Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân

Vai trò của công tác kế toán hành chính sự nghiệp song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị HCSN dưới sự quản lý của nhà nước cũng đã từng bước được kiện toàn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội. Để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì một trong những biện pháp được quan tâm đó là hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị. Tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị HCSN. Là một cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Công an, Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân với quy mô đào tạo trên 4000 học viên và trên 500 cán bộ giáo viên trong giai đoạn 2011 - 2020. Qua khảo sát thực tế cho thấy, tổ chức kế toán tại Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân mặc dù đang từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn bất cập, còn bị động khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán Do đó, thong tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước. Vì vậy vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngành giáo dục nói chung và Bộ công an nói riêng. Qua nghiên cứu lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn vị HCSN và HCSN có thu đồng thời tổng kết thực tiễn hoạt động tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân, tôi đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân”

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vai trò của công tác kế toán hành chính sự nghiệp song hành cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị HCSN dưới sự quản lý của nhà nước cũng đã từng bước được kiện toàn, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội. Để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị trường thì một trong những biện pháp được quan tâm đó là hoàn thiện tổ chức kế toán tại các đơn vị. Tổ chức kế toán khoa học sẽ góp phần quan trọng vào việc thu thập, xử lý thông tin, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời, có ảnh hưởng đến kết quả sử dụng các nguồn lực nhằm hoàn thành tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao của các đơn vị HCSN. Là một cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Bộ Công an, Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân với quy mô đào tạo trên 4000 học viên và trên 500 cán bộ giáo viên trong giai đoạn 2011 - 2020. Qua khảo sát thực tế cho thấy, tổ chức kế toán tại Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân mặc dù đang từng bước hoàn thiện nhưng vẫn còn bất cập, còn bị động khi chuyển đổi sang cơ chế tài chính mới, xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toánDo đó, thong tin do kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành chính, ít có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính của đơn vị, tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí của Nhà nước. Vì vậy vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo của ngành giáo dục nói chung và Bộ công an nói riêng. Qua nghiên cứu lý luận về tổ chức kế toán trong các đơn vị HCSN và HCSN có thu đồng thời tổng kết thực tiễn hoạt động tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật Hậu cần Công an nhân dân, tôi đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân” làm đề tài nghiên cứu của mình. ii Nội dung chính của của luận văn ngoài lời mở đầu, kết luận bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu Chương 3: Thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND. Chương 4: Giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong chương 1, tác giả trình bày cụ thể các vấn đề về: - Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. - Tổng quan tài liệu nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức kế toán: tác giả nêu những công trình nghiên cứu là các luận văn thạc sỹ về vấn đề hoàn thiện tổ chức kế toán tại các doanh nghiệp hoặc đơn vị sự nghiệp. - Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp nghiên cứu: áp dụng phương pháp thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp tại Trường kết hợp với phương pháp phỏng vấn bao gồm các vấn đề về đặc điểm, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Trường; về tổ chức kế toán tại Trường ( tổ chức bộ máy kế toán, tổ chức công tác kế toán). Sau đó đánh giá ưu, nhược điểm cũng như nguyên nhân từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND trong thời gian tới. - Các đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP CÓ THU Nội dung của Chương 2, đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận về tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, được trình bày thành 3 vấn đề sau: - Khái quát chung về đơn vị HCSN và HCSN có thu bao gồm: iii + Khái niệm về đơn vị HCSN và HCSN có thu. + Phân loại đơn vị HCSN: theo tính chất, theo phân cấp quản lý