Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được gần 20 năm thì
cho đến nay, hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) vẫn còn mới mẻ với nhiều
nhà quản lý. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập vào WTO, cùng sự phát triển nhanh
chóng của thị trường chứng khoán và những tồn tại về quản trị ở một số
doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây càng cho thấy sự cần thiết của
KTNB ở doanh nghiệp.
KTNB đã được tổ chức ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (“Công ty”). Tuy nhiên, trong thực
tiễn, KTNB của Công ty đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy và
tổ chức công tác KTNB: Bộ máy KTNB chưa phù hợp với mô hình quản lý
của Công ty; KTNB không có chuẩn mực, không có kế hoạch, thực hiện kiểm
toán dựa vào kinh nghiệm, Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn về
KTNB còn chưa đầy đủ, lại thiếu nhất quán đã ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ
chức KTNB tại Công ty. Ngoài ra, nhận thức chưa đầy đủ về KTNB của Lãnh
đạo cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và tính hiệu quả của KTNB.
Những phân tích trên đây cho thấy hoạt động KTNB của Công ty cần
phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu quản lý: KTNB phải thực sự trở thành
phương sách quản lý hiệu quả đối với các hoạt động khác nhau của Công
ty. Vì vậy, Tác giả chọn Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1” làm Đề tài Luận văn thạc sĩ
của mình.
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Nếu như kiểm toán độc lập đã có mặt ở Việt Nam được gần 20 năm thì
cho đến nay, hoạt động kiểm toán nội bộ (KTNB) vẫn còn mới mẻ với nhiều
nhà quản lý. Tuy nhiên, yêu cầu hội nhập vào WTO, cùng sự phát triển nhanh
chóng của thị trường chứng khoán và những tồn tại về quản trị ở một số
doanh nghiệp lớn của Nhà nước gần đây càng cho thấy sự cần thiết của
KTNB ở doanh nghiệp.
KTNB đã được tổ chức ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam trong đó có
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (“Công ty”). Tuy nhiên, trong thực
tiễn, KTNB của Công ty đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy và
tổ chức công tác KTNB: Bộ máy KTNB chưa phù hợp với mô hình quản lý
của Công ty; KTNB không có chuẩn mực, không có kế hoạch, thực hiện kiểm
toán dựa vào kinh nghiệm,Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản hướng dẫn về
KTNB còn chưa đầy đủ, lại thiếu nhất quán đã ảnh hưởng đến hiệu quả của tổ
chức KTNB tại Công ty. Ngoài ra, nhận thức chưa đầy đủ về KTNB của Lãnh
đạo cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và tính hiệu quả của KTNB.
Những phân tích trên đây cho thấy hoạt động KTNB của Công ty cần
phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu quản lý: KTNB phải thực sự trở thành
phương sách quản lý hiệu quả đối với các hoạt động khác nhau của Công
ty. Vì vậy, Tác giả chọn Đề tài “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1” làm Đề tài Luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận và nghiên cứu
thực trạng tổ chức KTNB, Luận văn đề ra các yêu cầu, phương hướng và giải
pháp hoàn thiện tổ chức KTNB trong Công ty.
ii
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Gắn liền với đề tài nghiên cứu, Luận văn có đối tượng nghiên cứu là tổ
chức KTNB, phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong Công ty Cổ phần Tư
vấn Xây dựng Điện 1.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
Luận văn sử dụng các phương pháp chung của logic học (tổng hợp, phân tích,
hệ thống,) và phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh, phỏng vấn.
5. Những đóng góp của Luận văn
Một là, Luận văn trình bày hệ thống và toàn diện về tổ chức KTNB
trong doanh nghiệp;
Hai là, Luận văn mô tả và phân tích thực trạng tổ chức KTNB tại Công
ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1. Trên cơ sở đó, Tác giả phân tích, đánh
giá và luận giải về nguyên nhân của những kết quả và tồn tại của KTNB tại
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1;
Ba là, Luận văn đưa ra phương hướng và giải pháp khả thi nhằm hoàn
thiện về tổ chức KTNB tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Luận văn gồm 3 chương
Chương 1. Lý luận chung về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp;
Chương 2. Thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn
Xây dựng Điện 1;
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ
tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1.
iii
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Kiểm toán nội bộ trong quản trị doanh nghiệp
1.1.1 Vị trí và vai trò của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
Kiểm toán nói chung là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng
hoạt động cần được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán
chứng từ và kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ
tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực .
Quan điểm hiện đại về KTNB cho rằng: KTNB là một hoạt động độc
lập, đảm bảo các mục tiêu và các hoạt động tư vấn, được thiết kế để gia tăng
giá trị và cải thiện các hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức
thực hiện các mục tiêu của mình bằng một cách tiếp cận hệ thống, nguyên tắc
để đánh giá và cải thiện hiệu năng trong quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát
và các quá trình quản lý.
Vai trò của kiểm toán nội bộ gồm : (i) đảm bảo về tính hiệu lực và hiệu
quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và (ii) đưa ra các tư vấn để hoàn thiện các
hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2 Nội dung kiểm toán nội bộ
Kiểm toán BCTC: Đối tượng của kiểm toán báo cáo tài chính là các báo
cáo tài chính và các báo cáo kế toán quản trị, nội dung kiểm toán gồm có: Kiểm
tra, xác nhận về tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tin cậy của các báo cáo tài
chính và báo cáo quản trị trước khi giám đốc phê chuẩn; Kiểm tra, đánh giá về
thông tin trình bày trên báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
Kiểm toán hoạt động: Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán
hướng vào việc đánh giá hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ,
hiệu quả của hoạt động và hiệu năng quản lý các hoạt động đã và đang diễn ra
trong một tổ chức.
iv
Kiểm toán liên kết: Kiểm toán liên kết chỉ xuất hiện khi cuộc kiểm toán
đồng thời giải quyết cả chức năng soát xét và đánh giá chất lượng thông tin,
cả chức năng thẩm định hay đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt
động và hiệu năng quản lý.
1.2 Tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
1.2.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Quan điểm, nhận thức cũng như sự kỳ vọng và hành động của ban lãnh
đạo là các yếu tố quyết định về mục đích, quyền hạn, trọng tâm và phạm vi
của KTNB. Thông thường bộ phận KTNB có các nhiệm vụ chủ yếu sau: (i)
lập kế hoạch KTNB hàng năm; (ii) thực hiện kiểm toán theo kế hoạch;(iii) đề
xuất ý kiến; (iv) lập báo cáo;(v) tuyển dụng và đào tạo KTV và (vi) đảm bảo
chất lượng của công tác KTNB.
KTNB cần được trao quyền hạn tập trung vào những nội dung (i) được
trang bị phương tiện; (ii) quyền tiếp cận thông tin; và (iii) quyền giám sát.
Trách nhiệm của bộ phận KTNB cần bao gồm: (i) bảo mật; (ii) chịu trách
nhiệm về công việc và (iii) giám sát.
Bộ máy kiểm toán có thể được tổ chức theo 1 trong các mô hình
Một là, Mô hình tập trung. DN chỉ tổ chức bộ phận KTNB tại văn phòng
trung tâm, không có KTV hoặc bộ phận KTNB tại các đơn vị trực thuộc.
Hai là, Mô hình phân tán. Ngoài bộ phận KTNB tại văn phòng trung
tâm, tại các đơn vị cơ sở cũng tổ chức bộ phận KTNB có nhiệm vụ và quyền
hạn kiểm toán giới hạn trong phạm vi các đơn vị đó.
Ba là, Mô hình hỗn hợp. Ngoài bộ phận KTNB tại văn phòng trung
tâm thì DN sẽ tổ chức các bộ phận KTNB nhỏ hơn tại các đơn vị trực thuộc
theo ngành dọc. Các bộ phận KTNB tại các đơn vị trực thuộc là một phần của
bộ phận KTNB của văn phòng trung tâm, chịu sự quản lý và điều hành của bộ
phận KTNB văn phòng trung tâm.
Đối với việc tuyển dụng KTV nội bộ thì tuỳ theo lĩnh vực, yêu cầu của
DN, hoặc theo pháp luật có những quy định cụ thể khác nhau, nhưng về mặt
v
nguyên tắc KTV nội bộ phải là các cá nhân đáp ứng được các tiêu chuẩn sau
về đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn.
