Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) nói chung và CBCC cấp xã nói
riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ CC cấp xã là người sống gần dân nhất, hàng ngày vừa triển khai
thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vừa trực tiếp
tổ chức, phục vụ, vận động nhân dân thực hiện. Vì vậy, vai trò của họ rất quan
trọng, là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của địa phương và cả
nước.
Kể từ khi có pháp lệnh CBCC (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Nghị quyết
TW5 (khóa IX) của Đảng về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, phường, thị trấn” việc nâng cao CC cấp xã ở nước ta càng trở lên bức
thiết. Do vậy, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
CC cấp xã sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy, năng lực đội ngũ CC cấp xã ở nước ta hiện nay chưa thực
sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới và thị xã Chí Linh cũng
không nằm ngoài thực tế đó.
Với diện tích 281km2, dân số 164.837 người, thị xã Chí Linh nằm trong khu
vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những năm gần đây
thị xã Chí Linh có sự thu hút vốn đầu tư mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu và mức tăng
trưởng cao, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề cấp thiết, trong đó có việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp
xã của thị xã Chí Linh
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 695 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã của thị xã Chí linh – Tỉnh Hải Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
NGUYỄN THỊ LỆ TUYẾT
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG
CHỨC CẤP XÃ CỦA THỊ XÃ CHÍ LINH –
TỈNH HẢI DƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP
TÓM TẮT LUẬN VĂN
HÀ NỘI, NĂM 2013
2
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức (CBCC) nói chung và CBCC cấp xã nói
riêng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay.
Đội ngũ CC cấp xã là người sống gần dân nhất, hàng ngày vừa triển khai
thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vừa trực tiếp
tổ chức, phục vụ, vận động nhân dân thực hiện. Vì vậy, vai trò của họ rất quan
trọng, là nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của địa phương và cả
nước.
Kể từ khi có pháp lệnh CBCC (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Nghị quyết
TW5 (khóa IX) của Đảng về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, phường, thị trấn” việc nâng cao CC cấp xã ở nước ta càng trở lên bức
thiết. Do vậy, đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
CC cấp xã sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Thực tế cho thấy, năng lực đội ngũ CC cấp xã ở nước ta hiện nay chưa thực
sự ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới và thị xã Chí Linh cũng
không nằm ngoài thực tế đó.
Với diện tích 281km2, dân số 164.837 người, thị xã Chí Linh nằm trong khu
vực tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong những năm gần đây
thị xã Chí Linh có sự thu hút vốn đầu tư mạnh, sự chuyển dịch cơ cấu và mức tăng
trưởng cao, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã và đang đặt ra nhiều
vấn đề cấp thiết, trong đó có việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp
xã của thị xã Chí Linh.
Từ trước tới nay chưa có một tài liệu nào, một công trình nghiên cứu nào đề cập
đến những giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ CC cấp xã của thị xã.
3
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết đó, học viên lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng đội ngũ CC cấp xã của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận
văn thạc sĩ. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đề tài này
là kết quả nghiên cứu trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà
trường trong những năm qua và quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu.
Một số vấn đề cơ bản về chất lượng đội ngũ CC cấp xã
Khái niệm về CC cấp xã: Là công dân Việt Nam, trong biên chế, được Nhà
nước tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một chức danh chuyên môn cấp xã, được xếp vào
ngạch bậc và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
CC cấp xã là lực lượng nòng cốt triển khai những chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cấp xã; tiếp thu nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt
những yêu cầu thực tiễn của cuộc sống để phản ánh kịp thời với cấp trên. Giúp cho
Đảng, Nhà nước đề ra được những chủ trương, chính sách sát với thực tiễn.
CC cấp xã có vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông
thôn mới ở địa phương.
Đội ngũ CC cấp xã là nguồn nhân lực quan trọng có vai trò quyết định trong
việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền nhà nước ở cấp xã.
7 chức danh CC cấp xã:
- Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng chính quy)
- Chỉ huy Trưởng quân sự
- Văn phòng - Thống kê
- Điạ chính - Xây dựng - Đô thị và môi trường
- Tài chính - Kế toán
- Tư pháp - Hộ tịch
- Văn hóa - Xã hội.
4
Chất lượng đội ngũ CC cấp xã là hệ thống những phẩm chất; giá trị được kết
cấu như là một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm
chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CC và cơ
cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ CC.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng của CC cấp xã
- Phẩm chất chính trị
- Phẩm chất đạo đức
- Trình độ năng lực
- Khả năng thực hiện nhiệm vụ
- Khả năng tổ chức, tập hợp, vận động quần chúng
- Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội qua từng thời kì
- Các tiêu chí khác
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CC cấp xã của thị xã Chí Linh:
- Độ tuổi CC cấp xã
- Điều kiện kinh tế - xã hội ở nông thôn còn nhiều khó khăn
- Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng
- Tuyển dụng
- Chế độ chính sách và vị thế người CC
- Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đội ngũ CC
- Bản thân người CC
5
Thực trạng đội ngũ CC cấp xã của thị xã Chí Linh
Thị xã Chí Linh nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng -Quảng
Ninh, có địa giới giáp với nhiều tỉnh: Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh và hệ thống
đường giao thông quốc lộ thuận lợi. Đây là điều kiện để thị xã giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm nâng cao chất lượng CC cấp xã ở các tỉnh bạn.
Là một huyện miền núi, với những tiềm năng về khoáng sản đã tạo lên
những doanh nghiệp khai thác và chế biến góp phần tạo lên sự phát triển kinh tế
của thị xã. Chí Linh là vùng đất địa linh nhân kiệt với những khu di tích lịch sử nổi
tiếng hàng năm thu hút hàng ngàn khách đến thăm đã tạo sự phát triển mạnh mẽ
cho ngành dịch vụ. Những điều kiện thuận lợi trên đã tạo lên sức hút đối với các
doanh nhiệp đầu tư vào thị xã, giải quyết nhiều công ăn việc làm, từng bước nâng
cao đời sống của nhân dân địa phương. Với sự phát triển này đòi hỏi CC của thị xã
Chí Linh nói chung và CC cấp xã nói riêng phải không ngừng học hỏi nâng cao
trình độ, thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước của mình để phát triển địa phương.
Tuy nhiên là một huyện miền núi chiếm 76% diện tích, trong tổng số 20 xã
phường có tới 12 xã, ngoài đường quốc lộ thuận lợi hệ thống đường nối các xã vẫn
chưa phát triển , 56% dân số là các xã miền núi. Chất lượng CC ở các xã này còn
thấp và có sự chênh lệch trình độ giữa các xã với nhau.
Qua nguồn số liệu Sở Nội Vụ tỉnh Hải Dương cho thấy: Thị xã Chí Linh từ
2008-2012 có 20 xã, phường, thị trấn, tổng số CC cấp xã bình quân trong 5 năm là
159.2 người trong đó CC nam chiếm 87.8% và CC nữ chiếm 12.2%. Tỷ lệ CC nữ
có xu hướng tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ thấp.
Về trình độ CC cấp xã thị xã Chí Linh: tỷ lệ CC chưa qua đào tạo vẫn cao
13.7%. Trình độ chuyên môn trung cấp chiếm số lượng lớn nhất 58.8%, trình độ
cao đẳng 6.2% và đại học 11.9%, tỷ lệ CC có trình độ cao đẳng và đại học vẫn
thấp. Đội ngũ CC cấp xã trên địa bàn thị xã Chí Linh với chất lượng trình độ
chuyên môn như hiện nay còn nhiều mặt vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của địa
6
phương và đòi hỏi của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó đặt ra
vấn đề phải đào tạo, bố trí, sử dụng CC sao cho hợp lý.
Qua quá trình thu thập tài liệu còn cho thấy rằng:
- Độ tuổi của CC từ 46-60 tuổi chiếm đa số, tuổi trẻ dưới 30 tuổi ít.
- Về trình độ chính trị phần lớn là trình độ trung cấp lý luận.
- Trong quá trình phân cấp và cải cách hành chính của nhà nước ta, bên cạnh
việc vững vàng về chuyên môn đòi hỏi CC cần thành thạo tin học. Sử dụng tin học
giúp CC cấp xã nâng cao hiệu quả công việc, gắn kết hơn mối liên hệ giữa CC cấp
xã với nhau và với cấp trên, thực hiện đạt hiệu quả cao các chương trình đề án cải
cách hành chính của chính phủ. Tuy nhiên qua số liệu thu thập được cho thấy rằng
số lượng CC chưa qua đào tạo trình độ tin học nhiều hơn số lượng CC đã được đào
tạo. Điều này đòi hỏi cơ quan nhà nước cấp trên có những chương trình đào tạo
hợp lý.
Số liệu đánh giá chất lượng CC qua thực trạng phát triển kinh tế, xã hội đã
cho thấy:
Những công việc cần sự chính xác cao và phải thực hiện theo đúng pháp luật quy
định nhưng khi liên quan đến kinh tế vẫn tồn tại các xã bị vi phạm: Công tác thu, chi
ngân sách xã, cấp giấy phép xây dựng và xử lý vi phạm.
Những công việc ứng dụng công nghệ khoa học vào nông nghiệp rất ít xã
đạt được, đòi hỏi cần có những CC trẻ, có nhiệt huyết, năng động, tự học hỏi và có
trình độ cao.
Quá trình phát phiếu điều tra lấy ý kiến của cán bộ các phòng chuyên môn
của UBND thị xã và người dân đang sinh sống tại các xã về phẩm chất chính trị,
phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng thực hiện nhiệm vụ, khả năng tổ
chức, tập hợp, vận động quần chúng cho thấy:
Tỷ lệ chưa đáp ứng (hoặc thấp) chiếm tỷ lệ thấp nhất, nhưng con số này vẫn cao.
7
Kết quả CC được đào tạo theo đúng yêu cầu của xã so với tổng số CC tham
gia có xu hướng tăng lên ( tỷ lệ người được đào tạo theo đúng yêu cầu của xã năm
2008: 27.27%, năm 2009: 41.67%, năm 2010: 50%, năm 2011: 58.3%, năm 2012:
61.1%). Điều này thể hiện các xã đã chú trọng xác định mục tiêu đào tạo.
Nguyên nhân:
CC cấp xã của thị xã Chí Linh còn nhiều mặt hạn chế là do:
- Số CC được sinh trước năm 1970 là giai đoạn đất nước còn đang đối mặt
với rất nhiều khó khăn, giáo dục chưa phát triển chiếm số lượng lớn nên trình độ
chuyên môn còn hạn chế;
- Trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được nhiệm vụ do CC cấp xã chủ động
đăng kí tham gia các khóa đào tạo mà không theo sự định hướng, kế hoạch cụ thể
của địa phương nên phần lớn các kiến thức đào tạo không phù hợp với yêu cầu
công việc mà tổ chức đã giao cho họ hoặc dự kiến giao cho họ. Hiện nay các địa
phương vẫn chưa có tổ chức nào có đủ khả năng, năng lực đảm nhiệm công tác đào
tạo nguồn nhân lực cho các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước, do đó phương
thức đào tạo chủ yếu hiện nay là đào tạo từ xa, tại chức do các trung tâm, các
trường đại học, cao đẳng, trung cấp thực hiện. Vì vậy, những kiến thức kỹ năng
cung cấp cho người học, nội dung bài giảng, tài liệu học tập phụ thuộc vào trung
tâm, cơ sở đào tạo đảm nhiệm.
- Các lớp đào tạo bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ, trình độ lý luận, phẩm
chất chính trị, đào tạo của cơ quan nhà nước cấp trên còn nhiều bất cập:
+ Lựa chọn CC tham gia đào tạo chưa hợp lý vì chưa xác định đúng nhu cầu
đào tạo cho từng chức danh vị trí công tác. Việc lựa chọn người đào tạo còn mang
nhiều cảm tính, bị các quan hệ cá nhân chi phối vì vậy kết quả đào tạo không đạt
được mục tiêu như mong muốn. Trên thực tế có những đối tượng chưa cần thiết
phải đào tạo thì lại bắt buộc đào tạo trong khi nhiều đối tượng khác cần được đào
8
tạo lại không được tham gia đào tạo. Hơn nữa, việc phân biệt đối tượng đào tạo
không được rõ ràng nên chương trình đào tạo không phù hợp với từng đối tượng.
+ Đội ngũ giảng viên của các lớp bồi dưỡng vẫn còn nhiều bất cập như năng
lực còn hạn chế, nhất là kiến thức, kinh nghiệm quản lý nhà nước và phương pháp
giảng dạy. Đôi khi giáo viên chỉ là những báo cáo viên, họ thường trình bày bài
không trình tự bài giảng chưa nói đến những giáo viên thiếu kiến thức thực tế,
nghiên cứu tài liệu không sâu nên thường bị lúng túng trước những câu hỏi của học
viên. Bên cạnh đó, chương trình, nội dung đào tạo chưa phù hợp với từng chức
danh chuyên môn, chưa phù hợp với tình hình thực tế, còn nặng về lý thuyết xã rời
với thực hành.
- Công tác quy hoạch chưa rõ ràng còn thể hiện một số hạn chế sau:
Một số địa phương chưa chuẩn bị kịp đội ngũ CC nên vừa thừa lại vừa thiếu, lại
không đồng bộ, chậm khắc phục nên hẫng hụt cả về lượng và chất.
Một số địa phương có xu hướng “khép kín” trong bố trí CC làm cho sự năng động,
sáng tạo không được phát huy. Trong đó xuất hiện việc cục bộ địa phương không ít
xảy ra, đã xuất hiện tư tưởng dòng họ trong quá trình thực hiện công tác cán bộ.
- Việc bố trí, đãi ngộ CC sau đào tạo tại các địa phương nhìn chung vẫn
chưa hợp lý, nhiều CC sau khi đào tạo được bố trí công việc không phù hợp với
chuyên môn đào tạo.
Giải pháp nâng cao chất lượng CC cấp xã của thị xã Chí Linh trong
thời gian tới
Định hướng phát triển CC cấp xã của tỉnh Hải Dương đến năm 2015:
- 90% CC cấp xã thực hiện chế độ bồi dưỡng hàng năm;
- 95% CC cấp xã có trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định;
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ cơ sở theo hướng chuẩn hóa cán bộ;
- Tăng cường kiểm tra của cấp ủy, chính quyền các cấp;
9
- Xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, tạo điều kiện
cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ;
- Thực hiện tốt các chính sách cán bộ đối với CC cấp xã.
Giải pháp nâng cao chất lượng CC cấp xã của thị xã Chí Linh:
- Chuẩn hóa các chức danh và xác định cơ cấu của đội ngũ CC cấp xã
+ Tiêu chuẩn hóa đội ngũ CC;
+ Xác định cơ cấu của đội ngũ CC cấp xã;
- Đổi mới công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý
và kiểm tra đội ngũ CC
+ Quy hoạch CC là nội dung quan trọng trong chiến lược cán bộ thời kì đẩy
mạnh CNH, HĐH đất nước.
+ Thực hiện công tác theo dõi, kiểm tra đối với CC cấp xã.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, bồi dưỡng với
CC cấp xã
- Tiếp tục hoàn thiện và giải quyết tốt chế độ chính sách đối với đội ngũ CC
cấp xã.
+ Chính sách đào tạo, bồi dưỡng CC.
+ Chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho CC.
- Đổi mới chính sách sử dụng CC, đặc biệt là CC sau đào tạo
- Nâng cao ý thức tự học của đội ngũ CC cấp xã.
Kết luận
Để nâng cao chất lượng đội ngũ CC cấp xã của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải
Dương, được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường ĐHKTQD học viên đã thực
hiện luận văn này. Học viên đã vận dụng những kiến thức thu nhận được từ nhà
trường, các tài liệu bước đầu đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ CC cấp xã thị xã Chí Linh. Đây là một vấn đề lớn, phức tạp nên để hoàn
thiện vấn đề này cần có những nghiên cứu tiếp theo.
10