Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn

Trong mỗi doanh nghiệp thì hoạt động tài chính là yếu tố số một và có mối liên hệ tiên quyết đến các yếu tố còn lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nguồn tài chính không có nghĩa là đảm bảo tạo ra lợi nhuận mà doanh nghiệp còn phải biết sử dụng tốt nguồn tài chính đó. Đó là lý do tại sao hoàn thiện quản lý tài chính lại trở thành một yêu cầu cấp thiết, có tính quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng hoàn thiện và đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở quản lý tài chính. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp phát huy được những thế mạnh cũng như khắc phục được những hạn chế để doanh nghiệp ngày càng phát triển có uy tín trên thương trường, tạo ưu thế trước đối thủ cạnh tranh.2 Xuất phát từ tính cấp thiết đó, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn” làm đề tài nghiên cứu của mình.

pdf17 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong mỗi doanh nghiệp thì hoạt động tài chính là yếu tố số một và có mối liên hệ tiên quyết đến các yếu tố còn lại. Tuy nhiên, doanh nghiệp có nguồn tài chính không có nghĩa là đảm bảo tạo ra lợi nhuận mà doanh nghiệp còn phải biết sử dụng tốt nguồn tài chính đó. Đó là lý do tại sao hoàn thiện quản lý tài chính lại trở thành một yêu cầu cấp thiết, có tính quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng hoàn thiện và đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở quản lý tài chính. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính của Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn là hết sức cần thiết, giúp doanh nghiệp phát huy được những thế mạnh cũng như khắc phục được những hạn chế để doanh nghiệp ngày càng phát triển có uy tín trên thương trường, tạo ưu thế trước đối thủ cạnh tranh. 2 Xuất phát từ tính cấp thiết đó, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài luận văn: “Hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn Về cơ sở lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý thuyết chung về quản lý tài chính doanh nghiệp của công ty kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, rút ra những lý luận về quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. Về cơ sở thực tiễn: Luận văn nghiên cứu và đánh giá các đặc điểm và thực trạng việc quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho phù hợp với quy mô tổ chức, giải quyết phần nào những khó khăn hiện tại, tạo nên những nhân tố kích thích sự phát triển của doanh nghiệp. Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 03 chương: Chương 1: Lý luận chung về quản lý tài chính doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 1.1.1. Khái niệm, vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp Tài chính của doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò như sau: Vai trò huy động vốn, vai trò đòn bẩy kích thích và điều tiết hoạt động kinh doanh và vai trò là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Mục tiêu quản lý tài chính doanh nghiệp Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển với nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá doanh thu trong ràng buộc tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho chủ sở hữu. Quản lý tài chính doanh nghiệp là nhằm thực hiện được mục tiêu đó. 1.1.3. Vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp Quản lý tài chính luôn luôn giữ một vị trí trọng yếu trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp và vai trò rất quan trọng, nó được thể hiện ở những vấn đề cơ bản sau: 4 Thứ nhất, quản lý tài chính là công cụ để khai thác và thu hút các nguồn lực tài chính từ trong nền kinh tế nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư phát triển của công ty. Thứ hai, quản lý tài chính thích hợp sẽ khiến cho việc sử dụng vốn được hiệu quả, tiết kiệm. Thứ ba, quản lý tài chính có khả năng kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh. Thứ tư, quản lý tài chính sẽ đưa ra những thước đo nhằm đánh giá, kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp và thứ năm, quản lý tài chính là hành lang pháp lý cho công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp, nó là chỗ dựa cho công tác quản lý tài chính đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh của công ty. 1.1.4. Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp Hoạt động tài chính doanh nghiệp dù nhỏ hay lớn căn bản là giống nhau nên nguyên tắc quản lý tài chính đều có thể áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khác nhau cũng có sự khác biệt trong việc áp dụng các nguyên tắc quản lý tài chính khác nhau. Nguyên tắc quản lý tài chính gồm: Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận; nguyên tắc giá trị thời gian của tiền; Nguyên tắc chi trả; Nguyên tắc sinh lợi; Nguyên tắc thị trường có hiệu quả; Gắn kết lợi ích của nhà quản lý với lợi ích và tác động của thuế 1.1.5. Phương pháp quản lý tài chính doanh nghiệp Bao gồm 2 phương pháp: Phân tích tài chính doanh nghiệp và thu thập thông tin sử dụng trong quản lý tài chính 1.2. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THEO CÁC KHOẢN MỤC Quản lý tài chính doanh nghiệp theo các khoản mục gồm: Quản lý huy động vốn và sử dụng vốn; Quản lý doanh thu; Quản lý chi phí; Quản lý phân phối lợi nhuận; Quản lý việc kiểm soát tài chính của doanh nghiệp. 5 1.2.1. Quản lý huy động vốn và sử dụng vốn Doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác. Vấn đề đặt ra với các nhà quản trị tài chính là phải có những phương pháp quản lý doanh thu như thế nào, đảm bảo khả năng thu hồi vốn một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao. 1.2.3.Quản lý chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về vật chất và về lao động mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định. Chi phí bao gồm: Chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm, chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí chung và các chi phí hoạt động khác Quản lý chi phí là một nội dung quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính của công ty vì nó là chỉ tiêu kết hợp với chỉ tiêu doanh thu để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý chi phí của công ty có thể có một số nội dung sau: quản lý chi phí theo hình thức khoán chi phí; quản lý chi phí theo định mức và quản lý chi phí theo hình thức hỗn hợp. 1.2.4. Quản lý phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thực hiện trong năm được phân phối nhằm mục đích chủ yếu tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động kinh doanh, khuyến khích người lao động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quá trình phân phối lợi nhuận về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa các lợi ích tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh hay là dùng để chi trả cổ tức cho các cá nhân, đơn vị tham gia đóng góp vốn vào doanh nghiệp. 1.2.5. Kiểm soát tài chính Kiểm soát tài chính là kiểm soát hầu hết các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: kiểm soát thu chi, chi phí, báo cáo tài chính (sự 6 chính xác và đáng tin cậy của các số liệu, liên quan đến tất cả hoạt động), kiểm soát công tác kế hoạch, dự toán (kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch đầu tư)Những công việc này liên quan đến việc tổ chức đội ngũ kế toán, xây dựng nguồn và các kênh thông tin, hệ thống báo cáo từ các bộ phận. 1.3. QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP THEO CÁC TỶ SỐ Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính được sắp xếp thành các nhóm chính. Luận văn nghiên cứu ba nhóm tỷ số cơ bản sau: 1.3.1. Nhóm các tỷ số thanh khoản Nhóm các tỷ số thanh khoản đánh giá năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Năng lực thanh toán của doanh nghiệp là năng lực trả được nợ đáo hạn của các loại tiền nợ của doanh nghiệp, là một tiêu chí quan trọng phản ánh tình hình tài chính và năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá một mặt quan trọng về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và phân tích về mặt này có thể thấy rõ những rủi ro tài chính của doanh nghiệp 1.3.2. Nhóm các tỷ số hoạt động Nhóm các tỷ số hoạt động đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốn doanh nghiệp, là một mặt quan trọng đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. 1.3.3. Các tỷ số về đòn cân nợ Các tỷ số về đòn cân nợ đánh giá về năng lực cân đối vốn của doanh nghiệp. Năng lực cân đối vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả sử dụng vốn tối đa. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XNK VIỆT HÀN 2.1. VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH TM XNK VIỆT HÀN 2.1.1. Bước đường hình thành và phát triển của Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn với tiền thân là Nhà phân phối Điện Tử Điện lạnh Yến Toản được thành lập cách đây 20 năm, bước đầu Nhà phân phối Yến Toản chỉ hoạt động mang tính chất hộ gia đình, nhỏ lẻ và gặp những khó khăn cả về mặt tài chính, thị phần, đội ngũ nhân viên cũng như bạn hàng và khách hàng. Tuy nhiên với sự nỗ lực phấn đấu dám nghĩ, dám làm trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường, tìm bạn hàng và khách hàng. Với những quy định phù hợp trong việc tuyển chọn nhân viên, trong chính sách đãi ngộ đối với nhân viên, Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn đã dần khẳng định được vị thế, tạo được sức hút đối với nhân viên, xây dựng được lòng tin đối với khách hàng, bạn hàng, từng bước phát triển về mọi mặt và có tính vững chắc cao. 2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM XNK VIỆT HÀN 2.2.1. Thực trạng quản lý huy động vốn và sử dụng vốn Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong những năm gần nhất từ năm 2006 đến năm 2008. 8 Năm 2006 vốn chiếm dụng của doanh nghiệp là 26.540.821.857 đồng chiếm 53.96% tổng nguồn vốn, năm 2007 tăng 682.093.235 đồng đạt 27.222.915.092 đồng chiếm 42.01% và năm 2008 vốn chiếm dụng của doanh nghiệp là 31.151.100.215 đồng tăng 3.928.185.123 đồng so với năm 2007. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần qua các năm từ 23.193.384.968 đồng vào năm 2006 đến 40.290.912.522 đồng vào năm 2008, hàng tồn kho của doanh nghiệp tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong tổng tài sản. 2.2.2. Thực trạng quản lý doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu khác. Doanh nghiệp không có hoạt động tài chính nên không có doanh thu tài chính. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh năm 2006 là 307.977.757.400 đồng, năm 2007 tăng 77.152.010.728 tức 25.05% đồng đạt 385.129.768.128 đồng, năm 2008 đạt 487.980.157.568 đồng tăng 102.850.389.440 đồng tức 26.71%. Doanh thu qua các năm đều tăng dần, tốc độ tăng tương đối nhanh trên 25% DOANH THU NĂM 2006, 2007, 2008 0 2E+10 4E+10 6E+10 8E+10 1E+11 1.2E+11 1.4E+11 1.6E+11 1.8E+11 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Năm 2008 Năm 2007 Năm 2006 Tháng 9 2.2.3. Thực trạng quản lý chi phí Chi phí công ty là gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí của công ty tăng dần đều qua các năm, năm 2006 tổng chi phí của công ty là 8.756.724.385 đồng, năm 2007 tăng 541.051.416 đồng đạt 8.297.775.801 đồng, năm 2008 lại tăng tiếp 544.030.508 đồng đạt 9.841.806.309 đồng. 2.2.4. Thực trạng quản lý phân phối lợi nhuận Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh diễn biến tăng giảm không đều. Năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 1.605.985.649 đồng, năm 2007 tăng 838.165.013 đồng đạt tới 2.444.150.662 đồng, tuy nhiên đến năm 2008 lợi nhuần thuần từ hoạt động kinh doanh lại giảm 1.366.139.026 đồng xuống còn 1.078.011.636 đồng. Lợi nhuận khác của công ty tăng dần qua các năm, năm 2006 lợi nhuận khác là 597.865.040 đồng, năm 2007 tăng 191.833.215 đồng lên 789.698.255 đồng và sự tăng đột biến vào năm 2008 lên 2.309.657.892 đồng tăng 1.519.959.637 đồng. Những diễn biến của lợi nhuận như trên là do lợi nhuận của doanh nghiệp một phần phụ thụộc vào doanh nghiệp và một phần phụ thuộc vào chính sách thưởng và hình thức thưởng của các hãng. 2.2.5. Thực trạng kiểm soát tài chính Hiện tại, việc kiểm soát tài chính của công ty chưa được tiến hành một cách thường xuyên và thận trọng. Kiểm soát tài chính là kiểm soát hầu hết các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: kiểm soát thu chi, chi phí, báo cáo tài chính, kiểm soát công tác kế hoạch, dự toán. 10 2.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM XNK VIỆT HÀN THEO CÁC TỶ SỐ 2.3.1. Nhóm các tỷ số thanh khoản Tình hình tài chính của công ty được thể hiện qua khả năng thanh toán. Khả năng này được thể hiện qua tỷ số luân chuyển tài sản lưu động hay hệ số khả năng thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh. BẢNG 2.4. NHÓM CÁC TỶ SỐ THANH KHOẢN Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động 108.89 108.58 109.73 2. Tỷ số thanh toán nhanh 54.13 38.83 36.46 2.3.2. Nhóm các tỷ số hoạt động CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG 0.00% 2000.00% 4000.00% 6000.00% 8000.00% 10000.00% 12000.00% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 2. Hiệu quả sử dụng tài sản BIỂU ĐỒ 2.2. CÁC TỶ SỐ HOẠT ĐỘNG Số vòng quay của tài sản cố định năm 2006 là 10046.40%, năm 2007 giảm xuống còn 8596.85%, nhưng đến năm 2008 lại tăng lên là 9389.71%. Tỷ 11 trọng tài sản cố định so với tổng tài sản của công ty chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Năm 2006 chỉ chiếm 6.23%, năm 2007 là 6.91%, năm 2008 là 7.93% trong tổng tài sản. 2.3.3. Nhóm tỷ số về đòn cân nợ Tỷ số nợ của doanh nghiệp cao chủ yếu do vay ngắn hạn và phải trả cho người bán và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm nhưng tỷ số nợ của doanh nghiệp lại giảm dần do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn không nhanh bằng tốc độ tăng của tổng tài sản. 2.3.4. Nhóm tỷ số lợi nhuận BẢNG 2.7. CÁC TỶ SỐ LỢI NHUẬN Đơn vị tính: % Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Tỷ số lợi nhuận thuần trên doanh thu 0.52 0.63 0.22 2. Tỷ số lợi nhuận thuần trên tổng TS 3.27 3.77 1.64 3. Tỷ số thu nhập sau thuế trên VCSH 24.19 26.24 33.04 Trong cả ba tỷ số phản ánh lợi nhuận, chỉ có thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu cao, mặc dù vốn chủ sở hữu ban đầu của doanh nghiệp rất thấp trải qua các năm doanh nghiệp luôn đạt kết quả kinh doanh tốt nên đến năm 2008 vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đã đạt 10.547.902.254 đồng trong khi năm 2006 mới đạt được 6.832.017.887 đồng. 12 2.3.