Đối với việc đào tạo và phát triển năng lực của bộ máy KTNB theo hình thức kiểm
toán viên tự đào tạo và/hoặc đào tạo theo chương trình do doanh nghiệp tổ chức.
1.2.2 Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ
1.2.2.1 Phương pháp kiểm toán nội bộ
Thứ nhât: Phương pháp kiểm toán chứng từ. Phương pháp kiểm toán
chứng từ được thiết kế và sử dụng nhằm mục đích sử dụng các dữ liệu do hệ
thống kế toán xử lý và cung cấp, bao gồm phương pháp cân đối, đối chiếu
trực tiếp và đối chiếu logic.
Thứ hai: Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ bao gồm kiểm kê,
điều tra và thực nghiệm.
1.2.2.2 Xây dựng quy trình kiểm toán nội bộ
Quy trình KTNB chung bao gồm bốn giai đoạn: Lập kế hoạch KTNB,
thực hành KTNB, kết thúc KTNB và theo dõi thực hiện sau KTNB.
Giai đoạn I: Lập kế hoạch KTNB bao gồm 3 bước : (i) thu thập thông
tin về bộ phận, đơn vị được KTNB; (ii) lập kế hoạch tổng quát cho cuộc
KTNB và (iii) thiết kế chương trình KTNB
Giai đoạn II: Thực hành là giai đoạn các KTV nội bộ thực hiện các thủ
tục kiểm toán để thu thập, đánh giá các bằng chứng KTNB theo kế hoạch và
chương trình đã lập.
Giai đoạn III: Kết thúc KTNB là giai đoạn KTV nội bộ tổng hợp các
thông tin đã thu thập được để đi đến một kết luận chung, từ đó làm cơ sở lập
báo cáo KTNB.
Giai đoạn IV: Theo dõi thực hiện kiến nghị sau KTNB
vi
1.2.2.3 Chuẩn mực kiểm toán nội bộ
Các chuẩn mực KTNB quốc tế bao gồm 3 nhóm chuẩn mực: Chuẩn
mực chung, các chuẩn mực thực hành và chuẩn mực báo cáo.
Chuẩn mực chung quy định về các vấn đề: tính độc lập, năng lực
chuyên môn và tính thận trọng và tư cách đạo đức của KTV nội bộ.
Các chuẩn mực thực hành quy định về công tác lập kế hoạch, hiểu biết
về đối tượng kiểm toán và thu thập bằng chứng.
Chuẩn mực báo cáo quy định về hình thức báo cáo KTNB.
Chất lượng hoạt động KTNB là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng
kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV
nội bộ; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến
đóng góp của KTV nội bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán, các DN
thường áp dụng kết hợp các chính sách: tuân thủ nguyên tắc đạo đức, năng lực
chuyên môn, giao việc, hướng dẫn và giám sát, tham khảo ý kiến và kiểm tra.
1.2.2.4 Hồ sơ kiểm toán nội bộ
Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do kiểm toán viên lập, thu thập, phân
loại, sử dụng và lưu trữ. Hồ sơ kiểm toán để lưu trữ bằng chứng và trợ giúp
công việc cho KTV nội bộ:
1.3 Kinh nghiệm về tổ chức kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế
Kinh nghiệm của IIA nhấn mạnh về tính độc lập cao của KTNB, theo
đó KTNB là bộ phận độc lập với Ban Giám đốc nhưng trực thuộc Uỷ ban
kiểm toán.
1.3.2 Kinh nghiệm của doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
Trong các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, KTNB được tổ chức rất
đa dạng về hình thức cũng như trình độ. Đặc trưng chung là KTNB có tính
độc lập chưa cao và từ đó hạn chế hiệu quả của KTNB
vii
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1
2.1 Đặc điểm của Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 với kiểm
toán nội bộ
2.1.1 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 1 (“Công ty”) là doanh nghiệp
hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn điện của Việt Nam. Những năm gần đây Công
ty tăng trưởng ổn định, hiệu quả kinh doanh ngày được nâng cao.
