Tóm tắt Luận văn - Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp

Tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong những năm gần đây về cơ bản có nhiều cải thiện theo hướng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phần nào động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước. Hoạt động ngân hàng có nhiều biến động về lãi suất. NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất để góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động NH. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thị trường nông thôn là nơi được các NHTM tiếp cận và chuyển dần các hoạt động, từ huy động vốn, cho vay đến các dịch vụ Ngân hàng. Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cần phải quan tâm và nghiên cứu không ngừng vì mục tiêu kinh tế của Tỉnh nhà và vì mục tiêu phát triển bền vững của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu

pdf15 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong những năm gần đây về cơ bản có nhiều cải thiện theo hướng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến phần nào động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả nước. Hoạt động ngân hàng có nhiều biến động về lãi suất. NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất để góp phần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ và hoạt động NH. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, thị trường nông thôn là nơi được các NHTM tiếp cận và chuyển dần các hoạt động, từ huy động vốn, cho vay đến các dịch vụ Ngân hàng. Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Vì vậy, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cần phải quan tâm và nghiên cứu không ngừng vì mục tiêu kinh tế của Tỉnh nhà và vì mục tiêu phát triển bền vững của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Nghiên cứu sự cần thiết khách quan của việc mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng. 2.2. Nghiên cứu thực trạng, rút ra những thành tựu và những nguyên nhân hạn chế của hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. 2.3. Từ những thành tựu và nguyên nhân của hạn chế đề tài đề xuất những giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng trong những năm tiếp theo. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: tập trung nghiên cứu về mở rôṇg hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. + Thời gian: Nghiên cứu số liệu của ngân hàng từ năm 2012 đến năm 2014 và đề ra giải pháp cho những năm tiếp theo. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phương pháp hệ thống hóa, thống kê, kết hợp với việc so sánh, tổng hợp, phân tích để đánh giá thực trạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp trong thời gian qua. 5. SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU Số liệu sử dụng trong luận văn là các số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp... các số liệu thứ cấp đã được tổng hợp phân tích trong luận văn. Ngoài ra tác giả còn tham khảo thêm những tài liệu có liên quan từ các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo hoạt động của các tổ chức kinh tế, xã hội có liên quan, sách tham khảo và các bài viết chuyên khảo trên các tạp chí. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài các trang bìa, phụ bìa, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo và kết luận kiến nghị, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. CHƢƠNG 1: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hang hợp tác và các loại hình ngân hàng khác . 1.1.2 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thƣơng mại 1.1.2.1 Huy động vốn - Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân và tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức - Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện ủy thác 1.1.2.2 Tín dụng Là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho NHTM, nghiệp vụ này luôn chiếm từ 60% đến 90% tổng tài sản có của - Cho vay thương mại - Tài trợ cho dự án - Cho vay tiêu dùng - Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. - Bảo lãnh - Cho thuê tài chính 1.1.2.3 Hoạt động đầu tư 1.1.2.4 Cung cấp các dịch vụ tài chính khác - Mua bán ngoại tệ - Bảo quản tài sản hộ - Quản lý ngân quỹ - Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn - Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán - Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm - Cung cấp các dịch vụ đại lý 1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MAỊ 1.2.1. Khái niệm về hoạt động tín dụng 1.2.1.1 Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tín dụng của NHTM Thứ nhất: Vốn vay phải được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Thứ hai: Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích. Thứ ba: Vốn vay phải có tài sản bảo đảm tương đương làm đảm bảo. 1.2.1.2 Vai trò của NHTM thông qua hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ chốt của NHTM. Lãi thu được từ hoaṭ động