Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại, đứng vững trên
thị trường các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh
tranh. Khi đó, KTQT chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.
Qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long, hệ
thống kế toán của công ty chủ yếu cung cấp thông tin cho báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, chưa có hệ thống báo cáo kế toán quản trị, chưa chú trọng đến kế toán quản trị
chi phí. Do vậy, công ty cần hoàn thiện kế toán quản trị chi phí để đáp ứng nhu cầu
thông tin trong việc ra quyết định.
Từ lý do về mặt lý luận và thực tiễn, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
”Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long”
15 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại, đứng vững trên
thị trường các doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản
xuất kinh doanh và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh
tranh. Khi đó, KTQT chi phí đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp.
Qua thực tế tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long, hệ
thống kế toán của công ty chủ yếu cung cấp thông tin cho báo cáo tài chính, báo cáo
thuế, chưa có hệ thống báo cáo kế toán quản trị, chưa chú trọng đến kế toán quản trị
chi phí. Do vậy, công ty cần hoàn thiện kế toán quản trị chi phí để đáp ứng nhu cầu
thông tin trong việc ra quyết định.
Từ lý do về mặt lý luận và thực tiễn, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là:
”Kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long”
làm đề tài luận văn thạc sĩ.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Về tổ chức phân loại chi phí
Tác giả Trần Thanh Tâm, Lại Thị Hường nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra được
Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi và công ty Bia Sài Gòn – Hà Nam đã phân
loại chi phí theo nội dung kinh tế và theo khoản mục giá thành. Việc phân loại chi
phí mới chỉ dừng lại ở mức thực hiện theo những cách phân loại chi phí thông
thường phục vụ cho công tác kế toán tài chính như tính giá thành sản phẩm và lập
các báo cáo theo quy định của Nhà Nước chứ chưa được tổ chức phân loại theo
quan điểm của kế toán quản trị. Từ thực trạng đó, các tác giả đã đề xuất các công
ty phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để kiểm soát chi phí có hiệu quả
hơn.
Về tổ chức lập dự toán
Trong đề tài “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại bệnh viện hữu nghị đa
khoa Nghệ An”, tác giả Chu Thị Thanh Huyền (2013). Tại bệnh viện đa khoa Nghệ
An việc lập dự toán chi phí gần như mới chỉ manh nha hình thành, đơn vị chưa coi
trọng việc lập kế hoạch thực hiện để kiểm soát chi phí. Dự toán chi phí chỉ được
lập nhằm phục vụ nhu cầu cấp ngân sách chưa quan tâm tới hiệu quả kiểm soát chi
phí. Do vậy, tác giả đã kiến nghị hoàn thiện việc lập dự toán chi phí nhằm kiểm
soát chi phí tốt hơn.
Về tổ chức phân tích thông tin
Tác giả Trần Thanh Tâm, Lại Thị Hường đã nghiên cứu được thực trạng là
công tác phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Đường
Quảng Ngãi và công ty Bia Sài Gòn – Hà Nam còn rất đơn giản, chỉ phân tích một
cách khái quát các chỉ tiêu chi phí, giá thành thông qua việc so sánh chênh lệch
tuyệt đối giữa khoản mục giá thành thực tế với giá thành kế hoạch. Việc so sánh
định mức kinh tế, kỹ thuật tiêu hao mới chỉ là so sánh tổng giá trị có bù trừ giữa
các loại với nhau và đảm bảo không vượt chứ chưa đi vào phân tích từng khoản
mực từng yếu tố. Từ đó, tác giả đã tiến hành phân tích thông tin biến động chi phí,
đề xuất phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận. Phân tích điểm hòa
vốn để đưa ra các quyết định sản xuất nên thuê ngoài gia công chế biến hay tự sản
xuất, tác giả cũng đã phân tích sự biến động chi phí do các nhân tố ảnh hưởng về
giá và về lượng.
