Tóm tắt Luận văn Kiểm soát chi ngân sách xã tại kho bạc nhà nước Đăkhà, tỉnh Kontum

Mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành đó là kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN. Trong chu trình quản lý NSNN, để nâng cao chất lượng KSC NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính thì cần phải thiếp lập một cơ chế KSC NSNN khoa học, hợp lý. Công tác KSC NSNN tại KBNN ĐăkHà thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tích đáng khích lệ, hầu hết chi NSNN thực hiện đúng, đủ và kịp thời theo dự toán, kinh tế địa phương phát triển, xã hội ổn định, an toàn Tuy nhiên, bên cạnh các thành tích đạt được, KSC NSNN cấp xã tại KBNN ĐăkHà còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn không ít những vấn đề tồn tại. Vì vậy, KSC NSNN cấp xã tại KBNN ĐăkHà cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN ĐăkHà” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiểm soát chi ngân sách xã tại kho bạc nhà nước Đăkhà, tỉnh Kontum, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN KHẢ VÂN KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂKHÀ, TỈNH KONTUM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60 34 03 01 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS Ngô Hà Tấn Phản biện 1: PGS.TS. Đường Nguyễn Hưng Phản biện 2: TS. Nguyễn Hữu Ánh Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 9 tháng 3 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại:  Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng  Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và của các cấp, các ngành đó là kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN. Trong chu trình quản lý NSNN, để nâng cao chất lượng KSC NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính thì cần phải thiếp lập một cơ chế KSC NSNN khoa học, hợp lý. Công tác KSC NSNN tại KBNN ĐăkHà thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tích đáng khích lệ, hầu hết chi NSNN thực hiện đúng, đủ và kịp thời theo dự toán, kinh tế địa phương phát triển, xã hội ổn định, an toàn Tuy nhiên, bên cạnh các thành tích đạt được, KSC NSNN cấp xã tại KBNN ĐăkHà còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn không ít những vấn đề tồn tại. Vì vậy, KSC NSNN cấp xã tại KBNN ĐăkHà cần được hoàn thiện một cách khoa học, có hệ thống. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài “Kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN ĐăkHà” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa những những vấn đề cơ bản về NSNN và KSC NSX qua KBNN. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác KSC NSX tại KBNN ĐăkHà. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác KSC NSX tại KBNN ĐăkHà. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: Nội dung công tác KSC NSX qua KBNN - Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: KSC NSX ở KBNN ĐăkHà đối với các xã thuộc huyện ĐăkHà - Về thời gian: Sử dụng số liệu năm 2017 để minh họa về công tác KSC NSX ở KBNN ĐăkHà 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Từ nhận thức những lý luận, quan điểm về KSC NSX qua KBNN và qua thực tiễn công tác KSC NSX ở KBNN ĐăkHà, nghiên cứu, tìm ra các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát này ở KBNN ĐăkHà trong thời gian tới. Sử dụng các phương pháp khảo sát trực tiếp, phỏng vấn, trao đổi nghiệp vụ với đồng nghiệp để nắm bắt thực trạng, đánh giá và đề xuất giải pháp để đạt được mục tiêu nghiên cứu. 5. Bố cục đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của bản Luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN Chương 2: Thực trạng kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN ĐăKHà Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách xã tại KBNN ĐăkHà 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: 3 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH XÃ: 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách xã: a/ Khái niệm: Ngân sách xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ngân sách xã) là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN, nó đại diện và đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh sẵn có để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã. b/ Đặc điểm: NSX là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN nên nó cũng mang đầy đủ những đặc điểm của NSNN; ngoài ra nó còn mang những đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác. * Đặc điểm chung: * Đặc điểm riêng: 1.1.2. Vị trí, vai trò của ngân sách xã: a/ Vị trí của ngân sách xã trong hệ thống NSNN: Chính quyền xã là nơi trực tiếp tiếp xúc với dân, là nơi giải quyết toàn bộ mối quan hệ lợi ích giữa nhân dân và Nhà nước thông qua pháp luật, vì thế chính quyền cấp xã phải có ngân sách đủ mạnh. Vì vậy, ngân sách cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống NSNN. 4 b/ Vai trò của ngân sách xã: - NSX cung cấp phương tiện vật chất cho hoạt động và sự tồn tại của bộ máy Nhà nước ở cơ sở. - NSX là công cụ để điều chỉnh, kích thích mọi hoạt động của xã đi đúng hướng, đúng chế độ, chính sách. - NSX góp phần quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. - NSX góp phần thực hiện tốt công tác văn hóa xã hội ở nông thôn. 1.1.3. Nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách xã: a/ Nguồn thu ngân sách xã: - Các khoản thu NSX hưởng 100%. - Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa NSX, thị trấn với ngân sách cấp trên. - Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho NSX. b/ Nhiệm vụ chi của ngân sách xã: * Chi thường xuyên: * Chi đầu tư phát triển: 1.1.4. Qui trình quản lý ngân sách xã: a/ Lập dự toán ngân sách xã: * Yêu cầu của lập dự toán ngân sách xã: * Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: * Trình tự lập, quyết định dự toán ngân sách xã: b/ Chấp hành dự toán ngân sách xã: Căn cứ dự toán NSX và phương án phân bổ NSX cả năm đã được HĐND xã quyết định, UBND xã quyết định phân bổ chi tiết dự toán chi NSX theo từng bộ phận gửi KBNN nơi giao dịch để nhập dự 5 toán và làm căn cứ kiểm soát, thanh toán các khoản chi; đồng thời gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện để báo cáo. Căn cứ chấp hành dự toán NSX là dự toán NSX, cụ thể: * Đối với chấp hành thu NSX: * Đối với chấp hành chi NSX: c/ Quyết toán ngân sách xã: Quyết toán là khâu cuối cùng của một chu trình ngân sách. Ðó là việc tổng kết lại quá trình thực hiện dự toán ngân sách năm. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC: 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm kiểm soát chi ngân sách xã và vai trò của Kho bạc Nhà nƣớc trong kiểm soát chi ngân sách xã: a/ Khái niệm, đặc điểm chi ngân sách xã: KSC NSX qua KBNN là quá trình KBNN thực hiện kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSX theo đúng dự toán được giao, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định theo những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong quá trình cấp phát, thanh toán và chi trả các khoản chi của NSNN. b/ Vai trò của KBNN trong kiểm soát chi ngân sách xã: - KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quỹ NSNN. - Quản lý cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN đối với ngân sách cấp xã nói riêng và NSNN nói chung là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan đơn vị. - KBNN luôn chủ động, hoạt động độc lập trong việc cấp phát và thanh toán. 6 1.2.2. Sự cần thiết của kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN: 1.2.3. Nguyên tắc kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN: - Tất cả các khoản chi NSNN phải được kiểm tra, kiểm soát trong quá trình chi trả, thanh toán. - Mọi khoản chi NSNN được hạch toán bằng đồng Việt Nam theo niên độ ngân sách, cấp ngân sách và mục lục NSNN. - Việc thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN thực hiện theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa dịch vụ. - Trong quá trình kiểm soát, thanh toán, quyết toán chi NSNN các khoản chi sai phải thu hồi giảm chi hoặc nộp ngân sách. 1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ VẬN DỤNG TRONG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC: 1.3.1. Khái quát kiểm soát nội bộ: “Kiểm soát nội bộ là một tiến trình được thiết lập và vận hành bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các nhân sự khác, được thiết kế để đem lại một sự bảo đảm hợp lý đối với việc đạt được các mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, và sự tuân thủ với các luật và quy định liên quan”. 