Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Phố Núi
(BIDV Phố Núi) là một đơn vị thành lập chưa lâu nhưng tốc độ phát
triển khá nhanh. Trong những năm gần đây đã vươn lên thành một
chi nhánh lớn trong BIDV của Tỉnh Gia Lai. Mặt khác với sự phát
triển nhanh chóng đó, lượng ngân quỹ giao dịch diễn ra rất lớn cũng
đòi hỏi công tác kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Lãnh đạo chi nhánh đã và
đang rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ
tại BIDV Phố Núi. Trong ngân hàng, hầu như mọi hoạt động đều liên
quan đến tiền, mà tiền lại là nguồn gốc của mọi rủi ro. Nhận thấy tầm
quan trọng của việc xây dựng công tác KSNB đối với hoạt động
ngân quỹ là một hoạt động hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động ngân quỹ còn gặp nhiều khó khăn,
khối lượng ngân quỹ tăng, hiệu quả quản lý thấp và mức độ rủi ro
tăng cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một điều không
thể thiếu, ngân hàng cần trang bị kiếm soát vững chắc phát huy cao
khả năng kiểm soát, thúc đẩy sự phát triển của hoạt giao dịch khách
hàng. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc lựa chọn hoạt động ngân
quỹ làm đối tượng nghiên cứu cụ thể được xuất phát từ đặc điểm của
khoản mục tiền. Ngân hàng giữ lượng tiền rất lớn bao gồm tiền mặt
và giấy tờ có giá, do đó vấn đề an toàn phải được đảm bảo cho cả
việc lưu giữ và vận chuyển tiền. Lượng tiền quá lớn cũng khiến cho
hiện tượng biển thủ, tham ô và gian lận dễ xảy ra trong ngân hàng.
Từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt
động ngân quỹ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Phố Núi” làm đề tài luận văn thạc sĩ
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh phố Núi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ THANH
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH PHỐ NÚI
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. HOÀNG TÙNG
Phản biện 1: TS. Phạm Hoài Hương
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Hữu Ánh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 10 tháng 3 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Phố Núi
(BIDV Phố Núi) là một đơn vị thành lập chưa lâu nhưng tốc độ phát
triển khá nhanh. Trong những năm gần đây đã vươn lên thành một
chi nhánh lớn trong BIDV của Tỉnh Gia Lai. Mặt khác với sự phát
triển nhanh chóng đó, lượng ngân quỹ giao dịch diễn ra rất lớn cũng
đòi hỏi công tác kiểm soát nội bộ chặt chẽ. Lãnh đạo chi nhánh đã và
đang rất quan tâm đến vấn đề kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ
tại BIDV Phố Núi. Trong ngân hàng, hầu như mọi hoạt động đều liên
quan đến tiền, mà tiền lại là nguồn gốc của mọi rủi ro. Nhận thấy tầm
quan trọng của việc xây dựng công tác KSNB đối với hoạt động
ngân quỹ là một hoạt động hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, thực tế hoạt động ngân quỹ còn gặp nhiều khó khăn,
khối lượng ngân quỹ tăng, hiệu quả quản lý thấp và mức độ rủi ro
tăng cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một điều không
thể thiếu, ngân hàng cần trang bị kiếm soát vững chắc phát huy cao
khả năng kiểm soát, thúc đẩy sự phát triển của hoạt giao dịch khách
hàng. Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc lựa chọn hoạt động ngân
quỹ làm đối tượng nghiên cứu cụ thể được xuất phát từ đặc điểm của
khoản mục tiền. Ngân hàng giữ lượng tiền rất lớn bao gồm tiền mặt
và giấy tờ có giá, do đó vấn đề an toàn phải được đảm bảo cho cả
việc lưu giữ và vận chuyển tiền. Lượng tiền quá lớn cũng khiến cho
hiện tượng biển thủ, tham ô và gian lận dễ xảy ra trong ngân hàng.