Trên thực tế việc hạch toán, quản trị chi phí tại các xí nghiệp lò hơi hiện nay
còn thiếu nhiều tính phù hợp khả thi hay thậm trí là chưa áp dụng hệ thống kế toán
quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng. Trên cơ sở những vấn đề
thực tế còn tồn tại đó, việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
sản xuất hơi hay xí ngiệp lò hơi là điều hết sức cần thiết. Đây cũng là lý do chủ đạo
mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ
phần Năng Lượng Xanh Thăng Long” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ bản chất, nội dung chi phí, kế toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp
sản xuất nói chung và tại các doanh nghiệp sản xuất hơi nói riêng. Nghiên cứu
những vấn đề lý luận liên quan đến KTQT chi phí để định hướng cho việc ứng
dụng lý thuyết vào việc hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty cổ phần Năng Lượng
Xanh Thăng Long.
- Phân tích thực trạng và mức độ vận dụng KTQT chi phí tại Công ty cổ phần
Năng Lượng Xanh Thăng Long.
- Vận dụng lý thuyết KTQT chi phí để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác KTQT chi phí tại Công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long.
1.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Năng
Lượng Xanh Thăng Long.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng kế toán
quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản xuất và cung cấp hơi, vận dụng nghiên cứu
tại Công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long.
- Thời gian khảo sát từ ngày 01/01/2014 đến ngày 31/12/2014.
1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
1.6.1. Phương pháp nghiên cứu, thu thập dữ liệu
1.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu, xử lý thông tin:
1.7. Những đóng góp của luận văn
Đề tài này được thực hiện mang tính thời sự, có giá trị về mặt lý luận và thực
tiễn, được sự quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau. Theo đó, các đóng góp
gồm:
- Trên phương diện lý luận: Luận văn đã tổng hợp được cơ sở lý luận về kế
toán quản trị chi phí tại doanh nghiệp sản xuất.
- Trên phương diện thực tiễn: Thông qua việc phân tích thực trạng kế toán
quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long, luận văn đã
giúp cho công ty nhận thấy được ưu điểm và nhược điểm của mình trong công tác
kế toán, từ đó nhà quản trị và bộ phận kế toán sẽ có điều chỉnh trong tương lai cho
phù hợp. Đồng thời, một số giải pháp hoàn thiện được đề xuất trong luận văn, công
ty có thể tham khảo và áp dụng những tại đơn vị mình sao cho có hiệu quả nhất,
góp phần thực hiện đúng đắn quy định của nhà nước, nâng cao chất lượng thông tin
kế toán.
1.8. Những hạn chế của luận văn
Mặc dù đã nỗ lực hết sức nhưng với thời gian và kiến thức còn hạn chế, Luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế:
- Tính ứng dụng của Luận văn chỉ dừng lại ở Công ty cổ phần Năng Lượng
Xanh Thăng Long;
- Những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí
tại Công ty còn mang tính chủ quan của tác giả;
- Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào năm 2014, vì vậy việc phân tích đánh
giá còn nhiều hạn chế. Nếu có thể thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian dài
hơn, khi đó sẽ có góc nhìn tổng quát hơn về thực trạng công tác kế toán quản trị chi
phí tại công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long.
1.9. Bố cục của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm bốn chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lí luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp sản
xuất.
Chương 3: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Năng
Lượng Xanh Thăng Long.
Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện
kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long.
CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.1.1 Bản chất của kế toán quản trị chi phí
- KTQT chi phí là một bộ phận cấu thành của kế toán trị.
- KTQT chi phí cung cấp các thông tin về tình hình sử dụng và kiểm soát chi
phí trong doanh nghiệp.
- KTQT chi phí không chỉ thu thập và cung cấp thông tin quá khứ mà còn thu
thập, xử lý và cung cấp thông tin hiện tại, hướng về tương lai phục vụ cho việc lập
dự toán, làm căn cứ trong việc lựa chọn các quyết định bán sản phẩm tại điểm có
lợi nhuận cao nhất, hay chỉ bán khi còn ở trạng thái bán thành phẩm, nên sản xuất
hay mua ngoài các chi tiết,... ra quyết định lựa chọn các phương án kinh doanh hợp
lý.
2.1.2. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp
- Xây dựng các định mức chi phí, hệ thống dự toán ngân sách khoa học
- Tổ chức, phối hợp thực hiện giữa các trung tâm kiểm soát chi phí
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu về chi phí theo phạm vi.
