Hiện nay cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm đã thắng thế so với cạnh
tranh bằng giá cả trước đây. Và cũng chẳng còn lý do gì để chất lượng sản phẩm
không trở thành một vũ khí hay con bài quyết định sự phát triển và thành công của
các doanh nghiệp trên thương trường.
Chúng ta đều thấy vấn đề nhạy cảm này đã được nhiều công trình khoa học
nghiên cứu khai thác với nhiều giác độ khác nhau từ xa xưa, song không vì thế mà
nó trở nên nguội lạnh mà ngược lại nó luôn mang tính thời sự nóng bỏng. Có lẽ
không ai trong xã hội lại bàng quan trước "điểm nóng" - Chất lượng.
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một đề tài nóng
hổi, nhiều chuyên gia, giảng viên và nhiều sinh viên tại các trường đại học trong
cả nước đều đã nghiên cứu vấn đề này. Tất cả những ý kiến, luận văn và báo cáo
nghiên cứu đi trước đều nêu bật được cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của công
tác quản trị chất lượng với từng sản phẩm đặc thù của từng doanh nghiệp mình
trong từng thời kỳ. Tuy nhiên chưa có luận văn nào đề cập đến hoàn thiện quản trị
chất lượng sản phẩm đặc thù bao ép dây của công ty THHH hệ thống dây SumiHanel.
Là một học viên ngành quản trị kinh doanh nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề trên, với kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với sự tích
luỹ kinh nghiệm của bản thân em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quản trị chất
lượng sản phẩm bao ép dây của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel “ .
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 552 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm bao ép dây của công ty tnhh hệ thống dây sumi - Hanel, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
----------------
NGUYỄN HỮU CƯỜNG
HOÀN THIệN QUảN TRị CHấT LƯợNG SảN PHẩM BAO
ÉP DÂY CủA CÔNG TY TNHH Hệ THốNG DÂY
SUMI -HANEL
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH TIẾN DŨNG
HÀ NỘI - 2013
2
Tóm tắt luận văn
Hiện nay cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm đã thắng thế so với cạnh
tranh bằng giá cả trước đây. Và cũng chẳng còn lý do gì để chất lượng sản phẩm
không trở thành một vũ khí hay con bài quyết định sự phát triển và thành công của
các doanh nghiệp trên thương trường.
Chúng ta đều thấy vấn đề nhạy cảm này đã được nhiều công trình khoa học
nghiên cứu khai thác với nhiều giác độ khác nhau từ xa xưa, song không vì thế mà
nó trở nên nguội lạnh mà ngược lại nó luôn mang tính thời sự nóng bỏng. Có lẽ
không ai trong xã hội lại bàng quan trước "điểm nóng" - Chất lượng.
Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một đề tài nóng
hổi, nhiều chuyên gia, giảng viên và nhiều sinh viên tại các trường đại học trong
cả nước đều đã nghiên cứu vấn đề này. Tất cả những ý kiến, luận văn và báo cáo
nghiên cứu đi trước đều nêu bật được cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của công
tác quản trị chất lượng với từng sản phẩm đặc thù của từng doanh nghiệp mình
trong từng thời kỳ. Tuy nhiên chưa có luận văn nào đề cập đến hoàn thiện quản trị
chất lượng sản phẩm đặc thù bao ép dây của công ty THHH hệ thống dây Sumi-
Hanel.
Là một học viên ngành quản trị kinh doanh nhận thức được tầm quan trọng
của vấn đề trên, với kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường cùng với sự tích
luỹ kinh nghiệm của bản thân em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện quản trị chất
lượng sản phẩm bao ép dây của Công ty TNHH Hệ thống dây Sumi-Hanel “ .
Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã luận sử dụng các cơ sở lý luận về :
- Lý thuyết về chất lượng sản phẩm : khái niệm chất lượng, sự hình thành
chất lượng sản phẩm, đặc điểm của chất lượng, tiêu chí chất lượng và các nhân tố
ảnh hưởng đến chất lượng...
- Các hệ thống lý thuyết về quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp:
khái niệm, đặc điểm của công tác quản trị chất lượng, những yêu cầu chủ yếu
trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp...