Từ những lý do trên, em xin lựa chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt
động ngân quỹ tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Phố Núi” làm đề tài luận văn thạc sĩ
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn hệ thống hóa lý luận về KSNB hoạt động ngân quỹ
tại ngân hàng thương mại
- Luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động KSNB hoạt
động ngân quỹ của Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt
Nam - Chi nhánh Phố Núi theo hướng đối phó với rủi ro hoạt động,
nhận biết những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế của KSNB
tại ngân hàng.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đưa ra những giải
pháp nhằm hoàn hiện KSNB hoạt động ngân quỹ tại BIDV Phố Núi
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kiểm soát về hoạt động
ngân quỹ Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam – Chi
nhánh Phố Núi
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
+Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu trong giai đoạn từ năm
2015-2017, giải pháp đến 2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng
để tổng hợp lý luận và lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng
quy trình giao dịch từ đó đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ
hoạt động ngân quỹ tại Chi nhánh.
Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế toàn bộ hoạt động của
ngân hàng nói chung, đồng thời quan sát các nhân viên ngân hàng
khi làm việc trực tiếp với khách hàng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: Thông qua các số liệu do
3
ngân hàng cung cấp, bên cạnh các thông tin nắm được thông quá quá
trình quan sát đưa ra các phân tích, tổng hợp tạo ra cái nhìn khái
quát, đầy đủ, sâu sắc, đánh giá công tác kiểm soát nội bộ hoạt động
ngân quỹ khách hàng.
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về kiểm soát nội bộ và kiểm soát nội
bộ hoạt động ngân quỹ trong các ngân hàng thương mại
Chương 2: Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Phố
Núi.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt
động ngân quỹ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
chi nhánh Phố Núi.
4
CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM
SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ TRONG CÁC
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ
1.1.1. Một số khái niệm
“Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản
lớn nhất. Như tiền mặt, ngoại tệ, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng
nhà nước hoặc ở các tổ chức tín dụng khác” (Peter S.Rose,
2015,tr.26)
1.1.2. Các hoạt động ngân quỹ chủ yếu của NHTM
Hoạt động huy động vốn; Hoạt động cấp ngân quỹ; Hoạt động
dịch vụ thanh toán; Hoạt động thu - chi tiền mặt; Các hoạt động
khác: góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh
ngoại hối, vàng
1.1.3. Yêu cầu KSNB đối với Hoạt Động Ngân Quỹ
Đối với mục tiêu hiệu quả và hữu hiệu của các hoạt động: công
tác kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ giúp tổ chức sử dụng có
hiệu quả các ngồn lực của mình, đảm bảo sự phối hợp của các nhân
viên trong các hoạt động, nhằm đạt kết quả tốt, hạn chế rủi ro, nâng
cao lợi ích của tổ chức
1.2. NỘI DUNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI HOẠT ĐỘNG
NGÂN QUỸ
1.2.1. Môi trƣờng kiểm soát hoạt động ngân quỹ
Tính chính trực và giá trị đạo đức:
Đảm bảo về năng lực:
Hội đồng quản trị và ủy ban công tác kiểm soát nội bộ hoạt
5
động ngân quỹ
Triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý:
Cơ cấu tổ chức:
Cách phân định quyền hạn và trách nhiệm:
1.2.2. Đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân quỹ
Rủi ro xuất phát từ mục tiêu/ mục đích của doanh nghiệp do vậy
Xác định mục tiêu của đơn vị tuy không phải là một bộ phận của
kiểm soát nội bộ nhưng việc xác định nó là điều kiện tiên quyết để
đánh giá rủi ro. Bởi lẽ một sự kiện có trở thành một rủi ro quan trọng
đối với tổ chức hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ tác động tiêu
cực của nó đến mục tiêu của đơn vị. Xác định mục tiêu bao gồm việc
đưa ra sứ mệnh, hoạch định các mục tiêu chiến lược cũng như những
chỉ tiêu phải đạt được trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
1.2.3. Tổ chức hoạt động kiểm soát
a. Yêu cầu để tổ chức thực hiện tốt hoạt động kiểm soát, đơn
vị cần:
- Xây dựng kế hoạch chi tiêu
- Định kì cần lập báo cáo về các khoản có biến động bất
- Phân tích biến động lãi tiền gửi.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch tiền mặt.