1.3.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro trong kiểm soát chi ngân sách xã: a. Nhận diện rủi ro: - Rủi ro gắn liền với yếu tố quản lý nhà nước. - Rủi ro trong công tác điều hành chi NSNN của lãnh đạo. - Rủi ro trong tổ chức thực hiện nghiệp vụ KSC NSNN. 7 - Rủi ro về năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của cán bộ KSC và của đối tượng được kiểm soát. - Rủi ro về hệ thống thông tin. b. Đánh giá rủi ro: Các loại rủi ro cần phải được đánh giá về khả năng xảy ra và mức độ tác động khi xảy ra. Những rủi ro mà khả năng xuất hiện thấp, tác động ít thì không cần tiếp tục phải xem xét. Ngược lại, các rủi ro với khả năng xuất hiện cao và có tác động lớn thì cần phải xem xét kỹ càng. 1.3.3. Hoạt động kiểm soát chi ngân sách xã qua Kho bạc Nhà nƣớc: a. Nội dung kiểm soát chi NSX tại KBNN: b. Quy trình kiểm soát chi NSX qua KBNN: Sơ đồ 1.1: Quy trình KSC NSX qua KBNN GĐ KBNN Thủ quỹ CV KSC KTT KTV Đơn vị hƣởng TTV Khách hàng 8 a/ Quy trình KSC thường xuyên NSX: Kiểm soát trước khi chi là kiểm soát việc lập, quyết định và phân bổ dự toán chi NSNN. Kiểm soát trong khi chi là kiểm soát quá trình thực hiện dự toán nhằm đảm bảo các khoản chi đủ điều kiện theo quy định. Kiểm soát sau khi chi là kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí của đơn vị sau khi KBNN đã xuất quỹ NSNN. b/ Quy trình KSC đầu tư NSX: - Kiểm soát hồ sơ ban đầu: - Để được tạm ứng hoặc thanh toán, chủ đầu tư còn phải gửi đến KBNN các hồ sơ sau: + Giấy đề nghị tạm ứng (hoặc thanh toán) vốn đầu tư. + Giấy rút vốn đầu tư. + Bảo lãnh tạm ứng của nhà thầu + Bảo lãnh bảo đảm hợp đồng + Bảo lãnh bảo hành 1.3.4. Hoạt động giám sát trong kiểm soát chi qua Kho bạc Nhà nƣớc: - Đánh giá thường xuyên là hoạt động giám sát được thực hiện bởi chính GDV, KTT và lãnh đạo đơn vị trong tất cả các nghiệp vụ KSC phát sinh hàng ngày tại đơn vị giúp nhận diện nhanh chóng những sai sót, rủi ro như - Đánh giá chuyên biệt là hoạt động giám sát được thực hiện định kỳ hàng tháng, quý, năm và cũng được thực hiện bởi chính các GDV, KTT và lãnh đạo đơn vị thông qua công tác tự kiểm tra; Phòng Thanh tra kiểm tra, kiểm toán nhà nước qua công tác thanh tra định kỳ. 9 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI KHO BẠC NHÀ NƢỚC ĐĂKHÀ 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KBNN ĐĂKHÀ: 2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu tổ chức hoạt động của KBNN ĐăkHà: Tính đến tháng 7 năm 2018, KBNN ĐăkHà có 9 cán bộ công chức tham gia vào quy trình kiểm soát chi NSNN với cơ cấu ban lãnh gồm 2 người, 1 KTT, 6 GDV. KBNN ĐăkHà có mối quan hệ làm việc thường xuyên với các đơn vị trên địa bàn như: Chi cục thuế, Phòng Tài chính và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội và ngân sách các xã thuộc kiểm soát của KBNN ĐăkHà: Huyện có 1 thị trấn và 10 xã, nhưng hầu hết địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội của huyện còn có những khó khăn nhất định. Kinh tế huyện ĐăkHà chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nguồn thu hạn hẹp, nhu cầu chi lớn, các xã trông chờ vào nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. Vì vậy chính quyền xã khó khăn trong việc chủ động được kế hoạch chi tiêu ngân sách. 2.1.3. Khái quát tình hình chi ngân sách ở các xã thuộc kiểm soát của KBNN ĐăkHà: Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, KBNN ĐăkHà đã quản lý và KSC ngân sách của 10 xã và 1 thị trấn nằm trên địa bàn huyện. 10 Bảng 2.1. Cơ cấu chi NSX trên địa bàn tại KBNN ĐăkHà năm 2017 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng chi NSX 37.902 100 Chi đầu tư phát triển 2.657 7 Chi thường xuyên 34.778 91,7 Chi chuyển nguồn 467 1,3 Vì là một huyện miền núi của tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, thu ngân sách địa phương mới chỉ bù đắp một phần nhỏ cho chi NSNN, các khoản chi NSX trên địa bàn chủ yếu là chi thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn (91,7%). Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ vốn chi cho đầu tư phát triển còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi NSNN (7%), cho thấy chính quyền chưa quan tâm chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Nhưng chi chuyển nguồn với tỷ trọng thấp (1,3%) cho ta thấy rằng UBND các xã đã bám sát dự toán, triển khai thực hiện các nhiệm vụ kịp thời, tránh tình trạng kéo dài chi sang năm sau. 2.2. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI KBNN ĐĂKHÀ: 2.2.1. Kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách xã tại KBNN ĐăkHà a. Mục tiêu kiểm soát chi thường xuyên ngân sách xã: b. Hồ sơ kiểm soát chi ngân sách xã: 11 Đối với các khoản chi theo hình thức rút dự toán tại KBNN: kế toán NSX gửi đến KBNN các tài liệu và chứng từ dưới đây: - Hồ sơ gửi lần đầu: - Trường hợp tạm ứng: + Đối với các đề nghị tạm ứng bằng tiền mặt: + Đối với các đề nghị tạm ứng bằng chuyển khoản: - Hồ sơ thanh toán tạm ứng: + Thanh toán tạm ứng các khoản chi tiền mặt theo quy định. + Thanh toán tạm ứng các khoản chi chuyển khoản. - Hồ sơ thanh toán trực tiếp: + Giấy rút dự toán (thanh toán); + Đối với những khoản chi không có hợp đồng và đối với những khoản chi có giá trị hợp đồng dưới hai mươi triệu đồng. + Ngoài các tài liệu trên, tùy theo từng nội dung chi, đơn vị gửi kèm theo các tài liệu, chứng từ sau:  Đối với khoản chi thanh toán cá nhân.  Chi hội nghị, đào tạo, bồi dưỡng.  Chi công tác phí: Bảng kê chứng từ thanh toán.  Chi phí thuê mướn.  Đối với các khoản chi mua sắm tài sản, chi mua, đầu tư tài sản vô hình; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, chi mua vật tư văn phòng, chi sửa chữa thiết bị tin học, sửa chữa xe ô tô, các trang thiết bị khác.  Các Khoản chi khác. c. Nội dung kiểm soát chi NSX: - Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: 12 + Nhận diện rủi ro: + Đánh giá rủi ro: + Thủ tục kiểm soát: Hàng tháng: Căn cứ vào giấy rút dự toán, báo cáo tăng giảm lương (nếu có) do UBND xã gửi đến, GDV tiến hành thực hiện:  Kiểm tra, đối chiếu với bảng đăng ký quỹ lương, kiểm tra báo cáo tăng giảm lương nếu chênh lệch so với bảng đăng ký quỹ lương.  Kiểm tra giấy rút dự toán NSNN bảo đảm các yếu tố trên giấy rút dự toán phải ghi rõ đầy đủ, rõ ràng, không tẩy xóa, ghi chi tiết theo mục lục ngân sách, mã tính chất nguồn kinh phí và mã cấp ngân sách, mẫu dấu chữ ký người quyết định chi của đơn vị phải đúng với mẫu dấu chữ ký đã đăng ký với KBNN nơi đơn vị giao dịch. Đối với các khoản thanh toán khác cho cá nhân GDV kiểm soát danh sách chi theo từng lần thanh toán. - Đối với các khoản chi mua sắm tài sản, chi mua, đầu tư tài sản vô hình; chi mua sắm tài sản dùng cho công tác chuyên môn; chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng ngành, chi mua vật tư văn phòng, chi sửa chữa thiết bị tin học, sửa chữa xe ô tô, các trang thiết bị khác và các khoản chi khác: Thanh toán từng lần và thanh toán lần cuối đơn vị gửi Biên bản nghiệm thu (đối với trường hợp phải gửi Hợp đồng). + Nhận diện rủi ro: + Đánh giá rủi ro: + Thủ tục kiểm soát: 13 Khi phát sinh nhu cầu chi, đơn vị gửi đến KBNN bảng kê chứng từ thanh toán (đối với những khoản chi không có hợp đồng); hợp đồng, nghiệm thu hợp đồng, văn bản lựa chọn nhà thầu (đối với những khoản chi có hợp đồng). Căn cứ vào các quy định, GDV KBNN ĐăkHà phải kiểm tra các yếu tố trên các hồ sơ do đơn vị gửi đến. - Đối với hình thức chi theo Lệnh chi tiền của NSX, hồ sơ thanh toán là Lệnh chi tiền của NSX. Lệnh chi tiền là chứng từ kế toán do UBND xã lập để căn cứ thực hiện trích NSNN cấp kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển nguồn kinh phí NSNN; là căn cứ để UBND, KBNN hạch toán chi NSNN. 2.2.2. Kiểm soát chi ngân sách xã cho đầu tƣ qua KBNN ĐăkHà: a. Mục tiêu kiểm soát chi đầu tư từ ngân sách xã: b. Hồ sơ kiểm soát chi đầu tư NSX: - Chủ đầu tư mở tài khoản thanh toán vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp xã tại KBNN. Để thực hiện cấp phát vốn đầu tư thuộc nguồn vốn NSX, tài liệu ban đầu do chủ đầu tư gửi đến KBNN một lần trừ trường hợp có