Ngành dệt may là một trong những ngành sản xuất công nghiệp quan trọng
đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Nam Định từ lâu nay luôn tự hào là
một trong những trung tâm công nghiệp dệt may lớn của cả nước. Trong những năm
qua, công nghiệp dệt may của tỉnh Nam Định cũng đã đóng góp không nhỏ vào giá
trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động.
Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại toàn
cần như hiện nay, để đứng vững được trên thị trường, các doanh nghiệp dệt may cần
phải đổi mới một cách đồng bộ, trong đó cần đặc biệt chú trọng đổi mới hệ thống
thông tin kế toán.
Thực tế hiện nay cho thấy công tác tổ chức hạch toán kế toán ở nhiều doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều yếu kém. Do đó việc hoàn
thiện đổi mới tổ chức hạch toán kế toán có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu thực tế và đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả đã chọn vấn đề “Hoàn thiện tổ chức hạch
toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định”
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
LÊ THỊ PHƢƠNG ANH
HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Kế toán (kế toán, kiểm toán và phân tích)
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ
Hà Nội – 2011
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:
Ngành dệt may là một trong những ngành sản xuất công nghiệp quan trọng
đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Nam Định từ lâu nay luôn tự hào là
một trong những trung tâm công nghiệp dệt may lớn của cả nước. Trong những năm
qua, công nghiệp dệt may của tỉnh Nam Định cũng đã đóng góp không nhỏ vào giá
trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động.
Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại toàn
cần như hiện nay, để đứng vững được trên thị trường, các doanh nghiệp dệt may cần
phải đổi mới một cách đồng bộ, trong đó cần đặc biệt chú trọng đổi mới hệ thống
thông tin kế toán.
Thực tế hiện nay cho thấy công tác tổ chức hạch toán kế toán ở nhiều doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định còn nhiều yếu kém. Do đó việc hoàn
thiện đổi mới tổ chức hạch toán kế toán có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn nghiên cứu thực tế và đưa ra
các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Nam Định, tác giả đã chọn vấn đề “Hoàn thiện tổ chức hạch
toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định” .
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp ở các khía cạnh và phạm vi khác nhau như: Đề tài: “Hoàn thiện tổ
chức hạch toán kế toán phục vụ phân cấp quản lý tài chính ở các đơn vị kinh doanh
du lịch” (năm 1998) của tác giả Ngô Hà Tấn. Tác giả Nguyễn Thị Lan (năm 2001)
với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán hoạt động sự nghiệp nghiên cứu
khoa học công nghệ Việt Nam”; Tác giả Vũ Thu Hương (năm 2004) với đề tài:
“Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam”; Tác
giả Nguyễn Thị Bích Nga (năm 2005) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế
toán trong các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính viễn thông
VN”; Tác giả Nguyễn Thị Hồng Văn (năm 2006) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức
hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp liên doanh gas khu vực phía Bắc”; Tác
giả Bùi Thu Vân (năm 2008) với đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nước uống tinh khiết trên địa bàn Hà Nội”...
Cho đến nay, chưa có công trình khoa học dưới dạng luận văn, luận án nào
nghiên cứu về tổ chức hạch toán kế toán tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn
tỉnh Nam Định. Vì vậy đề tài này qua phân tích thực trạng đã đưa ra những giải
pháp có tính khoa học góp phần hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định cả về tổ chức bộ máy kế toán và
tổ chức công tác kế toán.
1.3. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa và khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức hạch
toán kế toán trong các doanh nghiệp.
- Qua khảo sát, trình bày và phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế toán
trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, đánh giá những ưu
điểm và tồn đọng và các nguyên nhân chủ yếu
- Đưa ra phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế
toán cũng như các điều kiện thực hiện các giải pháp đó.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Những vấn đề lý luận cơ bản nào về tổ chức hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp?
(2) Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên
địa bàn tỉnh Nam Định như thế nào?
(3) Tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh
Nam Định có những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân như thế nào?
(4) Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định như thế nào?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, trong đó có hướng tới các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính
trong các doanh nghiệp.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn là phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lê-nin. Tác giả trình bày,
đánh giá, phân tích các vấn đề trong mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và tính
lịch sử của chúng. Ngoài ra, tác giả đã kết hợp với các phương pháp cụ thể như: Thu
thập, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, phỏng vấn, khảo sát.
1.7 Những đóng góp mới của luận văn:
Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ các vấn đề lý luận cơ
bản về tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
Về mặt thực tiễn: Luận văn đã phân tích thực trạng tổ chức hạch toán kế toán
trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định, nêu rõ những ưu điểm,
tồn tại và các nguyên nhân chủ yếu. Từ đó đề xuất được những giải pháp phù hợp
với đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định góp phần hoàn thiện
tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp cũng như các điều kiện để thực
hiện các giải pháp đó.
