Tóm tắt Luận văn Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Trong nền kinh tế mỗi nƣớc, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nƣớc khác trên thế giới. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại - nhƣ lý thuyết về lợi thế so sánh đã chứng minh - giúp cho từng nƣớc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình. Tuy nhiên để thực hiện thành công nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bên cạnh vấn đề chất lƣợng, khả năng cạnh tranh trong thị trƣờng xuất nhập khẩu của sản phẩm chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tài chính phục vụ hoạt động này Vậy, cho vay xuất nhập khẩu và những nội dung của cho vay xuất nhập khẩu là gì? Các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay xuất nhập khẩu nhƣ thế nào? Thực trạng cho vay xuất nhập khẩu hiện nay tại Ngân hàng TMCP Quân đội và những giải pháp nào đƣợc coi là hiệu quả để mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội? Với đề tài “Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội” tác giả mong muốn đƣa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn giải đáp các vấn đề nêu trên.

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Luận văn Trong nền kinh tế mỗi nƣớc, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ nói riêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây chính là cầu nối của từng quốc gia với các nƣớc khác trên thế giới. Phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại - nhƣ lý thuyết về lợi thế so sánh đã chứng minh - giúp cho từng nƣớc sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực, tài nguyên, nguồn vốn tự có của mình. Tuy nhiên để thực hiện thành công nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bên cạnh vấn đề chất lƣợng, khả năng cạnh tranh trong thị trƣờng xuất nhập khẩu của sản phẩm chúng ta cần quan tâm đến vấn đề tài chính phục vụ hoạt động này Vậy, cho vay xuất nhập khẩu và những nội dung của cho vay xuất nhập khẩu là gì? Các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay xuất nhập khẩu nhƣ thế nào? Thực trạng cho vay xuất nhập khẩu hiện nay tại Ngân hàng TMCP Quân đội và những giải pháp nào đƣợc coi là hiệu quả để mở rộng hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội? Với đề tài “Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội” tác giả mong muốn đƣa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn giải đáp các vấn đề nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu của Luận văn Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay xuất nhập khẩu, các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại. Nghiên cứu thực trạng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Trên cơ sở thực tiễn và lý luận, đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội. ii 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội Phạm vi nghiên cứu luận văn là thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2004 đến nay 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng bao gồm: Phƣơng pháp duy vật biện chứng và phƣơng pháp duy vật lịch sử. Ngoài ra, các phƣơng pháp cụ thể nhƣ: phƣơng pháp so sánh; thống kê; phân tích; tổng hợp cũng góp phần tạo nên tính khoa học của Luận văn. 5. Tên và kết cấu Luận văn Tên Luận văn: Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội. Ngoài phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng nhƣ sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mở rộng cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn năm 2004 đến nay Chương 3: Giải pháp mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian tới iii CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản về cho vay XNK của Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm và sự phát triển khách quan của cho vay XNK Cho vay XNK là việc ngân hàng hỗ trợ về mặt tài chính giúp các doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ của mình khi tham gia vào các hoạt động XNK. 1.1.2. Đặc điểm của cho vay XNK Hoạt động cho vay XNK gắn liền với hoạt động thƣơng mại quốc tế và đƣợc kết hợp chặt chẽ với