2.2. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG CÁC
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
2.2.1. Phân loại chi phí
2.2.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
2.2.1.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (cách ứng
xử của chi phí)
2.2.1.3. Phân loại chi phí theo khả năng quy nạp vào đối tượng chịu chi
phí
2.2.1.4. Phân loại chi phí theo tính liên quan với việc lựa chọn phương án
2.2.2. Xây dựng định mức và Lập dự toán chi phí
2.2.2.1. Xây dựng định mức chi phí:
Định mức chi phí là những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên
quan đến việc sản xuất và kinh doanh một đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở điều kiện
nhất định.
2.2.2.2. Lập dự toán chi phí
Dự toán là các kế hoạch chi tiết mô tả việc huy động và sử dụng các nguồn
lực của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Trong kế toán quản trị
chi phí thì dự toán chi phí là một việc hết sức quan trọng. Trên cơ sở các dự toán
chi phí doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc sử dụng các nguồn lực đầu vào và
đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của đơn vị.
2.2.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí
2.2.3.1. Các đối tượng chịu phí.
2.2.3.2. Các phương pháp xác định chi phí
2.2.4. Phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
Do mức độ hoạt động thực tế thường khác với mức độ hoạt động dự kiến nên
so sánh dự toán tĩnh với kết quả thực tế thường ít có ý nghĩa trong việc đánh giá
hiệu quả kiểm soát chi phí, và thường dẫn đến những sai lầm về hiệu quả hoạt
động của các bộ phận trong đơn vị.
Để kiểm soát chi phí thì cần dựa trên chi phí dự toán, chi phí thực tế phát sinh
và thông qua việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí thực
tế so với chi phí dự toán.
2.2.4.1. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2.2.4.2. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp
2.2.4.3. Phân tích chi phí sản xuất chung
2.2.4.4. Phân tích chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
2.2.5. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh
Trong kinh doanh, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thường phải
có những chiến lược thay đổi chi phí, giá bán, doanh thu muốn đưa ra được các
quyết định đúng đắn thì kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị chi phí nói
riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
2.2.5.1. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí – sản lượng – lợi nhuận
2.2.5.2. Phân tích thông tin thích hợp để ra các quyết định kinh doanh
a. Thông tin thích hợp và thông tin không thích hợp
b. Sự cần thiết và tiêu chuẩn lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết
định kinh doanh
c. Các bước phân tích thông tin thích hợp
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chương 2 này, luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ
bản về KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp nhằm
hiểu rõ hơn bản chất, vai trò của KTQT đối với việc ra quyết định kinh doanh của
nhà quản trị trong doanh nghiệp. Luận văn cũng đã hệ thống hoá những nội dung
cơ bản của KTQT chi phí trong các doanh nghiệp như: Khái niệm, nhiệm vụ vai
trò, phân loại chi phí; phương pháp xác định giá thành; lập dự toán định mức chi
phí; phân tích biến động chi phí nhằm cung cấp thông tin thích hợp phục vụ cho
việc ra quyết định; kiểm soát chi phí Đây là những tiền đề lý luận cơ bản đặt cơ
sở nền móng cho việc đánh giá thực trạng và hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty
Cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng Long.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
NĂNG LƢỢNG XANH THĂNG LONG
3.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƢỢNG XANH
THĂNG LONG
3.1.1. Giới thiệu chung về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG XANH THĂNG
LONG
Địa chỉ: Tầng 2, toàn nhà Viễn Đông, 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống
Đa, Hà Nội.
Điện thoại: (04)3.519.0406
Fax: (04)3.519.0407
Ngành nghề kinh doanh
+ Sản xuất hơi nước bão hòa.
+ Sản phẩm chính: Hơi nước bão hòa.
3.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại nhà máy
Công ty cổ phần Năng lượng xanh Thăng Long hoạt động sản xuất kinh
doanh hơi nước bão hòa. Đây là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng để đơn
vị đối tác với công ty tiến hành sản xuất ra những sản phẩm của mình.
