CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
“Thanh toán quốc tếlà việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước
này với các tổ chức, cá nhân của các quốc gia khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”
1.1.2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế với từng nghiệp vụ ngân hàng cơ bản khác
Thông qua việc so sánh tổng thể với 2 nghiệp vụngân hàng thương mại cơ bản
(thanh toán trong nước và hoạt động tín dụng)để đánh giá sự khó khăn, phức tạp mà ngân
hàng phải đối mặt khi cung ứng dịch vụ cũng như khi phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế:
1.1.2.1. So với hoạt động thanh toán trong nước
Phạm vi thanh toán rộng hơn (quy mô toàn cầu)
Liên quan đến các loại ngoại tệ, chịu rủi ro tỷ giá và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
biến động của nền kinh tế bên ngoài.
Bất đồng ngôn ngữ, mâu thuẫn về áp dụng luật pháp các bên, tình trạng thông tin
không đầy đủ
8 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung trong thời gian tới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm về thanh toán quốc tế
“Thanh toán quốc tếlà việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền
tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước
này với các tổ chức, cá nhân của các quốc gia khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức
quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan”
1.1.2. Đặc điểm của Thanh toán quốc tế với từng nghiệp vụ ngân hàng cơ bản khác
Thông qua việc so sánh tổng thể với 2 nghiệp vụngân hàng thương mại cơ bản
(thanh toán trong nước và hoạt động tín dụng)để đánh giá sự khó khăn, phức tạp mà ngân
hàng phải đối mặt khi cung ứng dịch vụ cũng như khi phát triển hoạt động thanh toán
quốc tế:
1.1.2.1. So với hoạt động thanh toán trong nước
Phạm vi thanh toán rộng hơn (quy mô toàn cầu)
Liên quan đến các loại ngoại tệ, chịu rủi ro tỷ giá và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
biến động của nền kinh tế bên ngoài.
Bất đồng ngôn ngữ, mâu thuẫn về áp dụng luật pháp các bên, tình trạng thông tin
không đầy đủ
1.1.2.2. So với hoạt động tín dụng
Phạm vi hoạt động rộng hơn so với tín dụng
Đòi hỏi thiết lập quan hệ đối ngoại với ngân hàng nước ngoài còn tín dụng thì
không
Khó khăn hơn trong tìm kiếm, xác minh thông tin khách hàng
Gặp rào cản hơn do bất đồng ngôn ngữ
Phức tạp hơn về hệ thống pháp lý điều chỉnh
Chịu nhiều tác động hơn từ diễn biến kinh tế bên ngoài.
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại và ký thuật
nghiệp vụ trong từng phương thức
Nhìn chung các NHTM cung ứng 3 phương thức TTQT cơ bản, bao gồm : Chuyển
tiền, Nhờ thu và Thư tín dụng chứng từ. Mỗi phương thức đều có ưu, nhược điểm riêng,
việc sử dụng phương thức nào được 2 bên mua–bán thống nhất và ghi vào hợp đồng. Đối
với từng phương thức, ngân hàng giữ vai trò và trách nhiệm khác nhau. Trong đó, mức độ
tham gia vào tín dụng chứng từ là lớn nhất và ít nhất là phương thức chuyển tiền, tương
ứng là giá trị lợi ích và rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng.
1.1.4. Cơ sở pháp lý
Hoạt động TTQT chịu sự chi phối của 3 nguồn luật được sắp xếp theo tính pháp lý
giảm dần: Luật và công ước quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế.
Bởi sự phức tạp trong hệ thống quy định, do vậy, để tránh tranh chấp mâu thuẫn,
việc áp dụng các quy định, nguồn luật như nào là do các bên mua bán thương lượng và
ghi cụ thể trong hợp đồng ngoại thương.
1.2. Khái quát về vấn đề phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
thƣơng mại
Phát triển hoạt động TTQT tại NHTM là một chuỗi các hoạt động có định hướng,
có kế hoạch nhằm đẩy mạnh hoạt động TTQT tại NHTM sao cho hoạt động này trở nên
nhanh chóng và thuận tiện hơn, gia tăng lợi nhuận cho NHTM cũng như lợi ích cho
khách hàng và nền kinh tế.
