Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam mặc dù đang trong giai đoạn hội
nhập mạnh với nền kinh tế thế giới, nhưng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn tuy nhiên mức độ đóng góp vào GDP toàn quốc thấp.
Vai trò của các tập đoàn, tổng công ty và các công ty lớn như những đầu tầu của
nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Chính vì vậy, các thông tin được trình bày trên
BCTC hợp nhất tập đoàn phải đảm bảo phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài
chính và hoạt động của tập đoàn. Để đảm bảo mục tiêu đó, công tác kiểm toán
BCTC hợp nhất cũng cần phải được hoàn thiện để nâng cao chất lượng kiểm tạo,
tạo dựng sự tin cậy của người sử dụng BCTC hợp nhất đối với những thông tin tài
chính được công bố.
Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam (PKF) với số lượng lớn các khách
hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty
và công ty lớn còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Trong những năm gần đây, công ty
cũng dần được các tập đoàn tín nhiệm lựa chọn là công ty kiểm toán chính và thực
hiện kiểm toán BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, do bước đầu thực hiện công tác kiểm
toán các BCTC hợp nhất, PKF gặp phải không ít khó khăn khi xây dựng quy trình
kiểm toán.
Là thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế nên nhiều thủ tục kiểm toán
vẫn còn được PKF thực hiện máy móc hoặc không được thực hiện một cách đầy đủ
đặc biệt khi quy trình hạch toán BCTC hợp nhất bản thân cũng là một quy trình
phức tạp mà không phải KTV nào cũng hiểu và áp dụng một cách chính xác.
Quá trình thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các
chính sách, chế độ và chuẩn mực có liên quan. Quy trinh hợp nhất BCTC là một quy trình
phức tạp, các hướng dẫn kế toán liên quan vẫn gặp phải nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó,
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mặc dù đã được hiệu chỉnh theo như chuẩn mực kiểmii
toán quốc tế nhưng đến ngày 01/01/2014 mới chính thức có hiệu lực, cũng gây khó khăn
cho KTV trong quá trình thực hiện do chưa có những hướng dẫn kiểm toán cụ thể.
Xuất phát từ thực tế khách quan và tầm quan trọng của việc kiểm toán các
BCTC hợp nhất, với mong muốn hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán BCTC hợp
nhất của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam, tôi đã quyết định lựa chọn đề
tài “Hoàn thiện quy trình Kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm
toán PKF Việt Nam”
21 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 479 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện quy trình Kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Việt Nam mặc dù đang trong giai đoạn hội
nhập mạnh với nền kinh tế thế giới, nhưng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ
vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn tuy nhiên mức độ đóng góp vào GDP toàn quốc thấp.
Vai trò của các tập đoàn, tổng công ty và các công ty lớn như những đầu tầu của
nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ. Chính vì vậy, các thông tin được trình bày trên
BCTC hợp nhất tập đoàn phải đảm bảo phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài
chính và hoạt động của tập đoàn. Để đảm bảo mục tiêu đó, công tác kiểm toán
BCTC hợp nhất cũng cần phải được hoàn thiện để nâng cao chất lượng kiểm tạo,
tạo dựng sự tin cậy của người sử dụng BCTC hợp nhất đối với những thông tin tài
chính được công bố.
Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam (PKF) với số lượng lớn các khách
hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số khách hàng là các tập đoàn, tổng công ty
và công ty lớn còn chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Trong những năm gần đây, công ty
cũng dần được các tập đoàn tín nhiệm lựa chọn là công ty kiểm toán chính và thực
hiện kiểm toán BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, do bước đầu thực hiện công tác kiểm
toán các BCTC hợp nhất, PKF gặp phải không ít khó khăn khi xây dựng quy trình
kiểm toán.
Là thành viên của tập đoàn kiểm toán quốc tế nên nhiều thủ tục kiểm toán
vẫn còn được PKF thực hiện máy móc hoặc không được thực hiện một cách đầy đủ
đặc biệt khi quy trình hạch toán BCTC hợp nhất bản thân cũng là một quy trình
phức tạp mà không phải KTV nào cũng hiểu và áp dụng một cách chính xác.