1.8 Kết cấu luận văn
Luận văn kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận chung về tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp.
Chương 3: Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt
may trên địa bàn tỉnh Nam Định
Chương 4: Các giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các
doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định.
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1 Bản chất, vai trò và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán kế toán
2.1.1 Bản chất của tổ chức hạch toán kế toán
Kế toán ra đời do yêu cầu trong việc ghi nhận các thông tin cần thiết cho các
hoạt động xã hội loài người và trở thành công cụ không thể thiếu được trong công
tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào.
Hiện nay, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, có nhiều quan
điểm khác nhau về tổ chức hạch toán kế toán như: Quan điểm tổ chức hạch toán kế
toán là việc tổ chức vận dụng các phương pháp kế toán để liên kết các yếu tố cấu
thành, các công việc của hạch toán kế toán. Cũng có quan điểm cho rằng tổ chức
hạch toán kế toán là việc thiết lập mối quan hệ giữa các phương pháp kế toán trong
từng nội dung hạch toán cụ thể và trong từng điều kiện cụ thể nhằm phản ánh chính
xác, kịp thời tình hình tài sản và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp.
Một quan điểm phổ biến khác cho rằng, tổ chức hạch toán kế toán là sự thiết lập
mối quan hệ qua lại giữa đối tượng kế toán, phương pháp kế toán, bộ máy kế toán
để phát huy cao nhất tác dụng của kế toán trong công tác quản lý đơn vị.
Tổng hợp từ các quan điểm trên, có thể nêu lên bản chất của tổ chức hạch toán
kế toán là việc sắp xếp hợp lý các khối lượng công tác kế toán và bộ máy nhân sự
của kế toán trên cơ sở vận dụng hệ thống phương pháp kế toán, các nguyên tắc kế
toán, các căn cứ nhất định và trong những điều kiện, đặc điểm cụ thể của đơn vị
nhằm thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra của kế toán.
2.1.2 Vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong hoạt động quản lý của các
doanh nghiệp
Một là, thông tin hạch toán kế toán phục vụ cho rất nhiều đối tượng, không
chỉ cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc ra quyết định kinh doanh cho phù
hợp mà còn cho các đối tượng bên ngoài như các nhà đầu tư, người mua, người bán,
các ngân hàng, chủ nợ, cơ quan chức năng...
Hai là, tổ chức hạch toán kế toán tốt sẽ giúp cho đơn vị có được bộ máy kế
toán gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, góp phần tinh giản bộ máy quản lý của đơn vị,
nâng cao hiệu suất lao động kế toán và hiệu lực của bộ máy quản lý.
Ba là, tổ chức hạch toán kế toán tốt sẽ là cơ sở quan trọng để quản lý tài chính
có hiệu quả được thể hiện qua các yếu tố như: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán,
tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức hệ thống
báo cáo kế toán.
2.1.3 Nhiệm vụ tổ chức hạch toán kế toán
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở đơn vị.
- Tổ chức vận dụng các nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán hiện hành, vận
dụng hình thức kế toán hợp lý vào công tác kế toán
- Xác định rõ mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộ máy kế toán với các bộ
phận quản lý khác nhau trong đơn vị.
- Tổ chức áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật, khoa học quản lý tiên
tiến và công tác kế toán
- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho nhân viên
kế toán.
2.2 Các yêu cầu, nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp.
2.2.1 Yêu cầu tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
Thứ nhất, tổ chức hạch toán kế phải đảm bảo thực hiện đầy đủ chức năng
nhiệm vụ kế toán trong đơn vị: thu nhận, kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin kế
toán đáp ứng yêu cầu quản lý, quản trị của doanh nghiệp và của nhà nước
Thứ hai, cũng giống như hoạt động sản xuất khác, tổ chức công tác kế toán
phải có tính hiệu quả nghĩa là chi phí tối thiếu mà kết quả phải tối đa.
Thứ ba, tổ chức hạch toán kế toán phải đảm bảo yêu cầu khoa học và hợp lý
trên cơ sở chấp hành đúng các nguyên tắc tổ chức và phù hợp với các chính sách,
chế độ, thể lệ quy chế tài chính kế toán hiện hành.
Thứ tư, tổ chức hạch toán kế toán phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tổ
chức sản xuất, tổ chức quản lý, quy mô và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ năm, tổ chức hạch toán kế toán phải giúp nhà quản lý kiểm tra, bảo vệ
tài sản và giám sát được các khoản chi phí tránh thất thoát cho doanh nghiệp, tránh
được các khoản tham ô, lãng phí.