- Để tránh rủi ro bị mất cắp, lạm dụng tiền, cần phải:
-
- Cuối ngày phải: Kiểm kê quỹ và đối chiếu với số liệu trên sổ
sách và niêm phong quỹ, sử dụng két sắt (có mã số và chìa khóa) để
cất tiền.
b. Các hoạt động tổ chức kiểm soát ngân quỹ
Phân chia trách nhiệm đầy đủ
Kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ
6
Kiểm soát vật chất
Kiểm tra độc lập với việc thực hiện
Phân tích rà soát hay soát xét lại việc thực hiện
1.2.4. Thông tin
Thông tin cần thiết cho mọi cấp của một tổ chức vì giúp cho
việc đạt được các mục tiêu kiểm soát khác nhau. Thông tin có thể
cung cấp thông qua hệ thống thông tin, chủ yếu hiện nay là được xử
lý trên các phần mềm máy tính. Truyền thông là một phần của hệ
thống thông tin nhưng nhấn mạnh về vai trò của việc truyền đạt
thông tin.
1.2.5. Kiểm tra, giám sát hoạt động ngân quỹ
Giám sát là quá trình mà người quản lý đánh giá chất lượng của
hệ thống kiểm soát. Điều quan trọng trong giám sát là phải xác định
kiểm soát nội bộ có vận hành đúng như thiết kế hay không và có cần
thiết phải sửa đổi chúng cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển
của đơn vị hay không. Để đạt được kết quả tốt, nhà quản lý cần thực
hiện những hoạt động giám sát thường xuyên hoặc định kỳ.
Giám sát thường xuyên đạt được thông qua việc tiếp nhận các ý
kiến đóng góp của khách hàng, nhà cung cấphoặc xem các báo cáo
hoạt động và phát hiện các biến động bất thường.
Giám sát định kỳ thường được thực hiện thông qua các cuộc
công tác kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ định kỳ do công tác
kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ viên nộ bộ, hoặc do công tác
kiểm soát nội bộ hoạt động ngân quỹ viên độc lập thực hiện.
Yêu cầu của kiểm tra, gíam sát hoạt động ngân quỹ
Nội dung các hoạt động kiểm tra
Kiểm tra chứng từ sổ sách
Phân tích và rà soát
7
Bảo vệ tài sản
Kiểm tra sai sót, rủi ro dễ sảy xa trong hoạt động ngân quỹ
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KIỂM SOÁT RỦI RO
HOẠT ĐỘNG NGÂN QUỸ
1.3.1. Nhân tố bên ngoài
1.3.2. Nhân tố bên trong
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong ngân hàng, hầu như mọi hoạt động đều liên quan đến
tiền, mà tiền lại là nguồn gốc của mọi rủi ro. Nhận thấy tầm quan
trọng của việc xây dựng hệ thống KSNB đối với NHTM, nhất là các
biện pháp kiểm soát đối với khoản mục tiền, với các hoạt động thu
chi tiền mặt. Trong chương 1tác giả hẹ thống hóa cơ sở lý luận về
hoạt động ngân quỹ trong ngân hàng thương mại. Nội dung chương 1
là nền tảng để phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động kiểm
soát nội bộ hoạt động ngân quỹ tại BIDV Chi nhánh Phố Núi trong
chương 2.
