Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các
Ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt. Các ngân hàng luôn luôn cố gắng nâng cao uy
tín , mở rộng thị phần, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Để đạt được điều đó các ngân
hàng thương mại cần hoàn thiện mọi khâu trong hoạt động trước trong và sau cho vay,
đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất. Thẩm định dự án trong cho vay là một
khâu quan trọng, bước đầu tiên quyết định đến việc cho vay thành công hay không.
Trong bối cảnh chung đó, hoạt động của Vietinbank Chi nhánh Kiến An trong những
năm gần đây cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thẩm
định tài chính dự án trong cho vay vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Nội dung
thẩm định còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay dự án vẫn còn tồn đọng và phát
sinh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh. Chính vì thế, việc
nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những thành công và những tồn tại từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay của
ngân hàng thương mại là vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do
trên, học viên đã chọn vấn đề: " Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An "
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Kiến An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các
Ngân hàng thương mại ngày càng gay gắt. Các ngân hàng luôn luôn cố gắng nâng cao uy
tín , mở rộng thị phần, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Để đạt được điều đó các ngân
hàng thương mại cần hoàn thiện mọi khâu trong hoạt động trước trong và sau cho vay,
đảm bảo mang lại hiệu quả hoạt động cao nhất. Thẩm định dự án trong cho vay là một
khâu quan trọng, bước đầu tiên quyết định đến việc cho vay thành công hay không.
Trong bối cảnh chung đó, hoạt động của Vietinbank Chi nhánh Kiến An trong những
năm gần đây cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thẩm
định tài chính dự án trong cho vay vẫn còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Nội dung
thẩm định còn nhiều hạn chế, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay dự án vẫn còn tồn đọng và phát
sinh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của chi nhánh. Chính vì thế, việc
nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, chỉ ra những thành công và những tồn tại từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong cho vay của
ngân hàng thương mại là vấn đề mang tính khoa học và thực tiễn sâu sắc. Từ những lý do
trên, học viên đã chọn vấn đề: " Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay
tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Kiến An "
làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về thẩm định tài chính dự án trong cho vay và
nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ sở lý luận trong thẩm định tài chính dự án trong cho
vay doanh nghiệp tại Vietinbank Chi nhánh Kiến An, luận văn tiến hành phân tích đánh
giá công tác thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh ngân hàng mẫu, từ đó đưa ra đánh
giá nhận xét cũng như đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm định tài chính dự án
trong cho vay tại Vietinbank Chi nhánh Kiến An.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về cho vay doanh nghiệp, thẩm định tài chính
dự án trong cho vay của ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu: Thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Vietinbank Chi
nhánh Kiến An giai đoạn năm 2010 – 2015.
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Để phù hợp với nội dung, mục đích nghiên cứu của đề tài, bài luận văn sử dụng kết
hợp các phương pháp cụ thể: phân tích số liệu của dự án mẫu; thống kê, phân tích số liệu
cho vay dự án đầu tư của chi nhánh ngân hàng nghiên cứu; so sánh đánh giá tình hình vay
vốn của các dự án ; tổng hợp số liệu thống kê để đánh giá tình hình thực tế và đưa ra kết
luận.
5.Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại
ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Vietinbank Chi
nhánh Kiến An
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại
Vietinbank Chi nhánh Kiến An
CHƢƠNG 1
“NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG CHO
VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI”
1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.1.1.Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
1.1.1.1.Định nghĩa hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
“Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại (NHTM) thể hiện quan hệ cho vay
của NHTM và các cá nhân hay tổ chức khác trong nền kinh tế, trong đó ngân hàng có vai
trò là một trung gian tài chính, có nhiệm vụ chuyển vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu
vốn (hoạt động huy động và cho vay). Mức chênh lệch về giữa lãi suất huy động và lãi
suất cho vay là mức lợi nhuận mà ngân hàng được hưởng.”
