Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc
độ cao, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp, lạc hậu trở thành một quốc gia có nền
kinh tế thị trường phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Theo đó nền
kinh tế Việt Nam ngày càng năng động, cạnh tranh, tạo ra nhiều thu nhập, nhiều công ăn
việc làm cho xã hội, đời sống con người ngày càng phát triển, dẫn đến phát sinh ngày
càng nhiều các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu với mức độ cao cấp hơn như là: nhà ở tiện
nghi, thiết bị hiện đại để phục vụ sinh hoạt và giải trí, phương tiện giao thông, du học, du
lịch, Do đó, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm gia tăng
vốn tín dụng và đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ loại hình cho vay này.
Vì vậy, tôi đã chọn BIDV để nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Tháp” làm luận
văn thạc sỹ kinh tế của mình, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cũng
như để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng một cách phù hợp và khoa học nhất,
khai thác tối đa tiềm năng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại BIDV.
9 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 568 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Cấu trúc của luận văn
Lý do chọn đề tài
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng liên tục với tốc
độ cao, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp, lạc hậu trở thành một quốc gia có nền
kinh tế thị trường phát triển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Theo đó nền
kinh tế Việt Nam ngày càng năng động, cạnh tranh, tạo ra nhiều thu nhập, nhiều công ăn
việc làm cho xã hội, đời sống con người ngày càng phát triển, dẫn đến phát sinh ngày
càng nhiều các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu với mức độ cao cấp hơn như là: nhà ở tiện
nghi, thiết bị hiện đại để phục vụ sinh hoạt và giải trí, phương tiện giao thông, du học, du
lịch, Do đó, các NHTM đã cho ra đời nhiều sản phẩm cho vay tiêu dùng nhằm gia tăng
vốn tín dụng và đã thu được rất nhiều lợi nhuận từ loại hình cho vay này.
Vì vậy, tôi đã chọn BIDV để nghiên cứu đề tài “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi Nhánh Đồng Tháp” làm luận
văn thạc sỹ kinh tế của mình, nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cũng
như để đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng một cách phù hợp và khoa học nhất,
khai thác tối đa tiềm năng của lĩnh vực cho vay tiêu dùng tại BIDV.
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng tiêu dùng và mở rộng
CVTD của NHTM.
- Khảo sát thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp trong giai đoạn 2013 – 2015.
- Đề xuất một số giải pháp mở rộng CVTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.
Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu : Cho vay tiêu dung của NHTM
Phạm vi nghiên cứu : Cho vay tiêu dung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Đồng Tháp trong giai đoạn 2013 – 2015
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
• PHẦN MỞ ĐẦU
• Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại
• Chương 2: Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp
Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đồng Tháp.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM
1.1.1. khái niệm
Cho vay tiêu dùng là cho vay tài trợ cho nhu cầu chỉ tiêu của người tiêu dùng là cá
nhân và hộ gia đình với các chi phí về vật chất và dịch vụ như nhà ở, đồ dùng gia đình,
phương tiện đi lại, giáo dục, y tế và du lịch.
1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dung có những đặc điểm như sau:
- Đặc điểm về khách hàng và mục đích vay
+ Mục đích vay : Ngân hàng CVTD nhằm mục đích phụ vụ nhu cầu tiêu dùng của
cá nhân và hộ gia đình
+ khách hàng vay : Ngân hàng CVTD đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình
có nhu cầu tiêu dùng tại thời điểm hiện tại nhưng chưa có khả năng thanh toán.
- Nhu cầu vay và nguồn trả nợ : nguồn trả nợ chủ yếu của CVTD vẫn là thu nhập
của khách hàng.
- Quy mô và số lƣợng khoản vay: Quy mô CVTD nhỏ nhưng số lượng các khoản
vay nhỏ.
- Các khoản cho vay tiêu dung có chi phí và rủi ro cao : CVTD có mức độ rủi ro
cao hơn các hình thức cho vay khác
- Lãi suất : cho vay tiêu dùng tương đối cao so với lãi suất cho vay thương mại.