3
Trên cơ sở đó , luận văn được xây dựng với kết cấu 4 chương :
Chương 1. Khái quát về nội dung của 4 công trình nghiên cứu trước đây về
quản trị chất lượng cho từng sản phẩm cụ thể của từng công ty qua các thời kì. Các
luận văn, đề tài trước đó đều đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lượng sản phẩm đặc thù và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng của
doanh nghiệp mình trong từng thời kì. Tuy nhiên chưa có luận văn nào đề cập đến
hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm đặc thù bao ép dây của công ty THHH hệ
thống dây Sumi-Hanel. Ngoài ra, trong các đề tài, luận văn trước đó các tác giả
vận dụng phương pháp kiểm tra chất lượng- Sự phù hợp CQC- Quality Control
Conformance trong việc quản trị chất lượng tại doanh nghiệp , trong đó tập trung
vào dựng nhóm giải pháp nâng cao các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và kiểm tra
ngặt nghèo thông qua việc mở rộng bộ phận KCS kiểm tra đầu vào. Tuy nhiên
phương pháp này chỉ hiệu quả khi quy mô sản xuất nhỏ, dây chuyền sản xuất là tối
ưu, trường hợp quy mô sản xuất lớn, phương pháp này bộc lộ những yếu điểm do
việc kiểm tra chỉ tập trung vào khâu sản xuất do KCS đảm nhận nên chỉ có thể
loại bỏ được phế phẩm mà không tìm ra tận gốc nguyên nhân gốc rễ phát sinh vấn
đề về chất lượng, khi vấn đề được phát hiện có thể đã sản xuất rất nhiều sản phẩm
lỗi gây tốn kém chi phí thu hồi sản phẩm lỗi, chi phí sửa chữa thay thế bảo hành
các sản phẩm lỗi, không giải quyết tận gốc các vấn đề phát sinh....Trên cơ sở phân
tích những luận văn đề tài trước đó kết hợp với đặc thù sản phẩm của doanh
nghiệp là sản phẩm bao ép dây quy mô sản xuất lớn, yêu cầu cao về chất lượng,
tác giả đã xây dựng các nhóm giải pháp hoàn thiện quản trị chất lượng sản phẩm
bao ép dây của công ty dựa trên phương pháp quản trị chất lượng đồng bộ ( Total
quality manargement- TQM) trong đó những bộ phận khác nhau trong công ty
chịu trách nhiệm triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất lượng đã đạt
được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế nhất, thoả mãn
hoàn toàn yêu cầu của người tiêu dùng. Tất cả các khâu của quá trình sản xuất đều
tham gia vào công tác quản trị chất lượng sản phẩm dựa theo các thông số chất
lượng và mục tiêu chất lượng của công đoạn mình. Các nhóm giải pháp này dựa
4
trên quy tắc 4M : con người (Men); phương pháp tổ chức quản trị (Methods); thiết
bị công nghệ (Machines); quy trình quản lý (Management ) nhằm hoàn thiện quản
trị chất lượng sản phẩm bao ép dây của công ty.
Chương 2. Hệ thống hóa và đưa ra cơ sở lý luận chung về chất lượng và
quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp và những yêu cầu trong quản trị chất
lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. Trong đó tác giả đã khái quát chung về chất
lượng sản phẩm, đưa ra các quan điểm của các nhà nghiên cứu, các học giả về khải
niệm chất lượng sản phẩm, từ đó tác giả đưa ra một khái niệm khái quát ý về chất
lượng sản phẩm. Sau đó tác giả đưa ra vấn đề : chất lượng sản phẩm không những
chỉ là tập hợp các thuộc tính mà còn là mức độ các thuộc tính ấy thoả mãn nhu cầu
tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể, hay chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ
quan vừa có tính khách quan. Tác giả tiếp tục đưa ra những đặc điểm cơ bản của
chất lượng sản phẩm đó là : chất lượng được đo bằng mức độ thoả mãn của người
tiêu dùng, chất lượng sản phẩm là một khái niệm mang tính tương đối, chất lượng
là vấn đề luôn được đặt ra ứng với mọi trình độ sản xuất. Tiếp theo, tác giả đưa ra
các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tầm vĩ mô và vi mô. Nhóm yếu tố
vĩ mô gồm có : nhu cầu của nền kinh tế , sự phát triển của Khoa học - Kỹ thuật,
hiệu lực của cơ chế quản lý, các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, thói quen tiêu
dùng . Nhóm yếu tố vi mô ảnh hưởng gồm : nhóm yếu tố con người(Men), nhóm
yếu tố phương pháp tổ chức quản trị (Methods), nhóm yếu tố nguyên, nhiên vật
liệu (Materials), nhóm yếu tố kỹ thuật công nghệ- Thiết bị (Machines) . Sau khi đã
khái quát chung về các vấn đề chất lượng sản phẩm, tác giả đi sâu vào cơ sở lý
luận về quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp. Trên cơ sở các ý kiến, phân
tích của các học giả , giáo sư trên thể giới về khải niệm quản trị chất lượng, tác giả
đã sử dụng khái niệm quản trị chất lượng theo ISO 8402- 94 để làm phương pháp
luận cho công tác quản trị chất lượng : “ Quản trị chất lượng là một hoạt động của
chức năng quản trị chung nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và
thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất
lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ hệ thống chất
5
lượng ”. Tiếp theo, tác giả đã chỉ ra sự cần thiết phải quản trị chất lượng sản phẩm
ở các doanh nghiệp đó là : vấn đề chất lượng và quản trị chất lượng sản phẩm là sự
sống còn của doanh nghiệp, quản trị chất lượng sản phẩm là yêu cầu của xã hội .
