Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan đồng thời đảm bảo tạo
thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Hải
quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang
kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) theo cơ chế quản lý hải quan hiện đại. Theo đó, thay vì
kiểm tra 100% hàng hóa nhập khẩu trong khâu thông quan, Cơ quan Hải quan sẽ thông
qua hệ thống quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tiến hành phân luồng và áp
dụng biện pháp kiểm tra thích hợp đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thực tế hoạt động KTSTQ đã phát hiện nhiều bất cập, sơ hở trong khâu thông
quan đặc biệt là đối với hàng hoá nhập khẩu như phí kỳ vụ, nhập khẩu hàng hoá tạo
TSCĐ, xác minh thanh toán qua ngân hàng, hàng gia công, SXXK. Do vậy, hoàn thiện tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTSTQ là yêu cầu tự thân của Hải quan và
thực hiện vai trò đảm bảo cho cải cách thủ tục hành chính ở khâu thông quan.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả Luận văn chọn Đề tài “ Hoàn thiện tổ chức
kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực
hiện” để làm đề tài luận văn thạc sĩ
20 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI “ HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU DO HẢI QUAN VIỆT NAM
THỰC HIỆN ............................................................................................................. 1
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài .................................................................................... 1
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài ...................... 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 4
1.4 Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5
1.7 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu ........................................................................... 9
1.8 Kết cấu của Luận văn ......................................................................................... 9
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN 10
2.1 Khái quát chung về kiểm tra sau thông quan trong quản lý của ngành hải quan 10
2.1.1 Khái niệm về kiểm tra sau thông quan ............................................................. 10
2.1.2 Các yếu tố cấu thành và tham gia vào hoạt động kiểm tra sau thông quan ....... 14
2.1.3 Quan hệ giữa kiểm tra sau thông quan với một số hoạt động khác có liên quan ...... 15
2.1.4 Vai trò của kiểm tra sau thông quan .................................................................. 19
2.2 Tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan .............. 20
2.2.1 Đối tượng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của kiểm tra sau thông quan ............... 20
2.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan ...................................................................... 23
2.2.3 Nội dung các trường hợp kiểm tra sau thông quan ........................................... 25
2.2.4 Tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm tra sau thông quan................................... 26
2.2.5 Quy trình tổ chức kiểm tra sau thông quan ....................................................... 27
2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức kiểm tra sau thông quan ................ 30
2.3.1 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Mỹ ............................................ 30
2.3.2 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Hàn Quốc ................................. 31
2.3.3 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Singapore ................................. 32
2.3.4 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Nhật Bản .................................. 35
2.3.5 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Trung Quốc .............................. 38
2.3.6 Mô hình tổ chức kiểm tra sau thông quan của Indonexia ................................. 41
2.3.7 Bài học kinh nghiệm vận dụng vào kiểm tra sau thông quan tại Việt Nam ...... 43
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU DO HẢI QUAN VIỆT NAM THỰC HIỆN ........... 45
3.1 Mô hình hệ thống kiểm tra sau thông quan của Việt Nam đối với hàng hóa nhập
khẩu ............................................................................................................................ 45
3.1.1 Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam 45
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của lực lượng kiểm tra sau thông quan của Việt Nam ............. 50
3.1.3 Quy trình kiểm tra sau thông quan của Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu 53
3.2 Tình hình tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải
quan Việt Nam thực hiện ......................................................................................... 56
3.2.1 Đặc điểm chung của hàng hóa nhập khẩu và yêu cầu quản lý hàng hóa nhập khẩu của
Cơ quan Hải quan Việt Nam ....................................................................................... 56
3.2.2 Tình hình tổ chức phân tích lựa chọn đối tượng tiến hành kiểm tra sau thông quan 59
3.2.3 Tình hình tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp . 74
3.2.4 Công tác xử lý vi phạm và khiếu nại ................................................................. 80
3.3 Đánh giá chung về tổ chức kiểm tra sau thông quan do Hải quan Việt Nam thực
