Tóm tắt Luận văn - Hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại

Khái niệm tín dụng cá nhân: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng bao gồm 3 nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và cá nhân - Sự chuyển nhượng này có thời hạn nhất định. - Sự chuyển nhượng kèm theo chi phí và rủi ro. Hoạt động tín dụng cá nhân: được hiểu là hoạt động mà trong đó ngân hàng đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của ḿnh cho các cá nhân trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Đặc điểm của tín dụng cá nhân: Số lượng món vay nhiều, nhưng quy mô món vay nhỏ, tín dụng đối với cá nhân thường đi kèm với các rủi ro ( thông tin không cân xứng và sự lựa chọn đối nghịch, thông tin không cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp), tín dụng cá nhân gây ra chi phí lớn

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Hoạt động tín dụng cá nhân tại các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: CƠ SỞ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tín dụng, hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại các ngân hàng thương mại Khái niệm tín dụng cá nhân: Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. Tín dụng ngân hàng bao gồm 3 nội dung: - Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn giữa ngân hàng và cá nhân - Sự chuyển nhượng này có thời hạn nhất định.. - Sự chuyển nhượng kèm theo chi phí và rủi ro. Hoạt động tín dụng cá nhân: được hiểu là hoạt động mà trong đó ngân hàng đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của ḿnh cho các cá nhân trong một thời hạn nhất định theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Đặc điểm của tín dụng cá nhân: Số lượng món vay nhiều, nhưng quy mô món vay nhỏ, tín dụng đối với cá nhân thường đi kèm với các rủi ro ( thông tin không cân xứng và sự lựa chọn đối nghịch, thông tin không cân xứng dẫn đến rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp), tín dụng cá nhân gây ra chi phí lớn Vai trò của hoạt động tín dụng cá nhân trong nền kinh tế:  Đối với khách hàng cá nhân: là một giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn phát sinh của cá nhân trong đời sống hàng ngày; giúp cá nhân kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể nâng cao năng lực sản xuất của mình, mở rộng quy mô.  Đối với ngân hàng: Góp phần nâng cao thương hiệu của ngân hàng, tăng cường công tác bán chéo các sản phẩm ngân hàng; đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, phân tán rủi ro.  Đối với nền kinh tế xã hội: góp phần phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Các loại hình tín dụng cá nhân: Cho vay cá nhân: Cho vay sản xuất kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể; cho vay đối với khách hàng cá nhân ( Cho vay bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh đầu tư chứng khoán, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, chứng minh tài chính, cho vay thấu chi, cho vay cầm cố giấy tờ có giá ). Bảo lãnh cá nhân: là cam kết của ngân hàng ( bên bảo lãnh) với bên nhận bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh), khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Cho vay thông qua hình thức thẻ tín dụng: một hình thức tín dụng kết hợp giữa tín dụng và thanh toán, với thẻ tín dụng khách hàng có thể chi tiêu trước trả tiền sau. 1.2. Phát triển hoạt động tín dụng đối với cá nhân tại NHTM Khái niệm phát triển hoạt động tín dụng cá nhân: là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ hoàn thiện của hoạt động tín dụng cá nhân bao gồm sự gia tăng tỷ trọng dư nợ cá nhân xét trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng và quá trình hoàn thiện chính sách, quy trình đối với tín dụng cá nhân theo hướng nhanh gọn thuận tiện, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cá nhân trên cơ sở đảm bảo chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được tối đa, mức an toàn vốn tín dụng chấp nhận được. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng cá nhân, tỷ trọng tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ của ngân hàng tăng; tốc độ tăng trưởng thị phần tín dụng cá nhân tăng; tỷ lệ nợ xấu giảm; thu nhập từ tín dụng cá nhân tăng. Một số giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân: Nâng cao tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, các gói sản phẩm tiện ích phù hợp với nhu cầu thị trường. Mở rộng hệ thống kênh phân phối. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát món vay cá nhân tiến đến cải tiến việc thực hiện quy trình theo hướng thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro. Tăng cường công tác Marketing, bán chéo sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển hoạt động tín dụng cá nhân: Nhóm nhân tố khách quan: - Nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng: Môi trường kinh tế, môi trường pháp luật, môi trường xã hội, môi trường ngành ngân hàng. - Nhân tố thuộc về bản thân khách hàng cá nhân: Nhu cầu vay vốn của khách hàng, khả năng đáp ứng điều kiện khi vay của các cá nhân. Nhóm nhân tố chủ quan: Định hướng phát triển của ngân hàng, năng lực tài chính vàn quản trị ngân hàng, chính sách tín dụng, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, trình độ khoa học công nghệ. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN 2.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - chi nhánh Nghệ An ( Vietinbank Nghệ An ) ra đời và phát triển hơn 20 năm, qua nhiều lần chia tách và sáp nhập. Là chi nhánh cấp 1 của NH TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Nghệ An không ngừng mở rộng hoạt động của mình và thu được những kết quả đáng được ghi nhận. Giai đoạn năm 2010-2012 là giai đoạn có nhiều khó khăn thách thức đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với chiến lược đúng đắn và những chỉ đạo sát sao, Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại Vietinbank Nghệ An đã hoàn thành tốt kế hoach đề ra và tạo những thành công to lớn trong công tác phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng hoạt động. Nguồn vốn huy động không ngừng tăng lên, hoạt động tín dụng được giữ vững bất chấp khó khăn của nền kinh tế, hoạt động dịch vụ và thẻ ngày càng đươc mở rộng và đạt được những kết quả vượt bậc. 2.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An giai đoạn 2008-2012 2.2.1 Thực trạng các giải pháp pháp triển tín dụng cá nhân đang triển khai tại NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An Nâng cao tính minh bạch, ổn định trong chính sách tín dụng. Các mức lãi suất và phí đang được áp dụng này được công bố và quy định rõ ràng cho từng sản phẩm đặc thù cũng như từng hợp đồng tín dụng. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cá nhân, các gói sản phẩm tiện ích phù hợp với nhu cầu thị trường: VietinBank Nghệ An triển khai tương đối đầy đủ các sản phẩm tín dụng cá nhân trong danh mục sản phẩm bán lẻ do ngân hàng Công thương Việt Nam đưa ra. Cơ cấu sản phẩm tín dụng cá nhân được điều tiết phù hợp với mức nhu cầu của thị trường. Các sản phẩm mới ngày càng tăng trưởng mạnh như cho vay du học, vay chứng minh tài chính, kinh doanh tại chợ. Mở rộng hệ thống kênh phân phối: nâng cấp các phòng giao dịch, đầu tư thành lập mới nâng số lượng các phòng giao dịch từ 6 đến 10 phòng trong đó 03 phòng giao dịch tại địa bàn huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam Đàn. Ngoài ra, tiến hành liên kết với một số siêu thị, công ty tư vấn xúc tiến việc làm, showroom ô tô, triển khai các kênh hiện đại như SMS banking, Internet bank. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra kiểm soát món vay cá nhân tiến đến cải tiến việc thực hiện quy trình theo hướng thuận tiện nhưng vẫn đảm bảo hạn chế rủi ro. Công tác thẩm định, xác định giới hạn tín dụng của khách hàng: chủ yếu dựa vào những nhận định cảm tính và kinh nghiệm, thực tế xem xét thực trạng tại hộ của cán bộ tín dụng làm cho quá trình thẩm định thiếu chuyên nghiệp. Công tác kiểm tra, theo dõi khoản vay: công tác còn lơi là, cán bộ không thực tế đi kiểm tra mà chỉ làm biên bản đối phó mang tính chiếu lệ. Công tác thu nợ: Chỉ đạo thì mạnh mẽ nhưng khi đến với cán bộ, do tâm lý chán nản cũng như thái độ thờ ơ với công việc, đã dẫn đến công tác thu hồi nợ xấu không đạt được những kết quả như mong muốn. 2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NH TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Nghệ An. Dư nợ tín dụng cá nhân: Tỷ trọng tín dụng cá nhân trong 3 năm giữ nguyên ở mức xấp xỉ 10%, tỷ trọng tín dụng cá nhân chưa tương xứng với tiềm lực của ngân hàng cũng như tiềm năng của thị trường này tại Nghệ An. Cơ cấu tín dụng cá nhân theo nhu cầu vốn tập trung lớn vào cho vay bất động sản và cho vay SXKD. Tốc độ tăng trưởng thị phần: thị phần tín dụng cá nhân của Vietinbank Nghệ An chỉ bằng một nửa so với ngân hàng nông nghiệp, thấp hơn VIB. Tuy nhiên, thị phần lại tăng trưởng đều qua các năm cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân trong thời gian qua đã được ban lãnh đạo Vietinbank Nghệ An chú trọng. Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân trên dư nợ tín dụng cá nhân 2.77% là tương đối thấp nhưng lại xuất hiện dấu hiệu tăng lên của nợ xấu tín dụng cá nhân. Thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân: Từ năm 2008 đến năm 2011, thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2012, trước khó khăn chung của toàn hệ thống, dư nợ tín dụng cá nhân tại chi nhánh giảm. 2.3 . Đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại NH TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An Những kết quả đạt được: mặc dù trong giai đoạn khó khăn nhưng chi nhánh cũng đã đạt được một số kết quả nhất định như bước đầu triển khai một số sản phẩm mới, giữ vững dư nợ và tỷ trọng tín dụng cá nhân trên tổng dư nợ. Tồn tại: Về định hướng và cải tiến thực hiện quy trình cấp tín dụng: Các chỉ đạo phát triển tín dụng cá nhân tại Chi nhánh còn chung chung, có nhiều điểm tương đồng về sản phẩm, chính sách, chưa tạo ra được sự khác biệt với các NHTM khác trên địa bàn., việc triển khai hoạt động tín dụng cá nhân theo quy trình mới tại Chi nhánh còn lúng túng, chưa tách bạch được các khâu, đoạn nghiệp vụ nhằm tạo tính đồng bộ và tăng tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ. Về sản phẩm tín dụng: Sản phẩm tín dụng hiện đang áp dụng đang đơn giản, nặng về các sản phẩm truyền thống; chưa phong phú, chưa tạo được sự nổi trội hơn so với các ngân hàng khác; đối tượng khách hàng cá nhân cung cấp sản phẩm Vietinbank Nghệ An hướng đến còn hẹp, mới chỉ khai thác một mảng thị trường nhỏ, thiếu các sản phẩm bán chéo, liên kết và các sản phẩm trọn gói, việc triển khai các sản phẩm tín dụng của Vietinbank Nghệ An mới chỉ dựa vào khả năng cung cấp mà chưa dựa vào thực tế nhu cầu của khách hàng. Về hệ thống kênh phân phối: Mạng lưới các phòng giao dịch chưa phát huy được tối đa lợi thế và tiềm năng của mình, công tác triển khai hoạt động tín dụng cá nhân chưa mang lại hiệu quả; việc liên kết với các công ty như siêu thị, showroom ô tô,... chỉ là hình thức. Về công tác Marketing: Hoạt động marketing thiếu nhất quán, chưa bài bản kể từ khâu nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm cho đến khâu bán hàng trực tiếp, bộ phận chăm sóc khách hàng tại Phòng bán lẻ Chi nhánh chưa phát huy hiệu quả. Về công tác kiểm tra, giám sát khoản vay: chưa được đẩy mạnh, thực hiện mang tính chiếu lệ. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan từ phía Ngân hàng: Việc phát triển tín dụng cá nhân chưa đồng bộ từ Hội sở chính đến chi nhánh và phòng giao dịch. Tại các phòng giao dịch, mức phán quyết cấp tín dụng cá nhân bị hạn chế đặc biệt là cho vay có tài sản thế chấp hình thành trong tương lai. Năm 2012 dư nợ xấu của chi nhánh tăng cao do một thời gian dài tăng trưởng tín dụng quá nóng gây ra tâm lý thận trọng quá mức trong việc đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá nhân. Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động chung của nền kinh tế nói chung và địa bàn Nghệ An nói riêng, thị trường tài chính không ổn định, lãi suất huy động thay đổi liên tục; những thay đổi trong xu hướng phát triển ngân hàng; cuộc cạnh tranh trên thị trường bán lẻ lại trở nên khốc liệt hơn. Nguyên nhân từ phía khách hàng: thói quen tự làm và tiêu dùng bằng chính số tiền mình có, tâm lý không thích nợ nần là chủ yếu, kh¸ch hµng khã chøng minh thu nhËp vµ kh¶ n¨ng tr¶ nî cña b¶n th©n, th¸i ®é hîp t¸c cña thñ tr­ëng c¸c c¬ quan, ®¬n vÞ cã CBCNV vay vèn. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH NGHỆ AN 3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An Định hướng phát triển chung: Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân: mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân đi đôi với hiệu quả, an toàn và bền vững. 3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An Giải pháp phát triển kênh phân phối: Tận dụng tối đa hệ thống mạng lưới hiện có, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất tiến đến chuẩn hóa thống nhất hình ảnh các phòng giao dịch, nâng cao thương hiệu Vietinbank. Nghiên cứu phát triển và đưa vào ứng dụng các kênh phân phối hiện đại, hiệu quả: ngân hàng điện tử, phân phối thông qua các đối tác, các đại lý. Giải pháp phát triển sản phẩm tín dụng cá nhân: Sản phẩm cho vay