tín duṇg bù đắp được chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, thuế và các khoản chi phí rủi ro đầu tư của ngân hàng. 1.2.1.3 Tín dụng ngân hàng là công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế đất nước 1.2.1.4 Tín dụng NHTM nâng cao năng lực cạnh tranh của DN và của quốc gia 1.2.1.5 Tín dụng ngân hàng có vai trò điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, khuyến khích phát huy lợi thế về tài nguyên và kỹ thuật truyền thống để phát triển 1.2.1.6 Tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết nền kinh tế 1.2.1.7 Phân loại tín dụng tại các ngân hàng thương mại Thứ nhất, phân loại theo mục đích: Thứ hai, phân loại theo thời hạn: Thứ ba, phân loại theo căn cứ đảm bảo: Thứ tư, phân loại theo phương thức hoàn trả tiền vay: Thứ năm, phân loại theo xuất xứ vốn vay: Thứ sáu, phân loại theo hình thái giá trị: Thứ bảy, phân loại theo phương pháp cho vay: Thứ tám, phân loại theo chủ thể trong quan hệ tín dụng: Thứ chín, phân loại theo đối tượng tín dụng: 1.2.2 Mở rôṇg hoaṭ đôṇg tín dụng của NHTM 1.2.2.1 Khái niệm mở rôṇg hoaṭ đôṇg tín duṇg của NHTM a. Mở rộng đối tượng cho vay b. Mở rộng quy mô cho vay c. Mở rộng kỳ hạn cho vay d. Mở rộng điều kiện cho vay e. Tăng doanh thu và lợi nhuận cho NHTM 1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá mở rôṇg tín dụng của NHTM a. Chỉ tiêu về doanh số cho vay và số lượng khách hàng b. Chỉ tiêu về dư nợ cho vay c. Chỉ tiêu về tỷ lê ̣nơ ̣quá haṇ 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỚNG ĐẾN VIÊC̣ MỞ RÔṆG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.3.1 Nhân tố chủ quan 1.3.1.1 Chính sách tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Quy mô và giới hạn tín dụng - Các loại hình tín dụng - Lĩnh vực tài trợ tín dụng - Quy trình tín dụng - Chính sách đối với các khoản tín dụng có vấn đề 1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức 1.3.1.3 Nguồn vốn và tính chất của nguồn vốn 1.3.1.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng 1.3.2 Nhân tố khách quan - Vốn, khả năng tài chính của khách hàng - Tư cách, đạo đức của người vay - Trình độ, khả năng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp - Môi trường kinh tế - Môi trường pháp lý - Đối thủ cạnh tranh CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.1.1 Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp Được thành lập từ ngày 26/03/1988. Tháng 11/1990, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Hiện nay, Agribank Đồng Tháp là NHTM lớn nhất Tỉnh về quy mô nguồn vốn, mạng lưới chi nhánh và đội ngũ cán bộ nhân viên. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp gồm: Một Giám đốc, Ba phó Giám đốc; Tính đến thời điểm 31/12/2014, tổng số cán bộ công nhân viên trong toàn đơn vị là 402 người. Trong đó, cán bộ, nhân viên có trình độ thạc sĩ 08 người, đại học là 352 người, Cao đẳng 4 người và trung cấp 38 người. 2.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ chính của các phòng ban + Giám đốc: Quản lý, điều hành chung. + Phó giám đốc: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc; Thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo sự phân công, chỉ đạo của Giám đốc. + Phòng Hành chính - Nhân sự - Tham mưu về công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí, luân chuyển, thi đua, khen thưởng, kỷ luật nhân sự theo đúng luật pháp và quy chế của Agribank.. - Quản lý tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT theo đúng chính sách, chế độ, pháp luật. Quản lý hợp đồng lao động, sổ bảo hiểm của nhân viên trong Chi nhánh. - Thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ,... + Phòng Kế toán - Ngân quỹ - Tham mưu cho Ban Giám đốc trong lĩnh vực Tài chính - Kế toán của Chi nhánh. - Thực hiện công tác kiểm tra tài chính các chi nhánh trực thuộc... + Phòng nguồn vốn - Quản lý thanh khoản trong toàn hệ thống (bao gồm cả điều hòa, điều chuyển vốn nội bộ). - Quản lý và kinh doanh vốn. - Quản lý và kinh doanh ngoại tệ. + Phòng maketing và bộ phận chăm sóc khách hàng - Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. + Phòng Tín dụng - Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tháng, quý, năm. - Lập báo cáo biểu thống kê, các báo cáo về tình hình kinh doanh cho Ban Giám đốc và gửi các cơ quan có liên quan... + Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ và phòng ngừa rủi ro - Kiểm soát việc xét duyệt tín dụng. - Kiểm soát giai đoạn giải ngân. - Kiểm soát quá trình thu hồi vốn vay. - Kiểm soát rủi ro tín dụng. - Kiểm soát việc chấp hành các nguyên tắc trong thực hiện nghiệp vụ. - Kiểm soát hệ thống thông tin tín dụng trên mạng lưới thông tin nội bộ của ngân hàng. + Các chi nhánh huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh - Hoạt động, vận hành theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Chi nhánh tỉnh. - Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của Tỉnh giao. *Ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức, nhân sự tới hoạt động cho vay và chất lượng tín dụng: Do phân công đúng trình độ chuyên môn, sở trường từng nhân viên nên công tác cho vay cũng như thu nợ điều đạt chỉ tiêu kế hoạch mà Ban giám đốc giao. Dư nợ ngày càng tăng qua từng năm và chất lượng tín dụng nằm trong mức cho phép. 2.1.3 Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Viêṭ Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp. 2.1.3.1 Thực trạng nguồn vốn giai đoạn (2012 – 2014) Tính đến 31/12/2014, tổng nguồn vốn huy động đạt 5.754 tỷ đồng tăng 1.27 lần so với năm 2012, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 12.75%. 