1.1.1.2. Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp
Các hình thức cấp tín dụng đối với doanh nghiệp bao gồm :
- Cho vay từng lần
- Cho vay theo hạn mức tín dụng
- Cho vay theo dự án đầu tư
- Cho vay trả góp
- Cho vay hợp vốn
- Cho vay thông qua thẻ tín dụng
- Cho vay theo hạn mức thấu chi
- Các hình thức cho vay khác
1.1.1.3.Đặc điểm hoạt động cho vay doanh nghiệp
Hoạt động cho vay tín dụng doanh nghiệp có 3 đặc điểm chính như sau:
- “Khoản tiền cho vay cần được thu hồi cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định,
gọi là thời gian vay vốn. Đây là sự quan tâm hàng đầu của ngân hàng trong việc kinh
doanh tiền tệ. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng thương mại là mua vốn từ các chủ thể
thửa vốn trong nền kinh tế và sử dụng vốn đó để cho vay đối với các chủ thể có nhu cầu
sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động và vốn vay luôn cần phải được duy trì ổn định, kiểm
soát chặt chẽ bởi ngân hàng. Vì thế, việc không thể thu hồi gốc lãi đúng hạn sẽ gây ra
những ảnh hưởng xấu đến khả năng thanh toán, khả năng kinh tế của ngân hàng.”
- “Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản có giá trị cao hơn. Trong nền kinh tế với
diễn biến phức tạp và đa dạng như hiện nay, các tính toán, dự báo về rủi ro của ngân hàng
đối với khách hàng chỉ mang tính tương đối. Do đó, tài sản đảm bảo trở thành một tiêu
chí để đánh giá phê duyệt cho khoản vay của khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Tài sản
đảm bảo có thể bao gồm giấy tờ có giá, bất động sản, ô tô, máy móc thiết bị, hàng hóa,
Giá trị của tài sản đảm bảo cần tối thiểu bằng giá trị khoản vay. Tài sản đảm bảo của
khách hàng sẽ làm gia tăng khả năng thanh toán nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng.”
- “Việc sử dụng vốn vay cần phải đúng với mục đích như đã trao đổi với khách
hàng. Sử dụng vốn vay đúng mục đích trở thành phương châm của hoạt động tín dụng tại
ngân hàng thương mại. Ngân hàng cần có những biện pháp kiểm soát vốn vay cũng như
có các phương án xử lý đối với việc sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng.”
1.1.2. Vai trò của hoạt động tín dụng
1.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tƣ trong cho vay tại ngân hàng thƣơng mại
1.2.1.Thẩm định dự án đầu tư trong cho vay
Thẩm định dự án đầu tư trong cho vay là xem xét, đánh giá khách quan và toàn diện
các khía cạnh, yếu tố liên quan đến tính khả thi của dự án, làm cơ sở để đưa ra quyết định
cho vay.
1.2.2.Nội dung thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại
“Nội dung thẩm định dự an đầu tư tại ngân hàng thương mại bao gồm : Thẩm định
mục tiêu và khía cạnh pháp lý của dự án, khía cạnh thị trường và khả năng tiêu thụ sản
phẩm dịch vụ của dự án, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, khía
cạnh công nghệ kỹ thuật của dự án, thẩm định về tổ chức quản lý thực hiện dự án, thẩm
định khía cạnh tài chính của dự án. Nội dung thẩm định tài chính dự án sẽ được phân tích
kỹ hơn ở phần tiếp theo của luận văn.”
1.2.3.Thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại
1.2.3.1.Nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm :
a. Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư
“Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư rất quan trọng và cần thiết. Việc
này giúp cho dự án tránh được tình trạng thiếu vốn nếu không đưa ra dự kiến về vốn hợp
lý. Việt đánh giá vốn đầu tư chính xác sẽ là cơ sở để đưa ra đánh giá về khả năng tài
chính và tính hiệu quả của dự án. Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản
chi phí hợp lý góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt
động..”
b. Thẩm định năng lực và khía cạnh tài chính của chủ đầu tư
Thẩm định tài chính của chủ đầu tư là việc đánh giá doanh nghiệp thông qua việc
phân tích, nhận xét những chỉ tiêu tài chính cần thiết, được tính toán từ những số liệu từ
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
c. Thẩm định dòng tiền của dự án
Ở nội dung này, chuyên viên tín dụng cần phải thẩm định tính hợp lý, chính xác của các
bảng dự trù tài chính bao gồm : dự trù doanh thu từ hoạt động kinh doanh của dự án, dự trù
chi phí sản xuất (dịch vụ), dự trù lỗ lãi, dự trù cân đối kế toán của dự án, dự trù cân đối
thu – chi (dòng tiền của dự án).
d. Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
Các chỉ tiêu được sử dụng bao gồm : NPV, IRR, thời gian hoàn vốn đầu tư, chỉ số
lợi nhuận, chỉ số khả năng thanh toán , điểm hòa vốn , chỉ số M/B.