tài chính và theo quan điểm về thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tại Nghị định 43/2006/CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. + Hoạt động tài chính, đặc điểm, nhiệm vụ của các đơn vị HCSN có thu. - Từ những vấn đề tổng quan, tác giả đưa ra những yêu cầu, nguyên tắc và ý nghĩa của tổ chức kế toán trong các đơn vị HCSN có thu. - Nội dung của tổ chức kế toán trong đơn vị HCSN có thu: Để phục vụ cho việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, trong phần này tác giả trình bày các nội dung về: + Yêu cầu, hình thức, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kế toán; trách nhiệm của đơn vị trong việc tổ chức bộ máy kế toán. + Cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán: tổ chức chứng từ kế toán, tổ chức hệ thống tài khoản kế toán, tổ chức hệ thống sổ kế toán, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán, tổ chức kiểm tra kế toán. + Việc ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán tại các đơn vị HCSN có thu. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CÔNG AN NHÂN DÂN Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an nhân dân (T36) được thành lập ngày 21/10/2010 theo quyết định số 1945/QĐ TTg của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung cấp Kỹ thuật Nghiệp vụ Công an nhân dân. Tuy mới thành lập nhưng Nhà Trường đã có quá trình lịch sử phát triển lâu dài; qua nhiều các cấp đào tạo, địa điểm và tên gọi khác nhau, từ trường đào tạo hạ sĩ quan, đến trung cấp và nay là đào tạo trình độ Đại học. Trong chương 3, tác giả đi mô tả thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND. Cụ thể trong chương này giải quyết những vấn đề: iv Thứ nhất, luận văn đã giới thiệu khái quát chung về Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND bao gồm: - Lịch sử hình thành, phát triển và các ngành nghề đào tạo. - Chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy của Trường - Đồng thời, tác giả tìm hiểu về đặc điểm công tác tài chính của Trường và sự ảnh hưởng của công tác quản lý tài chính tới tổ chức kế toán tại Trường: nhận thấy Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND là đơn vị sự nghiệp dự toán cấp 2, có tư cách pháp nhân có con dấu và tài khoản riêng; tự chủ về mặt tài chính. Bên cạnh đó thì trường có 3 Trung tâm trực thuộc có thu, song kết quả hoạt động tài chính trong năm của các Trung tâm này được báo cáo về Tổng cục chính trị CAND theo dõi, quản lý. Hằng năm, các Trung tâm sẽ nộp về cho Trường theo tỷ lệ phần trăm đã được khoán thu. Và do các Trung tâm mới được thành lập nên nguồn thu chưa nhiều, vì vậy phần trăm nộp về Trường còn ít không đáng kể. Thứ hai, tác giả đi vào nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND. - Đầu tiên, tác giả đi vào nghiên cứu tìm hiểu tổ chức bộ máy kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp. Qua đó nhận thấy, đặc điểm khối lượng công tác kế toán tại Trường không nhiều nên tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung để phân công công việc cho phù hợp với khả năng trình độ, năng lực của cán bộ. Với mô hình này, đơn vị chỉ tổ chức một Tổ - Tổ Tài vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán tài chính tại Trường. Hiện nay, bộ máy kế toán Nhà trường bao gồm 8 nhân viên với các trình độ khác nhau từ cao đẳng đến đại học. - Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu nội dung tổ chức công tác kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND trên các vấn đề: + Tổ chức chứng từ kế toán tại Trường: Tác giả đi vào nghiên cứu hệ thống Chứng từ kế toán áp dụng tại Trường; danh mục các chứng từ sử dụng tại Trường, công tác tổ chức các chứng từ chủ yếu tại Trường (chứng từ về tiền lương, chứng từ về vật tư, tài sản cố định và tiền tệ); quy trình luân chuyển chứng từ thu - chi. v + Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán Nhà trường vận dụng, áp dụng theo hệ thống tài khoản kế toán Bộ Tài chính ban hành bên cạnh đó có vận dụng theo một số nội dung, sửa đổi áp dụng trong ngành Công an nhân dân, cụ thể với tài khoản 152 và tài khoản 337 - đây là tài khoản đặc thù của Bộ Công an. Trong hệ thống tài khoản trường sử dụng, bộ phận kế toán không sử dụng loại tài khoản các khoản phải thu - TK 511, do đó các khoản thu từ các Trung tâm nộp về được Nhà trường toàn quyền sử dụng, không phải trích nộp Nhà nước, vì vậy kế toán hạch toán tăng nguồn quỹ cơ quan. + Về tổ chức hệ thống sổ kế toán: Hiện nay việc ghi chép sổ sách kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND được áp dụng theo hình thức Chứng từ ghi sổ - đây là hình thức ghi chép mà Bộ Công an quy định chung cho toàn bộ hệ thống kế toán trong các đơn vị thuộc lực lượng CAND. + Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Việc lập báo cáo tài chính tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND được thực