2.2.2 Nguyên tắc tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
- Nguyên tắc phù hợp
- Nguyên tắc thống nhất
- Nguyên tắc bảo đảm tuân thủ luật, chế độ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán
hiện hành
- Nguyên tắc tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả
- Nguyên tắc linh hoạt
2.3 Nội dung tổ chức hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.
2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy kế toán trong doanh nghiệp là việc tập hợp cán bộ, nhân
viên kế toán cùng các phương tiện kỹ thuật ghi chép, tính toán, thông tin được trang
bị để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu
tổng hợp, phân tích và cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của doanh
nghiệp, phục vụ công tác quản lý.
2.3.1.1 Lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán.
Hiện nay, tổ chức bộ máy kế toán có thể theo một trong ba hình thức sau đây:
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung:
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán
- Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán (kết hợp)
2.3.1.2 Phương thức tổ chức bộ máy kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán thường được thực hiện theo ba phương thức:
Phương thức trực tuyến
Phương thức trực tuyến – tham mưu
Phương thức chức năng
Ngoài ra còn có thể hình thành nhiều kiểu tổ chức bộ máy kế toán khác như
phương thức liên hợp: kết hợp cả 3 phương thức trên
2.3.2 Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp
2.3.2.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Nội dung tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán: bao gồm tổ chức hệ
thống chứng từ kế toán và tổ chức luân chuyển chứng từ kế toán.
2.3.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán là việc xác định loại tài khoản, số lượng tài
khoản tổng hợp, tài khoản chi tiết phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh
nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản thống nhất do Bộ Tài chính ban hành của
doanh nghiệp.
2.3.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là thiết lập cho doanh nghiệp một bổ sổ kế toán
tổng hợp và chi tiết có chủng loại, số lượng, hình thức kết cấu theo một hình thức kế
toán nhất định và phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp.
Các hình thức ghi sổ kế toán sau: Hình thức Nhật ký - sổ cái, Hình thức kế
toán Chứng từ ghi sổ, Hình thức kế toán Nhật ký - chứng, Hình thức Nhật ký chung,
Hình thức kế toán máy
2.3.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Nội dung tổ chức hệ thống báo cáo kế toán gồm tổ chức báo cáo hệ thống
báo cáo tài chính và tổ chức báo cáo kế toán quản trị.
2.3.2.5. Tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức hạch toán kế
toán.
Kiểm tra kế toán là sự kiểm tra trong nội bộ hoặc của các cơ quan chức năng
và các cơ quan chủ quản cấp trên đối với việc chấp hành các quy định của luật, chế
độ, chuẩn mực kế toán ở các doanh nghiệp
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng máy vi tính là quá trình
ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán, nhằm hỗ trợ công
tác kế toán trong việc thu nhận, xử lý, tính toán, lưu trữ, tìm kiếm và cung cấp thông
tin kế toán.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP DỆT MAY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.1 Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam
Định
3.1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may
trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện có hơn 60 doanh nghiệp ngành dệt may
trong đó có các doanh nghiệp có tiềm lực lớn và có thương hiệu
Sản phẩm mà các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định cung
cấp rất đa dạng bao gồm: các mặt hàng may mặc như áo sơmi, áo jacket, áo khoác,
áo phông, quần áo lót, giày dép, chăn ga gối đệm..., các sản phẩm dệt nhuộm,
nguyên phụ liệu phục vụ công nghiệp may mặc.
Thị trường tiêu thụ bao gồm cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Trong các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định tồn tại chủ yếu
ba loại hình sản xuất sau: Nhận gia công theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng xuất khẩu
trực tiếp và sản xuất hàng tiêu thụ nội địa.
Về đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ: Sản phẩm hoàn thành phải
trải qua nhiều giai đoạn sản xuất.
3.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh
Nam Định.
Các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định được tổ chức quản lý
theo mô hình trực tuyến. Mọi công việc đều được thực hiện theo tuần tự và được
giám sát chặt chẽ từ trên xuống dưới.
3.2 Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp dệt may trên
địa bàn tỉnh Nam Định
3.2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
Qua khảo sát tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định cho
thấy bộ máy kế toán tại các doanh nghiệp tổ chức theo mô hình kế toán tập trung.