hiện ............................................................................................................................. 82
3.3.1 Kết quả chung của hoạt động kiểm tra sau thông quan ..................................... 82
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tại ........................................................................ 89
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM
TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU DO HẢI QUAN
VIỆT NAM THỰC HIỆN ........................................................................................ 96
4.1 Tính tất yếu và phương hướng hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với
hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện ......................................... 96
4.1.1 Bối cảnh quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Hải quan Việt Nam về kiểm tra sau thông
quan ............................................................................................................................ 96
4.1.2 Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về hiện đại hóa Hải quan .................. 98
4.1.3 Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 trong lĩnh vực kiểm tra sau thông quan
.................................................................................................................................... 99
4.1.4 Phương hướng hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu
do Hải quan Việt Nam thực hiện ................................................................................ 101
4.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập
khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện ................................................................... 102
4.2.1 Nhóm giải pháp chung ....................................................................................... 102
4.2.2 Nhóm giải pháp về thu thập và xử lý thông tin phục vụ kiểm tra sau thông quan.... 111
4.2.3 Hoàn thiện tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm tra sau thông quan ....... 114
4.2.4 Hoàn thiện Quy trình kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu ... 119
4.2.5 Nhóm giải pháp về kỹ năng triển khai công tác kiểm tra sau thông quan ........ 120
4.3 Kiến nghị thực hiện giải pháp tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa
nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện ......................................................... 127
4.3.1 Điều kiện để thực hiện các giải pháp ................................................................. 127
4.3.2 Kiến nghị với Tổng cục Hải quan...................................................................... 127
4.3.3 Kiến nghị với Bộ Tài chính ............................................................................... 128
4.3.4 Kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan ..................................... 129
KẾT LUẬN................................................................................................................ 131
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC THAM KHẢO
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI “HOÀN THIỆN TỔ CHỨC
KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP
KHẨU DO HẢI QUAN VIỆT NAM THỰC HIỆN”
1.1 Tính cấp thiết của Đề tài:
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về Hải quan đồng thời đảm bảo tạo
thuận lợi cho thương mại quốc tế phát triển và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, Hải
quan Việt Nam đã chuyển đổi phương thức quản lý từ kiểm tra trong thông quan sang
kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) theo cơ chế quản lý hải quan hiện đại. Theo đó, thay vì
kiểm tra 100% hàng hóa nhập khẩu trong khâu thông quan, Cơ quan Hải quan sẽ thông
qua hệ thống quản lý rủi ro trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro tiến hành phân luồng và áp
dụng biện pháp kiểm tra thích hợp đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thực tế hoạt động KTSTQ đã phát hiện nhiều bất cập, sơ hở trong khâu thông
quan đặc biệt là đối với hàng hoá nhập khẩu như phí kỳ vụ, nhập khẩu hàng hoá tạo
TSCĐ, xác minh thanh toán qua ngân hàng, hàng gia công, SXXK. Do vậy, hoàn thiện tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của KTSTQ là yêu cầu tự thân của Hải quan và
thực hiện vai trò đảm bảo cho cải cách thủ tục hành chính ở khâu thông quan.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả Luận văn chọn Đề tài “ Hoàn thiện tổ chức
kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực
hiện” để làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến Đề tài
Tác giả đã nghiên cứu tham khảo và đưa ra một số vấn đề cần bổ sung, hoàn thiện
của các Đề tài sau:“ Cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung và tác nghiệp cụ thể nghiệp vụ
KTSTQ trong ngành Hải quan” của tác giả Mai Văn Huyên; “ Hoàn thiện mô hình
KTSTQ của Hải quan Việt Nam” của Thạc sĩ Nguyễn Viết Hồng; “ Hoàn thiện cơ chế
KTSTQ của Hải quan Việt Nam” của tác giả Mai Chí Thành; “ Nâng cao hiệu quả hoạt
động kiểm tra của Hải quan Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” của Thạc
sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là trên cơ sở cụ thể hoá lý luận kiểm tra vào KTSTQ và phân
tích mô hình tổ chức và hoạt động KTSTQ trong giai đoạn hiện nay để đề xuất các giải
pháp hoàn thiện tổ chức KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực
hiện.