cá nhân: Phân tích nhu cầu đa dạng của khách hàng, lựa chọn sản phẩm đặc thù tạo lợi thế riêng, hoàn thiện các sản phẩm đã có. Bảo lãnh cá nhân: Tích cực quảng bá sản phẩm bảo lãnh đang có trong quá trình giao dịch với khách hàng, nhạy bén liên hệ, chủ động bán chéo với các sản phẩm khác trong quá trình tư vấn hồ sơ cho khách hàng. Cho vay thông qua thẻ tín dụng: Mở rộng đối tượng được phát hành thẻ tín dụng không cần tài sản thế chấp, mở rộng hệ thống các điểm chấp nhận thanh toán thẻ Nhóm giải pháp cải tiến quy trình, chính sách tín dụng cá nhân: Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với địa bàn hoạt động, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và sự thay đổi của thị trường mục tiêu: Duy trì chính sách phí và lãi suất linh hoạt đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá, xây dựng định hướng cho vay khách hàng cá nhân, mở rộng đối tượng khách hàng cá nhân. Cải cách triển khai mô hình tổ chức hoạt động tín dụng theo hướng chuyên môn hóa quy trình xử lý công việc: Các vị trí trong quy trình tín dụng không thực hiện kiêm nhiệm nhằm đảm tính chặt chẽ khách quan và chuyên sâu trong quá trình cung cấp sản phẩm, duy trì tốt bộ phận hỗ trợ tín dụng nhằm giảm bớt gánh nặng công việc cho bộ phận quan hệ khách hàng. Xây dựng quy trình cho các sản phẩm tín dụng riêng biệt, linh hoạt áp dụng trong thực tiễn triển khai cấp tín dụng tại các phòng giao dịch. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên: Thực hiện quy trình tuyển dụng một cách khách quan bảo đảm tuyển được những nhân viên giỏi, có trình độ. Thực hiện đào tạo, định hướng cho cán bộ trong công việc. Có cơ chế động viên khuyến khích cán bộ kịp thời. Giải pháp về công tác marketing, quảng cáo sản phẩm tín dụng cá nhân: Tếp tục công tác xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank rộng rãi trên toàn địa bàn Nghệ An Tăng cường quảng bá, tiếp thị sản phẩm tín dụng cá nhân: chủ động giới thiệu các sản phẩm tín dụng cá nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình; duy trì và tăng cường nhiều hơn nữa các hoạt động tài trợ từ thiện, công tác xã hội, tích cực tham gia các chương trình ưu đãi cho vay theo định hướng hỗ trợ vùng nông thôn, xóa đói giảm nghèo... VietinBank Nghệ An cần chú trọng hơn nữa vào các hoạt động marketing trực tiếp: thành lập một đội ngũ tư vấn tài chính, đội ngũ quan hệ khách hàng được đào tạo bài bản về sản phẩm và kỹ năng bán hàng; định kỳ tổ chức những buổi gặp mặt, tri ân, hội nghị mà đối tượng là các khách hàng truyền thống, tiềm năng. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh: Áp dụng khung quản lý rủi ro tác nghiệp nhằm xác định rủi ro trong chính sách, quy định, quy trình và cả văn hóa; xây dựng các tiêu chuẩn xét duyệt cho vay nhanh và nhất quán trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và cơ hội, thiết lập tổ thu hồi nợ chuyên trách hoạt động theo một quy trình chuẩn. . Giải pháp hỗ trợ: Phát triển tín dụng cá nhân không thể tách rời việc phát triển các sản phẩm đi kèm cũng như việc gia tăng các tiện ích sản phẩm, tiến hành phân loại khách hàng cá nhân của chi nhánh để tạo cơ sở dữ liệu cho việc chăm sóc khách hàng. 3.3 Kiến nghị Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Cần hoàn thiện môi trường pháp lý, rà soát, kịp thời bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lý liên quan nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, cơ chế ổn định phát triển ngành ngân hàng. Cần duy trì điều hành chính sách tiền tệ ổn định, cần mạnh mẽ hơn trong việc yêu cầu các ngân hàng thương mại cung cấp và định kỳ cập nhật thông tin tín dụng của cá nhân vay vốn cho Trung tâm CIC. Có những biện pháp tháo gỡ, có những văn bản hướng dẫn riêng cho các trường hợp vướng mắc trong các gói hỗ trợ mà NHNN đưa ra Kiến nghị với NH TMCP Công thương Việt Nam Xây dựng một cơ chế tín dụng ổn định, thay đổi mô hình cần có một lộ trình rõ ràng và cần hỗ trợ tối đa cho chi nhánh trong khi chuyển đổi. Phối hợp chặt chẽ hơn nữa với chi nhánh trong khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Cần xây dựng những chính sách cho vay riêng biệt đối với từng loại sản phẩm tín dụng đặc thù nhằm tạo ra một cơ chế thực hiện nhanh, linh hoạt tùy vào tiềm năng, lợi nhuận và rủi ro của từng loại sản phẩm. Cần hỗ trợ chi nhánh trong việc xây dựng, quảng bá hình ảnh thông qua các chương trình tài trợ cho địa bàn nơi chi nhánh hoạt động.
Luận văn liên quan