Phát triển TTQT là một đòi hỏi khách quan của nền kinh tế và là yêu cầu cần thiết
lâu dài đối với việc phát triển kinh doanh của NHTM
Việc đánh giá mức độ phát triển của hoạt động TTQT tại NHTM được đi theo 2
nhóm tiêu chí:
- Đánh giá về quy mô: dựa trên kết quả (so sánh diễn biến thay đổi theo thời gian
về mặt quy mô và tốc độ) doanh thu TTQT, doanh số TTQT, số lượng giao dịch, số
lượng khách hàng, số lượng ngân hàng đại lý.
- Đánh giá về chất lượng dịch vụ: thời gian xử lý và mức độ chuẩn xác trong xử
lý.
Ảnh hưởng tới kết quả phát triển TTQT có nhiều nhân tố. Trong đó:
- Nhân tố khách quan: cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý vĩ mô của
Nhà nước, tình hình chính trị xã hội trong nước, tình hình thương mại quốc tế trên toàn
cầu
- Nhân tố chủ quan: nhân tố con người (ở đây là cán bộ lãnh đạo và tác nghiệp
giao dịch TTQT), hệ thống công nghệ thông tin, uy tín của ngân hàng, hoạt động
marketing, việc tổ chức giao dịch về quy trình và tổ chức bộ máy hoạt động, hệ thống
mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, các nghiệp vụ bổ trợ cho hoạt động TTQT (kinh
doanh ngoại tệ, bảo lãnh, ... )
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH QUANG TRUNG
2.1. Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chi nhánh
Quang Trung
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quang Trung được
thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 28/04/2005.
Cơ cấu tổ chức bao gồm Ban giám đốc và 4 khối: Quan hệ khách hàng, Quản lý
rủi ro, Tác nghiệp, Quản lý nội bộ
Trong suốt giai đoạn 2012-2015, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn từ môi
trường kinh doanh chung cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các chi nhánh ngân hàng
cùng địa bàn, tuy nhiên kết quả kinh doanh của chi nhánh vẫn đạt được đảm bảo, quy mô
khách hàng được mở rộng, các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận trước thuế bình
quân, thu phí dịch vụ ròng đều có sự tăng trưởng qua các năm. Chi nhánh liên tục được
xếp hạng xuất sắc và năm 2015 là 1 trong 3 chi nhánh được xếp hạng đặc biệt cùa cả hệ
thống BIDV.
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP
Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Quang Trung giai đoạn 2012-2015.
Do việc phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý được đảm nhiệm bởi ban chuyên
trách thuộc hội sở chính của ngân hàng và không thuộc phạm vi xử lý của chi nhánh nên
việc đánh giá mức độ phát triển của hoạt động TTQT của một chi nhánh NHTM về mặt
quy mô sẽ dựa trên 4 chỉ tiêu như sau: Số lượng khách hàng, Số lượng giao dịch thanh
toán quốc tế, Doanh số thanh toán quốc tế và Doanh thu từ phí dịch vụ.
Nhờ sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo chi nhánh, liên tục chủ động tiếp cận các
khách hàng tiềm năng, nỗ lực giới thiệu chào mời dịch vụ, đồng thời đưa ra yêu cầu các
khách hàng vay vốn tập trung hoạt động tài chính và thanh toán, trong đó có TTQT về chi
nhánh mà quy mô khách hàng của chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ mà đáng chú ý
trong các khách hàng mới là Tập đoàn Vingroup, Sungroup và IHG Việt Nam. Cũng nhờ
vào sự tăng trưởng khách hàng mà các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động TTQT
khác về mặt quy mô như doanh thu phí, doanh số thanh toán, số lượng giao dịch cũng đạt
được những kết quả tích cực.
Bên cạnh đó, BIDV Quang trung cũng là 1 trong 8 chi nhánh kiểu mẫu trong hệ
thống triển khai thành công đầu tiên ứng dụng công nghệ mới thay đổi toàn bộ giao
diện cũng như quy trình chuyển tiền đi quốc tế. Điều này cũng phản ánh phần nào khả
năng của chi nhánh cũng như trình độ của cán bộ thanh toán quốc tế tại chi nhánh.
Ngoài ra, các chỉ tiêu về mặt chất lượng dịch vụ cũng có kết quả thống kê rất tốt.