2.1.2 Các đặc điểm hoạt động của Công ty có ảnh hưởng tới tổ chức kiểm
toán nội bộ
Một là, Địa bàn hoạt động phân tán khiến tổ chức KTNB theo hướng
đòi hỏi di chuyển lớn, thời gian kiểm toán dài. Do đó yêu cầu số lượng KTV
nội bộ của Công ty có thể cao hơn và chế độ lương thưởng cho KTV nội bộ
phải có mức độ hấp dẫn tương đối so với các bộ phận gián tiếp khác.
Hai là, Dịch vụ khảo sát, thiết kế, giám sát, tư vấn công trình điện là
dịch vụ đặc biệt thực hiện trên cơ sở hệ thống các quy phạm thiết kế và tiêu
chuẩn xây dựng của nhà nước. Do đó KTV nội bộ cần có kinh nghiệm trong
công tác tư vấn xây dựng điện.
Ba là, Quản lý nhân lực là nội dung trọng tâm trong công tác quản lý
của Công ty vì vậy hoạt động nhân lực phải trở thành nội dung quan trọng và
chủ yếu của kiểm toán hoạt động tại Công ty. Đối với các cuộc KTNB BCTC
thì chi phí tiền lương cũng trở thành khoản mục trọng yếu.
Bốn là, Giao khoán theo khối lượng công việc là phương pháp quản lý
chính của Công ty. Do đó soát xét lại các tỷ lệ khoán, kiểm tra tính tuân thủ quy
chế khoán phải trở thành nội dung quan trọng trong các chương trình KTNB.
viii
2.1.3 Các đặc điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty
2.1.3.1 Đặc điểm của môi trường kiểm soát
Ban Lãnh đạo công ty đã chủ trương xây dựng cơ chế quản trị minh bạch và
hiệu quả nhưng chưa xác lập cho Bộ phận KTNB một vị trí và vai trò tương xứng
với tiềm năng. Cơ cấu tổ chức của Công ty theo mô hình chức năng.
2.1.3.2 Hệ thống kế toán
Hệ thống chứng từ tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành (Quyết định
15/2006/QĐ-BTC), số lượng chứng từ nhiều và sử dụng các chứng từ chung gian;
Hệ thống tài khoản có mức độ chi tiết cao đối với các tài khoản: Doanh
thu cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, chi phí dở dang, phải thu khách hàng
và phải thu phải trả nội bộ.
Hệ thống sổ sách của Công ty theo hình thức nhật ký chung dựa trên
phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán được thiết kế chuyên biệt cho Công ty
trên cơ sở hợp đồng giữa Công ty và Trung tâm tin học của Tập đoàn Điện
lực Việt Nam và đã được kiểm nghiệm thích hợp.
Về hệ thống báo cáo, phần mềm kế toán của Công ty có khả năng cung
cấp các báo cáo tài chính đầy đủ và phù hợp với Quyết định 15/2006/QĐ-
BTC và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam hiện hành.
2.1.3.3 Thủ tục kiểm soát
Về mặt thiết kế các thủ tục kiểm soát nhìn chung đảm bảo được nguyên
tắc bất kiêm nhiệm, ủy quyền và phê chuẩn.
Về mặt thực hiện, kiểm toán độc lập chưa có đánh giá tiêu cực về hiệu
lực của các thủ tục kiểm soát tại Công ty.
2.1.3.4 Bộ phận kiểm toán nội bộ
Bộ phận KTNB trực thuộc Phòng Kế toán với biên chế 3 nhân viên trình
độ đại học. Trưởng KTNB phải báo cáo công việc cho Kế toán trưởng Công
ix
ty trước khi báo cáo cho Tổng Giám đốc. Như vậy tính độc lập của KTNB hết
sức giới hạn từ đó hạn chế tới phạm vi và hiệu quả của KTNB.
2.2 Tình hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây
dựng Điện 1
2.2.1 Sự hình thành và phát triển của kiểm toán nội bộ tại Công ty
Bộ phận KTNB được thành lập từ năm 1998 và trực thuộc Phòng Tài
chính Kế toán, cho đến trước năm 2008 hoạt động kém hiệu quả.