bổ sung, điều chỉnh. Cụ thể : - Đối với dự án chuẩn bị đầu tư - Đối với dự án thực hiện đầu tư - Trường hợp tạm ứng: Chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị tạm ứng gửi tới KBNN gồm: - Thanh toán khối lượng hoàn thành: + Đối với công việc thông qua hợp đồng. + Đối với công việc thực hiện không thông qua hợp đồng. 14 + Đối với gói thầu thực hiện theo hình thức người dân trong xã tự làm. c. Nội dung kiểm soát chi đầu tư NSX : - Nhận diện rủi ro: - Đánh giá rủi ro: - Thủ tục kiểm soát: + Kiểm soát hồ sơ ban đầu: + Kiểm soát tạm ứng vốn đầu tư NSX : + Kiểm soát khi thanh toán khối lượng hoàn thành Thanh toán khối lượng hoàn thành thông qua hợp đồng. Thanh toán khối lượng hoàn thành không thông qua hợp đồng. Thanh toán khối lượng hoàn thành do người dân trong xã tự làm. Tất cả các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND cấp xã và các dự án được cơ quan có thẩm quyền cấp trên giao UBND cấp xã làm Chủ đầu tư khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải lập báo cáo quyết toán và được thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo đúng chế độ quy định về quản lý tài chính hiện hành. * Hoạt động giám sát KSC NSX tại KBNN ĐăkHà: 2.2.3. Kết quả kiểm soát chi ngân sách xã qua KBNN ĐăkHà a. Kết quả kiểm soát chi thƣờng xuyên NSX: Với 11 đơn vị xã, thị trấn giao dịch sử dụng kinh phí NSNN, KBNN ĐăkHà đã kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi của từng đơn vị. 15 Bảng 2.2. Tổng hợp tình hình cơ cấu chi thường xuyên NSX năm 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Chi quốc phòng 3.274 9,42 2. Chi an ninh 1.694 4,87 3. Chi SN GD và ĐT 4. Chi SN y tế 5. Chi SN văn hóa 6. Chi SN truyền thanh 7. Chi SN thể dục thể thao 963 2,77 8. Chi đảm bảo XH 19 0,05 9. Chi SN kinh tế 492 1,42 10. Chi SN bảo vệ môi trường 3 0,008 11. Chi QL HC Đảng, đoàn thể 28.333 81,462 Trong đó: Chi QLNN 16.941 Chi hoạt động Đảng, tổ chức chính trị 11.142 Chi hỗ trợ hội, đoàn 250 12. Chi trợ giá mặt hàng chính sách Tổng cộng 34.778 100 16 b. Kết quả kiểm soát chi đầu tƣ từ NSX: Chi NSNN cho đầu tư phát triển và tình hình kiểm soát các khoản chi này ở KBNN ĐăkHà được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4. Tình hình kiểm soát chi đầu tư NSX tại KBNN ĐăkHà Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Tổng chi đầu tư ngân sách xã 2.657 - Số dự án 23 - Kế hoạch giao 2.950 - Thanh toán KLHT 2.657 - Tỷ lệ giải ngân/ KHV năm 90% - Dư kế hoạch vốn 293 Qua bảng số liệu ta thấy, chi đầu tư từ NSX hiện nay rất ít. Trong năm 2017 KBNN ĐăkHà nhận được kế hoạch vốn gồm 23 dự án của 10/11 xã, thị trấn có chi đầu tư với tổng số vốn kế hoạch là: 2.950 triệu đồng, số vốn đã thanh toán qua KBNN ĐăkHà là 2.657 triệu đồng, đạt 90% kế hoạch giao. Trong quá trình thanh toán, GDV đã phát hiện một số trường hợp đem hồ sơ tài liệu đến KBNN thanh toán nhưng thiếu hồ sơ pháp lý, chưa logic về mặt thời gian, thiếu Quyết định phê duyệt thiết kế - dự toán, sai sót về mục lục NSNN, thiếu bảo lãnh hợp đồng, 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH XÃ TẠI KBNN ĐĂKHÀ: 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc a/ Trong kiểm soát chi thường xuyên: 17 b/ Trong kiểm soát chi đầu tư: 2.3.2. Những hạn chế: a/ Trong kiểm soát chi thường xuyên: Thứ nhất, còn phát sinh các khoản chi chưa có tiêu chuẩn định mức, tiêu chuẩn định mức chưa rõ ràng hoặc đã lạc hậu so. Thứ hai, việc KSC lương bộc lộ nhiều bất cập từ cơ chế đến thực hành. Thứ ba, GDV chưa thực hiện phiếu giao nhận chứng từ khi ĐVSDNS gửi đến KBNN theo quy trình giao dịch một cửa trong KSC thường xuyên. Thứ tư, việc quy định quy trình, hồ sơ KSC đối với các khoản chi có cùng nội dung, tính chất, nhưng được thực hiện chi bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản không như nhau. Thứ năm, thực tế trong quá trình thực hiện KSC mua sắm qua KBNN. Thứ sáu, chất lượng xây dựng dự toán do UBND các xã gửi đến KBNN chưa đảm bảo chất lượng, chưa sát với thực tế. b/ Trong kiểm soát chi đầu tư: Thứ nhất, về hệ thống văn bản hướng dẫn kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư từ
Luận văn liên quan