Chất lượng điện đi từ chi nhánh được xếp vào hàng xuất sắc của hệ thống khi tỷ lệ điện đi
đạt chuẩn 3 năm liển luôn ở mức trên 95%. Thời gian xử lý giao dịch cũng luôn đảm bảo
nằm trong khung quy định BIDV cho phép. Và quan trọng hơn hết là đánh giá, phản hồi
khách quan từ khách hàng, 96% khách hàng tham gia khảo sát đánh giá dịch vụ TTQT
của Quang Trung là tốt và rất tốt, 98% khách hàng hài lòng với sự hướng dẫn và thái độ
giao dịch của thanh toán viên. Đây được xem là một thành công của chi nhánh bởi mọi
cách thức, biện pháp, nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ cũng đều chung một mục tiêu là
sự hài lòng của khách hàng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vấn đề phát triển hoạt động TTQT
của chi nhánh vẫn còn những điểm đáng bàn: Tổng thời gian xử lý thành công 1 giao
dịch TTQT vẫn còn kéo dài, chưa thực sự được cải thiện hay rút ngắn rõ rệt dù đã nâng
cấp hệ thống công nghệ và thay đổi quy trình giao dịch; Tăng trưởng về quy mô khách
hàng chưa thực sự bền vững, chi nhánh vẫn bị mất đi một số khách hàng truyền thống
sang các chi nhánh ngân hàng khác; Nghiệp vụ bổ trợ cho TTQT chưa được phát triển
(phái sinh tiền tệ,...); Phân tích sâu vào từng phương thức nghiệp vụ thì kết quả đạt
được chưa thực sự tối ưu khi nhiều mảng còn chưa hiệu quả, chưa phát huy, khai thác
được lợi thế như thanh toán nhờ thu, L/C tỷ trọng giao dịch còn thấp, mảng chuyển tiền
phục vụ mục đích đầu tư ra nước ngoài, tài trợ, chưa tân dụng được lợi thế để phát
triển; Mức độ phát triển của TTQT tại BIDV Quang Trung xét trên các tiêu chí về quy
mô vẫn còn thấp khi so sánh với các chi nhánh lớn khác trong hệ thống và các chi
nhánh ngang tầm khác ngoài hệ thống.
Nguyên nhân của thực trạng này, trước hết phải kể đến các nhân tố khách quan là
sự biến động của nền kinh tế thế giới ảnh hưởng tới nguồn cung ngoại tệ phục vụ TTQT,
sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ trên thị trường ngân hàng, sự suy giảm của thương
mại toàn cầu làm giảm hoạt động xuất khẩu, đầu tư, ... ảnh hưởng tới quy mô thanh toán
quốc tế.
Các nhân tố chủ quan của hạn chế là: Hệ thống công nghệ thông tin còn cồng
kềnh, chưa hiện đại khiến cho việc tác nghiệp còn mất nhiều thời gian, phức tạp và chưa
thực sự được công nghệ hỗ trợ; Mô hình tổ chức cán bộ thiếu chuyên môn hóa cũng như
quy trình giao dịch theo mô hình tập trung còn tồn tại nhiều bất cập làm giảm tốc độ
thanh toán; các khách hàng lớn, khách hàng truyền thông mang lại giá trị không nhỏ cho
chi nhánh nhưng lại chưa đưa ra cơ chế chăm sóc và ưu đãi thích hợp để giữ chân khách
hàng; Sự lơ là trong quản lý khách hàng của cán bộ giao dịch và cơ chế điều hành trong
nội bộ chưa hợp lý khiến cho ban lãnh đạo không có được thông tin kịp thời về tình trạng
khách hàng cũng như không có cơ chế ưu đãi hay xử lý kịp thời cho khách hàng; Công
tác marketing của chi nhánh chưa được chú ý triển khai hiệu quả khiến cho các hoạt động
phái sinh chưa được phổ biến trong giao dịch với khách hàng, mảng chuyển tiền đầu tư ra
nước ngoài chi nhánh có lợi thế nhưng chưa được khách hàng biết đến và phát triển, tỷ
trọng thanh toán L/C thấp dù đây là phương thức an toàn và được sử dụng phổ biến trên
thế giới.
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH QUANG TRUNG
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế
Với định hướng đến năm 2020, phát triển toàn diện, trở thành một chi nhánh mạnh
trên địa bàn, trong top chi nhánh dẫn đầu về TTQT trong hệ thống BIDV, ban lãnh đạo
chi nhánh đã đề ra mục tiêu phát triển tới năm 2020 như sau
– Doanh số mục tiêu:tăng trưởng 55% so với năm 2015
– Quy mô khách hàng: giữ vững lượng khách hàng truyền thống của chi nhánh
đồng thời đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm phát triển thêm khách hàng mới, mục
tiêu tăng trưởng 30% số lượng khách hàng so với năm 2015.