Sau khi cổ phần hóa, bộ phận KTNB được sắp xếp lại nhưng vẫn trực
thuộc Phòng Tài chính Kế toán theo “Quy chế Quản lý tài chính và Tổ chức
công tác kế toán”. Quy chế giới hạn các hoạt động của KTNB trong một
phạm vi gồm kiểm toán BCTC của các đơn vị thành viên và kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp và hợp lý của chứng từ kế toán do các đơn vị nhận khoán giao
nộp. Đến tháng 2/2009 đã hoàn thành kiểm toán BCTC năm 2008 của 3 công
ty con và một xí nghiệp trực thuộc.
2.2.2 Trình tự kiểm toán nội bộ tại Công ty
Giai đoạn I: Công tác lập kế hoạch KTNB
Lập kế hoạch KTNB tại Công ty tương đối tốt về nội dung phân công
nhiệm vụ và hoạch định thời gian; về vấn đề thu thập thông tin và đánh giá rủi
ro kiểm toán ở mức độ trung bình. Đối với các nội dung như đánh giá tình
hình kinh doanh, đánh giá về hệ thống KSNB và chương trình kiểm toán thì
còn rất yếu. Đặc biệt chương trình kiểm toán không bao quát được tất cả các
khoản mục của BCTC và đối với các khoản mục được đề cập trong chương
trình kiểm toán thì cũng không đủ các thủ tục cần thiết.
Giai đoạn II: Thực hiện kiểm toán
Do ảnh hưởng lớn bởi kinh nghiệm nên KTV nội bộ sử dụng chủ yếu
các kỹ thuật thu thập bằng chứng của phương pháp chứng từ. Kiểm tra đối
x
chiếu là kỹ thuật chủ yếu của KTV nội bộ. Trong quá trình thực hiện kiểm
toán, việc ghi chép giấy tờ làm việc của KTV chưa được chú trọng đúng mức.
Giai đoạn III: Kết thúc kiểm toán
KTV không phát hành báo cáo kiểm toán mà lập “Biên bản kiểm toán”
Giai đoạn IV: Xem xét sau kiểm toán
Tại công ty công tác xem xét sau kiểm toán còn nhiều hạn chế.
2.3 Đánh giá tình hình tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần Tư
vấn Xây dựng Điện 1
2.3.1 Những kết quả đạt được trong kiểm toán nội bộ tại Công ty
Một là, KTNB đã phát hiện ra những sai sót, vi phạm và những mặt
chưa hoàn thiện của các đơn vị, và đã đưa ra các kiến nghị để chấn chỉnh .
Hai là, Giúp Ban TGĐ và Kế toán trưởng có cái nhìn thực tế và khách
quan hơn đối với các thông tin kinh tế của các đơn vị thành viên.
Ba là, Góp phần kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp luật, chế độ
kế toán tài chính và chính sách của Công ty.
Bốn là, Tham mưu cho TGĐ và Kế toán trưởng trong vấn đề quản lý tài chính.
2.3.2 Những hạn chế trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty
Một là, Địa vị của tổ KTNB trong cơ cấu tổ chức Công ty còn rất
khiêm tốn
Tuy đã được thành lập và đi vào hoạt động, song có thể thấy vị trí của
bộ phận KTNB vẫn còn yếu, chưa thực sự được coi trọng. Về mặt tổ chức, tổ
KTNB vẫn là một đơn vị trực thuộc Phòng Tài chính Kế toán và chưa có quy
chế hoạt động riêng.Về nhân sự tổ KTNB đến giờ vẫn chỉ có 03 người, chưa
tương xứng với khối lượng công việc được giao;
Hai là, Phạm vi thực hiện kiểm toán nội bộ bị giới hạn trong lĩnh vực
báo cáo tài chính;
xi
Ba là, Tổ chức công tác KTNB không chuyên nghiệp, tương tự như
kiểm tra kế toán.Tổ chức thực hiện KTNB tại công ty chưa có chương
trình kiểm toán đầy đủ. Về nội dung kiểm toán: một số nội dung được
trình bày nhưng không cụ thể, không theo thông lệ chung. KTV thực hiện
chủ yếu bằng kinh nghiệm, không am hiểu kỹ thuật KTNB và cũng không
có các bước khảo sát mang tính “chuẩn mực” cần thiết trước khi thực hiện
kiểm toán;
Bốn là, Tổ chức công tác KTNB được thực hiện thụ động
Năm là, Thực hành kiểm toán thiếu cơ sở pháp lý và hướng dẫn nghiệp vụ
2.3.3 Nguyên nhân của những điểm yếu trong tổ chức kiểm toán nội bộ tại
Công ty
Nguyên nhân khách quan gồm có (i) hệ thống văn bản hướng dẫn về
KTNB có nhiều điểm hạn chế và chưa đầy đủ và (ii) Hội nghề nghiệp KTV
nội bộ chưa hình thành tại Việt nam.