Quá trình thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các
chính sách, chế độ và chuẩn mực có liên quan. Quy trinh hợp nhất BCTC là một quy trình
phức tạp, các hướng dẫn kế toán liên quan vẫn gặp phải nhiều tranh cãi. Bên cạnh đó,
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mặc dù đã được hiệu chỉnh theo như chuẩn mực kiểm
ii
toán quốc tế nhưng đến ngày 01/01/2014 mới chính thức có hiệu lực, cũng gây khó khăn
cho KTV trong quá trình thực hiện do chưa có những hướng dẫn kiểm toán cụ thể.
Xuất phát từ thực tế khách quan và tầm quan trọng của việc kiểm toán các
BCTC hợp nhất, với mong muốn hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán BCTC hợp
nhất của Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam, tôi đã quyết định lựa chọn đề
tài “Hoàn thiện quy trình Kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm
toán PKF Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Các đề tài nghiên cứu về việc hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất gồm
có các đề tài: “Hoàn thiện công tác lập BCTC hợp nhất tại Tổng công ty Hàng hải
Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Phương Thảo, đề tài “Hoàn thiện phân tích BCTC
hợp nhất tại Công ty CP Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco” của tác giả
Vũ Thị Thanh Thủy.
Đề tài nghiên cứu về kiểm toán BCTC hợp nhất có đề tài “Nghiên cứu giai
đoạn lập kế hoạch kiểm toán BCTC hợp nhất của Công ty TNHH Deloitte Việt
Nam” của tác giả Dương Hải Nam.
Các đề tài nghiên cứu làm cơ sở nghiên cứu của tác giả. Tuy nhiên, Công ty
TNHH Deloitte Việt Nam là một công ty kiểm toán lớn, quy trình kiểm toán được
xây dựng chuẩn, khách hàng kiểm toán cũng là những tập đoàn, tổng công ty lớn do
đó chưa phù hợp với Công ty TNHH Kiểm toán PKF.
Vì vậy, với luận văn nghiên cứu này, tác giả muốn đưa một các nhìn tổng
quan về công tác kiểm toán BCTC hợp nhất, từ đó đưa ra những phương hướng cụ
thể để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán
PKF Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu đặc điểm BCTC hợp nhất, đồng thời đánh giá quá trình vận dụng
thực tế công tác kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt
Nam, đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế cũng như tìm ra những nguyên
nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế đó, từ đó đề ra phương hướng và giải
iii
pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán
PKF Việt nam
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tổ chức bộ máy của tập đoàn, và việc lập và trình bày BCTC hợp nhất có
những đặc điểm gì nổi bật tạo nên sự khác biệt trong quy trình kiểm toán BCTC
hợp nhất?
- Thực tế công tác kiểm toán BCTC hợp nhất do KTV thực hiện tại Công ty
TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam như thế nào?
- Thông qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, tác giả có giải pháp và kiến nghị
gì để hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán
PKF Việt Nam?
1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: thực tế việc vận dụng kiểm toán BCTC hợp nhất do
KTV thực hiện tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam
* Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: Giới hạn nghiên cứu hồ sơ kiểm toán các năm 2010, 2011, 2012
- Không gian: khảo sát đối với các khách hàng của PKF có sử dụng dịch vụ
Kiểm toán BCTC hợp nhất, bao gồm cả khách hàng cũ và mới không phân biệt lĩnh
vực ngành nghề kinh doanh.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu định tính là chủ yếu thông qua việc phỏng vấn sâu,
quan sát và nghiên cứu các tình huống đồng thời kết hợp với một số phương pháp
nghiên cứu định lượng như điều tra phân tích, thống kê kết hợp với so sánh.
* Nguồn dữ liệu
- Nguồn dữ liệu thứ cấp là các thông tin được thu thập từ nội bộ công ty có
liên quan trực tiếp đến quy trình Kiểm toán BCTC hợp nhất, bao gồm: Sổ tay
hướng dẫn kiểm toán chung, và những hồ sơ kiểm toán của KTV Công ty.
Thông qua những khách hàng được chọn mẫu cho mục đích nghiên cứu, tác
iv
giả sẽ tiếp cận với những Hồ sơ kiểm toán liên quan để xem xét thực tế quy
trình kiểm được thực hiện
- Nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập từ việc phỏng vấn chuyên sâu đối với
Chủ nhiệm kiểm toán và KTV chính phụ trách những hợp đồng kiểm toán
được chọn mẫu. Ngoài ra có thể phỏng vấn mở rộng đối với những KTV
khác có kinh nghiệm trong việc Kiểm toán BCTC hợp nhất.