các phƣơng thức thanh toán quốc tế, cho vay xu鞸t nhập khẩu cũng góp phần hình thành nhiều loại giá cả khác nhau. 1.2 Các hình thức cho vay XNK 1.2.1. Căn cứ vào thời hạn cho vay Tài trợ ngắn hạn là loại tài trợ có thời hạn dƣới một năm thƣờng đƣợc sử dụng cho vay bổ sSung vốn lƣu động phục vụ sản xuất kinh doanh của các đơn vị. Tài trợ ngắn hạn là loại hình tài trợ chủ yếu trong hoạt động tài trợ XNK. Tài trợ trung và dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên một năm, tuỳ theo quy định của mỗi nƣớc. Ở Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1- 5 năm, tín dụng dài hạn có thời hạn từ 5 năm trở lên 1.2.2. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng Cho vay có bảo đảm: Ngân hàng tài trợ cho khách hàng thực hiện các phƣơng án liên quan đến XNK trên cơ sở phải có tài sản đảm bảo. Cho vay không bảo đảm: Đây là hình thức ngân hàng cho vay mà không có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Cơ sở để cho vay chỉ dựa vào uy tín, quy mô, hiệu quả của phƣơng án và khi khách hàng có quan hệ thƣờng xuyên lâu dài tốt đẹp với ngân hàng. iv 1.2.3. Căn cứ vào mục đích cấp tín dụng Tài trợ thương mại cấp cho người xuất khẩu: Ngân hàng có thể cấp tín dụng thông qua phƣơng thức tín dụng chứng từ, phƣơng thức nhờ thu, trên cơ sở hối phiếu, thông qua nghiệp vụ bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh; thông qua phƣơng thức bao thanh toán tƣơng đối và tuyệt đối. Tài trợ tín dụng cấp cho người nhập khẩu: Ngân hàng cấp tín dụng thông qua việc mở LC theo yêu cầu của nhà nhập khẩu, cho vay ký quỹ mở LC, cho vay bắt buộc; hoặc cho vay trong khuôn khổ nhờ thu kèm chứng từ; hoặc cho vay trên cơ sở hối phiếu; hoặc thông qua việc bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh. 1.3 Mở rộng cho vay XNK của Ngân hàng thƣơng mại Khái niệm: Mở rộng cho vay là việc doanh số cho vay năm nay tăng lên so với năm trƣớc. Các tiêu chí cơ bản đánh giá mở rộng cho vay là việc đa dạng hoá hình thức cho vay, đối tƣợng khách hàng cho vay và thị phần cho vay. Các nhân tố tác động đến mở rộng cho vay XNK: Bao gồm các điều kiện cho vay của Ngân hàng, nguồn vốn của ngân hàng thƣơng mại, chính sách lãi suất của ngân hàng, chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc, tập quán thƣơng mại và những rủi ro trong cho vay xuất nhập khẩu. v CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2004 ĐẾN NAY 2.1. Khái quát về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội Ngân hàng TMCP Quân đội đƣợc thành lập theo Quyết định số 0054/NH-GP do Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp ngày 14/09/1994 và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 060297 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội cấp ngày 30/09/1994. Số vốn điều lệ ban đầu của Ngân hàng là 20 tỷ đồng với định hƣớng hoạt động trong giai đoạn đầu là trung gian tài chính phục vụ các doanh nghiệp Quân đội tham gia phát triển kinh tế và thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Quân đội cũng không ngừng lớn mạnh. Đối tƣợng khách hàng và lĩnh vực tài trợ của Ngân hàng Quân đội cũng ngày càng đa dạng bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân. 2.1.2. Một số nét chính về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2004 đến năm 2007 Trong chặng đƣờng lịch sử hình thành và phát triển, 5 năm vừa qua là thời gian phát triển mạnh mẽ và khẳng định vững chắc thƣơng hiệu “NHQĐ” trên thƣơng trƣờng và đặc biệt là đây giai đoạn cạnh tranh gay gắt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng. Ngân hàng Quân Đội đã đạt đƣợc những thành quả rất đáng khích lệ. Tiêu biểu là năm 2007, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 608,9 tỷ đồng, tăng 126% so với năm 2006; tổng tài sản đạt 29.623,6 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trƣởng 117,6% so với năm 2006. vi 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng TMCP Quân đội rất chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trƣởng cao.Tốc độ tăng trƣởng vốn huy động bình quân năm đạt trên 40%/năm. Trong đó, năm 2007 tăng cao nhất đạt 23.225 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2006 là 207%. 