8
CHƢƠNG 2
CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG NGÂN
QUỸ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH PHỐ NÚI
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC
QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH PHỐ NÚI
2.1.1. Giới thiệu về chi nhánh
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và phát triển Việt Nam- chi nhánh Phố núi
a. Công tác huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn của Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi
năm 2015 – 2017
Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(Triệu
đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Huy động vốn
Không kỳ hạn
55.180 12,08 114.464 13,01 181.425 15,37
Huy động vốn
ngắn hạn
271.422 59,44 530.824 60,33 622.743 52,75
Huy động vốn
Trung dài hạn
130.039 28,48 234.635 26,67 376.44 31,89
Tổng huy
động vốn theo
kỳ hạn (không
gồm Kho bạc
Nhà nƣớc)
456.641 100 879.924 100 1.180.608 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 - 2017)
9
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình huy động vốn của Chi
nhánh từ 2015-2017 rất khả quan và có tốc độ tăng trưởng tối. Cụ thể
năm 2015 là 456.641 triệu đồng, năm 2016 là 879.924 và năm 2017
tăng lên tới 1.180.608
b. Công tác cho vay
Bảng 2.2. Chỉ tiêu cơ cấu, chất lượng cho vay của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 -
2017
Nội dung Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Tổng dư nợ Triệu đồng 1.346.629 2.240.389 2.845.176
2. Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư
nợ
% 0,11 0,004 0,27
Dư nợ xấu cho vay tổ
chức kinh tế, cá nhân
Triệu đồng 1.486 93 7.139
Dư nợ xấu Trái phiếu
Doanh nghiệp
Triệu đồng - - -
Tổng dư nợ xấu Triệu đồng 1.486 93 7.139
3. Tỷ lệ nợ nhóm 2/Tổng
dư nợ
% 0,41 0,19 0,21
Dư nợ nhóm 2 cho vay
tổ chức kinh tế. cá nhân
Triệu đồng 5.488 4.250 6.029
Dư nợ nhóm 2 Trái phiếu
Doanh nghiệp
Triệu đồng - - -
Tổng dư nợ nhóm 2 Triệu đồng 5.488 4.25 6.029
(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Phố Núi 2015 - 2017)
Dư nợ cho vay tại chi nhánh tăng qua các năm từ 2015 đến
2017. Năm 20151.346.629 ; năm 2016 là 2.240.389 triệu đồng, năm
2017 là 2.845.176. Đối với khách hàng cá nhân thì biến động bất
thường và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Đối với cho vay
10
doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh năm 2016 so với 2015. Nhưng
lại tăng đột biến vào năm 2017 cho thấy sự phục hồi kinh tế và
doanh nghiệp có xu hương cần vốn đề đầu tư kinh doanh nhiều hơn.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG
NGÂN QUỸ CỦA BIDV PHỐ NÚI
2.2.1. Môi trƣờng kiểm soát
Trách nhiệm của Giám đốc
Trách nhiệm của Ban kiểm soát
Trách nhiệm của Ban quản lý rủi ro
Trách nhiệm của Ban quản lý tài sản và nguồn vốn
Trách nhiệm của Trưởng phòng kế toán
Trách nhiệm của Trưởng phòng tác nghiệp nguồn vốn – ngân
quỹ
Trách nhiệm của Thủ kho tiền
Trách nhiệm của Thủ quỹ
Trách nhiệm của Kiểm ngân
2.2.2. Thực trạng đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân quỹ
Tiền mặt là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận,
biển thủ thường rất cao. Các thủ thuật gian lận về tiền mặt là rất đa
dạng và thường được che giấu tinh vi để KSNB không ngăn chặn hay
phát hiện được. Vì thế, quản lý tiền mặt chứa đựng trong nó rất nhiều
rủi ro, trong đó phải kể đến những rủi ro sau đây:
- Hiện tượng thừa, thiếu trong quá trình thu chi tiền mặt do
gian lận, biển thủ; Số tiền trên phiếu thu, chi khác trên sổ sách kế
toán; Sự không khớp của các yếu tố trên chứng từ giữa chứng từ gốc
và các giao dịch đã được ghi chép vào sổ kế toán.
- Chênh lệch tiền mặt tồn quỹ thực tế và trên sổ sách; Biên
bản kiểm kê có số tiền dư đến đơn vị đồng; Số dư quỹ tiền mặt âm
11
do hạch toán phiếu chi trước phiếu thu; Ghi lệch nhật kí chi tiền; số
cái, sổ quỹ, không khớp nội dung, số tiền;
- Chưa có biên bản tồn quỹ, biên bản kiểm kê thiếu chữ kí
của thủ quỹ và kế toán trưởng; không thành lập hội đồng kiểm kê,
biên bản được lập không hợp lệ.