e. Thẩm định bảng cân đối khả năng trả nợ của dự án
NHTM xác định tất cả số nợ gốc và lãi mà dự án phải trả nợ hàng năm, so sánh với
nguồn trả nợ từ khấu hao, phần lợi nhuận dùng để trả nợ và các nguồn khác. Nếu dự án
không có đủ khả năng trả nợ thì phải tìm các giải pháp để bù đắp.
f. Đánh giá độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư
1.2.3.2.Quy trình thẩm định
Tùy theo điều kiện, đặc điểm, mục tiêu hoạt động mỗi NHTM tự thiết kế và xây dựng
cho mình một quy trình thẩm định DAĐT riêng bao gồm nhiều bước khác nhau.
“Sơ đồ 1.1 : Quy trình thẩm định tài chính dự án đầu tƣ”
Thu thập
thông tin
Thẩm định
ban đầu
Thẩm định
chi tiết
Lập báo
cáo thẩm
định
Lập hồ sơ xin
vay vốn
Khách hàng
nộp hồ sơ
vay vốn
Từ chối
cho vay
Quyết định
cho vay
Ký kết hợp
đồng tín
dụng
1.2.4.Các tiêu chí đánh giá thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại NHTM
Các tiêu chí đánh giá bao gồm : Các tiêu chí định tính là nội dung thẩm định , quy
trình thẩm định và các tiêu chí định lượng là thời gian thẩm định, chi phí thẩm định,
doanh số cho vay thu nợ, nợ xấu nợ quá hạn cho vay dự án đầu tư.
1.3.Các nhân tố ảnh hƣởng đến thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại
NHTM
Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại
NHTM được chia làm 2 loại, bao gồm: Các nhận tố khách quan và các nhân tố chủ quan.
Các nhân tố khách quan bao gồm : môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội.
Các nhân tố chủ quan là : công tác tổ chức thẩm định, chất lượng chuyên viên tín
dụng, các nguồn thông tin thu thập, hệ thống cơ sở vật chất công nghệ thông tin phục vụ
hoạt động thẩm định.
CHƢƠNG 2
“THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG
CHO VAY TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH KIẾN AN”
2.1.Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Vietinbank Chi nhánh
Kiến An
2.1.1.Các dự án đã được thẩm định và cho vay
Bảng 2.1: Các dự án đã đƣợc Chi nhánh thẩm định và cho vay giai đoạn 2010 – 2015
STT Tên dự án Chủ đầu tƣ
Năm đầu
tƣ
Tổng mức đầu tƣ
(triệu đồng)
Mức cho
vay(triệu
đồng)
1
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất
các loại sản phẩm từ Plastic, nhựa
xốp và các loại tấm
Cty TNHH Tân Huy
Hoàng
2013 100,000 30,000
2
Dự án đầu tư hoán cải tàu Thành
phát 26
Công ty TNHH
VTB Thành Phát
2010 5,500 3,500
3
Dự án đầu tư hoán cải tàu Phú Đạt
16
Công ty TNHH Vận
tải sông biển Phú
Đạt
2010 2,700 1,700
4
Dự án đầu tư mở rộng nhà xưởng
cơ khí
Công ty TNHH Cơ
khí Đúc Thành Đô
2010 7,000 4,500
5
Dự án Đầu tư dây chuyền sản xuất
gỗ ép
Công ty CP Đầu tư
Đức Thắng
2013 5,600 3,500
6 Dự án Xây dựng trạm trộn bê tong
Công ty TNHH Cơ
khí Hồng Đức
2011 5,700 3,400
7
Dự án xây dựng nhà máy sửa chữa
ô tô Kỷ Nguyên
Công ty TNHH Kỷ
Nguyên
2010 48,000 25,000
8
Dự án Xây dựng đầu tư nhà xưởng
sản xuất bao bì xi măng
Công ty CP Bao bì
Thuận Thiên
2013 10,000 5,000
9
Dự án Nhà máy sản xuất hạt nhựa
PP
Công ty TNHH
Latca-PM
2012 6,000 2,000
10
Dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng KCN Tràng Duệ
Công ty CP KCN
Sài Gòn - Hải Phòng
2014 1,200,000 700,000
(Nguồn : Báo cáo cho vay Vietinbank Chi nhánh Kiến An giai đoạn 2010-2015)
2.1.2.Quy trình và nội dung thẩm định tài chính dự án tại Vietinbank Chi nhánh Kiến
An
2.1.2.1.Quy trình thẩm định
Các bước chính thực hiện cụ thể như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự án vay vốn. Nếu hồ sơ vay vốn chưa đầy
đủ theo yêu cầu thì chuyên viên tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng bổ sung hoàn chỉnh
hồ sơ, phục vụ công tác thẩm định. Nếu đã đủ cơ sở thẩm định thì chuyên viên tín dụng
nhận hố sơ và bắt đầu tiến hành thẩm định dự án đầu tư.