1.4 Vấn đề nghiên cứu
Nội dung của luận văn cần làm rõ ba vấn đề: Lựa chọn đối tượng KTSTQ trên cơ
sở quản lý rủi ro; Các giải pháp nâng cao kỹ năng triển khai công tác KTSTQ; Các giải
pháp về tổ chức nguồn lực; tổ chức thông tin hỗ trợ công tác KTSTQ.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của Đề tài tập trung vào hoạt động KTSTQ đối với hàng nhập
khẩu tại Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật kết hợp giữa lý luận và kinh
nghiệm thực tế phổ biến của các nước và thực tế của Việt Nam qua các phương pháp cụ
thể sau: Sử dụng các mô hình quản lý rủi ro; phương pháp so sánh; phương pháp phân
tích chi tiết; phương pháp sử dụng bảng hỏi; phương pháp diễn giải; phương pháp trình
bày thông qua đồ thị, sơ đồ, bảng biểu.
1.7 Ý nghĩa của Đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa của Đề tài thể hiện trên ba mặt chủ yếu sau:
Một là, Khái quát và làm rõ cơ sở lý luận chung về tổ chức KTSTQ cùng kinh
nghiệm tổ chức KTSTQ của một số nước;
Hai là, Đánh giá thực trạng tổ chức KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải
quan Việt Nam thực hiện;
Ba là, Đề xuất phương hướng và giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện tổ chức
KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện.
1.8 Kết cấu của Luận văn
Kết cấu nội dung của Luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu “ Hoàn thiện tổ chức KTSTQ đối với
hàng hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện”;
Chương 2: Lý luận chung về tổ chức KTSTQ;
Chương 3: Thực trạng tổ chức KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan
Việt Nam thực hiện;
Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu do Hải quan Việt Nam thực hiện.
CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KIỂM TRA
SAU THÔNG QUAN
2.1 Khái quát chung về kiểm tra sau thông quan trong quản lý của Ngành Hải quan
2.1.1 Khái niệm về kiểm tra sau thông quan
Sau khi phân tích một số định nghĩa về khái niệm kiểm tra là gì, Tác giả đi đến kết
luận tổng hợp: kiểm tra là xem xét những việc thực tế diễn ra so với những quy tắc đã
định và các mệnh lệnh về quản lý đã ban ra.
Tiếp theo, Tác giả trình bày khái niệm về KTSTQ của WCO, công ước Kyoto,
Hải quan ASEAN, Hải quan Nhật Bản và Hải quan Việt Nam đồng thời chỉ rõ hoạt
động KTSTQ được thực hiện nhằm đạt được năm mục tiêu chủ yếu sau đây: Thẩm định
tính chính xác, trung thực của các nội dung khai báo về đối tượng quản lý của cơ quan
Hải quan, phù hợp với quy định của pháp luật; Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật hải
quan của người khai hải quan; Tiến hành kiểm tra một cách có hệ thống các hoạt động
gian lận thương mại; Tạo thuận lợi cho việc lưu chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
bảo vệ nguồn thu cho NSNN; Khai thác bố trí, sắp xếp nhân lực và phương tiện kiểm tra
hải quan hiệu quả nhất.
2.1.2 Các yếu tố cấu thành và tham gia vào hoạt động kiểm tra sau thông quan
Bao gồm chủ thể thực hiện KTSTQ (Cục KTSTQ và các Chi cục KTSTQ); khách
thể tham gia vào hoạt động KTSTQ; đối tượng của KTSTQ; cách thức KTSTQ và mối
quan hệ giữa các yếu tố khi tiến hành mọi hoạt động KTSTQ.