Trong đó phải thỏa mãn 3 nguyên tắc : tập trung chú ý vào người tiêu dùng sản
phẩm, quản trị chất lượng sản phẩm phải bao trùm lên mọi hoạt động tổ chức, các
quyết định về chất lượng phải đặt trên cơ sở khả năng thanh toán của nhu cầu.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các đặc điểm của công tác quản trị chất lượng sản
phẩm : chất lượng là số một sau đó mới là lợi nhuận, định hướng sản xuất vào
người tiêu dùng, đảm bảo thông tin và áp dụng SQC ( Quản trị chất lượng bằng
thống kê ), con người được coi là yếu tố quyết định trong quản trị chất lượng sản
phẩm. Tác giả cũng chỉ ra các chức năng của công tác quản trị chất lượng sản
phẩm theo vòng tròn Deming : chức quy định (hoạch định) chất lượng sản phẩm,
chức năng quản trị chất lượng sản phẩm, chức năng đánh giá chất lượng sản phẩm,
chức năng cải tiến và điều chỉnh. Tác giả tiếp tục đưa ra những yêu cầu chủ yếu
trong quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp : chất lượng sản phẩm phải
nằm ở vị trí trung tâm trong các hoạt động ở doanh nghiệp, quản trị chất lượng sản
phẩm phải chú ý tới con người, tuân thủ tính đồng bộ và toàn diện trong quản trị
chất lượng, quản trị chất lượng sản phẩm tập trung vào các quá trình, quản trị hệ
thống, nâng cao tính linh hoạt và không ngừng nâng cao chất lượng của toàn bộ hệ
thống và các quá trình từ thiết kế đến sản xuất, tiêu thụ và tiêu dùng sản phẩm.
Cuối cùng tác giả đã đưa ra những nội dung then chốt của hệ thống quản trị chất
lượng đồng bộ toàn diện ( TQM ) và đưa TQM vào doanh nghiệp. Tác giả đã chỉ
ra khái niệm TQM theo ISO 8402- 1994: “TQM là cách quản trị một tổ chức (một
doanh nghiệp) tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của tất cả các thành
viên của nó nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thoả mãn khách hàng
và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức đó và cho xã hội”. Từ đó nhấn
mạnh trong quản trị doanh nghiệp, TQM giúp ta nhìn nhận và phân tích các yếu tố
của môi trường kinh doanh bên trong và bên ngoài công ty. Xác định chính xác
nhu cầu của khách hàng cũng như các biện pháp kinh tế- kỹ thuật để tạo nên sản
6
phẩm có chất lượng phù hợp với nhu cầu ta đã nghiên cứu. TQM tạo điều kiện cho
quản trị doanh nghiệp có hiệu quả hơn : qua TQM bản thân mỗi thành viên nhận
thức sâu hơn về trách nhiệm trong quản trị và các việc họ làm sẽ gắn với mục tiêu
của doanh nghiệp. Từ đó họ luôn phát huy nhiều sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và
nâng cao chất lượng sản phẩm. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những đặc điểm và
yêu cầu của quản trị chất lượng đồng bộ : chất lượng là số một, là hàng đầu, định
hướng không phải vào người sản xuất mà vào người tiêu dùng, sự quản trị phải
dựa trên tinh thần nhân văn, quá trình sau là khách hàng của quá trình trước, tính
đồng bộ trong quản trị chất lượng, đảm bảo thông tin và xem thống kê là một công
cụ quan trọng, yêu cầu của quản trị chất lượng đồng bộ. Tác giả đã chỉ ra 12 bước
để đưa TQM vào doanh nghiệp.
Trên cơ sở những lý luận chung về chất lượng sản phẩm và quản trị chất
lượng sản phẩm đã trình bày tóm tắt ở trên thì chương 3 sẽ phân tích một cách chi
tiết thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm bao ép dây của công ty TNHH hệ
thống dây Sumi-Hanel.
Chương 3. Khái quát các đặc trưng của công ty Sumi-Hanel có tên đầy đủ là
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hệ thống dây Sum-Hanel, tên giao dịch quốc tế của
Công ty là Sumi-Hanel Wiring Systems ( SHWS ) với ngành nghề sản xuất kinh
doanh là chuyên sản xuất Hệ thống dây dẫn điện dùng trong ôtô, xe máy, hay còn
gọi là dây Wire Harness (W/H). Với quy mô ba nhà máy sản xuất trong đó nhà
máy số 1 là nhà máy chuyên gia công dây sơ chế (C&C), nhà máy 2 và 3 là nhà
máy lắp ráp thành phẩm. Sản phẩm lắp ráp cho các hãng xe ô tô lớn như Toyota,
Suzuki, Mitsubishi, Honda, Daihatsu. Tiếp theo, tác giả đã khái quát hóa các đặc
trưng của công ty về quá trình phát triển từ năm 1998 đén năm 2012 với phần lớn
doanh thu của Công ty là từ sản phẩm xuất khẩu, sơ đồ tổ chức Công ty đứng đầu
Công ty là ban giám đốc với Tổng giám đốc là người Nhật Bản, dưới Tổng giám
đốc là hai Phó giám đốc chịu trách nhiệm mảng hành chính kế toán (người Việt
Nam) và mảng sản xuất (người Nhật Bản), chức năng các bộ phận trong công ty.
Tiếp theo, tác giả giới thiệu về các đặc trưng của Công ty: về công nghệ và quy
7
trình sản xuất sản phẩm bao ép dây; về máy móc thiết bị sản xuất các thiết bị chính
dùng để gia công sản phẩm đều hầu hết được nhập khẩu từ Nhật, trong nước vẫn
chưa có nhiều nhà cung ứng phụ trợ; về nhân sự, với sự mở rộng quy mô liên tục,
số lượng nhân viên của Công ty Sumi-Hanel đã tăng lên nhanh chóng chủ yếu là
nữ và có ít năm kinh nghiệm; vật tư dùng cho sản xuất của Công ty Sumi-Hanel
gồm nhiều chủng loại, với các kích thước rất khác nhau và được nhập chủ yếu từ
Nhật Bản. Trên cơ sở đó, tác giả đi vào phân tích thực trạng chất lượng sản phẩm
bao ép dây và công tác quản trị chất lượng sản phẩm của công ty. Tác giả đã chỉ ra
chính sách chất lượng của công ty trong năm 2012 là : Chất lượng số một thế giới,
thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng, hợp tác toàn cầu để bảo vệ và gìn giữ môi
trường. Đặc biêt công ty đang áp dụng hệ thống quản trị chất lượng đồng bộ TQM
(Total Quality managerment) với các yêu cầu chung là phải xây dựng, lập văn
bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản trị chất lượng và thường xuyên nâng
cao hiệu lực của hệ thống TQM như : nhận biết các quá trình cần thiết trong
hệ thống quản trị chất lượng và áp dụng chúng trong toàn bộ công ty, xác
định trình tự và mối tương tác của các quá trình, xác định các chuẩn mực và
phương pháp cần thiết để đảm bảo việc tác nghiệp và kiểm soát các quá trình
có hiệu lực, đảm bảo sự sẵn có của các nguồn lực và thông tin cần thiết để
hỗ trợ hoạt động tác nghiệp và theo dõi các quá trình, đo lường, theo dõi và
phân tích các quá trình, thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết
quả dự định và cải tiến liên tục các quá trình. Luận văn cũng đã chỉ ra về hệ
thống quản trị chất lượng sản phẩm của công ty: quản trị chất lượng trong khâu
thiết kế, quản trị chất lượng trong khâu cung ứng, quản trị chất lượng trong sản
xuất , tổ chức kiểm tra đánh giá sản phẩm, quản trị chất lượng trong và sau khâu