- Quy trình phê duyệt phiếu thu, chi không chặt chẽ, không
thực hiện đúng theo quy trình, phiếu thu chi không đủ số liên theo
quy định; Hạch toán thu chi tiền không đúng kì; Có nhiều quỹ tiền
mặt; Có nghiệp vụ thu chi tiền mặt với số tiền lớn, vượt quá định
mức trong quy chế tài chính. Phát sinh nhiều nghiệp vụ thu chi tiền
trước và sau ngày khóa sổ.
- Phiếu thu, phiếu chi chưa lập đúng quy định (thiếu dấu, chữ
kí của Giám đốc đơn vị, kế toán trưởng, thủ quỹ,); không có hoặc
không phù hợp với chứng từ hợp lý hợp lệ kèm theo; chưa đánh số
thứ tự, phiếu viết sai không không lưu lại đầy đủ; nội dung chi không
đúng hoạt động kinh doanh.
- Chi quá định mức tiền mặt theo quy chế tài chính của Ngân
hàng nhưng không có quyết định hoặc phê duyệt của Giám đốc; Ghi
chép, phân loại, phản ánh chưa hợp lí (không hạch toán tiền đang
chuyển ); Có hiện tượng chi khống hoặc hạch toán thiếu nghiệp vụ
thu chi phát sinh; Không có báo cáo quỹ định kì, thủ quỹ và kế toán
không thường xuyên đối chiếu.
- Vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm: kế toán tiền mặt đồng
thời là thủ quỹ, chứng từ kế toán xếp chung với chứng từ quỹ, sổ quỹ
và sổ kế toán không tách biệt; Thủ quỹ có quan hệ gia đình với Giám
đốc, kế toán trưởng.
- Hạch toán thu chi ngoại tệ theo các phương pháp không nhất
quán, không theo dõi nguyên tệ. Cuối kì không đánh giá lại ngoại tệ
12
hoặc đánh giá không theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng vào thời
điểm cuối năm.
- Chứng từ giao dịch không hợp lệ, không đầy đủ, không chính
xác; Giao dịch không đúng người, đúng đối tượng. Các nghiệp vụ
giao dịch không được ghi nhận, ghi nhận không đúng thời điểm,
không có thật hay phân loại chưa hợp lý, tính toán không đúng.
- Rủi ro từ phía khách hàng: giả mạo chữ ký, cạo sửa số tiền,
tiền giả
Chính có quá nhiều rủi ro như vậy, việc thiết lập một KSNB
chặt chẽ, với các thủ tục kiểm soát hợp lý là điều rất cần thiết để duy
trì hoạt động thu chi tiền mặt, và giảm rủi ro tới mức tối thiểu, đảm
bảo thực hiện các mục tiêu của ngân hàng có hiệu quả.
2.2.3. Tổ chức hoạt động kiểm soát ngân quỹ tại Chi nhánh
Hình 2.4. Lưu đồ hoạt động kiểm soát ngân quỹ
2.2.4. Thực trạng hoạt động thông tin và truyền thông
Ứng dựng hệ thống Corebanking vào hoạt động thông tin và
truyền thông
Quy trình bảo
quản ngân quỹ
Các quy trình trong hoạt động Kiểm soát ngân quỹ tại BIVD
Phố Núi
Quy trình
thu chi ngân quỹ
Quy trình
khác
Quy định
về đóng
gói và
niêm
phong
Quy định
về an
toàn kho
tiền
Quy trình
thu chi
ngân quỹ
đối với
khách
hàng
Quy trình
giao nhận
ngân quỹ
trong nội
bộ ngân
hàng
Quy trình
quỹ kiễm
tra ngân
quỹ
Quy trình
vận
chuyển
tiền
Quy trình
kiểm tra,
kiểm kê
quỹ định
kỳ
Xử lý thừa,
thiếu ngân quỹ
13
Ngân hàng BIDV Chi nhánh phố núi cũng như các ngân hàng
khác, việc hoạt động thông tin và truyền thông là rất quan trọng, đặt
biệt là trong hoạt động thu, chi ngân quỹ. Hằng ngày, có rất nhiều
khách hàng đến giao dịch với nhiều hoạt động khác nhau, có thể gửi
tiền tiết kiệm, giải ngân vay vốn hay chuyển tiềntừ số tiền nhỏ vài
chục nghìn đến số tiền lớn và trăm triệu, vài tỷ đồng, điều này đòi
hỏi các giao dịch viên, thủ quỹ phải hết sức cẩn thận trong việc xử lý
giao dịch, không để sai sót.