1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay
- Cho vay tiêu dùng cư trú, phi cư trú
1.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
- Cho vay tiêu dùng trả góp , tuần hoàn, thẻ tín dụng
1.1.3.3. Căn cứ vào phương thức vay
- Cho vay tiêu dùng gián tiếp, trực tiếp
1.1.4. Lợi ích và rủi ro trong cho vay tiêu dùng
1.1.4.1. Lợi ích của cho vay tiêu dùng
1.1.4.2. Rủi ro của cho vay tiêu dùng
1.2 MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHTM
1.2.1 Quan niệm mở rộng CVTD
Mở rộng cho vay tiêu dùng là việc tăng quy mô cho vay đối với cá nhân, hộ gia
đình về phạm vi, không gian, thời gian, về quy mô hoạt động, về số lượng khách hàng thụ
hưởng, thời hạn cho vay, về đối tượng vay, về địa bàn, ngành nghề. Trên cơ sở kiểm
soát được rủi ro và nâng cao hiệu quả.
Mở rộng cho vay tiêu dùng cũng có thể là Ngân Hàng gia tăng về tổng dư nợ cơ
sở kiểm soát rủi ro trong cho vay, đẩy mạnh lợi nhuận mang lại từ hoạt động cho vay.
1.2.2 Sự cần thiết của việc mở rộng CVTD
Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng là xu hướng tất yếu, nhất là trong điều kiện khách
quan của nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, khi mà mức sống người dân được nâng
cao, đồng thời đó cũng là chiến lược, mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của cac
ngân hàng thương mai Việt Nam.
1.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng CVTD của NHTM
a. Chỉ tiêu mở rộng về quy mô
- Chỉ tiêu tăng trưởng số lượng khách hàng:
- Chỉ tiêu tăng trưởng về thị phần cho vay
- Chỉ tiêu phản ánh đa dạng hóa sản phẩm cho vay
- Chỉ tiêu tăng trưởng thu nhập CVTD
b. Chỉ tiêu kiểm soát rủi ro CVTD
1.2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển cho vay tiêu dùng
1.2.4.1. Nhân tố chủ quan
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
1.3.1. Kinh nghiệm mở rộng cho vay tiêu dùng của một số NHTM
1.3.1.1. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của ACB
1.3.1.2. Kinh nghiệm phát triển cho vay tiêu dùng của Vietinbank
1.3.2. Bài học kinh nghiệm
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐồNG THÁP
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIDV ĐỒNG THÁP
2.1.Khái quát về BIDV Đồng Tháp.
2.1.1. Lịch sử hình thành BIDV Đồng Tháp
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Đồng Tháp giai
đọan 2013-2015
a. Hoạt động huy động vốn
b.Hoạt động tín dụng
C. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015
2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV ĐỒNG
THÁP
2.2.1. Khái quát cho vay tiêu dùng tại BIDV ĐỒNG THÁP
2.2.1.1. Quy trình và chính sách tín dụng tiêu dùng tại BIDV
2.2.1.2. Hệ thống xếp hạng khách hàng vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp
2.2.1.3. Quản lý rủi ro cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp
2.2.2. Thực trạng mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp
2.2.2.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV Đồng Tháp
Tình hình đa dạng hóa sản phẩm CVTD
CVTD dưới hình thức cấp thấu chi cho cá nhân có chuyển lương qua tài khoản tại BIDV
hiện nay đang được đánh giá là mở rộng mạnh với thủ tục nhanh gọn, đơn giản. Tuy nhiên, sản
phẩm này tiềm ẩn nhiều rủi ro vì điều kiện cho vay đơn giản, thủ tục nhanh gọn nhưng việc
ràng buộc trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng của người vay còn lỏng, cũng như trách nhiệm
của đơn vị chi trả lương khi xác nhận thu nhập của người vay chỉ dừng lại ở việc sẽ phối hợp
với ngân hàng trong việc thu nợ khách hàng.
