Tóm tắt Luận văn Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở NASB trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) DNN&V đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một bộ phận có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KT. Với một số lượng đông đảo, chiếm hơn 95% tổng số DN, tạo công ăn việc làm cho gần một nửa số lao động trong các DN, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu cả nước, các DNN&V Việt Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc mở rộng cho vay đối với các DNN&V hiện nay được coi là cơ hội của các NHTM, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, giúp các NH chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hoá các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ DNN&V trong tổng dư nợ tại Hội sở Ngân hàng Bắc á (NASB) còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng của thị trường. Hội sở Ngân hàng Bắc á đã có định hướng mở rộng cho vay DNN&V nhằm phục vụ cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền thống hiện đang rất phát triển tại Nghệ An. Trước thực tiễn này, mở rộng cho vay DNN&V là hết sức cần thiết đối với NHTM vì đây sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền KT nói chung và đối với các DNN&V nói riêng. Đồng thời đây cũng là một đối tượng khách hàng khá hấp dẫn, có nhiều cơ hội tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, có hiệu quả. "Mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở NASB" sẽ góp phần thực hiện mục tiêu này của NASB trên địa bàn Nghệ An

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hội sở NASB trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới của đất nước (Doanh nghiệp nhỏ và vừa) DNN&V đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành một bộ phận có ảnh hưởng đến sự phát triển của nền KT. Với một số lượng đông đảo, chiếm hơn 95% tổng số DN, tạo công ăn việc làm cho gần một nửa số lao động trong các DN, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu cả nước, các DNN&V Việt Nam đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc mở rộng cho vay đối với các DNN&V hiện nay được coi là cơ hội của các NHTM, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, giúp các NH chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hoá các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh. Hiện nay, tỷ trọng dư nợ DNN&V trong tổng dư nợ tại Hội sở Ngân hàng Bắc á (NASB) còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng của thị trường. Hội sở Ngân hàng Bắc á đã có định hướng mở rộng cho vay DNN&V nhằm phục vụ cụm công nghiệp nhỏ, các làng nghề truyền thống hiện đang rất phát triển tại Nghệ An. Trước thực tiễn này, mở rộng cho vay DNN&V là hết sức cần thiết đối với NHTM vì đây sẽ là một động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền KT nói chung và đối với các DNN&V nói riêng. Đồng thời đây cũng là một đối tượng khách hàng khá hấp dẫn, có nhiều cơ hội tăng trưởng dư nợ một cách an toàn, có hiệu quả. "Mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở NASB" sẽ góp phần thực hiện mục tiêu này của NASB trên địa bàn Nghệ An. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nội dung luận văn đi sâu phân tích làm rõ các vấn đề sau: - Phân tích cơ sở lý luận về sự cần thiết, tầm quan trọng của việc mở rộng cho vay DNN&V của NHTM. - Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á từ năm 2006 đến năm 2008. - Đề xuất giải pháp mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động cho vay DNN&V của NHTM. Phạm vi nghiên cứu là hoạt động cho vay đối với DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á, giai đoạn từ năm 2006- 2008. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp được sử dụng trong luận văn: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, và các phương pháp được sử dụng: Thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích 5. Ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn Về lý luận: đề cập vai trò của tín dụng NHTM đối với sự phát triển DNN&V trong cơ chế KT thị trường hiện nay ở Việt Nam. Về thực tiễn: đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á. 6. Kết cấu luận văn Phần mở đầu: Nêu sự cần thiết, mục tiêu đối tượng phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn của luận văn. Chương I: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay DNN&V tại NHTM. Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á. Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á. CHƯƠNG 1- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa Cho đến nay, vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung của quốc tế để phân loại DNN&V. Nhìn chung, việc phân định quy mô của DNN&V thường được dựa trên tiêu chí cơ bản là số lượng lao động, vốn hoặc tài sản và doanh thu. Mỗi quốc gia, tuỳ theo điều kiện và trình độ phát triển, quy định mức độ đánh giá từng tiêu chí theo các quy mô doanh nghiệp khác nhau. Tại Thái Lan, khái niệm các DNN&V được đưa ra dựa trên việc xác định các tiêu chí một cách chi tiết và cụ thể hơn với sự tách biệt rõ ràng giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hai thông số quan trọng được sử dụng là số lượng nhân công và tài sản cố định. Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 định nghĩa DNN&V là cơ sở kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành 3 cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của DN) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô DN siêu nhỏ DN nhỏ DN vừa Khu vực Số lao động Tổng ng.vốn Số lao động Tổng ng.vốn Số lao động I. Nông,lâm nghiệp&th.sản ≤ 10 người ≤ 10 tỷ đồng 10 đến 200 20 đến 100 tỷđ 200 đến 300 II. CN và xây dựng ≤ 10 người ≤ 10 tỷ đồng 10 đến 200 20 đến 100 tỷđ 200 đến 300 III. Thương mại và d.vụ ≤ 10 người ≤ 10 tỷ đồng 10 đến 50 người 20 đến 50 tỷđ 50 đến 100 1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Về các điểm mạnh - DNN&V dễ khởi sự. Hầu hết các DNN&V chỉ cần có một lượng vốn ít, số lao động không nhiều, diện tích mặt bằng nhỏ và các điều kiện làm việc đơn giản đã có thể bắt đầu kinh doanh ngay khi có ý tưởng kinh doanh - Tinh linh hoạt cao. Vì hoạt động với quy mô nhỏ cho nên hầu hết các DNN&V đều rất năng động và dễ thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường. - Có lợi thế trong việc duy trì và phát triển các ngành nghề truyền thống - DNN&V có lợi thế về sử dụng lao động. Quan hệ lao động trong các DNN&V thường có tính chất thân thiện, gần gũi hơn so với các DN lớn. Do đó người lao động thường dễ dàng được quan tâm, động viên, khuyến khích hơn trong công việc. Đặc biệt là mối quan hệ gần gũi, thân thiện đó rất phù hợp với văn hoá của người Châu á nói chung và của người Việt Nam nói riêng. Về các điểm yếu - DNN&V thiếu các nguồn lực để thực hiện các ý tưởng kinh doanh lớn hoặc các dự án đầu tư lớn, các dự án đầu tư công cộng. - DNN&V không có các lợi thế kinh tế theo quy mô và ở một số nước thì loại hình DN này thường bị yếu thế trong các mối quan hệ với NH, với Chính phủ và giới báo chí cũng như thếu sự ủng hộ của đông đảo công chúng. - Các DNN&V rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa * Tạo ra của cải vật chất và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế DNN&V cung cấp ra thị trường nhiều loại hàng hoá khác nhau đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước như trang thiết bị và linh kiện cần thiết cho các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành thủ công nghiệp cũng như các hàng hoá tiêu dùng khác. * Thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn DNN&V với quy mô nhỏ và vừa, với mức độ đầu tư không lớn, linh hoạt, rất phù hợp cho phát triển kinh tế dân doanh. DNN&V là phương thức phù hợp và hữu hiệu để huy động nguồn lực từ dân cho phát triển kinh tế. * Tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp Đặc điểm chung của các DNN&V là ít vốn và hoạt động chủ yếu trong các ngành sử dụng nhiều lao động. Do đó, DNN&V ở tất cả các nước có thể tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động. ở nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển, DNN&V là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất. * Tạo cơ sở để hình thành các doanh nghiệp lớn Kinh nghiệm phát triển kinh tế ở nhiều nước cho thấy hiện nay phần lớn các công ty và các tập đoàn kinh tế đa quốc gia đều trưởng thành từ các DNN&V. Với cách xem xét đó DNN&V chính là nguồn tích luỹ ban đầu và là “lồng ấp” cho các doanh nghiệp lớn. 1.2. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngay từ khi thành lập và trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh đều có quy mô vừa và nhỏ do vậy nhu cầu vốn của từng doanh nghiệp cũng không lớn do đó việc thu xếp vốn cho các doanh nghiệp này luôn nằm trong khả năng của các ngân hàng. - Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn chủ yếu để tài trợ cho sự thiếu hụt vốn lưu động tạm thời, nên các khoản vay này thường là nhỏ. - DNN&V khả năng tài chính hạn chế (do vốn chủ sở hữu nhỏ, lợi nhuận để lại không cao), do đó việc tiếp cận nguồn vốn trung-dài hạn của ngân hàng thường khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn, tài sản đảm bảo và phương án kinh doanh không đủ điều kiện để cho vay. Chính vì vậy khoản cho vay trung-dài hạn đối với các DNN&V chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này. - DNN&V có trình độ quản lý, tổ chức sản xuất chưa cao, mang tính gia đình và hạn chế tính sáng tạo cao trong doanh nghiệp, khả năng tiếp cận thông tin về thị trường, xúc tiến thương mại gặp nhiều khó khăn do đó khi cho vay DNN&V khả năng đối mặt với rủi ro mất vốn của ngân hàng sẽ cao hơn. 1.3. Mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại 1.3.1. Quan niệm mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo quan điểm của tác giả thì mở rộng cho vay DNN&V được hiểu như sau: Mở rộng cho vay DNN&V là một thuật ngữ phản ánh việc tăng quy mô, tăng phạm vi cho vay đối với DNN&V, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của DNN&V đồng thời vẫn đảm bảo sự phát triển an toàn của ngân hàng. 1.3.2 Vai trò cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa - Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển - Giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh - Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề 1.3.3 Các tiêu chí phản ánh mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa * Các chỉ tiêu về quy mô - Số lượng khách hàng là DNN&V vay vốn - Tỷ trọng khách hàng là DNN&V vay vốn/tổng số khách hàng tổ chức - Tỷ trọng dư nợ DNN&V bình quân/tổng dư nợ bình quân năm của NHTM - Dư nợ bình quân đối với một DNN&V, được tính bằng công thức: * Các chỉ tiêu về chất lượng - Tỷ trọng nợ xấu cho vay DNN&V/dư nợ cho vay DNN&V, được tính bằng công thức: - Tỷ trọng nợ xấu cho vay DNN&V/nợ xấu của NHTM 1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại * Về phía ngân hàng - Chiến lược kinh doanh của ngân hàng - Trình độ công nghệ của ngân hàng - Trình độ quản lý kinh doanh của ngân hàng thương mại * Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa - Phương án sản xuất kinh doanh Để tiếp cận được với nguồn vốn vay từ ngân hàng, DNN&V phải cân nhắc và lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả. - Năng lực quản lý, tài chính của khách hàng - Tài sản đảm bảo * Về chính sách, chế độ Chính sách và chế độ quy định của Nhà nước liên quan đến cho vay đối với DNN&V có ảnh hưởng lớn và trực tiếp tới hoạt động cho vay của NHTM đối với các doanh nghiệp này. CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG BẮC Á 2.1. Khái quát về Hội sở Ngân hàng Bắc á Trải qua 15 năm hoạt động, với hệ thống trên 45 điểm giao dịch rộng khắp cả nước (Hà Nội, Thanh Hoá, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh, đồng bằng Sông Cửu Long) NASB ngày càng phát triển bền vững và đã từng bước khẳng định được uy tín của mình trên thị trường tài chính - tiền tệ trong và ngoài nước. Đến 31/12/2008 NASB đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản: - Tổng tài sản: 8.582 tỷ đồng - Tổng dư nợ: 6.481 tỷ đồng - Nợ quá hạn: 116 tỷ đồng chiếm 1,79% tổng dư nợ - Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ: 44% Trong đó, tổng tài sản của Hội sở Ngân hàng Bắc á là 6.875 tỷ đồng, Hội sở Ngân hàng Bắc á gồm hội sở chính, 01 phòng giao dịch, đội ngũ cán bộ 165 người có trình độ, kinh nghiệm đang nỗ lực vượt bậc đã góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An. Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chính Đơn vị: Tỷ đồng (cả ngoại tệ quy đổi) STT Chỉ tiêu 2006 2007 2008 A Tổng tài sản 1.471 1.567 1.876 B Hoạt động huy động vốn Vốn huy động tại địa bàn 795 968 1.031 Thị phần huy động vốn 8,6% 8,05% 6,49% C Hoạt động tín dụng Dư nợ 683 842 1.022 1 Phân theo thời gian - Ngắn hạn 351 273 476,25 - Trung dài hạn 332 569 545,75 Phân theo loại tiền - VNĐ 572 736 957 - Ngoại tệ quy đổi 111 106 65 Phân theo tài sản đảm bảo - Dư nợ có tài sản đảm bảo 512,25 698,86 970,9 - Dư nợ không có tài sản đảm bảo 170,75 143,14 51,1 2 Nợ quá hạn 14,7 15,1 13,8 3 Thị phần tín dụng 6,2% 4,9% 4,72% D Hoạt động dịch vụ khác Thu từ dịch vụ NH - Bảo lãnh 0,149 0,79 1,648 - Thanh toán 0,312 0.494 0,598 - Ngân quỹ 0,018 0,036 0,204 -Kinh doanh ngoại tệ 1,97 4,458 50,817 E Kết quả kinh doanh 1 Tổng thu 352 516 625 2 Tổng chi 341 501 612 3 Trích dự phòng rủi ro 18,5 19,3 21,2 4 Lợi nhuận trước thuế 11 15 13 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay DNN&V tại Hội sở ngân hàng Bắc á Đơn vị: Tỷ đồng (cả ngoại tệ quy đổi) Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Loại cho vay Dư nợ Tăng, giảm (%) Tỷ trọng (%) Dư nợ Tăng, giảm (%) Tỷ trọng (%) Dư nợ Tăng, giảm (%) Tỷ trọng (%) I. Tổng dư nợ 683 842 1.022 1. Ngắn hạn 351 51,4 273 32,46 476,25 46,6 2. Trung, dài hạn 332 48,6 569 67,54 545,75 53,4 II. DNN&V 130,6 181 142,19 1. Ngắn hạn 74,67 27,2 57,18 110,86 48,46 61,25 142,19 28,26 61,82 2. Trung, dài hạn 55,93 34,1 42,82 70,14 25,4 38,75 87,81 25,19 38,18 Qua số liệu trên cho thấy năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng dư nợ DNN&V rất cao tương ứng là 18,6% và 38,59% và năm 2008 tốc độ tăng dư nợ có chậm lại nhưng vẫn đạt 27,07%%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ DNN&V trong tổng dư nợ của Hội sở Ngân hàng Bắc á các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 19,12%, 21,5% và 22,51%. Bên cạnh đó như đặc điểm của DNN&V là quy mô nhỏ nên dư nợ cho vay một DN là không lớn do đó điều quan trọng để mở rộng cho vay DNN&V là phải mở rộng khách hàng, gia tăng số lượng DN vay vốn. Mặc dù dư nợ DNN&V hiện nay tại Hội sở Ngân hàng Bắc á đã chiếm tỷ trọng khá nhưng thực sự số lượng là chưa nhiều, đến 31/12/12008 mới chỉ có 140 DN. Số lượng và tỷ trọng khách hàng là DNN&V vay vốn Bảng 2.12: Tổng hợp dư nợ DNN&V Đơn vị: Tỷ đồng (cả ngoại tệ quy đổi) Số TT Loại vay Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1 Tổng dư nợ 683 842 1.022 2 DNN&V Số DN vay vốn 101 121 140 Dư nợ 130,6 181 230 Dư nợ/tổng dư nợ 19,12% 21,5% 22,51% Tốc độ tăng trưởng dư nợ 18,6% 38,59% 27,07% (Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng giai đoạn 2006 – 2008 của Hội sở Ngân hàng Bắc á) Qua số liệu trên cho thấy năm 2006 và năm 2007 tốc độ tăng trưởng dư nợ DNN&V rất cao tương ứng là 18,6% và 38,59% và năm 2008 tốc độ tăng dư nợ có chậm lại nhưng vẫn đạt 27,07%%. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ DNN&V trong tổng dư nợ của Hội sở Ngân hàng Bắc á các năm 2006, 2007, 2008 lần lượt là 19,12%, 21,5% và 22,51%. Bên cạnh đó như đặc điểm của DNN&V là quy mô nhỏ nên dư nợ cho vay một DN là không lớn do đó điều quan trọng để mở rộng cho vay DNN&V là phải mở rộng khách hàng, gia tăng số lượng DN vay vốn. Mặc dù dư nợ DNN&V hiện nay tại Hội sở Ngân hàng Bắc á đã chiếm tỷ trọng khá nhưng thực sự số lượng là chưa nhiều, đến 31/12/12008 mới chỉ có 140 DN. 2.2.2.2. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V và dư nợ bình quân đối với một DNN&V Bảng 2.13 : Tỷ trọng dư nợ cho vay DNN&V bình quân Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ DNN&V bình quân năm (tỷ đồng) 115,5 155,8 205,5 Tổng dư nợ bình quân năm (tỷ đồng) 591,5 762,5 932 Tỷ trọng (%) 19,52 20,43 22,05 (Nguồn dữ liệu: Báo cáo tín dụng giai đoạn 2006 – 2008 của Hội sở Ngân hàng Bắc á) 2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hội sở Ngân hàng Bắc Á 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân Qua số liệu về thực trạng cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á trong thời gian vừa qua có thể tổng kết một số kết quả tích cực như sau: - Tốc độ tăng trưởng số lượng DNN&V vay vốn khá tốt và ổn định; - Tốc độ tăng trưởng tín dụng với DNN&V là tương đối cao, tỷ trọng tín dụng cho DN này tăng đáng kể; - Tài sản đảm bảo chiếm tỷ lệ rất cao đã khẳng định thêm về khả năng an toàn trong việc cho vay DNN&V; - Dư nợ theo thành phần KT cũng có chuyển biến tích cực, đã tập trung nhiều vào DNN&V ngoài quốc doanh; - Chất lượng tín dụng các DNN&V tương