Ngân hàng BIDV Chi nhánh Phố Núi sử dụng hệ thống giao
dịch, nhập liệu trên máy tính có tên là hệ thống Corebanking và
Chương trình Quản lý mệnh giá tiền, là hệ thống đặc thù và được
toàn bộ Chi nhánh, phòng giao dịch thuộc ngân hàng BIDV sử dụng.
Hệ thống này được viết rất hiện đại, phù hợp với từng giao dịch,
tương đối dễ sử dụng và được phân quyền truy cập cho từng vị trí
nhân viên. Mỗi nhân viên trước khi vào làm việc chính thức đều đã
được đi học và thực hành trên hệ thống COREBANKING này, giúp
hạn chế việc sai sót.
2.2.5. Thực trạng các thủ tục kiểm tra, giám sát
Nguyên tắc kiểm tra
Về nguyên tắc phân công, phân nhiệm:
Giám đốc chi nhánh điều hành chung hoạt động của cơ quan thực
hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng Giám
đốc BIDV Việt Nam về các mặt liên quan đến kinh doanh, chịu trách
nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về các
quyết định của mình, trực tiếp phụ trách phòng Kiểm tra, kiểm soát nội
bộ hoạt động ngân quỹ và phòng Hành chính - Nhân sự.
Về nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Đây là một nguyên tắc luôn được tuân thủ tại chi nhánh khi bổ
14
nhiệm cán bộ cũng như điều phối công việc. Điều này giúp cho công
việc của từng nhóm người không bị chồng chéo và cũng giúp cho
việc tự kiểm soát được thực hiện tốt hơn, nghiệp vụ nào, mảng nào
người nào phụ trách, chịu trách nhiệm.
Về nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn là một nguyên tắc quan
trọng. Thực hiện nguyên tắc này để tránh việc quyền hạn tập trung
quá nhiều vào một số người. Trách nhiệm và quyền hạn được phân
công cụ thể c o từng cấp quản lý để các biện pháp quản lý phù hợp
hơn với tình hình thực tế, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ,
chế độ một thủ trưởng.
Hoạt động kiểm tra giám sát
Kiểm tra trước khi giao dịch thu-chi tiền mặt
Kiểm tra trước do giao dịch viên thực hiện: KH lập và nộp
chứng từ (Giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, giấy chuyển tiền) cho giao
dịch viên, giao dịch viên kiểm tra chứng từ trước khi giao dịch.
- Tính hợp lệ của chứng từ: chứng từ lập theo mẫu quy định,
phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác yếu tố trong chứng từ, không tẩy
xóa, sửa chữa.
- Sự phù hợp của chứng từ: nội dung trên chứng từ phải phù
hợp với các giấy tờ xuất trình, phù hợp với các thông tin về khách
hàng đã được đăng ký trước, phù hợp với những quy định của Ngân
hàng nhà nước và BIDV.
- Tính đầy đủ của chứng từ: số liên, các tài liệu, giấy tờ kèm
theo để đảm bảo thực hiện nghiệp vụ theo đúng quy định.
- Tính chính xác của chứng từ: số tài khoản, sự khớp đúng của
số tiền bằng số và bằng chữ, loại tiền, số tiền phí, tiền lãi.
- Kiểm tra số dư tài khoản của khách hàng phải đủ với số tiền
15
giao dịch.
- Giao dịch đúng người, đúng đối tương: giao dịch viên phải
nhận dạng KH bằng cách đối chiếu KH trong ảnh CMND/trong các
giấy tờ có ảnh k