2.1.2.2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội đã không ngừng mở rộng, tốc độ tăng trƣởng cho vay bình quân 3 năm (2004-2006) là 28%/năm. Đây là mức tăng trƣởng cao so với mức bình quân chung của ngành ngân hàng. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tƣơng đối cao (tăng 33%, dƣ nợ bình quân đạt 6.543 tỷ đồng trong 4 năm 2004-2007). Đó là do bên cạnh những sản phẩm cho vay truyền thống, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đƣa ra một số sản phẩm cho vay mới nhƣ: Cho cán bộ công nhân viên làm việc tại DNNN cổ phần hoá mua cổ phần, cho vay cầm cố chứng khoán 2.1.2.3. Các hoạt động khác Ngoài những nghiệp vụ truyền thống trƣớc đây nhƣ nhận gửi và cho vay, hiện nay các ngân hàng thƣơng mại đã không ngừng gia tăng các hoạt động dịch vụ Ngân hàng với mức thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng nhƣ: dịch vụ thẻ ATM; thanh toán XNK; kinh doanh ngoại tệ 2.1.2.4. Kết quả tài chính Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân đội liên tục tăng trƣởng năm 2005 đạt 149 tỷ đồng tăng 41,9% so với năm 2004, năm 2006 đạt 242 tỷ đồng tăng 62% so với năm 2005, đặc biệt năm 2007 đạt 608 tỷ đồng. Xét về con số lợi nhuận trong hai năm 2006 và 2007 thì Ngân hàng Quân đội luôn nằm trong tốp 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam có mức lợi nhuận cao. vii 2.2. Thực trạng mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2004 đến nay 2.2.1. Hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Quân đội từ năm 2004 đến nay Nếu đặt trong tƣơng quan tổng thể, có thể thấy cho vay XNK ngày càng chiếm tỷ trọng nhiều hơn trong tổng dƣ nợ cho vay của Ngân hàng. Nếu nhƣ năm 2004, tỷ trọng của cho vay XNK chỉ dừng ở mức 25% thì đến thời điểm 31/12/2007 nó đã chiếm 36% tổng dƣ nợ cho vay chung của NHQĐ. Tỷ lệ nợ quá hạn ở mức có thể kiểm soát đƣợc ở mức 0,36% tổng dƣ nợ. Xét về cơ cấu theo thời gian, NHQĐ chủ yếu là cho vay ngắn hạn trung bình chiếm trên 70% tổng doanh số cho vay XNK của toàn Ngân hàng. Về cơ cấu theo loại tiền, cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ chiếm từ 30 – 50% tổng doanh số cho vay ngắn hạn, còn lại là bằng VND. Xét theo đối tƣợng cho vay doanh số cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp quốc doanh có xu hƣớng giảm trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, năm 2007 chiếm tỷ lệ là 45%. 2.2.2 Cấp tín dụng thông qua phƣơng thức tín dụng chứng từ (L/C) Cùng với sự tăng lên của doanh số mở L/C, dƣ nợ cam kêt thanh toán L/C cũng tăng lên. Năm 2004 đạt 956 tỷ đồng quy đổi, năm 2005 là 1.703 tỷ đồng, năm 2006 đạt 2.146 tỷ đồng và đến cuối năm 2007 đạt đƣợc con số khá ấn tƣợng là 3.305 tỷ đồng. Bằng các cam kết thanh toán của mình, NHQĐ đã dần nâng cao đƣợc uy tín của mình với các ngân hàng nƣớc ngoài cũng nhƣ sự tin tƣởng của các nhà xuất khẩu nƣớc ngoài. 2.2.3 Chiết khấu hối phiếu và chiết khẩu bộ chứng từ Dƣ nợ cho vay chiết khấu chiếm tỷ trọng nhỏ trong dƣ nợ cho vay XNK tại NHQĐ. Đến ngày 31/12/2007 dƣ nợ tại Hà nội là 36 tỷ đồng trong khi ở TP.HCM đạt con số khả quan hơn là 25,8 tỷ đồng và không có nợ quá hạn viii 2.2.4 Bảo lãnh ngân hàng Hết năm 2007 doanh số phát hành thƣ bảo lãnh XNK đạt 707 tỷ đồng, bằng 178% so với năm 2006 và gấp hơn 3 lần doanh số phát hành thƣ bảo lãnh so với năm 2004. Tỷ trọng dƣ nợ bảo lãnh XNK tăng trong tổng dƣ bảo lãnh nói chung chiếm tỷ lệ giao động khoản từ 5 - 8 %. Để đạt đƣợc những con số này NHQĐ đã tích cực gây dựng hình ảnh, quảng bá thƣơng hiệu, chiếm lĩnh thị phần trong và ngoài nƣớc 2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay xuất nhập khẩu tại NHQĐ 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc - Doanh số thanh toán XNK tăng lên qua các năm, năm 2007 trên 2 tỷ USD, đến 30/6/2008 đã đạt trên 1 tỷ USD, làm tốt công tác TTQT đã tạo điều kiện thu hút nhiều khách hàng giao dịch TTQT qua Ngân hàng. - Uy tín đối với các nhà XNK nƣớc ngoài và các ngân hàng nƣớc ngoài của NHQD đƣợc nâng lên rõ rệt. - Giao dịch thanh