đối khả quan, ít có nguy cơ bùng phát nợ quá hạn. Nợ xấu ngày càng giảm cả về số tuyệt đối và tương đối; - Cũng từ kết quả của công tác cho vay DNN&V trong những năm qua tại Hội sở Ngân hàng Bắc á đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của các DN. Nhìn chung DNN&V vay vốn đã hoạt động khá hiệu quả, mức trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận đạt khá và ổn định. Đây cũng là cơ sở vững chắc để DN và NH xây dựng mối quan hệ hợp tác gắn bó và cùng có lợi. Để đạt được những kết quả tích cực trên là do những nguyên nhân sau: - Việc thực hiện công tác cho vay đã có nhiều chuyển biến tích cực, đã thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo cho vay không phân biệt thành phần KT, chú trọng ưu tiên cho vay DNN&V; - Áp dụng linh hoạt các hình thức cho vay, đảm bảo tiền vay sao cho hình thức cho vay, đảm bảo tiền vay phù hợp với mỗi DN, mỗi loại hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu của khách hành; - Hiện Hội sở Ngân hàng Bắc á đã thực hiện công khai hoá thủ tục cho vay, qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hành trong quá trình tiếp xúc vốn vay NH, tránh được những thủ tục phiền hà sách nhiễu 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được, việc cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á hiện cũng còn bộc lộ hạn chế như: - Dư nợ cho vay DNN&V chiếm tỷ trọng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế; - Việc cho vay DNN&V tại Hội sở Ngân hàng Bắc á chưa đúng theo định hướng và các thế mạnh phát triển DN của các lĩnh vực như cho vay công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến, vùng nguyên liệu, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, - Việc cho vay đầu tư vào các cụm công nghiệp, các làng nghề truyền thống nơi có rất nhiều DNN&V hiện nay cũng còn rất nhiều hạn chế. - Chính sách tín dụng đối với DNN&V chưa thực sự phù hợp và chưa có đáp ứng sử thích hợp về vấn đề tài sản đảm bảo, lãi suất cho vay - Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế khác từ các cơ quan ban ngành chức năng, chính quyền địa phương cũng như từ bản thân DNN&V như: hạn chế về năng lực người quản lý DN; việc thực hiện chế độ báo cáo cũng như công khai minh bạch tài chính DN. Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân chủ yếu sau: - DNN&V hoạt động khá phân tán do đó việc tiếp cận đến các DN này rất khó khăn, đặc biệt là các DN tại các huyện. - Cơ chế chính sách của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ và thực tiễn chưa cao. - Sự phát triển của DNN&V chưa thật sự vững chắc, tăng trưởng mạnh về số lượng nhưng chưa tương ứng với chất lượng. - Mạng lới hoạt động của Hội sở Ngân hàng Bắc á chưa tạo được thuận lợi cho việc tiếp cận cũng như giao dịch với NH của DNN&V. - Trình độ và khả năng cán bộ Hội sở Ngân hàng Bắc á còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tín dụng cũng như đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng. - Các sản phẩm cho vay DNN&V còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp; - Các biện pháp bảo đảm tiền vay chủ yếu tập trung vào bất động sản mà chưa chú trọng đến các tài sản khác của doanh nghiệp, việc xác định giá trị tài sản còn cứng nhắc, chưa theo kịp giá trị trường. CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI HỘI SỞ NGÂN HÀNG BẮC Á 3.1. Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt Trên cơ sở lãi suất cơ bản từng thời kỳ, áp dụng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các DNN&V, đảm bảo mức lãi suất cho vay đối với các DNN&V thấp hơn từ 0,5% - 1%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường. 3.2. Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng - Cho vay trực tiếp từng lần với các DN có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần, có quan hệ không thường xuyên với NH, có nguồn thu thường không định, cho vay bù đắp thiếu hụt tài chính tạm thời. - Cho vay theo hạn mức tín dụng với những DN đã có quan hệ thường xuyên, có tín nhiệm với NH, sản xuất kinh doanh ổn định có hiệu quả, nhu cầu vay phục vụ sản xuất kinh doanh thường xuyên. - Cho vay vốn trung dài hạn để phục vụ cho đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng nhà..vv - Đặc biệt đối với
Luận văn liên quan