– Nằm trong top 3 chi nhánh dẫn đầu của hệ thống BIDV (theo tiêu chí lượng
giao dịch).
– Đảm bảo tính an toàn, chính xác trong khâu tác nghiệp.
– Phát triển mạnh hơn nữa các mảng nghiệp vụ còn chưa mạnh tại chi nhánh
như thanh toán L/C, nhờ thu, các nghiệp vụ phái sinh ngoại tệ (quyền chọn, kz
hạn, tương lai, hoán đổi)
3.2. Đề xuất giải pháp đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam –
chi nhánh Quang Trung
Thay đổi, hoàn thiện mô hình tổ chức thực hiện giao dịch
– Nghiên cứu, thành lập phòng hoặc tổ chuyên trách tại trụ sở chi nhánh để
chuyên môn hóa hoạt động
– Phân đoạn khách hàng và phân giao tới từng cán bộ đầu mối, nhằm nâng cao
tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ trong việc quản lý khách hàng và kịp thời nắm bắt
thông tin khách hàng, quản lý sát sao hơn nữa khách hàng .
Bồi dưỡng và thúc đẩy năng lực làm việc của cán bộ
– Giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng nhân lực: tuyển dụng, bố trí, bổ nhiệm
nhân sự có năng lực; Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ TTQT đảm bảo đáp ứng nghiệp
vụ
– Giải pháp nhằm đảm bảo yêu cầu chuyên môn: tăng cường hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ; định kỳ sát hạch trình độ chuyên môn cán bộ.
– Giải pháp nhằm thúc đẩy năng lực cá nhân: Xây dựng khung đánh giá công tác,
đưa ra chế độ thưởng phạt dựa trên kết quả công việc; Nghiên cứu triển khai cơ chế động
lực thúc đẩy cán bộ kinh doanh
Chủ động rà soát lại khách hàng, khai thác triệt để các khách hàng hiện thời của
chi nhánh,
Xây dựng chiến lược marketing phù hợp
Phát triển mạnh hơn nữa các nghiệp vụ bổ trợ cho TTQT.
Tăng cường công tác quản trị rủi ro trong TTQT: tăng cường hoạt động kiểm tra
rà soát hồ sơ,chứng từ giao dịch, hạn chế rủi ro
3.3. Kiến nghị đối với Hội sở chính BIDV
– Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác TTQT.
– Tăng cường lượng nhân sự và phát triển cán bộ trên toàn hệ thống
– Liên tục cập nhật những thay đổi về chính sách, quy ước trên thế giới cũng như
trong nước ảnh hưởng tới TTQT
– Nghiên cứu hoàn thiện về quy trình tổ chức tác nghiệp, tăng cường sự chủ động
cho chi nhánh
– Xây dựng chiến lược marketing, chú trọng hơn nữa quảng bá về dịch vụ TTQT
của hệ thống tạo điều kiện cho các chi nhánh phát triển
– Nghiên cứu, phát triển các gói sản phẩm chiến lược phù hợp cho TTQT
3.4. Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nƣớc
3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ
– Tạo dựng môi trường kinh tế thuận lợi cho TTQT phát triển
– Hoàn thiện hệ thống hàng lang pháp lý liên quan đến hoạt động TTQT
– Mở rộng và tăng cường các hoạt động kinh tế đối ngoại mà đặc biệt là hoạt
động ngoại thương
3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
– Xây dựng dựng hệ thống quy định điều chỉnh, hướng dẫn hoạt động thanh toán
bàng phương thức tín dụng chứng từ
– Hoàn thiện dự thảo quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng
và sớm đưa vào thực hiện
– Áp dụng các cơ chế quản lý và điều hành linh hoạt tỷ giá cho phù hợp với
những biến động của thị trường
– Đảm bảo nhu cầu ngoại hối đảm bảo phục vụ TTQT của các NHTM
KẾT LUẬN
Thanh toán quốc tế là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự tồn
tại và phát triển của thương mại quốc tế, và việc phát triển là một đòi hỏi khách quan.
Qua quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết về thanh toán quốc tế và phát triển hoạt
động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại, đề tài đã đánh giá về cơ bản thực
trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV chi nhánh Quang Trung, trong đó
việc đánh giá được dựa trên cả 2 nhóm tiêu chí: quy mô và chất lượng. Từ đó, trên cơ sở
rút ra những mặt đã đạt được, những mặt còn hạn chế của công tác phát triển thanh toán
quốc tế và nguyên nhân của các hạn chế, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
chi nhánh Quang Trung trong thời gian tới.