toán đƣợc mở rộng đồng thời phát sinh thêm nhiều nghiệp vụ tạo cho Ngân hàng sự đa dạng hơn về dịch vụ và sản phẩm cung ứng. - Hiệu quả kinh doanh ngày càng tăng, mạng lƣới hoạt động của ngân hàng không ngừng đƣợc mở rộng, các điểm giao dịch đó đƣợc thành lập ở các trung tâm kinh tế, gần với khách hàng nên đó thiết lập đƣợc mối quan hệ nòng cốt giữa Ngân hàng và khách hàng, là ngƣời bạn đồng hành cùng khách hàng - Cùng với việc tăng trƣởng cho vay, NHQĐ đã xây dựng chính sách khách hàng, quan tâm công tác thông tín tín dụng. Công tác kiểm tra kiểm soát và thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro trong cho vay nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng nói chung và cho vay XNK nói riêng 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay XNK ix Hạn chế: - Hình thức tài trợ chƣa đa dạng, còn đơn giản và ít, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của các doanh nghiệp. - Công tác lập kế hoạch phát triển kinh doanh lâu dài chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. - Công tác đào tạo nguồn nhân lực chƣa khoa học, hợp lý và không mang tính cạnh tranh cao Nguyên nhân: - Hoạt động huy động vốn còn mang tính truyền thống, chƣa đa dạng. - Trình độ thẩm định, xét duyệt các phƣơng án của Ngân hàng nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. - Tỷ lệ cho vay không TSĐB khá cao. - Công tác Marketing chƣa thực sự phát huy hiệu quả - Đội ngũ cán bộ trẻ, năng lực kinh nghiệm còn hạn chế - Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và thống kê chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ và kịp thời - Cơ sở vật chất và mạng lƣới phục vụ hoạt động cho vay còn hạn chế. - Bên cạnh đó còn có nguyên nhân từ môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng pháp lý và nguyên nhân từ hệ thống thông tin. x CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY XUẤT NHẬP KHẨU TẠI N GÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Định hƣớng phát triển cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP Quân đội 3.1.1. Định hƣớng chung của Ngân hàng TMCP Quân đội Ngân hàng Quân đội xác định việc đổi mới ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cƣờng năng lực kiểm soát rủi ro và hiệu quả hoạt động đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. 3.1.2. Định hƣớng phát triển cho vay của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội Tiếp tục mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, hiệu quả, một mặt duy trì và tăng cƣờng cho vay các khách hàng truyền thống, mặt khác mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chú trọng công tác huy động vốn, đặc biệt vốn trung dài hạn, vốn ngoại tệ Phấn đầu không có nợ quá hạn mới phát sinh, kết hợp giải quyết nợ tồn đọng theo đề án giải quyết nợ tồn đọng của NHQĐ. Công tác khách hàng đƣợc đặc biệt ƣu tiên, đi đôi với việc chăm sóc khách hàng. Bên cạnh đó, hoàn thiện đề án xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm đánh giá phân loại khách hàng một cách chính xác, làm nòng cốt cho công tác khách hàng của Ngân hàng 3.1.3. Định hƣớng phát triển cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP Quân đội NHQĐ tập trung vào các khách hàng có thế mạnh, tiềm năng về XNK, có năng lực tài chính mạnh, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực XNK, có cơ sở chắc chắn cho phƣơng án XNK thực hiện khả thi, ƣu tiên đối với các khách hàng có nguồn thu về ngoại tệ; các khách hàng đƣợc NHQĐ cấp hạn mức tín dụng hoặc các khách hàng mới đang đƣợc NHQĐ xem xét cấp giới hạn tín dụng tập trung vào một số mặt hàng là thế mạnh của Công ty và đảm xi bảo chắc chắn về việc tiêu thụ và thanh toán khoản nợ vay đúng hạn, đặc biệt ƣu tiên các phƣơng án xuất khẩu qua NHQĐ. 3.2. Giải pháp mở rộng cho vay XNK tại Ngân hàng TMCP Quân đội 3.2.1 Giải pháp về vốn Áp dụng các chính sách lãi suất tiền gửi linh hoạt kết hợp với việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt 3.2.2 Đa dạng hoá các loại hình cho vay XNK Triển khai hình thức tín dụng thuê mua, mở L/C trong nƣớc, mở rộng nghiệp vụ chiết