2.2.2.2 Số lượng và số lượt khách hàng giao dịch tại BIDV Đồng Tháp về sản phẩm
CVTD
Nền kinh tế mở rộng kéo theo nhận thức và chất lượng cuộc sống của người dân
được nâng cao, người dân luôn hướng đến những sản phẩm và những dịch vụ làm tăng
giá trị cuộc sống bằng nhiều hình thức. Để thỏa mãn nhu cầu đó người dân có xu hướng
tìm đến ngân hàng để vay tiêu dùng với mong muốn đáp ứng được nhu cầu trong khi khả
năng tài chính một lúc không thể trang trải được. Hiểu được tâm lý đó, các ngân hàng đã
đầu tư nhiều vào nhận diện thương hiệu, nâng cao chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng, con
người nhằm mục đích là thu hút được khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn.
2.2.2.3 Dư nợ và nợ xấu CVTD tại BIDV Đồng Tháp
Với chính sách kính cầu của chính phủ trong những năm gần đây, thị trường các sản
phẩm tiêu dùng có một bước mở rộng khả quan, kéo theo nhu cầu vay tiều dùng trong
dân cư được tăng lên. Các nhà cung ứng cũng tranh thủ cơ hội để đẩy mạnh việc bán
hàng, các chính sách giảm giá, chiết khấu, hậu mãi cũng vì thế mà được các doanh
nghiệp sử dụng thường xuyên. Thị tường tiêu dùng trong những năm gần đây cũng vì thế
mà mở rộng.
2.2.2.4 Thực trạng mở rộng thị phần CVTD tại BIDV Đồng Tháp
Thị phần CVTD đang được các Ngân hàng xem như là một chỉ tiêu quan trọng
trong báo cáo hàng năm, nó phản ánh hiệu quả của việc mở rộng CVTD của một ngân
hàng so với các ngân hàng khác trên địa bàn.
2.2.2.5 . Tình hình thu nhập từ hoạt động CVTD tại BIDV Đồng Tháp
3 Không nằm ngoài xu thế đó, trong những năm gần đây BIDV Đồng Tháp xem
CVTD là một trong những mục tiêu chiến lược trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế ảm đạm trong những năm qua đã làm ảnh hưởng lớn đến
mục tiêu mở rộng CVTD tại chi nhánh. Nhưng nhờ vào sự nổ lực của tập thể, trong giai
đoạn 2013 – 2015 chi nhánh cũng đã gặt hái được những thành công bước đầu trong công
tác mở rộng CVTD tại chi nhánh.
2.3. Đánh giá chung về tình hình mở rộng CVTD tại BIDV Đồng Tháp.
2.3.1. Những kết quả đạt được
BIDV Đồng Tháp đã cố gắng trong việc mỡ rộng danh mục cho vay để cạnh tranh
với các ngân hàng trên địa bàn, phân tán và giảm thiểu rủi ro tín dụng
Nhìn chung, quy trình cho vay tiêu dung tại BIDV Đồng Tháp tính gọn nhưng đầy
đủ, đảm bảo chặt chẻ và an toàn
Phương pháp quản trị rủi ro cho vay tiêu dung của BIDV Đồng Tháp tương đối có
hiệu quả
Thu từ cho vay tiêu dung đóng góp khá hiệu quả vào tỏng thu của Chi Nhánh
2.3.2. Những hạn Chế
- Về sản phẩm cho vay tiêu dùng : Các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn đơn giản,
chưa phong phú, đa dạng, chưa tạo ra được sự khác biệt, còn nặng về các sản phẩm
truyền thống. Việc triển khai áp dụng sản phẩm mới còn chậm trễ
- Về Công tác marketing: BIDV Đồng Tháp chưa thực sự chú trọng khâu quảng
cáo, tiếp thị sản phẩm cho vay tiêu dùng do hạn chế kinh phí.
2.3.3.Nguyên nhân
Từ các yếu tố thuộc môi trƣờng kinh tế
Từ phía Ngân hàng
- Một số cán bộ, nhân viên vẫn còn tâm lý e ngại khi triển khai một vài sản phẩm
cho vay mới; chưa thật sự chủ động chào bán sản phẩm cho vay tiêu dùng đã ban hành
- Việc đào tạo cán bộ, nhân viên trong công tác quản lý, quan hệ khách hàng chưa
có tính hệ thống, thiếu bài bán. Lực lượng nhân sự làm công tác cho vay tiêu dùng còn
thiếu và mỏng.