1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý luận: Xây dựng quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tối ưu từ giai
đoạn lập kế hoạch đến kết thúc kiểm toán và phát hành Báo cáo kiểm toán.
Về mặt thực tiễn: Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng Kiểm toán BCTC
hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam, tìm ra những điểm còn yếu
kém để từ đó có phương hướng hoàn thiện phù hợp.
1.8. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Tên luận văn: “HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC HỢP
NHẤT TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM”
Kết cấu Luận văn gồm 4 chương
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu;
Chương II: Cơ sở lý luận của quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất;
Chương III: Thực trạng quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty
TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam;
Chương IV: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm
toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
v
CHƯƠNG 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BCTC HỢP NHẤT
2.1. Đặc điểm của BCTC hợp nhất ảnh hưởng tới kiểm toán
2.1.1. Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế theo mô hình Công ty mẹ - con
Khái niệm Tập đoàn kinh tế: là một cơ cấu tổ chức có quy mô lớn do nhiều
công ty có tính chất sở hữu và lĩnh vực kinh doanh đa dạng liên kết lại.
Khái niệm Công ty mẹ: công ty sở hữu một phần chính hoặc toàn bộ số cổ
phần của một công ty khác để có thể kiểm soát việc điều hành
Khái niệm Công ty con: là những công ty cổ phần độc lập về pháp nhân mà
đa số cổ phiếu của nó thuộc sở hữu của một công ty khác
Đặc điểm của Tập đoàn kinh tế:
- Có tiềm lực tài chính mạnh, vừa kinh doanh vừa liên kết kinh tế nhằm tăng
cường tích tụ, tập trung, tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận;
- Cơ chế quản lý hiện đại và hiệu quả;
- Đa dạng về cơ cấu tổ chức và tính pháp lý;
- Thu hút được nhiều vốn từ xã hội;
- Tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả quản lý.
2.1.2. Đặc điểm của BCTC hợp nhất
Mục đích của BCTC hợp nhất: cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu
cho việc đánh giá thực trạng tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của tập đoàn
trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai.
Phạm vi của BCTC hợp nhất là tổng hợp BCTC của công ty mẹ và các công
ty con theo quy định. Công ty mẹ khi lập BCTC hợp nhất phải hợp nhất các BCTC
của các công ty con ở trong và ngoài nước
Quy trình lập BCTC hợp nhất là một quy trình phức tạp chịu sự chi phối của
nhiều chuẩn mực kế toán. BCTC hợp nhất không được lập nên từ việc tổng hợp số liệu
từ sổ sách kế toán chi tiết mà được lập từ việc cộng gộp các BCTC của các công ty
thành viên, thông qua các bút toán khử trùng và xác định các chỉ tiêu đặc thù.
vi
2.1.3. BCTC hợp nhất với vấn đề kiểm toán
- Đối tượng kiểm toán: BCTC hợp nhất quan tâm đến độ tin cậy của BCTC công
ty con, các bút toán khử trùng, các chỉ tiêu đặc biệt trên BCTC hợp nhất.
- Quy trình kiểm toán: tập trung vào kiểm tra tính hợp lý, chính xác của các
BCTC của công ty thành viên và tính hợp lý của quy trình hợp nhất đang
được đơn vị áp dụng.
- Phạm vi kiểm toán: bao gồm toàn bộ BCTC của công ty mẹ và các công ty
con trong tập đoàn. Đòi hỏi việc bố trí thời gian, nhân sự phức tạp hơn so với
kiểm toán BCTC riêng.
- Rủi ro kiểm toán: rủi ro kiểm toán không chỉ được đánh giá ở các phần hành,
BCTC hợp nhất còn đặc biệt quan tâm đến rủi ro được xác định ở các công ty
con kết hợp với việc xem xét các rủi ro trọng yếu xét trên góc độ toàn tập đoàn.
- Mức trọng yếu: mức trọng yếu tập đoàn cũng được phân bổ cho các công ty
con theo từng mức độ rủi ro đã được đánh giá.
