có, cần phát hiện người có năng lực, bố trí họ
vào những công việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trường; Tạo
sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với doanh nghiệp bằng
các chính sách như: đầu tư cho đào tạo, bảo đảm việc làm ổn định cho người lao
động kể cả khi có biến động, xây dựng chế độ tiền lương và thưởng theo hướng
khuyến khích người lao động có những đóng gíp tích cực cho sự phát triển của
doanh nghiệp; Đa dạng hoá các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của người
lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp; Áp dụng cơ
chế bổ sung và đào thải nhân lực để duy trì độ ngũ cán bộ nhân viên tinh thông
nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu cạnh tranh của thị trường.