Đánh giá công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. 2.3.1. Những kết quả đạt được trong quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. Việc quản lý tài chính tại Công ty trong thời gian qua đã đạt được những tiến bộ đáng khích lệ. Ban lãnh đạo công ty đã ngày càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của quản lý tài chính công ty trong sự phát triển của doanh nghiệp. 2.3.2. Những hạn chế còn tồn tại trong quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. Bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã đạt được trong những năm qua, việc quản lý tài chính tại Công ty còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục: Chưa thật chủ động trong việc xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn; Việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ còn chậm chạp; Hiệu quả sử dụng vốn cố định chưa cao; Các biện pháp quản lý tài chính để nâng cao; Hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn kém hiệu quả; Chưa đầu tư vào việc phát triển đội ngũ chuyên viên kế toán tài chính; Môi trường văn hoá doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức; Định mức chi phí chưa được xây dựng và chưa được quản lý chặt chẽ; Lập và phân tích báo cáo tài chính còn chưa hiệu quả. 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong quản lý tài chính tại Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn. Công ty TNHH TM XNK Việt Hàn với tiền thân là Nhà phân phối điện tử điện lạnh Yến Toản, đã ra đời 20 năm trước. Ban đầu chỉ là cửa hàng bán đồ điện tử điện lạnh, hàng gia dụng dần phát triển và thành lập công ty như hiện nay. Chính vì vậy, trình độ quản lý, trình độ kinh doanh vẫn mang đậm tính chất gia đình. Kinh doanh vẫn chủ yếu dựa trên thị phần và uy tín từ trước. Về phía công ty, do lãnh đạo công ty thường chỉ dự đoán kế hoạch trong tương lai một cách chung chung, không cụ thể. Hơn nữa, kế hoạch chỉ 13 là mục tiêu mang tính tổng quát như các chỉ tiêu: tổng doanh thu, lợi nhuận dự kiến mà không có kế hoạch phân phối, cơ cấu nguồn vốn. Do vậy, khi kế hoạch dự tính không hoàn thành thì bộ phận quản lý tài chính bị động, lúng túng và không xác định được điểm nút để tháo gỡ. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT HÀN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH TM XNK VIỆT HÀN TRONG THỜI GIAN TỚI (2010-2015) Doanh nghiệp tiếp tục bám chắc mục tiêu và phương hướng của mình trong dài hạn để triển khai mọi hoạt động đã đề ra. Phát triển một cách bền vững nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất và sự hài lòng tối đa với khách hàng. Tiếp tục tìm tòi các giải pháp mới trong cách thức phân phối sản phẩm. Phấn đấu doanh thu năm sau cao hơn năm trước 15%, phát triển thêm cả về chiều sâu và chiều rộng. Lợi nhuận của công ty năm sau cao hơn năm trước 10%. Doanh nghiệp sẽ từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý, cơ cấu công ty. Sản phẩm hàng hóa của công ty ngày càng đa dạng và tập trung phát triển các mặt hàng cao cấp, phù hợp với nhu cầu thị trường. Tăng sức cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh. Từng bước nâng cao trình của cán bộ công nhân viên trong công ty bằng cách cho nhân viên tham gia các khoá đào tạo nâng cao tay nghề của các tổ chức trong và ngoài nước. 14 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH TM XNK VIỆT HÀN 3.2.1. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Tránh tình trạng thiếu vốn kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh cầm chừng, tiến độ hoàn thành kế hoạch đã ký với hãng chậm hoặc không thể hoàn thành, nhưng ngược lại cũng phải tránh tình trạng thừa vốn hay vốn bị ứ đọng nhiều. Sau đó trên cơ sở nhu cầu vốn đã xác định công ty cần xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ vốn thích hợp. 3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi nợ và thanh toán các khoản nợ Hợp đồng ký kết công ty cần có một số điều khoản ràng buộc chặt chẽ như quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... một cách cụ thể. Mặt khác, trong quá trình bán hàng, công ty nên thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán khi hợp đồng có giá trị lớn và khách hàng thanh toán tiền hàng sớm. 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Thực hiện đúng chế độ khấu hao tài sản cố định của Nhà nước được áp dụng tại công ty. Chú trọng vào việc đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cố định dựa trên khả năng hiện có của công ty về lao động, về đặc điểm sản phẩm, về khả năng tiêu thụ sản phẩm. 3.2.4. Tăng cường các biện pháp quản lý tài chính để nân
Luận văn liên quan