Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Toàn cầu hoá có tính hai mặt mà mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Trong bối cảnh như vậy, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và muốn phát triển thì các Ngân hàng thương mại cần phải hoàn thiện tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý của mình để nhằm đáp ứng với sự thay đổi không ngừng nghỉ của những biến động của nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu. Một bộ máy tổ chức hoạt động có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù hợp với đều kiện mới, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của một tổ chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao. Mặt khác, sự tồn tại của tổ chức hoạt động như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống nhất, có phương hướng rõ ràng; đồng thời làm cho hoạt động của tổ chức ổn định, thu hút được mọi người tham gia và có trách nhiệm với công việc hơn. Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế. Mà nguyên nhân quan trọng nhất là từ tổ chức hoạt động, đặc biệt là bộ máy quản lý phát triển chưa phù hợp với mức độ tăng trưởng hoạt động của các tổ chức tín dụng đó. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong thời kỳ mới, các Ngân hàng cần thiết phải cải tổ bộ máy quản lý cũng như tổ chức hoạt động của mình. Chính vì điều này, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới, bất luận đó là nền kinh tế có quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào. Toàn cầu hoá có tính hai mặt mà mặt trái của nó có ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Trong bối cảnh như vậy, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và muốn phát triển thì các Ngân hàng thương mại cần phải hoàn thiện tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý của mình để nhằm đáp ứng với sự thay đổi không ngừng nghỉ của những biến động của nền kinh tế trong nước cũng như toàn cầu. Một bộ máy tổ chức hoạt động có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù hợp với đều kiện mới, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần phải đánh giá mức độ hợp lý của một tổ chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao. Mặt khác, sự tồn tại của tổ chức hoạt động như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống nhất, có phương hướng rõ ràng; đồng thời làm cho hoạt động của tổ chức ổn định, thu hút được mọi người tham gia và có trách nhiệm với công việc hơn. Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế. Mà nguyên nhân quan trọng nhất là từ tổ chức hoạt động, đặc biệt là bộ máy quản lý phát triển chưa phù hợp với mức độ tăng trưởng hoạt động của các tổ chức tín dụng đó. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trong thời kỳ mới, các Ngân hàng cần thiết phải cải tổ bộ máy quản lý cũng như tổ chức hoạt động của mình. Chính vì điều này, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Thông qua việc nghiên cứu phân tích thực trạng tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam cùng những thành công và hạn chế trong tổ chức hoạt động của một số Ngân hàng thương mại luận văn đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Để thực hiện được mục đích đó, bằng thu thập, phân tích dữ liệu, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp so sánh các tài liệu và số liệu thực tiễn thu thập được từ các phòng ban tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, luận văn đã đề ra một số nhiệm vụ: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận tổ chức hoạt động tại doanh nghiệp và tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại. - Đánh giá tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nhằm tìm ra những vấn đề tồn tại và nguyên nhân của những khuyết điểm của tổ chức hoạt động. - Đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chương 1: Trong chương 1, tác giả trình bày lý luận chung về tài trợ thương mại bao gồm:khái niệm và đặc điểm của hoạt động tài trợ thương mại của Ngân hàng thương mại,ý nghĩa của nội dung hoạt động tài trợ thương mại, nội dung của tổ chức hoạt động tài trợ thương mại, điều kiện thực hiện hiệu quả tổ chức hoạt động tài trợ thương mại và các nhân tốt ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động. Tài