- Bước 2: Dựa các quy định của ngân hàng và pháp luật, chuyên viên tín dụng kiểm
tra, đánh giá dự án đầu tư mà khách hàng có nhu cầu vay vốn.
- Bước 3: Chuyên viên tín dụng lập báo cáo thẩm định đối với dự án, đưa lên trưởng
phòng tín dụng doanh nghiệp xem xét.
- Bước 4: Trường phòng tín dụng doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát về nghiệp vụ,
thông qua hoặc yêu cầu chuyên viên bổ sung, làm rõ các nội dung cần thiết.
- Bước 5: Chuyên viên hoàn chỉnh nội dung báo cáo thẩm định, trình trưởng phòng
tín dụng ký, sau đó lưu hồ sơ, tài liệu cần thiết.
2.1.2.2.Nội dung thẩm định
Nội dung thẩm định bao gồm : Kiểm tra hồ sơ vay vốn, Thẩm định đánh giá khách
hàng vay vốn, Thẩm định dự án đầu tư, Phân tích rủi ro, các biện pháp phòng ngừa giảm
thiểu rủi ro, Lập báo cáo thẩm định, Lưu trữ hồ sơ tài liệu
2.1.3.Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư của Công ty TNHH Tân Huy
Hoàng
Dự án đầu tư của Công ty tại KCN Tràng Duệ
- Dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các loại sản phẩm từ plastic, nhựa xốp và
các loại tấm cách nhiệt”. Địa điểm: KCN Tràng Duệ - An Dương – Hải Phòng.
- Tổng nguồn vốn đầu tư : 100 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 70 tỷ đồng – vốn vay 30
tỷ đồng.
Nội dung thẩm định dự án đầu tư của Công ty TNHH Tân Huy Hoàng
Thẩm định và phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính.
Với số vốn đầu tư TSCĐ 90.871 triệu đồng, tỷ lệ chiết khấu được chọn để tính lợi
ích của dự án được xác định như sau :
Nguồn vốn
(triệu đồng)
Tỷ lệ tham
gia (%)
Tỷ suất/lãi suất
(%)
Vốn tự có 60.871 67 15
Vốn vay 30.000 33 13
Tổng 90.871
→ WACC = 67*15+33*13 = 14.34%
Dòng tiền của dự án được trình bày rõ hơn ở phụ lục 8 của bài nghiên cứu.
Ta có bảng so sánh đánh giá NPV; IRR giữa 2 ý kiến, quan điểm – giữa Vietinbank
Chi nhánh Kiến An và Công ty TNHH Tân Huy Hoàng.
Chỉ tiêu
Vietinbank Chi
nhánh Kiến An
Công ty TNHH
Tân Huy Hoàng
Ghi chú
NPV 48.357 triệu đồng 26.013 triệu đồng
IRR 20.07% 24.7%
Sử dụng phương
pháp chiết khấu
Thời gian hoàn vốn T 4 năm 6 tháng 6 năm 3 tháng
Thời gian đề xuất vay vốn 5 năm 7 năm
Nhận xét: Ta nhận thấy, tuy có sự chênh lệch lớn về các chỉ tiêu nêu trên giữa quan
điểm của Vietinbank Chi nhánh Kiến An và Công ty TNHH Tân Huy Hoàng nhưng vẫn
cho thấy tính khả thi cao, độ an toàn của dự án.