2.1.3 Quan hệ giữa kiểm tra sau thông quan với một số hoạt động khác có liên quan
Tác giả xem xét mối quan hệ và so sánh giữa hoạt động của KTSTQ với hoạt động
kiểm soát hải quan, hoạt động thanh tra chuyên ngành và hoạt động kiểm toán.
2.1.4 Vai trò của kiểm tra sau thông quan
KTSTQ góp phần thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển đồng thời
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tạo lập cơ
chế quản lý xuất nhập khẩu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của đất
nước và xu thế không ngừng mở rộng, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Tổ chức hoạt động kiểm tra sau thông quan của cơ quan hải quan
2.2.1 Đối tượng kiểm tra và chịu sự kiểm tra của kiểm tra sau thông quan
Đối tượng KTSTQ là sổ sách, chứng từ, báo cáo tài chính.
Khách thể KTSTQ: Là các đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá đang là đối tượng của hoạt động KTSTQ.
2.2.2 Phạm vi kiểm tra sau thông quan
Phạm vi của KTSTQ được thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất: KTSTQ chỉ chú trọng đi sâu vào việc kiểm tra các chứng từ thương mại,
hồ sơ hải quan và các ghi chép về kế toán, các chứng từ ngân hàng có liên quan đến các
lô hàng đã xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Thứ hai: các dấu hiệu vi phạm là một căn cứ quan trọng để tiến hành KTSTQ.
Thứ ba: cơ quan hải quan áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để quyết định
KTSTQ.
Thứ tư: Địa điểm KTSTQ là tại trụ sở cơ quan hải quan và tại trụ sở doanh nghiệp;
thời hạn KTSTQ là 5 ngày làm việc đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm; tối đa là 15
(mười lăm) ngày làm việc đối với trường hợp kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu.
2.2.3 Nội dung các trường hợp kiểm tra sau thông quan
Một là, kiểm tra tính đủ, hợp pháp hợp lệ của hồ sơ hải quan;
Hai là, kiểm tra tính chính xác của các căn cứ tính thuế, tính chính xác của việc khai các
khoản thuế phải nộp, được miễn, không thu được hoàn;
Ba là, kiểm tra việc thực hiện các quy định khác của pháp luật;
Bốn là, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hải quan.
2.2.4 Tổ chức bộ máy của lực lượng kiểm tra sau thông quan
Về cơ bản tổ chức bộ máy của lực lượng KTSTQ đều gồm hai cấp là cấp trung
ương và cấp địa phương.
2.2.5 Quy trình tổ chức kiểm tra sau thông quan
Quy trình KTSTQ gồm ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn I: Lập kế hoạch chiến lược gắn với QLRR bao gồm 4 bước cơ bản là
xác định và đánh giá chương trình KTSTQ áp dụng cho từng đối tượng doanh nghiệp;
Xác định mục tiêu KTSTQ tiềm năng; Lựa chọn doanh nghiệp tiến hành KTSTQ; Chuẩn
bị tiến hành KTSTQ.
Giai đoạn II: Tiến hành KTSTQ
Giai đoạn III: Kết thúc KTSTQ
2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức kiểm tra sau thông quan
Tác giả trình bày mô hình tổ chức KTSTQ của một số nước trên thế giới như mô
hình của Mỹ, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Indonexia đồng thời rút ra
bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Đánh giá rủi ro là một phương pháp tiếp cận tiên tiến đã được áp dụng
tại hầu hết các nước.
Thứ hai, Đánh giá rủi ro cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu tổng hợp và
thống nhất để làm cơ sở phân loại doanh nghiệp khi lựa chọn đối tượng KTSTQ.
Thứ ba, Cải cách hành chính theo hướng đồng bộ hóa trên cơ sở chuyển sang ứng
dụng quản lý rủi ro và công nghệ thông tin .
Thứ tư, Mô hình tổ chức bộ máy KTSTQ theo chiều dọc.
Thứ năm, Các hình thức KTSTQ chia thành kiểm tra theo kế hoạch, theo tình
huống và kiểm tra toàn diện (doanh nghiệp tự đánh giá).