bán hàng. Từ đó, luận văn đi sâu vào phân tích các điều kiện về 4M trong quản trị
chất lượng sản phẩm bao ép dây của công ty. Qua phân tích tình hình chất lượng
của công ty qua các năm và phân tích cụ thể từng dạng lỗi phát sinh nhiều nhất,
luận văn đã tìm ra các vấn đề tồn tại : do máy móc thiết bị chiếm 58.42% ( 701 lỗi
) ; nguyên nhân do con người chiếm 28.58% ( 343 lỗi ) ; nguyên nhân do phương
8
pháp chiếm 7.42% ( 89 lỗi ) ; nguyên nhân về quản lí chiếm 5.58% ( 67 lỗi ). Tiếp
tục đi sâu vào phân tích về các dạng lỗi do yếu tố con người, luận văn đã chỉ ra
nguyên nhân chủ yếu chiếm 87.46% tổng số lỗi là do công nhân thiếu hiểu biết về
máy móc thiết bị, thiếu trách nhiệm trong công việc, dẫn đến công nhân không
hiểu ý nghĩa mục đích và các nội dung cần phải tuân thủ. Ngoài ra còn có các yếu
tố khác về con người gây ra lỗi là : công nhân không kiểm tra sản phẩm sau khi
làm theo yêu cầu 6.71%, công nhân mới làm việc chưa quen gây ra lỗi 5.83%.
Phân tích về các dạng lỗi do yếu tố máy móc thiết bị, thấy nguyên nhân chủ yếu
chiếm 92.72% là do do máy cũ hoạt động kém, không có chức năng kiểm soát lỗi,
các chức năng bao ép sản phẩm không ổn định, ngoài ra còn có các nguyên nhân
khác là các chi tiết phụ tùng máy bị hỏng trước khi bảo dưỡng định kì 4.28%, máy
hoạt động sai sau khi bảo dưỡng 3%. Phân tích về các dạng lỗi do yếu tố phương
pháp, thấy nguyên nhân chủ yếu là : Lỗi phát sinh trên sản phẩm mới do chưa xem
xét các yếu tố ảnh hưởng trước khi sản xuất sản phẩm mới 33.71% , lỗi phát sinh
trong quá trình làm bù khi mà sửa hàng tại khu vực sản xuất 32.58%, lỗi phát sinh
do chưa có phương pháp bảo quản sản phẩm Airbag tồn kho 28.09%. Ngoài ra các
nguyên nhân khác chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kế 5.62%. Phân tích về các dạng lỗi
do yếu tố quản lý, thấy các nguyên nhân chủ yếu là : chưa có hệ thống kiểm tra
tuân thủ định kì nên không tìm ra các vấn đề công nhân không tuân thủ, thao tác
khó trong sản xuất 40.3%, chưa có quy trình quản lý khi thay đổi thiết kế nên nhân
viên bảo dưỡng dùng sai chi tiết máy 29.85%, đội ngũ leader không có khả năng
phát hiện vấn đề và nhắc nhở công nhân 26.87%. Ngoài ra các nguyên nhân khác
chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kế 2.99%. Qua đó tác giả đã tổng hợp lại các vấn đề
tồn tại lớn nhất trong quản trị chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đó là : yếu tố
về con người là công nhân không tuân thủ trình tự thao tác, mất tập trung khi làm
việc dẫn đến các lỗi sót thao tác, sót vật tư, sai kích thước lắp ráp do chưa chưa có
hệ thống đào tạo nội bộ về lý thuyết và thực hành cho công nhân và chưa có hệ
thống đánh giá kết quả đào tạo về lý thuyết và thực hành. Yếu tố máy móc thiết bị
( Machine ) : về năng lực thiết bị, hiện công ty vẫn còn sử dụng một số máy cũ đã
9
hết khấu hao dễ làm ra lỗi. Các thiết bị này tuy vẫn sản xuất ra một lượng sản
phẩm nhất định nhưng dễ làm ra sản phẩm lỗi nhiều hơn hẳn các loại máy mới,
các thiết bị này cũng không hoạt động ổn định, mất nhiều thời gian và công sức
bảo dưỡng sửa chữa, đồng thời do quá cũ nên việc tìm kiếm nguồn cung cấp phụ
tùng dự phòng cho các máy đời cũ rất khó khăn. Ngoài ra các chi tiết có tuổi thọ
thấp hơn hẳn, dễ phát sinh ra lỗi trên sản phẩm. Việc bảo dưỡng định kì các chi