hiện lập hàng quý theo qui định mà chưa chú trọng tới việc lập báo cáo tài chính năm, việc lập các báo cáo này chỉ cần thông qua thao tác in ấn ngay sau khi thực hiện song việc xử lý dữ liệu điều chỉnh, kết chuyển trong phần mềm kế toán. Tác giả đã trích dẫn một bộ báo cáo tài chính quý cho thấy về cơ bản công tác lập BCTC chấp hành đúng quy định, trường đã thực hiện công tác công khai tài chính, song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế. + Về tổ chức kiểm tra kế toán: tổ chức bộ máy kế toán Nhà trường không xây dựng hệ thống tổ chức bộ phận kiểm tra kế toán riêng mà do các nhân viên kế toán tự thực hiện kiểm tra trước khi ghi sổ, kế toán trưởng đảm nhiệm kiểm tra chung, định kỳ trước khi lập báo cáo tài chính. - Thứ ba, tác giả nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND: Hiện nay, Trường đã ứng dụng CNTT vào tổ chức công tác kế toán. Phần mềm kế toán Trường đang áp dụng hiện nay là phần mềm kế toán KTV của Cục Tài chính - Bộ Công an áp dụng chung cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ phù hợp với đặc điểm riêng của Ngành. Bên cạnh đó, phần mềm kế toán KTV vẫn chưa thực hiện được trong môi trường kết nối mạng vi LAN cũng như mạng WAN, việc nhập dữ liệu kế toán được thực hiện tập trung vào một hoặc một vài bộ phận. Do đó, việc lựa chọn giải pháp quản lý tài chính tại Trường sẽ trở nên khó khăn khi sử dụng hay khi nâng cấp, mở rộng hệ thống. Thêm nữa, hiện nay tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND việc ứng dụng CNTT vẫn chưa được khai thác triệt để tối đa trong việc trả lương cho cán bộ chiến sỹ qua tài khoản thanh toán cá nhân, mà vẫn sử dụng hình thức phát lương tay. Do đó, làm cho công việc của kế toán trở nên cồng kềnh hơn, chưa khoa học và thiếu ứng dụng khoa học công nghệ. - Cuối cùng chương 3, tác giả đưa ra đánh giá về tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu cần CAND những kết quả dã đạt được cũng với các hạn chế còn tồn tại. Từ đó tìm ra các nguyên nhân và là cơ sở để đề xuất các giải pháp ở chương 4. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT - HẬU CẦN CAND Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, ở chương 4 tác giả đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường để Trường có thể vững mạnh trên mặt công tác kế toán tài chính từ đó đảm bảo đề án phát triển Trường đi đúng định hướng. Các giải pháp cụ thể qua các mặt: - Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán - Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán: Tổ chức chứng từ; tổ chức hệ thống tài khoản; tổ chức sổ kế toán; tổ chức báo cáo kế toán; tổ chức kiểm tra kế toán. - Hoàn thiện việc ứng dụng CNTT trong tổ chức kế toán tại Trường. Để việc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường đạt hiệu quả đòi hỏi sự nỗ lực từ phía Nhà trường bên cạnh đó thì Nhà nước và các cơ quan chức năng cũng cần tạo điều kiện hơn nữa. Bên cạnh những mặt tích cực thì luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế về phạm vi nghiên cứu. Những nhận định và phương pháp giải quyết vấn đề vẫn còn mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, đề tài chỉ nghiên cứu trong phạm vi cụ thể tại vii Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, do vậy giải pháp nêu ra chỉ mang tính gợi mở và chỉ có giá trị thực tiễn đối với Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND. KẾT LUẬN Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND đang đứng trước những thách thức trong việc thực hiện nội dung đề án phát triển trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Do đó, việc hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND là vấn đề hết sức cần thiết, nhằm phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế, phù hợp với tiến trình đổi mới. Trên cơ sở khảo sát thực trạng tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND, Luận văn đã đánh giá một cách khách quan những kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn tồn tại cần hoàn thiện và lý giải những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, tồn tại trong tổ chức kế toán tại Nhà trường. Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và thực trạng tổ chức kế toán tại Nhà trường, Luận văn đã nêu ra những quan điểm định hướng để từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần CAND. Luận văn còn nêu rõ các điều kiện, kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng nhằm thực hiện tối ưu giải pháp, đề xuất nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý của Trường trong giai đoạn hiện nay. Qua những kết quả nghiên cứu như đã nêu, Luận văn đã đạt được các mục tiêu đặt ra. Hy vọng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện tổ chức kế toán nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý, hiệu quả hoạt động và chất lượng đào tạo của Trường.
Luận văn liên quan