- Mối quan hệ giữa các KTV: bao gồm KTV tập đoàn và KTV công ty con.
KTV tập đoàn có trách nhiệm kiểm toán BCTC hợp nhất được lập từ BCTC
của công ty mẹ và các công ty con. KTV công ty con sẽ thực hiện kiểm toán
hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc BCTC của các công ty con để phục vụ
cho mục đích kiểm toán BCTC hợp nhất theo yêu cầu của KTV tập đoàn.
2.2. Quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất
2.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch
* Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
- Tìm hiểu tính chất môi trường hoạt động kinh doanh của tập đoàn và các công
ty con, mối quan hệ giữa chúng và cách thức vận hành, tổ chức bộ máy.
- Tìm hiểu và đánh giá về tính rõ ràng và thực tế của những hướng dẫn hợp
nhất BCTC hợp nhất tập đoàn.
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các công ty con, những khác biệt với hoạt
động chính của tập đoàn, khác biệt mục đích kinh doanh và các thức vận hành.
vii
* Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ
Việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát phụ thuộc vào tính đồng nhất và tập trung
của các quy trình hoạt động chính được áp dụng tại tập đoàn và các công ty con.
- Các quy trình hoạt động mang tính thống nhất và tập trung cao: việc tìm hiểu
các thủ tục kiểm soát chính sẽ chủ yếu được thực hiện bởi KTV tập đoàn;
- Các quy trình hoạt động của tập đoàn và các công ty con không mang tính
thống nhất và phân quyền cao: việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát chính lại
được thực hiện chủ yếu ở các công ty con.
* Xác định phạm vi kiểm toán tại công ty con
Xác định các công ty con cần kiểm toán và soát xét:
- Xác định công ty con có ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính
- Xác định công ty con có khả năng gây ra sai sót trọng yếu trong BCTC hợp nhất.
Xác định phạm vi kiểm toán tại các công ty con:
- Công ty con có ảnh hưởng đáng kể về mặt tài chính nên được kiểm toán toàn bộ
- Công ty con có rủi ro sai sót được đánh giá ở từng phần hành thì chỉ cần
kiểm toán từng phần hành
- Công ty con mà tập đoàn có hiểu biết sâu có thể không cần kiểm toán toàn bộ
- Công ty con mà BCTC riêng không được KTV tập đoàn kiểm toán có thể
phải kiểm toán lại toàn bộ.
* Thực hiện thủ tục phân tích
- Xác định đặc điểm hoạt động của tập đoàn
- Xác định sự tồn tại của các sự kiện, giao dịch bất thường
- Xác định các số liệu, tỷ trọng và xu hướng có thể là dấu hiệu của các vấn đề
trọng yếu có thể ảnh hưởng đến BCTC hợp nhất
* Đánh giá chung về rủi ro sai sót trọng yếu, rủi ro do gian lận
- Đánh giá của BGĐ tập đoàn về rủi ro BCTC hợp nhất có thể chứa sai sót
trọng yếu do gian lận;
- Đánh giá của BGĐ tập đoàn về các rủi ro sai sót liên quan đến số dư các tài khoản;
viii
- Các quy trình kế toán toán trọng yếu và các thủ tục kiểm soát mà tập đoàn áp
dụng để ngăn chặn các rủi ro sai sót do gian lận;
- Khả năng có công ty con có rủi ro sai sót do gian lận;
- Có bất kỳ gian lận nào trên thực tế hoặc BGĐ tập đoàn có biết bất cứ nghi ngờ
hay cáo buộc gian lận nào gây ảnh hưởng đến công ty con hoặc tập đoàn.
Các cuộc trao đổi về gian lận cần được thực hiện thường xuyên, thông qua đó
các thủ tục kiểm toán sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
* Xác định mức trọng yếu
- Xác định mức hoặc các mức trọng yếu chi tiết được áp dụng cho các nhóm
giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh cụ thể.
- Xác định mức trọng yếu sẽ được phân bổ cho các công ty con mà KTV quyết
định sẽ kiểm toán hoặc soát xét vì mục đích kiểm toán BCTC hợp nhất.
- Xác định mức sai sót không đáng kể.