2.1.3.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động  Cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền  Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn  Phân tích theo tính chất nguồn vốn 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP̣ VÀ PTNT VIÊṬ NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 2.2.1 Thưc̣ traṇg mở rôṇg qui mô cho vay Hiện tại thị phần của Agribank Đồng Tháp vẫn chiếm tỷ trọng cao 20.13% (năm 2014) so với toàn ngành trên địa bàn Tỉnh. Song tỷ trọng đã và đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây, từ 22.53% thị phần năm 2012 giảm xuống còn 20.13% so với thị phần của năm 2014, trong khi đó những Ngân hàng thương mại khác thì luôn tăng. Điều này cho thấy sức mạnh cạnh tranh của Agribank Đồng Tháp đang có chiều hướng giảm, xa hơn nữa là hiện tại các NHTM cổ phần không ngừng phát triển mạng lưới hoạt động xuống cả khu vực nông thôn, đa dạng hóa các sản phẩm, công nghệ, trình độ quản lý 2.2.2 Thưc̣ traṇg tốc đô ̣tăng trưởng dư nơ ̣và số lươṇg khách hàng vay vốn Nhìn chung tình hình tín dụng của Agribank Đồng Tháp đều tăng liên tục từ năm 2012 đến năm 2014 và chỉ cho vay bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách hàng không ổn định, tăng cao nhất là năm 2013, số khách hàng tăng 11,097 với tỷ lệ tăng 14,6% so với năm trước; năm 2014, khách hàng có tăng nhưng với tỷ lệ thấp, chỉ 6,75% so với năm 2013. 2.2.3 Thực trạng cho vay theo thời hạn Năm 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 5.266 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 85.2%/ tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 894 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 14.5%/tổng dư nợ. Năm 2013, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 7.152 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 84.8% tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.088 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15.2%/tổng dư nợ. Năm 2014, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 7.813 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng 76.62%/tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay trung dài hạn đạt 1.831 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 23.4%/tổng dư nợ. 2.2.4 Thực trạng chất lượng tín dụng trong 3 năm (2012 – 2014) Nợ nhóm 2 có nhiều biến động, luôn ở mức cao trên 14%/tổng dư nợ và cao nhất là năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến nợ nhóm 2 tăng cao trong năm 2012: Tỷ lệ nợ xấu, có xu hướng tăng qua các năm nhưng vẫn ở mức tỉ lệ cho phép dưới 2%, nguyên nhân trong hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn những rủi ro, có thể sẽ biểu hiện ra ngoài nhưng có những rủi ro chưa phát sinh. Tóm lại, dư nợ cho vay tăng nhanh qua các năm nhưng Agribank Đồng Tháp vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ cần chú ý, tỷ lệ nợ cần chú ý/tổng dư nợ. 2.2.5 Thực trạng về mở rộng mạng lưới cho vay Agribank Đồng Tháp là chi nhánh NHTM Nhà n ước có số lượng các phòng giao dịch nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp . Với số lượng phòng giao dịch rộng nhiều, trải khắp các huyện, thị xã, thành phố nhưng doanh số cho vay không đạt được như mong muốn. Nguyên nhân một phần là do có quá nhiều tổ chức tín duṇg trên điạ bàn tâp̣ trung chủ yếu ở TP. Cao Lañh và TX. Sa-Đéc. 2.2.6 Thực trạng về mở rộng dịch vụ cho vay Hiện nay, sản phẩm dịch vụ cho vay của Agribank Đồng Tháp ban hành rất đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của phần lớn khách hàng vay vốn. 2.2.7 Thực trạng về mở rộng điều kiện cho vay Hiện nay, Agribank Đồng Tháp khá cứng nhắc trong việc thẩm định c ho vay, nhất là đối với tài sản bảo đảm khách hàng như máy móc thiết bị , nhà xưởng, kho hàng hoá, công nợ của khách hàng thậm chí là tài sản hình thành trong tương lai thì bó gọn trong việc thế chấp quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. 