Các tồn tại trong tổ chức bộ máy kế toán chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân
có quy mô nhỏ. Trong các doanh nghiệp này số đông cán bộ kế toán có trình độ
không cao, chưa qua đào tạo cơ bản, chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường và
kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau
3.2.2 Thực trạng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Qua khảo sát các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn, phần lớn các doanh
nghiệp đã xây dựng hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ theo đúng quy định,
phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp
cũng đã thiết kế quy trình luân chuyển chứng từ một cách khoa học, phù hợp với
quy định chung và đặc điểm của từng doanh nghiệp. Đối với mỗi nghiệp vụ kế toán
đều có quy trình luân chuyển chứng từ riêng .Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại chủ
yếu sau:
Một là, tình trạng ghi sổ kế toán khi chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ
Hai là, một số quy trình luân chuyển chứng từ chưa khoa học và chưa đúng
quy định
Ba là, tại nhiều doanh nghiệp do số lượng giao dịch lớn nên vẫn còn tồn tại
tình trạng không phản ánh kịp thời các nghiệp vụ phát sinh vào hệ thống kế toán.
3.2.3 Thực trạng tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
Thực tế khảo sát cho thấy, nhìn chung việc tổ chức hệ thống tài khoản kế
toán tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn đã tuân thủ các quy định của Chế độ
kế toán doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp đã tiến hành nghiên cứu, vận
dụng và chi tiết hóa để xây dựng cho doanh nghiệp mình một hệ thống tài khoản
riêng, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Một số tồn tại
chủ yếu là:
Thứ nhất, không sử dụng đủ tài khoản theo quy định của chế độ kế toán hiện
hành.
Thứ hai, sử dụng sai tài khoản để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Thứ ba, việc sử dụng một số tài khoản tại một số doanh nghiệp chưa thích hợp
và chưa đúng với quy định. Một số tài khoản sử dụng cần chi tiết hơn nữa.
3.2.4 Thực trạng tổ chức hệ thống sổ kế toán
Thực tế khảo sát cho thấy việc sử dụng sổ kế toán tổng hợp và chi tiết tại các doanh
nghiệp khá hoàn thiện tuy nhiên tại một số doanh nghiệp sổ kế toán áp dụng máy vi
tính không được in ra định kỳ hàng tháng và không mở đầy đủ các loại sổ theo đúng
quy định.
3.2.5 Thực trạng tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Thực tế cho thấy, về cơ bản các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam
Định đã thực hiện khá tốt các quy định về tổ chức Báo cáo tài chính trong chế độ kế
toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Báo cáo tài chính được các doanh nghiệp lập hàng năm theo đúng mẫu biểu
quy định, bao gồm đầy đủ 4 loại báo cáo tài chính và được gửi đúng hạn đến các cơ
quan chức năng.
Ngoài việc lập báo cáo theo các chế độ kế toán hiện hành, một số doanh
nghiệp còn lập các báo cáo phục vụ cho quản lý nội bộ. Tuy nhiên việc lập các báo
cáo nội bộ chưa được chú trọng thích đáng.
3.2.6 Thực trạng tổ chức kiểm tra và ứng dụng công nghệ tin học trong tổ chức
hạch toán kế toán
Công tác kiểm tra kế toán tại các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh
Nam Định chưa được chú trọng, chủ yếu là thông qua bộ máy kế toán của đơn vị.
Các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định đều ứng dụng máy
tính trong công tác kế toán, nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán trong tổ
chức công tác kế toán tại đơn vị. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp ứng dụng phần
mềm kế toán trong công tác kế toán nhưng việc tổ chức mã hóa các tài khoản, mã
hóa các nguyên vật liệu, tài sản, sản phẩm chưa khoa học nên chưa phát huy hết
được tính năng ưu việt của phần mềm kế toán.
CHƢƠNG 4
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
4.1 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định
4.1.1 Ưu điểm: Đánh giá những ưu điểm về bộ máy kế toán và về thực tế vận dụng
chế độ kế toán tại các doanh nghiệp
4.1.2 Tồn tại và nguyên nhân: Đánh giá các tồn tại về bộ máy kế toán, về tổ chức
chứng từ kế toán, về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống
sổ kế toán, về tổ chức kiểm tra kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ
chức hạch toán kế toán và nêu nguyên nhân của các tồn tại
4.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh
nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định
4.2.1 Định hướng phát triển của các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam
Định đến năm 2020
Trong chiến lược phát triển công nghiệp dệt may đến năm 2020 của tỉnh Nam
Định thì dệt may được xác định là nền công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn trong xuất
khẩu.
4.2.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định
Ngày nay, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
đồng thời cũng tạo ra cả những áp lực cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và
các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Nam Định nói riêng. Trong tình hình
thực tế này, một trong những yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh là một
hệ thống quản lý khoa học, hiện đ