- Các PGD của Chi nhánh không được cho vay tín chấp, không có bào đảm bằng tài
sản đối với các khách hàng bên ngoài và bị hạn chế cho vay sản phẩm có tài sản thế chấp
hình thành từ tương lai
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV
CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV ĐẾN
NĂM 2020
* Định hƣớng hoạt động
- Duy trì tăng trưởng giữ vũng thị phần, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Năng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, chất lượng hoạt động dịch vụ, nhằm
gia tăng nguồn thu ngoài lãi.
- Cơ cấu lại khách hàng
- Tổ chức các lớp học về giao tiếp, phục vụ, chăm sóc khách hàng và nghiệp vụ
ngân hàng cho cán bộ, nhân viên.
* Định hƣớng trong công tác cho vay tiêu dùng
- Khách hàng cho vay tiêu dùng mục tiêu: tập trung phát triển khách hàng có thu
nhập cao và thu nhập trung bình khá trở lên
- Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm cho vay tiêu dùng hấp dẫn, đa
dạng đa tiện ích và phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV
3.2.1. Hoàn thiện quy trình CVTD
- Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi của thị trường
mục tiêu
- Xây dựng lãi suất cho vay tiêu dùng đa dạng cho từng đối tượng khách hàng.
- Cải tiến mô hình tổ chức cho vay tiêu dùng theo hướng ngày càng chuyên môn
hóa quy trình xử lý công việc.
- Tự động hóa theo dõi hồ sơ cho vay tiêu dùng.
3.2.2. Hoàn thiện danh mục sản phẩm CVTD
- Chi nhánh cần chú trọng mở rộng thêm các loại hình sản phẩm mới, cải thiện chất
lượng các sản phẩm mới, cải thiện chất lượng các sản phẩm cũ để đáp ứng nhu cầu đa
dạng của người tiêu dùng.
3.2.3. Đa dạng hóa phương thức CVTD
- Đa dạng hóa các hình thức CVTD để tạo điều kiện phù hợp với các đặc điểm nhu
cầu của khách hàng
- Cho vay phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn, đảm bảo hài hòa cân đối giữa lợi
ích ngân hàng và lợi ích khách hàng.
3.2.4.Tăng cường hoạt động marketing
- Đẩy mạnh kênh phân quảng cáo qua email vì việc sử dụng email để marketing sẽ
tiết kiệm cho ngân hàng nhiều chi phí
- In các tờ rơi, giới thiệu sản phẩm dịch vụ trong đó tính năng từng sản phẩm được
nêu một cách ngắn ngọn, dễ hiểu và đặt ở những vị trị dễ thu hút khách hàng để khách
hàng có thể nắm bắt về sản phẩm dịch vụ của BIDV Đổng Tháp.
3.2.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng
- BIDV Đồng Tháp cần tiên hành hiện đại hóa các thiết bị để phục vụ cho công tác
theo dõi, giám sát các khoản vay với khách hàng được thuận lợi hơn
3.2.6. Mở rộng mạng lưới phòng giao dịch của chi nhánh
- Mở thêm phòng giao dịch tất nhiên sẽ tốn kém nhiều chi phí và nhân lực, tuy
nhiên để thực hiện mục tiêu trở thành NH bán lẻ trong đó có mở rộng CVTD thì đó là
điều cần thiết.
3.2.7.Tăng cường công tác huy động vốn.
Xem huy động vốn là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh cần tăng cường công tác tiếp
thị.
Chú trọng các thể thức tiết kiệm được nhiều người quan tâm như : tiết kiệm bậc
thang, các hình thức huy động qua kênh trái phiếu dài hạn.
3.2.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên
- Nâng cao trách nhiệm của nhân viên đối với khách hàng
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.3.1. Kiến nghị đối với BIDV HSC
- Kịp thời có văn bản chỉ đạo, hướng dẩn nghiệp vụ
- Nhanh chóng thành lập trung tam đào tạo.
3.3.2.Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền liên quan
- Cải cách hoàn thiện các thủ tục hành chính , nâng cao tính minh bạch của các quy
trình pháp luật
- Rà soát lại toàn bộ các quy định, cho phép công bố công khai xếp loại các tổ chức
tín dụng