Nguyên nhân chủ quan gồm có (i) nhận thức và quan điểm của Ban
Lãnh đạo Công ty về KTNB còn có điểm hạn chế;(ii)KTV nội bộ ở Công ty
chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng; (iii) Công ty chưa xây
dựng được quy chế KTNB phù hợp; và (iv)KTNB của Công ty chưa có hệ
thống giấy tờ làm việc, hồ sơ kiểm toán chuẩn hóa
xii
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM
TOÁN NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 1
3.1 Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại
Công ty
Trong điều kiện môi trường kinh doanh có nhiều biến đổi như hiện nay,
KTNB là một phương sách quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
Đại hội Cổ đông Lần thứ Nhất đã xác định chiến lược phát triển trong
thời gian 5 năm tới với 2 mục tiêu cơ bản sau (i) duy trì vị thế dẫn đầu trong
lĩnh vực tư vấn xây dựng điện tại Việt Nam và (ii) xây dựng cơ chế quản trị
minh bạch, hiệu quả theo hướng tối đa giá trị Công ty.
KTNB là phương sách mà thông qua đó Công ty có thể kiểm soát được
rủi ro gồm (i) rủi ro về kinh tế vĩ mô ; (ii) rủi ro đặc thù ngành tư vấn điện;
(iii) rủi ro cạnh tranh; (iv) rủi ro tài chính; (v) rủi ro luật pháp và (vi) rủi ro về
gian lận.
Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần Tư
vấn Xây dựng Điện 1:
Một là, Tuân thủ pháp luật và đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước;
Hai là, Đảm bảo vị trí độc lập của KTNB và quyền độc lập về chuyên
môn, nghiệp vụ;
Ba là, Phù hợp với đặc điểm tổ chức, họat động kinh doanh và yêu cầu
quản lý cũng như khả năng và trình độ quản lý của DN;
Bốn là, Phải đảm bảo tính hiệu quả;
Năm là, Phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và trên thế giới.
xiii
3.2 Giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Công ty cổ phần
Tư vấn Xây dựng Điện 1
3.2.1 Nâng cao tính độc lập của bộ phận kiểm toán nội bộ phù hợp với
điều kiện của Công ty
Bộ phận KTNB phải là một bộ phận độc lập trực thuộc TGĐ và Trưởng
bộ phận KTNB do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm; Bộ phận KTNB có thể
chịu sự kiểm tra của Ban Kiểm soát. Cách thức tổ chức như vậy nhằm mục
đích (i) khai thác được vai trò to lớn của KTNB; (ii) Nâng cao khả năng kiểm
soát đối với chất lượng và hiệu quả của bộ phận KTNB và (iii)Đảm bảo tính
độc lập về tổ chức và thực hành kiểm toán.
Trong tổ chức bộ máy KTNB, Tác giả kiến nghị một số nội dung gồm
(i) tăng số lượng và thay đổi cơ cấu KTV nội bộ; (ii) xác lập tiêu chuẩn tuyển
dụng; (iii) vận dụng các hình thức đào tạo đa dạng và (iv) tăng đãi ngộ đối với
bộ phận KTNB.
3.2.2 Mở rộng phạm vi hoạt động kiểm toán nội bộ
Đối với kiểm toán BCTC, KTNB cần mở rộng phạm vi tới BCTC hợp
nhất của toàn Công ty chứ không bó hẹp trong phạm vi các đơn vị cơ sở.
Đối với kiểm toán hoạt động, trước mắt nên được thực hiện riêng rẽ với
kiểm toán tài chính và tập trung vào các nội dung cơ bản