trợ thương mạitheo tác gi ả có thể hiểu như sau:là hình thức Ngân hàng hỗ trợ cho đơn vị tổ chức hoặc doanh nghiệp thông qua các dịch vụ như: dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh nước ngoài,... mà ở đó khách hàng tham gia giao dịch tài trợ thương mạiphảitrả một khoản phí nhất định để được hưởng những quyền lợi và tiềm năng thương mại có thể mang lại từ viêc̣ tài trơ ̣chương trình. TTTM là cầu nối giữa người mua và người bán. TTTM khác với các hoạt động cho vay thương mại, vay thế chấp hay bảo đảm khác ở chỗ: tiền nhiều khi không được chuyển trực tiếp toàn bộ cho người yêu cầu mà chuyển cho một bên thứ ba khác. TTTM thường chỉ áp dụng cho từng giao dịch cụ thể và không tính vào hạn mức cho vay. Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp chính là để thực hiện tầm nhìn, mục tiêu trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, thiếu một chiến lược phát triển phù hợp thì mục tiêu của doanh nghiệp rất khó thực hiện hoặc dễ bị đi chệch hướng. Khi không có chiến lược phát triển, doanh nghiệp cũng rất khó đánh giá được mức độ thực thi của tầm nhìn. Hoạt động tài trơ ̣thương maịg ồm các dịch vụ như: dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ, bảo lãnh nước ngòai,...Tại đây, khách hàng tham gia giao dịch tài trợ thương mạiphảitrả một khoản phí nhất định để được hưởng những quyền lợi và tiềm năng thương mại có thể mang lại từ viêc̣ tài trơ ̣chương trình. Tổ chức bộ máy quản lý có rất nhiều nội dung, dưới đây là các nội dung chính: Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ; Xác định tổ chức bộ máy quản lý theo khâu và cấp quản lý. Xác định mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Xây dựng lực lượng thực hiện các chức năng quản lý phải căn cứ vào quy mô đơn vị. Tổ chức hoạt động trong doanh nghiệp cũng bao gồm các hoạt động xã hội, hoạt động đối nội đối ngoại, hoạt động giao lưu văn hóaDoanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động trên không chỉ giúp bản thân doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động gồm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố khách quan bao bồm: môi trường kinh tế trong nước, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, yếu tố công nghệ. Nhân tố chủ quan bao gồm: chiến lược của tổ chức, chính sách khách hàng,nền tảng công nghệ thông tin và nhân tố con người. Chương 2: Tại chương 2, tác giả phân tích thực trạng tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Từ khung lý thuyết cơ bản ở Chương 1, tác giả đưa ra những nhân tố khách quan và chủ quan có lợi thế trong tổ chức hoạt động tại Trung tâm như có có kinh nghiệm trong hoạt động tài trợ thương mại, cơ cấu tổ chức hợp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cùng với kết quả hoạt động kinh doanh tốt có ảnh hưởng tích cực đến tổ chức hoạt động tại Trung tâm. Tác giả đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và thấy rằng tổ chức hoạt động tại Trung tâm đã đạt được những thành tích đáng kể như: Thứ nhất, đội ngũ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm quản lý, tổ chức bộ máy quản lý đã dần được mở rộng, các phòng, khoa, viện, trung tâm đã từng bước hoàn thiện bộ máy quản lý. Thứ hai, tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm góp phần đẩy mạnh khả năng hội nhập quốc tế. Sự phân định quyền hạn rõ ràng theo chức năng, nhiệm vụ nhằm đáp ứng mục tiêu chung của tổ chức. Thông tin được truyền đi thông suốt giữa các phòng ban, việc thực hiện công việc được phối hợp nhịp nhàng nhưng chưa thực sự chặt chẽ. Thứ ba, Trung tâm có qui chế hoạt động cho từng phòng ban, nên các phòng ban đều nắm được chức năng, nhiệm vụ của mình, phát huy được ưu điểm của quyền hạn chức năng trong việc ra quyết định, thực hiện quyết định và kiểm soát quyết định được thực hiện thống nhất, cụ thể. Thứ tư, trong những năm qua, Trung tâm không những duy trì mà còn đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại để luôn xứng đáng với vai trò là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Hoạt động tài trợ thương mại tại Trung tâm ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ trên cơ sở khai thác tối đa tiềm lực để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế. Thứ năm, với bề dày và kinh nghiệm hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại, Trung tâm đã xây dựng được hệ thống mạng lưới lý tưởng trên 40 tỉnh thành trên cả nước với một hệ thống khách hàng lớn và truyền thống. Thứ sáu, trong điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn, Trung tâm đã tăng cường được công tác quản trị rủi ro thông qua triển khai mô hình tín dụng mới, đổi mới về tư duy quản lý và phương thức quản lý trong quản trị rủi ro tiếp cận kinh nghiệm tiên tiến. Bên cạnh các ưu điểm đã được chỉ ra trong khi phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ thương mại nêu trên, tổ chức hoạt động tại Trung tâm còn một số tồn tại, vướng mắc cần được quan tâm giải quyết như: Thứ nhất, cơ cấu nhân sự chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn phát triển của Trung tâm, quản lý các nhiệm vụ còn thụ động chưa tương xứng với khả năng vị thế của Trung tâm. Bên cạnh đó số lượng nhân sự còn thiếu, còn sự chồng chéo trong nhiệm vụ của Phó giám đốc trung tâm. Thứ hai, Trung tâm mới chỉ tập trung ở việc tài trợ thương mại với thời gian ngắn hạn là chủ yếu. Thứ ba, các hình thức tài trợ thương mại chưa phong phú và đa dạng. Thứ tư, Trung tâm còn chậm đổi mới trong công tác khách hàng, công tác tiếp thị, quảng cáo về sản phẩm dịch vụ để nâng cao uy tín, thương hiệu Ngân hàng chưa được triển khai mạnh mẽ, thực hiện còn thụ động. Ở một số bộ phận, phong cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng còn kém. Cơ sở hạ tầng có phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp sự phát triển nhanh chóng nên đã hạn chế khả năng thực hiện giao dịch và thu hút khách hàng ở nhiều đơn vị trong hệ thống. Từ thực tiễn hoạt động tài trợ thương mại cho thấy những tồn tại trong hoạt động này được phát sinh từ nhiều phía, từ bản thân Ngân hàng, từ khách hàng trong nước hoặc khách hàng nước ngoài và các tổ chức lừa đảo nước ngoài. - Thứ nhất,trình độ cán bộ tài trợ thương mại ở một số nơi còn hạn chế, còn non yếu nghiệp vụ, thiếu kinh nghiệm, thiếu thận trọng trong xử lý nghiệp vụ. - Thứ hai,sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chưa đáp ứng được hết nhu cầu dịch vụ ngày cùng cao của khách hàng và của thương mại quốc tế trong xu thế tồn cầu hóa ngày nay. - Thứ ba, sự thiếu thông tin về thương nhân và Ngân hàng nước ngoài, khả năng thu thập thông tin để đánh giá năng lực của khách hàng trong cả nước chưa được chú trọng. - Thứ tư, công nghệ cho hoạt động thanh toán quốc tế chưa hòan thiện,các chương trình phục vụ cho hoạt động tài trợ thương mại còn hạn chế. - Thứ năm, khách hàng chưa nắm vững luật kinh tế, tạo sơ hở về mặt pháp lý khi ký kết hợp đồng và khi xảy ra tranh chấp không có cơ sở khiếu nại. Khách hàng ít nắm bắt thông tin về đối tác nước ngoài, dễ dãi, cả tin, chạy theo lợi nhuận. Thậm chí, một số doanh nghiệp không thực hiện đng cam kết với Ngân hàng trong và ngoài nước. Chương 3: Tại chương 3, tác giả trình bày phương hướng hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại. Theo như những phân tích tại Chương 2, việc hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm là hoàn toàn cần thiết. Do đó, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động tại Trung tâm tài trợ thương mại, Hội sở chính Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Namđến năm 2020 như sau: - Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm tài trợ thương mại: + Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý + Phát triển đội ngũ cán bộ về mặt số lượng và chất lượng + Nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, môi trường làm việc, văn hóa làm việc - Nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tài trợ thương mại của Trung tâm + Hoàn thiện tổ chức hoạt động trong quản trị rủi ro tài trợ thương mại + Hoàn thiện mạng lưới Ngân hàng đại lý + Hoàn thiện tổ chức mạng lưới thông tin khách hàng Để thực hiện được tất cả các giải pháp trên, cần có sự giúp đỡ rất lớn của Ngân hàng nhà nước. Do đó, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước để đảm bảo thực hiện những giải pháp trên. Tác giả hy vọng những ý kiến của mình có thể hữu ích khi áp dụng vào thực tế, giúp Trung tâm tài trợ thương mại có thể hoàn thiện tổ chức hoạt động của Trung tâm và đảm bảo mục tiêu kinh doanh.
Luận văn liên quan