2.1.4.Nợ quá hạn cho vay dự án đầu tư tại chi nhánh
Bảng 2.2 : Nợ quá hạn cho vay dự án tại chi nhánh giai đoạn 2010-2015
STT Tên dự án Chủ đầu tƣ
Số tiền quá
hạn (trđ)
Số ngày
quá hạn
Nhóm
nợ
1
Dự án đầu tư nhà máy sản
xuất các loại sản phẩm từ
Plastic, nhựa xốp và các loại
tấm cách nhiệt
Cty TNHH Tân
Huy Hoàng
1,620 12 2
2
Dự án đầu tư hoán cải tàu
Thành phát 26
Công ty TNHH
VTB Thành Phát
1,100 500 5
3
Dự án đầu tư hoán cải tàu
Phú Đạt 16
Công ty TNHH
Vận tải sông biển
Phú Đạt
700 400 5
4
Dự án đầu tư mở rộng nhà
xưởng cơ khí
Công ty TNHH Cơ
khí Đúc Thành Đô
3,200 450 5
5
Dự án Đầu tư dây chuyền
sản xuất gỗ ép
Công ty CP Đầu tư
Đức Thắng
2,700 200 4
2.2.Đánh giá về thẩm định tài chính dự án trong cho vay tại Vietinbank Chi nhánh
Kiến An
2.2.1.Những kết quả đạt được
„Về nội dung thẩm định đã đảm bảo đầy đủ những nội dung cơ bản của qua trình thẩm
định tài chính dự án, sử dụng những chỉ tiêu tài chính cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính
của dự án đầu tư. Quy trình thẩm định tuân theo quy định của Vietinbank , phù hợp với hoạt
động kinh doanh của chi nhánh. Trang thiết bị , công nghệ phục vụ thẩm định được đầu tư,
trang bị hiện đại tiến tiến, hỗ trợ tối đa cho công tác thẩm định. Thời gian thẩm đinh và chi
phí thẩm định mang tính cạnh tranh cao.”
2.2.2.Hạn chế và nguyên nhân
„Tuy nhiên công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vẫn còn rất nhiều hạn chế như
: Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn chưa được thực hiện một cách chi tiết
kỹ lưỡng, thẩm định doanh thu chi phí còn chưa sát với thực tế, thẩm định các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả tài chính còn sơ sài. Nguyên nhân chủ yếu là do Công tác tổ chức thẩm
định của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, Đội ngũ cán bộ còn trẻ, thiếu kinh nghiệm,
Chất lượng nguồn thông tin chưa cao, Chỉ tiêu thẩm định còn sơ sài, ngoài ra những ảnh
hưởng tiêu cực từ môi trường kinh tế xã hội cũng tác động xấu đến hoạt động thẩm định
tài chính dự án đầu tư của chi nhánh.”
„CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN
TRONG CHO VAY TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH KIẾN AN”
3.1.Định hƣớng phát triển của Vietinbank Chi nhánh Kiến An
3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong cho vay
tại Vietinbank Chi nhánh Kiến An
Để thực hiện các mục tiêu định hướng phát triển mà ngân hàng đề ra, công tác thẩm
định tài chính dự án cần phải được hoàn thiện hơn. Thông qua phân tích những kết quả
đạt được, những hạn chế còn tồn tại, bài viết đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại
Vietinbank - Chi nhánh Kiến An như sau :
Thứ nhất, chi nhánh cần có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bản thân chuyên viên thẩm định cần phải cố gắng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực
thẩm định, đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu công việc đưa ra.
Tiếp theo, cần đảm bảo chất lượng nguồn thông tin thu thập để phục vụ công tác
thẩm định ở mức tốt nhất. Thu thập thông tin chính xác, từ những nguồn đáng tin cậy, sử
dụng thông tin đa dạng.
Điều quan trọng nhất là chi nhánh cần dần dần hoàn thiện về nội dung và phương
pháp thẩm định. Cần bổ sung thêm các chỉ tiêu tài chính như DSCR, điểm hòa vốn, cũng
như sử dụng thêm các phương pháp phân tích như phương pháp độ nhạy... vào nội dung
thẩm định để có được cái nhìn bao quát, toàn diện , đảm bảo dự báo được mọi rủi ro có
thể xảy ra trong tương lai.
Cuối cùng , đó là giải pháp hậu cho vay, hay là quá trình theo dõi, kiểm tra và thu
nợ; thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn giải ngân, phát hiện kịp thời
hành vi sử dụng vốn sai mục đích; tăng cường công tác xử lý và trích lập dự phòng rủi ro.
3.3.Một số kiến nghị
3.3.1.Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước
3.3.2.Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước
3.3.3.Kiến nghị đối với Vietinbank