tiết chưa được quan tâm và bảo dưỡng định kì đúng lúc, dẫn đến chi tiết bị hỏng
trong quá trình sản xuất gây ảnh hưởng đến sản phẩm làm ra. Yếu tố phương pháp
( Menthod ) : việc tổ chức sản xuất sản phẩm mới chưa tốt, nguyên nhân là không
có người trách nhiệm chính đứng ra chủ trì việc sản xuất sản phẩm mới, tập trung
các bộ phận liên quan để xác nhận tiến độ chuẩn bị sản xuất về các mặt vật tư,
thiết bị, phương pháp gia công, đồ hình gia công, bản vẽ lắp ráp, phương pháp
kiểm tra..., quá trình chuẩn bị không tốt dẫn đến việc thiếu hụt trong việc cung ứng
vật tư, bàn lắp ráp bị sai kích thước, phương pháp lắp ráp không được tiêu chuẩn
hóa... và kết quả là phát sinh nhiều lỗi ; sản phẩm hỏng được làm bù trong quá
trình sản xuất nên dễ phát sinh lỗi khi sửa hàng, chưa quy định khu vực làm bù
riêng. Ngoài ra các sản phẩm tồn kho không có phương pháp bảo quản dẫn đến
thiệt hại do hỏng hóc , chuột cắn 4000USD trong năm 2012. Yếu tố về quản trị (
Management ) : người quản trị chưa xem xét đến cac thao tác khó của công nhân
trong quá trình sản xuất , chưa xem xét đến các yếu tố tuân thủ trình tự thao tác
của công nhân. Chưa có hệ thống kiểm tra , khắc phục các trường hợp phát sinh ra
lỗi do thao tác, do công nhân khó thực hiện đúng thao tác. Ngoài ra, chưa có hệ
thống xử lý , điều tra các vấn đề liên quan đến lỗi do thao tác sản xuất của công
nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục khi phát sinh lỗi hỏng trên sản phẩm.
Chế độ thưởng phạt còn nhiều bất cập như thưởng chưa tương xứng với kết quả
lao động, đặc biệt chưa sử dụng có hiệu quả biện pháp thưởng tinh thần. Việc kỷ
luật còn bị xem nhẹ nên chưa đủ sức răn đe ngăn chặn các hành vi tác động xấu tới
chất lượng. Công ty chưa huy động được tất cả các phòng ban tham gia vào công
10
tác quản trị chất lượng một cánh có hiệu quả làm cho công tác quản trị chất lượng
chưa phát huy được hết tiềm năng.
Qua việc phân tích thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm bao ép dây của
Công ty theo 4M nhận thấy rằng Công ty đã nỗ lực cố gắng trong việc nâng cao
chất lượng sản phẩm bao ép dây và đã đạt được nhưng con số đáng khích lệ, song
Công ty không tránh khỏi những hạn chế trong hoạt động của mình. Công ty nên
xem xét các hạn chế này và đưa ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục các tồn tại
để đạt được mục tiêu về chất lượng sản phẩm bao ép dây.
Chương 4. Xuất phát từ các vấn đề tồn tại, hạn chế trong quản trị chất lượng
sản phẩm bao ép dây ở chương 3, tại chương 4 này đã xây dựng các nhóm giải
pháp nhằm hoàn thiện chất lượng sản phẩm bao ép dây của Công ty TNHH Hệ
thống dây Sumi-Hanel. Các giải pháp đều có sự tham gia của các bộ phận khác
nhau của công ty trong việc triển khai các tham số chất lượng, duy trì mức chất
lượng đã đạt được, nâng cao để đảm bảo sản xuất và sử dụng sản phẩm kinh tế
nhất, thoả mãn hoàn toàn yêu cầu của người tiêu dùng:
- Nhóm giải pháp đào tạo công nhân sản xuất : xây dựng hệ thống đào tạo
nội bộ và đánh giá về lý thuyết và thực hành cho công nhân với mục tiêu cung cấp
cho công nhân mới nhận thức tốt hơn về các yêu cầu tuân thủ, nắm được lý do cần
tuân thủ và hiểu được mức độ quan trọng của từng thao tác. Thực hiện : lập kế
hoạch đào tạo nội bộ, thực hiện đào tạo và xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả đào