* Thiết kế thủ tục kiểm toán
- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng
chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát.
- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
2.2.2. Giai đoạn thực hiện
* Thực hiện kiểm tra hệ thống KSNB (thực hiện thử nghiệm kiểm soát)
Kiểm tra thông qua phỏng vấn:
- Các kiểm soát đã được thực hiện như thế nào tại các thời điểm liên quan
trong suốt giai đoạn được kiểm toán;
- Các kiểm soát có được thực hiện nhất quán hay không;
- Các kiểm soát được ai thực hiện và thực hiện bằng cách nào.
KTV sẽ chọn mẫu và kiểm tra tính hữu hiệu của những thủ tục kiểm soát
chính được thực hiện tại công ty con.
* Thực hiện kiểm tra cơ bản
- So sánh số liệu trên bảng tổng hợp hợp nhất ;
- Rà soát các bút toán hợp nhất;
ix
- Xác định các yếu tố liên quan đến hợp nhất doanh nghiệp;
- Xem xét quá trình thanh lý các khoản đầu tư vào công ty con;
- Đánh giá lại phạm vi kiểm toán ban đầu;
- Rà soát nhằm đánh giá tính chính xác số học của các tính toán;
- Rà soát các tài khoản hợp nhất nhằm đảm bảo sự tuân thủ với luật pháp,
chuẩn mực kế toán và các luật lệ khác;
- Rà soát các tài khoản hợp nhất nhằm đảm bảo các tài khoản này phản; ánh
một cách trung thực và hợp lý tình hình của tập đoàn.
2.2.3. Giai đoạn kết thúc
* Rà soát BCTC
Sau khi số liệu hợp nhất đã được tổng hợp lên báo cáo, việc đầu tiên KTV sẽ
thực hiện là rà soát tổng thể Báo cáo nhằm có cơ sở hợp lý cho ý kiến kiểm toán.
Rà soát các chính sách kế toán:
- Phù hợp với các nguyên tắc chung được chấp nhận;
- Thích hợp nhất trong bối cảnh Tập đoàn;
- Áp dụng phù hợp trong giai đoạn của BCTC từ kỳ này đến kỳ tiếp theo;
- Các điều chỉnh tương ứng của các công ty con để phù hợp với chính sách
chung của Tập đoàn;
- Đảm bảo các thông tin được miêu tả một cách công khai và hợp lý.
* Tổng hợp số liệu
Các số liệu điều chỉnh sẽ được tổng hợp và thống nhất với khách hàng, các thủ
tục cần thực hiện cuối cùng sẽ được xem xét để hoàn thiện.
* Hoàn thiện và soát xét
Trước khi hình thành ý kiến kiểm toán, KTV tập đoàn sẽ xem xét lại toàn bộ bằng
chứng kiểm toán và những kết luận được hình thành từ những mục tiêu kiểm toán.
* Phát hành báo cáo kiểm toán hợp nhất Tập đoàn
Sau khi các bước công việc ở giai đoạn kết thúc kiểm toán đã được thực hiện đầy
đủ, PKF sẽ phát hành Báo cáo cho khách hàng theo quy định và ký thanh lý hợp đồng.
x
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BCTC HỢP NHẤT
TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PKF VIỆT NAM
3.1. Tổng quan về dữ liệu phân tích
Nguồn dữ liệu thứ cấp:
- Nguồn dữ liệu thứ cấp bên trong: sổ tay kiểm toán của PKF, các hồ sơ kiểm
toán do KTV của PKF thực hiện từ năm 2010 đến 2012
- Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài: hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán
việt nam được thu thập trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính
Nguồn dữ liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn, quan sát, tác giả thu thập dữ
liệu cụ thể về một số khách hàng đã được PKF thực hiện kiểm toán BCTC hợp nhất.
3.2. Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam và quy trình kiểm toán
BCTC hợp nhất
3.2.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam
Công ty TNHH kiểm toán PKF Việt Nam tiền thân là Công ty TNHH Kiểm
toán và định giá ICA được thành lập từ tháng 12 năm 2002. Vốn chủ sở hữu của
Công ty ban đầu có giá trị sổ sách là 625 triệu.
Công ty đã được Bộ Tài chính chấp thuận cho phép cung cấp các dịch vụ
kiểm toán theo luật định cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam và từ
năm 2005 và được phép cung cấp các dịch vụ định giá và tư vấn cho các doanh
nghiệp nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần.
Tháng 8/2007, Công ty sáp nhập với Công ty TNHH Kiểm toán Phương
Đông hình thành nên Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA.
Tháng 7 năm 2009 Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA chính thức
trở thành thành viên của tập đoàn kiểm toán PKF Quốc tế và đổi tên công ty thành
Công ty TNHH Kiểm toán PKF Việt Nam.
Tập đoàn kiểm toán quốc tế PKF là một trong 10 tập đoàn kiểm toán quốc tế lớn
nhất thế giới với số lượng hơn 14.500 thành viên trên 400 văn phòng đặt tại 120 quốc gia.
xi
3.2.2. Quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH Kiểm toán
PKF Việt Nam
3.3. Vận dụng quy trình kiểm toán BCTC hợp nhất tại Công ty TNHH
Kiểm toán PKF Việt Nam
3.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
* Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động
Tìm hiểu các yếu tố bên ngoài:
- Tìm hiểu môi trường kinh doanh chung;
- Tìm hiểu các ngành nghề chính mà tập đoàn đang hoạt động kinh doanh và
xu hướng mở rộng các lĩnh vực ngành nghề trong tương lai;
- Môi trường pháp lý mà tập đoàn và các công ty con đang hoạt động.
Tìm hiểu các yếu tố bên trong:
- Các hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu của tập đoàn;
- Cơ cấu sở hữu, cấu trúc tổ chức tập đoàn;
- Những thay đổi về quy mô hoạt động;
- Các bên liên quan;
- Hệ thống kế toán áp dụng;
- Kết quả kinh doanh và thuế v.v
* Tìm hiểu hệ thống KSNB
Hệ thống kiểm soát nội bộ chưa được đánh giá ở mức độ tập đoàn mà chỉ
được xem xét và đánh giá trong quá trình thực hiện kiểm toán tại các công ty con.
* Thực hiện thủ tục phân tích
Phân tích sơ bộ BCTC chủ yếu là phân tích Bảng cân đối kế toán và phân
tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết có thể cần
phân tích cả Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.
* Đánh giá rủi ro
Rủi ro về tính chính xác, khi việc hợp nhất được thực hiện, thông tin được
hợp nhất có thể là các thông tin đã được kiểm toán hoặc soát xét, tuy nhiên vẫn
chứa đựng những rủi ro đáng kể do sự thiếu chính xác khi thực hiện quy trình hợp
xii
nhất và việc áp dụng những chuẩn mực kế toán hợp nhất đã được ban hành.
Rủi ro về tính đầy đủ, một số những vấn đề liên quan xuất phát từ các công
ty con có thể không mang lại sự chú ý cho KTV tập đoàn khi thực hiện hợp nhất
BCTC. Những vấn đề này có thể có hoặc không thể nhận ra trong quá trình suy luận
của KTV.
Rủi ro về tính đúng kỳ, những sai sót về tính đúng kỳ có thể bị phát hiện
trong cuộc kiểm toán tập đoàn bằng cách kiểm tra những giao dịch xuất hiện ở một
công ty con này nhưng lại không xuất hiện ở những công ty con khác.
* Xác định mức trọng yếu
Bước 1: Xác định đối tượng đọc BCTC hợp nhất
Bước 2: Xác định chỉ tiêu đánh giá mức trọng yếu
Các chỉ tiêu có thể được lựa chọn như doanh thu, lợi nhuận sau thuế, lợi
nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản v.v Mặc dù KTV có thể lựa chọn
chỉ tiêu thích hợp khi xác định mức trọng yếu, tuy nhiên theo hướng dẫn chung của
PKF chỉ tiêu được ưu tiên thực hiện là chỉ tiêu về doanh thu.
Bước 3: Xác định tỷ lệ cụ thể để xác định mức trọng yếu
Bước 4: Tính toán và phân bổ mức trọng yếu
- Xác định mức trọng yếu tổng thể;
- Xác định mức trọng yếu thực hiện;
- Xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua;
- Phân bổ mức trọng yếu cho các công ty con.
* Xác định phạm