So với các quá trình sản xuất các loại sản phẩm khác thì quy trình sản xuất
hơi nước khá đơn giản. Nước được dẫn vào bồn chứa nhờ hệ thống cấp nước,
nhiên liệu được cho vào lò nhờ hệ thống xúc liệu. Khi nhiên liệu cháy sẽ làm nước
nóng lên và bốc hơi, khi đó đến áp suất nhất định hơi nước sẽ được dẫn qua hệ
thống van cấp hơi nước và được dẫn truyền sang cho đối tác. Cụ thể như sau:
Nhiên liệu đốt cháy Đun sôi nước Nước bốc hơi Thu hơi nước bão
hòa
3.1.3. Đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty cổ phần Năng Lượng Xanh Thăng
Long
Hiện nay đơn vị áp dụng bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung –
phân tán, toàn bộ chứng từ phát sinh tại nhà máy nào thì được hạch toán tại nhà
máy đó nhưng cuối kỳ ở nhà máy không lập báo cáo tài chính mà số liệu phải
chuyển về Công ty để lập báo cáo tài chính chung cho toàn Công ty.
3.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NĂNG LƢỢNG XANH THĂNG LONG
3.2.1. Phân loại chi phí
Các nhà máy của công ty Năng lượng xanh Thăng Long đều sản xuất một loại
sản phẩm chung là hơi nước bão hòa, do vậy các chi phí phát sinh tại các nhà mày
gần như giống nhau. Các nhà máy tập hợp và phân loại chi phí theo yêu cầu của
phòng kế toán tại văn phòng công ty, phương pháp phân loại chi phí được thực
hiện tại các nhà máy là phân loại theo chức năng hoạt động và theo nội dung kinh
tế.
3.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động.
3.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung kinh tế
3.2.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
Việc lập kế hoạch sản xuất và dự toán chi phí được công ty thực hiện vào cuối
quý IV năm trước cho cả năm và hàng tháng sẽ có dự toán điều chỉnh theo tháng của
năm. Dự toán chi phí sản xuất và sản lượng sản xuất dựa vào dự toán sản lượng tiêu
thụ của đối tác và tình hình biến động giá nguyên vật liệu.
3.2.2.1. Dự toán sản lượng sản xuất
3.2.2.2. Định mức, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
3.2.2.3. Định mức, dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp tại các nhà máy bao gồm tiền lương, tiền ăn ca,
các khoản trích theo lương thường biến động không nhiều nên công ty chưa tiến
hành lập định mức và dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
3.2.2.4. Định mức, dự toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm tất cả các chi phí còn lại phát sinh tại nhà
máy ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Do mới
thành lập, đội ngũ kế toán còn non trẻ và thiếu kinh nghiệm nên hệ thống kế toán
quản trị ở công ty gần như mới chỉ manh nha hình thành nên công ty chưa tiến
hành lập định mức, dự toán chi phí sản xuất chung.
3.2.2.5. Định mức, dự toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
Đặc thù của công ty là sản phẩm bán ra là hơi nước bão hòa, không có sản
phẩm dở dang và hoạt động theo nhu cầu sản xuất của khách hàng do vậy công ty
không tồn tại chi phí bán hàng như đã trình bày ở trên. Chi phí quản lý doanh
nghiệp là tất cả các chi phí phát sinh tại văn phòng công ty.
3.2.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí
3.2.3.1. Xác định chi phí cho sản phẩm sản xuất
3.2.3.2. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí khác
3.2.4. Phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
Trong nền kinh tế cơ chế thị trường, thông tin có rất nhiều, nhưng chọn được
thông tin thích hợp để phân tích là một việc rất khó, đòi hỏi có trình độ chuyên
môn cao và dày dặn kinh nghiệm. Tại công ty cổ phần Năng lượng xanh Thăng
Long, việc kiểm soát chi phí chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra, nhắc nhở. Việc kiểm
tra, giám sát so sánh mới chỉ được áp dụng phổ biến cho phần hành nguyên vật
liệu, các phần hành khác gần như không thực hiện.
3.2.4.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu
3.2.4.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp
3.2.4.3. Kiểm soát chi phí sản xuất chung
3.2.4.4. Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp.