khấu chứng từ, triển khai nghiệp vụ Factoring, cùng các ngân hàng khác tìm kiếm đồng tài trợ cho các dự án lớn. 3.2.3 Giải pháp tăng cƣờng hoạt động kinh doanh đối ngoại 3.2.4 Giải pháp xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh 3.2.4.1 Chiến lược khách hàng 3.2.3.2 Chiến lược ngành hàng. 3.2.3.3 Chiến lược thị trường và thị phần 3.2.5 Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng Đào tạo tuyển chọn các cán bộ tín dụng có các ký năng nhƣ: kỹ năng bán hàng; kỹ năng quan sát, tìm hiểu điều tra; kỹ năng phân tích; kỹ năng tổng hợp; kỹ năng viết; kỹ năng đàm phán với khách hàng; kỹ năng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. 3.2.6 Nâng cao chất lƣợng thẩm định và đánh giá phƣơng án kinh doanh Trong công tác kiểm soát trƣớc khi cho vay, cán bộ tín dụng Ngân hàng cần nghiên cứu chi tiết 6 khía cạnh của ngƣời vay (6C) : tƣ cách ngƣời vay, năng lực ngƣời vay, thu nhập của ngƣời vay, đảm bảo tiền vay, các điều kiện và khả năng kiểm soát. 3.2.7 Thực hiện tốt công tác đảm bảo tiền vay xii - Thực hiện phƣơng án có tài sản đảm bảo cho mọi khoản vay kể cả việc đảm bảo bằng các tài sản hình thành từ vốn vay, các quyền đòi nợ - Chỉ nhận cầm cố, thế chấp các tài sản có tính khả mại cao. - Mặc dù không có quy định về tỉ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo nhƣng ngân hàng nên nhất quán thực hiện mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo. 3.2.8 Tăng cƣờng có hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ Công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động tín dụng cần phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, kịp thời và trở thành một trong những hoạt động cơ bản của công tác kiểm tra, kiểm soát. 3.3 Một số kiến nghị với Nhà nƣớc, Ngân hàng Nhà nƣớc 3.3.1 Kiến nghị với Nhà nƣớc 3.3.1.1 Tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước đối với các DN 3.3.1.2 Đảm bảo môi trường chính trị, kinh tế ổn định 3.3.1.3 Tạo môi trường kinh doanh ổn dịnh, bình đẳng cho hoạt động ngân hàng 3.3.1.4 Huy động nguồn vốn quốc tế phục vụ cho hoạt động cho vay XNK 3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Ban hành hƣớng dẫn phân loại nợ, xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn gần với tiêu chuẩn quốc tế 3.3.2.2 Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Tiếp tục đổi mới, chuyển giao công nghệ trong đó là nghiệp vụ thanh toán tự động qua ngân hàng, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời chính xác. Phát triển mạnh các công cụ và dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt với doanh nghiệp và dân cƣ. Xúc tiến nhanh và có hiệu quả dự án hiện đại hoá ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành kinh doanh phát triển các dịch vụ mới xiii 3.3.2.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) Luôn luôn cập nhật các khách hàng vay vốn, bắt buộc các tổ chức tín dụng phải báo cáo. Thành lập các Công ty đánh giá tín dụng. Nâng cao hiệu quả và phạm vi hoạt động của CIC; CIC phải thực sự là Trung tâm cung cấp những thông tin đầy đủ nhất về tình hình tín dụng của khách hàng. xiv PHẦN KẾT LUẬN Với nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, với xu hƣớng hội nhập, xu hƣớng toàn cầu hoá nhƣ hiện nay, hoạt động của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Quân đội nói riêng cần đổi mới rất nhiều để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu về cho vay xuất nhập khẩu là một vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh thời mở cửa. Trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, Luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau: Một là: Khái quát về cho vay xuất nhập khẩu, các phƣơng thức tài trợ xuất nhập khẩu và các nhân tố ảnh hƣởng đến cho vay xuất nhập khẩu. Hai là: Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân đội, đi sâu nghiên cứu về hoạt động cho vay xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Quân đội. Ba là: Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội. Bốn là: Luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc.
Luận văn liên quan