2.2.8 Thực trạng về mở rộng phương thức cho vay Hiện nay, Argibank Đồng Tháp v ẫn thực hiện cho vay theo các phương thức đơn giản, truyền thống như cho vay hạn mức tín duṇg , cho vay từng lần và cho vay theo dự hạn mức thấu chi , các phương thức này khá thụ động, không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp, các phương thức cho vay khác hầu như không được chú ý đến. 2.2.9 Thực trạng về việc tăng doanh thu và lợi nhuận từ mở rộng tín dụng Dư nợ và lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh Agribank Đồng Tháp có tăng trong từng năm, cụ thể: trong năm 2013 dư nợ tăng 992 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 18 tỷ đồng so với năm 2012, trong năm 2014 dư nợ tăng 661 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 13 tỷ đồng so với năm 2013. 2.3 ĐÁNH GIÁ THƢC̣ TRAṆG HOAṬ ĐÔṆG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP̣ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIÊṬ NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP. 2.3.1 Kết quả đạt đƣợc Thứ nhất; Chi nhánh Agribank Đồng Tháp đã bám sát định hướng chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, định hướng phát triển kinh tế của địa phương. Thứ hai; Chi nhánh đã đề ra được nhiều chiến lược sắc bén trong huy động vốn cũng như cho vay. Thứ ba; quan tâm sâu sát tới người lao động. Hiện nay toàn bộ cán bộ, người lao động gắn bó với công việc, yên tâm nỗ lực công tác. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1 Hạn chế Quy mô dư nợ hiện tại là còn nhỏ , dù dư nợ có xu hướng tăng qua các năm nhưng thị phần trên địa bàn lại có xu hướng giảm . Tốc độ tăng trưởng tín dụng và số lượng khách hàng trong thời gian qua luôn biến động thất thường là do có sự cạnh tranh khá gay gắt và chiếm lĩnh thị phần của các NH khác trên địa bàn Tỉnh. - Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế không đa dạng, chủ yếu tập trung vào kinh tế cá thể, tư nhân vốn có quy mô kinh doanh nhỏ lẻ. Dư nợ theo ngành thì tập trung đa phần vào ngành nông nghiệp vốn chứa đựng nhiều rủi ro cao. - Nợ xấu tuy chiếm tỷ lệ thấp, vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng xét trong một thời gian dài thì nợ xấu có xu hướng tăng lên và nợ nhóm 4 – (nợ nghi ngờ) chiếm tỷ lệ cao và sẽ chuyển thành nợ nhóm 5 (nợ có khă năng mất vốn). - Doanh thu chủ yếu từ hoạt động cho vay ; chiếm tỷ trọng qúa cao trong tổng doanh thu hàng năm, điều đó cho thấy việc mở rộng kinh doanh các sản phẩm dic̣h du ̣ngoài tín dụng còn hạn chế. 2.3.2.2 Nguyên nhân a. Nguyên nhân chủ quan Một là, còn nhiều hạn chế trong công tác huy động vốn Hai là, yếu kém trong cho vay vốn Ba là, yếu kém về năng lực, nghiệp vụ của cán bộ tín dụng Ngân hàng Bốn là, việc định giá tài sản bảo đảm nợ vay không chuẩn xác Năm là, bất cập về qui trình cho vay và tổ chức cho vay Sáu là, yếu kém về phương tiện làm việc của Ngân hàng b. Nguyên nhân khách quan + Về môi trường kinh tế + Về môi trường pháp lý + Về khách hàng + Về quản lý Nhà nước CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 3.1. ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP. 3.1.1 Định hƣớng phát triển Ngân hàng Nông nghiêp̣ & PTNT Viêṭ Nam – Chi nhánh Đồng Tháp Giữ vững và phát huy vai trò là một NHTM Nhà nước có vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn. Tăng trưởng phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế địa phương và chính sách tiền tệ của Ngân hàng. 3.1.2 Quan điểm mở rôṇg hoaṭ đôṇg tín duṇg của Ngân hàng Nông nghiêp̣ & PTNT Viêṭ Nam – Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp Để giữ vững thị phần và tăng trưởng ổn định trong thời gian đến, Agribank Đồng Tháp xác định phải mở rộng thị trường hoạt động, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng vay mới theo hướng an toàn hiệu quả, ưu tiên cho các đối tươṇg nông nghiêp̣ nông thôn , các DNNVV , phát triển dịch vụ ngân hàng theo một quy trình khép kín. 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP̣ VÀ PTNT VIÊṬ NAM – CHI NHÁNH TỈNH ĐỒNG THÁP 3.2.1 Giải pháp mở rộng nguồn vốn - Cần phân khúc thị trường để đưa ra các sản phẩm thích hợp. - Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn gắn liền với những tiện ích kèm theo. - Tăng cường mối quan hệ mật thiết với Ban quản lý dự án, Trung tâm phát triển quỹ Nhà – Đất tỉnh, UBND các cấp nhằm nắm thông tin về việc giải tỏa, đền bù trên địa bàn để có kế hoạch tiếp cận và vận động khách hàng nhận tiền và gửi vào Ngân hàng. - Phát triển mạnh các dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là các hoạt động dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ theo hướng tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng. - Đẩy mạnh các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng kỷ thuật, phát triển công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh. 3.2.2 Giải pháp mở rộng qui mô cho vay - Về thị trường Dựa vào thế mạnh của từng vùng để tập trung mở rộng thị phần, các sản phẩm phục vụ huy động vốn, tín dụng, thanh toán và các sản phẩm khác của Agribank. - Về khách hàng Xây dựng chiến lược khách hàng: Thực hiện phân loại, áp dụng chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống, nhằm đảm bảo giữ vững khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới. - Về n
Luận văn liên quan