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KIỂM TRA SAU
THÔNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU DO HẢI
QUAN VIỆT NAM THỰC HIỆN
3.1 Mô hình hệ thống kiểm tra sau thông quan của Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu
3.1.1 Căn cứ pháp lý để tiến hành kiểm tra sau thông quan của Hải quan Việt Nam
Hiện nay, hoạt động KTSTQ chịu sự điều chỉnh của các văn bản sau: Điều 32 Luật
Hải quan năm 2001 được sửa đổi bổ sung tại điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Hải quan năm 2005; Chương VI Nghị định 154/2005/NĐ-CP; Phần VI Thông tư
số 194/2010/TT-BTC.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của lực lượng kiểm tra sau thông quan của Việt Nam
Hệ thống tổ chức bộ máy của lực lượng KTSTQ được bố trí theo chiều dọc. Cấp
Tổng cục là Cục KTSTQ với 7 phòng chức năng. Dưới các Cục Hải quan tỉnh thành phố
là các Chi cục KTSTQ. Các Chi cục KTSTQ tuỳ theo quy mô và khối lượng công việc
được chia thành Chi cục loại 1, 2, 3.
3.1.3 Quy trình kiểm tra sau thông quan của Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu
Quy trình KTSTQ gồm 12 bước theo quy định tại Quyết định Số 1383/QĐ-TCHQ
ngày 14/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
3.2 Tình hình tổ chức kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu do Hải quan
Việt Nam thực hiện
3.2.1 Đặc điểm chung của hàng hóa nhập khẩu và yêu cầu quản lý hàng hóa nhập khẩu của
Cơ quan Hải quan Việt Nam
Số lượng hàng hoá nhập khẩu ngày càng tăng lên cả về số lượng, chất lượng, đa dạng
về chủng loại, phức tạp về tính chất kỹ thuật cùng với đó là xu hướng ngày càng giảm của
thuế suất thuế nhập khẩu, sự phức tạp và tinh vi của các hành vi gian lận thương mại. Trước
thực tế đó đòi hỏi về quản lý của cơ quan Hải quan là vừa tạo thuận lợi cho thương mại phát
triển vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan.
3.2.2 Tình hình tổ chức phân tích lựa chọn đối tượng tiến hành kiểm tra sau thông quan
Giai đoạn I: Phân công thực hiện công việc:
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Cục KTSTQ trực thuộc Tổng cục
Hải quan và Chi cục KTSTQ.
Giai đoạn II: Giai đoạn thu thập và xử lý thông tin trong nghiệp vụ KTSTQ đối với hàng
hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1383/QĐ-TCHQ ngày
14/7/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan gồm:
Trường hợp 1: Thu thập, xử lý thông tin đối với loại chưa có dấu hiệu vi phạm
gồm 6 bước là tiếp nhận thông tin về dấu hiệu vi phạm; nhận dạng dấu hiệu; xác định quy
mô của dấu hiệu vi phạm được phản ánh tại cơ sở dữ liệu; thu thập thêm thông tin từ các
nguồn khác; phân tích, xử lý thông tin; kết thúc giai đoạn thu thập, xử lý thông tin.
Trường hợp 2: Thu thập, xử lý thông tin đối với loại chưa có dấu hiệu vi phạm
gồm 5 bước là xác định đối tượng thu thập thông tin; xác định phạm vi thu thập thông tin
về đối tượng; thu thập thông tin trong phạm vi đã xác định; phân tích, xử lý thông tin, kết
thúc giai đoạn thu thập, xử lý thông tin; kết thúc giai đoạn thu thập, xử lý thông tin.
Giai đoạn III: Tổ chức phân tích lựa chọn đối tượng tiến hành KTSTQ
Việc lựa chọn đối tượng tiến hành KTSTQ được thực hiện thông qua các bước
sau: Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá, sắp xếp, sàng lọc và phân loại
doanh nghiệp; xác định doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm; lựa chọn doanh nghiệp tiến
hành KTSTQ.
3.2.3 Tình hình tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại