Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn. Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, trên 90 triệu dân. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Vì vậy mảng kinh doanh này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các Ngân hàng và khách hàng. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho khách hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế muốn phát triển hoạt động tín dụng cá nhân một cách bền vững và có lợi nhất cho ngân hàng, mỗi ngân hàng cần phải thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, nhằm đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của nguồn vốn tín dụng. Những năm qua hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tuy có phát triển về qui mô dư nợ tín dụng cá nhân nhưng chất lượng tín dụng cá nhân chưa thực sự được nâng cao thể hiện ở kết quả của hoạt động tín dụng cá nhân như: thu lãi từ tín dụng cá nhân không cao, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân có xu hướng tăng, các sản phẩm tín dụng cá nhân tuy đa dạng nhưng chưa thực sự tập trung vào nhu cầu của khách hàng,.Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng đối thủ trong nước và nước ngoài cũng tập trung vào thị trường tín dụng cá nhân màu mỡ tại Việt Nam và không ngừng nâng cao cải thiện chất lượng tín dụng cá nhân, vì vậy dẫn đến nhu cầu cấp thiết đó là phải nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu để ngân hàng có thể khẳng định lại thương hiệu, tiến tới vị trí ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết đã đặt ra ở trên

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Thị trường tín dụng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này là rất lớn. Điểm thuận lợi là quy mô thị trường với dân số đông, trên 90 triệu dân. Đa số trong đó có độ tuổi trẻ, thu nhập không ngừng được cải thiện, phong cách sống hiện đại và nhu cầu mua sắm cao. Vì vậy mảng kinh doanh này đang đem lại những cơ hội lớn cho cả các Ngân hàng và khách hàng. Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cho khách hàng nhưng cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Vì thế muốn phát triển hoạt động tín dụng cá nhân một cách bền vững và có lợi nhất cho ngân hàng, mỗi ngân hàng cần phải thực hiện nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân, nhằm đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của nguồn vốn tín dụng. Những năm qua hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu tuy có phát triển về qui mô dư nợ tín dụng cá nhân nhưng chất lượng tín dụng cá nhân chưa thực sự được nâng cao thể hiện ở kết quả của hoạt động tín dụng cá nhân như: thu lãi từ tín dụng cá nhân không cao, tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân có xu hướng tăng, các sản phẩm tín dụng cá nhân tuy đa dạng nhưng chưa thực sự tập trung vào nhu cầu của khách hàng,...Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, các ngân hàng đối thủ trong nước và nước ngoài cũng tập trung vào thị trường tín dụng cá nhân màu mỡ tại Việt Nam và không ngừng nâng cao cải thiện chất lượng tín dụng cá nhân, vì vậy dẫn đến nhu cầu cấp thiết đó là phải nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu để ngân hàng có thể khẳng định lại thương hiệu, tiến tới vị trí ngân hàng dẫn đầu tại Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, học viên đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu” nhằm giải quyết các vấn đề cấp thiết đã đặt ra ở trên. Mục đích nghiên cứu đề tài: Hệ thống hóa lý luận đánh giá chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại; Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Từ đó đề xuất một số biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng này. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại trên giác độ nhà quản lý ngân hàng. Phạm vi nghiên cứu: Chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu từ năm 2012 -2014. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phân tích số liệu thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Ngân hàng; tổng hợp tính toán, so sánh sự tăng giảm, mức độ tăng giảm giữa các năm, tính toán các tỷ lệ từ dữ liệu thu thập được để có nhận xét về vấn đề nghiên cứu. Kết cấu của luận văn: Chương 1: Lý luận chung về chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Chƣơng 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI Luận văn đưa ra khái niệm về chất lượng tín dụng cá nhân và các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Khái niệm tín dụng cá nhân: Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh và các nhu cầu hợp pháp khác. Khái niệm chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại: Một khoản tín dụng của ngân hàng được coi là có chất lượng khi nó mang lại lợi ích kinh tế cho cả ngân hàng và khách hàng, tức là vốn vay đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra một số tiền đủ lớn để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho ngân hàng và có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. - Từ phía khách hàng: Chất lượng tín dụng từ phía khách hàng là sự thỏa mãn nhu cầu của họ về khoản tín dụng trên các phương diện: lãi suất, quy mô, thời hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ,... - Từ phía ngân hàng: Trên góc độ xem xét từ phía ngân hàng, chất lượng tín dụng được hiểu là mức độ an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng do hoạt động tín dụng mang lại. - Từ phía nền kinh tế: Chất lượng tín dụng từ phía nền kinh tế là huy động mức tối đa vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để cung ứng kịp thời cho các chủ thể kinh tế trong xã hội nhằm đáp ứng đúng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà Nhà nước đề ra. Một số chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng cá nhân : Tỷ lệ nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn TDCN = × 100% Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cá nhân thấp và ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cá nhân cao. Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu TDCN = × 100% Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng hàng càng cao và ngược lại. Thực tế, rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên ngân hàng thường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn. Mức dưới 3% có thể coi là ngưỡng khá tốt trong hoạt động ngân hàng (Theo thông tư số 36/2014/TT – NHNN, khoản 2, điều 20) Tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng cá nhân Tỷ trọng lợi nhuận từ TDCN = × 100% Chỉ tiêu này cho biết hoạt động tín dụng cá nhân đóng góp bao nhiêu vào tổng lãi từ hoạt động tín dụng. Tỷ trọng này còn giúp ngân hàng trong việc xây dựng định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng tập trung vào hoạt động tín dụng cá nhân, thì tỷ trọng này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân mang lại lợi nhuận cao, các khoản vay được thu hồi cả gốc và lãi, đảm bảo an toàn vốn vay, chứng tỏ tập trung vào tín dụng cá nhân là sự lựa chọn phù hợp trong chính sách tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ sinh lời của tín dụng cá nhân Tỷ lệ sinh lời của TDCN = ×100% Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng cá nhân tốt. Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, Ngân hàng Á Châu chính thức đi vào hoạt động. Sau hơn 20 năm phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu đã nhiều lần tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2104 là 9.376,96 tỷ đồng, được đánh giá là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ cao trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến 31/12/2014 Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trên cả nước. Kết thúc năm 2014 tổng tài sản của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ở mức 179.610 tỷ đồng; tổng qui mô huy động tiền gửi khách hàng đạt 164.025 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đạt 116.324 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 1.215 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức của ACB năm 2014 là 7% bằng tiền mặt. Kết quả lợi nhuận 2014 so với năm 2013 đã có sự tăng nhẹ, do nền kinh tế đã có những biến chuyển tích cực và bản thân ngân hàng Á Châu cũng đã có những bước tiến mới trong hoạt động kinh doanh. Về hoạt động tín dụng cá nhân, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có đưa ra ba nhóm sản phẩm chính dành cho cá nhân và hộ gia đình đó là: cho vay kinh doanh, cho vay mua nhà và cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm vay khác nhau đáp ứng nhu cầu đa dạng của người vay. Nhìn chung hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng tương mại cổ phần Á Châu có xu hướng phát triển trong những năm vừa qua. Năm 2013 dư nợ tín dụng cá nhân chỉ tăng xấp xỉ 2,7% so với năm 2012 đạt 45.547 tỷ đồng (chiếm 42,5% tổng dư nợ). Năm 2014, tín dụng cá nhân đã có tăng trưởng khá hơn năm 2013, dư nợ tín dụng cá nhân 2014 đạt 52.400 tỷ đồng (tương đương tăng 6.853 tỷ đồng xấp xỉ tăng 15,05% so vớinăm 2013). Quy mô dư nợ tín dụng cá nhân tại ngân hàng có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng lại chưa đạt được như kỳ vọng. Thông qua những phân tích về thực trạng chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu thời gian qua, có thể rút ra những thành công về chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng như sau : Về tỷ lệ nợ xấu chung của ngân hàng đã được kiểm soát và có xu hướng giảm. Đây là kết quả trong nỗ lực của ngân hàng về việc cải thiện bộ máy và thực hiện chính sách cho vay chặt chẽ thời gian qua. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân dưới 3%, đạt mức trung bình so với các ngân hàng tương đương, được đánh giá là ngưỡng an toàn so với quy định của Ngân hàng nhà nước. Tỷ trọng lãi thu từ hoạt động tín dụng cá nhân cũng đạt xấp xỉ gần 50% tổng lãi thu từ tín dụng, điều này chứng tỏ lãi thu từ tín dụng cá nhân đã đóng góp giá trị đáng kể vào tổng thu lãi tín dụng, góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh những thành công đã đạt được, chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu vẫn còn một số hạn chế sau: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân tại ngân hàng chưa ổn định, năm 2014 lại có xu hướng tăng lên, chứng tỏ chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng chưa thực sự tốt. Tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân cũng có xu hướng tăng, nợ xấu tăng chứng tỏ khả năng thu hồi vốn khó khăn, khả năng mất vốn tăng, không thu được gốc vã lãi không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận và còn ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu chung của ngân hàng đạt mức an toàn nhưng xét riêng tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân, thì kết quả này không tốt. Chứng tỏ công tác kiểm soát, thu hồi nợ những khoản tín dụng cá nhân tại ngân hàng chưa thực sự được nâng cao, làm cho chất lượng tín dụng cá nhân giảm sút. Thu lãi từ tín dụng cá nhân tuy có tăng nhưng tăng rất nhẹ, mặc dù quy mô dư nợ tín dụng cá nhân năm 2014 tăng lên rất nhiều so với 2013. Nguyên nhân cũng chính là do tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu tín dụng cá nhân vẫn tăng, do vậy mà ngân hàng không thu hồi hết được nợ gốc và lãi vay, nên thu lãi từ tín dụng cá nhân đạt kết quả không cao. Tỷ lệ sinh lời từ tín dụng cá nhân cũng giảm qua các năm, chứng tỏ công tác quản lý chi phí ngân hàng chưa cao. Thu lãi từ tín dụng cá nhân không cao, hơn nữa số lượng khách hàng cá nhân nhỏ lẻ và số lượng lớn nên gây tốn nhiều chi phí cho các công tác thẩm đinh, kiểm tra giám sát thu hồi nợ, làm cho tỷ lệ sinh lời tín dụng cá nhân bị giảm sút. Ngân hàng chưa tân dụng được tăng trưởng của quy mô tín dụng cá nhân để tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguyên nhân của những hạn chế trên bao gồm: Nguyên nhân từ phía ngân hàng Thứ nhất, chiến lược phát triển tín dụng cá nhân chưa phù hợp. Các sản phẩm tín dụng cá nhân tuy đa dạng nhưng ngân hàng chưa tận dụng được thị hiếu phát triển của thị trường để tập trung phát triển đúng sản phẩm tín dụng mục tiêu. Thứ hai, công tác tổ chức, đặc biệt hoạt động quản lý chi phí chưa đạt mục tiêu. Về công tác tổ chức, khâu quản lý chi phí của ngân hàng chưa thực sự tốt, dù dư nợ tín dụng cá nhân và tỷ lệ nợ xấu ở mức trung bình được kiểm soát, nhưng do chi phí hoạt động của tín dụng cá nhân cao dẫn đến tỷ suất sinh lợi tín dụng cá nhân chưa được cải thiện. Thứ ba, trình độ và đạo đức của cán bộ, nhân viên còn hạn chế. Có thể nói, nguồn nhân lực của Ngân hàng Á Châu trong thời gian qua đã và đang không ngừng được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên bên cạnh đó nguồn nhân lực của ngân hàng cũng đang bộc lộ một số yếu điểm: - Nguồn nhân lực chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh doanh. - Rủi ro con người, rủi ro đạo đức mà ngân hàng phải đối mặt đang tăng dần. - Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên chưa cao. - Nhận thức và tuân thủ kỷ luật của các giám đốc kênh phân phối và một số đơn vị nghiệp vụ trong kinh doanh chưa tương xứng với rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt. Thứ tư, mạng lưới hoạt động phân bổ chưa hợp lý. Ngân hàng chưa chú trọng phát triển mạng lưới tại những nơi quan trọng như khu công nghiệp, khu chế xuất, chưa phủ sóng mạng lưới trên diện rộng, mà mới chỉ tập trung ở những khu vực thành phố lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tìm kiếm và khai thác khách hàng của ngân hàng. Thứ năm, hoạt động marketing chưa được triền khai rộng khắp cả nước. Về hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, các chương trình truyền thông do ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh, nên các hoạt động này mới chủ yếu phát triển mạnh mẽ tại đây mà chưa phát triển trên diện rộng. Thứ sáu, chưa tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý tín dụng cá nhân dẫn đến không giảm được chi phí, khối lượng hồ sơ tồn động, tỷ lệ nợ xấu cá nhân vẫn tăng, chất lượng tín dụng cá nhân chưa được tốt Ngoài ra còn một cố số nguyên nhân từ phía bên ngoài ngân hàng đó là: điều kiện kinh tế đất nước chưa hoàn toàn hồi phục và Mức độ cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tín dụng cá nhân cũng gây nhiều khó khăn trong việc phát triển hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU Học viên đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu. Thứ nhất, nhóm giải pháp kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm tín dụng cá nhân: Tăng cường liên kết với đối tác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng cá nhân. Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và xây dựng sản phẩm riêng biệt cho từng khu vực. Thứ hai, giải pháp hoàn thiện quy trình cấp tín dụng cá nhân: Tín dụng cá nhân có độ rủi ro cao do các yếu tố mang tính chất chủ quan trong quá trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng. Để đảm bảo tính an toàn cho các khoản tín dụng đã cấp, ngân hàng cần xây dựng cải thiện quay trình tín dụng cá nhân thích hợp, theo hướng chuyên môn hóa từng khâu và đặc biệt phải chú trọng tới công tác thẩm định, giám sát sau vay và công tác kiểm soát nội bộ. Thứ ba, giải pháp nâng cao trình độ và hoàn thiện cơ chế sử dụng nguồn nhân lực: Thực tiễn cho thấy nếu sự phát triển của hệ thông ngân hàng được hỗ trợ bởi sự phát triển tương xứng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao thì sẽ tạo nên sự bền vững trong ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong hoạt động kinh doanh hiện đại, nguồn nhân lực là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công và khác biệt hóa của mỗi doanh nghiệp. Thứ tư, giải pháp mở rộng mạng lưới ngân hàng: Ngân hàng cần nghiên cứu để mở rộng mạng lưới của mình tới những khu công nghiệp, đại bàn các khu vực phát triển làng nghề,.., ngân hàng cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả hoạt động trong tương lai. Thứ năm, tăng cường marketing cho dịch vụ tín dụng cá nhân: Hoạt động xúc tiến – truyền thông ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp cận trên diện rộng đến khách hàng đặc biệt với số lượng lớn khách hàng cá nhân và hộ gia đình rộng khắp trên tất cả các vùng miền. Việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu của ngân hàng cũng như giới thiệu các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp tới khách hàng là vô cùng quan trọng trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Thứ sáu, nâng cao công nghệ ngân hàng, tự động hóa theo dõi hồ sơ tín dụng: Số lượng khách hàng của tín dụng cá nhân là tương đối lớn, số lượng các khoản vay lớn khiến cho công tác giám sát thu nợ gây nhiều chi phí. Trên nền tảng công nghệ đã có như SMSbanking, e-banking cùng với sự phát triển của hệ thống ATM và máy POS, ngân hàng Á Châu cần tận dụng các lợi thế này nhằm hỗ trợ công tác tín dụng cá nhân trong việc tự động hóa khâu theo dõi hồ sơ tín dụng bằng việc: nhắc nợ tự động qua tin nhắn, email và thu nợ tự động qua giao dịch chuyển khoản trên máy ATM hoặc thanh toán nợ vay bằng máy POS. Tự động hóa các công việc như trên giúp giảm thiểu thao tác tác nghiệp cho cán bộ tín dụng, tiết kiệm công sức và tiền bạc, đồng thời đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng. Học viên cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước để tạo điều kiện cho Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nói riêng và các ngân hàng thương mại khác nói chung có điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng mình.
Luận văn liên quan