3.2.5. Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho quá trình ra quyết định kinh
doanh
Thông tin thích hợp có vai trò rất quan trọng trong việc đưa ra các quyết định
kinh doanh. Tuy nhiên, tại công ty hệ thống thông tin còn quá hạn chế để có thể thực
hiện dược việc phân tích điểm hòa vốn, phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng
– lợi nhuận, ứng dụng thông tin thích hợp cho việc ra quyết định sản xuất kinh
doanh ngắn hạn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Ở chương 3 này, luận văn đã khái quát được đặc điểm tổ chức hoạt động và
quản lý của công ty. Luận văn cũng tập trung phản ánh thực trạng kế toán quản trị
chi phí trên các mặt như phần cơ sở lý luận đã trình bày: Nhận diện và phân loại
chi phí, định mức, dự toán chi phí, phân tích kiểm soát chi phí. Từ đó luận văn đã
đưa ra những tồn tại trong công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty và các
nguyên nhân của nó, từ các nguyên nhân này đưa ra các giải pháp để hoàn thiện kế
toán quản trị chi phí tại công ty. Nhìn chung, công tác kế toán quản trị nói chung
và kế toán quản trị chi phí nói riêng tại công ty chưa được trú trọng. Mọi thông tin
kế toán, gần như chỉ phục vụ nhu cầu của hệ thống kế toán tài chính. Chính vì vậy
việc nghiên cứu hoàn thiện kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí tại công ty
là một việc rất cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty. Giúp công
ty kiểm soát chi phí tốn, tránh gian lận, lãng phí chi phí ảnh hưởng tới lợi nhuận và
sự phát triển lâu dài của công ty.
CHƢƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NĂNG LƢỢNG XANH THĂNG LONG
4.1 . THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.1 Về phân loại chi phí
Việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí, theo chi phí trực tiếp,
gián tiếp, theo cách lựa chọn phương án chưa được áp dụng khiến nhà quản trị
doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định kinh doanh thường gặp nhiều khó khắn,
không có cơ sở chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
4.1.2. Xây dựng định mức và lập dự toán chi phí
Việc lập định mức và dự toán chi phí chưa được quan tâm đúng mực. Tất cả
các yếu tố về định mức sản xuất còn quá ít, chưa có định mức tiêu hao nhiên liệu
chi tiết mà chỉ có định mức tổng quát trung bình.
4.1.3. Xác định chi phí cho các đối tượng chịu phí.
Tất cả các nhà máy đều sản xuất cùng một loại sản phẩm, do vậy việc xác
định chi phí cho đối tượng chịu phí là các phân xưởng, đối tượng tính giá thành là
sản phẩm hơi được thực hiện khá đơn giản và thuận lợi.
4.1.4. Về phân tích biến động chi phí để kiểm soát chi phí
Tại các nhà máy đã có lập báo cáo về nguyên vật liệu, suất tiêu hao nhiên liệu
trên tấn hơi, tuy nhiên chưa có hệ thống kiểm soát chi phí tiền lương và chi phí sản
xuất chung.
4.1.5. Việc phân tích thông tin chi phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh
Hệ thống kế toán quản trị nói chung và hệ thống kế toán quản trị chi phí
nói riêng tại công ty chưa được trú trọng đúng mức nên không có nguồn thông
tin hữu ích cung cấp cho các nhà quản trị để đưa ra các quyết định kinh doanh.
4.2. NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC THỰC HIỆN
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƢỢNG
XANH THĂNG LONG
4.2.1. Nguyên nhân chủ quan
- Kế toán quản trị đã có từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam vẫn chưa
được quan tâm đúng mực.
- Ban lãnh đạo công ty chưa có những biện pháp thiết thực để hệ thống kế
toán quản trị được phát triển và hoàn thiện.
- Cả công ty chưa có mục tiêu chung để thực hiện, chưa có tiêu chí kiểm soát
chi phí.
4.2.2. Nguyên nhân khách quan
- Kế toán quản trị chi phí có nhiều quan điểm, định hướng khác nhau làm cho