Trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở
rộng, do đó nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước ngày càng trở nên cần thiết và
cấp bách. Nền kinh tế của mỗi nước cũng phải hoà nhập với nền kinh tế quốc tế.NHTM
cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng
trong sự hoà nhập này. Bằng hoạt động tín dụng NHTM đã góp phần đẩy nhanh tốc độ
chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tiết giảm chi phí lưu thông xã hội và ngày càng khẳng
định được vai trò, vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong hoạt động tín
dụng ở các NHTM hiện nay đã thực sự có hiệu quả chưa ?Đây là câu hỏi đặt ra cho mỗi
Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với vai trò là ngân hàng thương mại
hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế
của mình đối với kinh tế. Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu
quả nguồn vốn huy động là điều mà các Ngân hàng quan tâm, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam cũng không ngoại lệ, đang từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi
cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang
lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Những năm qua, nhờ tích cực, chủ động bám sát và cụ thể hoá định hướng chiến
lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Tuyên Quang đã có sự cố gắng rất nhiều và đã đạt được
những thành tựu nhất định như: dư nợ cho vay tăng qua các năm, chất lượng tín dụng
được nâng cao, các dịch vụ ngân hàng tăng, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ
ngày càng tăng; đã đa dạng hoá phương thức huy động, tạo được nguồn vốn vững chắc,
đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.nhánh Vietinbank Tuyên Quang đến nay đã trải qua
hơn 6 năm thành lập và đi vào hoạt động, Chi cũng đã phát nợ quá hạn, tiềm ẩn có nguy
cơ phát sinh nhóm nợ cao hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của chi nhánh. Chính vì vây, để đứng vững và phát triển thì Chi nhánh
cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý nâng cao chất lượng tín dụng.Bởi vì, chất lượng tín
dụng không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng
đến nền kinh tế của mỗi Quốc gia.Vậy làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín
dụng. Xuất phát từ bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và thực trạng hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tuyên Quang, học viên lựa
chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của
VietinbankChi nhánh Tuyên Quang” để nghiên cứu, dưới hình thức luận văn Cao học,
chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, với mong muốn đề xuất những giải pháp có căn cứ
khoa học để giải quyết những mặt còn tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại
Vietinbank Chi nhánhTuyên Quang
5 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của Vietinbank Chi nhánh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng được mở
rộng, do đó nhu cầu giao lưu kinh tế - xã hội giữa các nước ngày càng trở nên cần thiết và
cấp bách. Nền kinh tế của mỗi nước cũng phải hoà nhập với nền kinh tế quốc tế.NHTM
cùng các hoạt động kinh doanh của mình đã đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng
trong sự hoà nhập này. Bằng hoạt động tín dụng NHTM đã góp phần đẩy nhanh tốc độ
chu chuyển vốn trong nền kinh tế, tiết giảm chi phí lưu thông xã hội và ngày càng khẳng
định được vai trò, vị trí của mình trong cơ chế thị trường. Tuy nhiên, trong hoạt động tín
dụng ở các NHTM hiện nay đã thực sự có hiệu quả chưa ?Đây là câu hỏi đặt ra cho mỗi
Ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam với vai trò là ngân hàng thương mại
hàng đầu tại Việt Nam, với hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam đã và đang từng bước mở rộng quy mô hoạt động, khẳng định vị thế
của mình đối với kinh tế. Làm thế nào để bổ sung được vốn cho nền kinh tế, sử dụng hiệu
quả nguồn vốn huy động là điều mà các Ngân hàng quan tâm, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam cũng không ngoại lệ, đang từng bước khẳng định là cầu nối giữa nơi
cần vốn và nơi thiếu vốn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế, mang
lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Những năm qua, nhờ tích cực, chủ động bám sát và cụ thể hoá định hướng chiến
lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam - Chi nhánh Tuyên Quang đã có sự cố gắng rất nhiều và đã đạt được
những thành tựu nhất định như: dư nợ cho vay tăng qua các năm, chất lượng tín dụng
được nâng cao, các dịch vụ ngân hàng tăng, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại tệ
ngày càng tăng; đã đa dạng hoá phương thức huy động, tạo được nguồn vốn vững chắc,
đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần quan trọng vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.nhánh Vietinbank Tuyên Quang đến nay đã trải qua
hơn 6 năm thành lập và đi vào hoạt động, Chi cũng đã phát nợ quá hạn, tiềm ẩn có nguy
cơ phát sinh nhóm nợ cao hơn, làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt
động kinh doanh của chi nhánh. Chính vì vây, để đứng vững và phát triển thì Chi nhánh
cần nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý nâng cao chất lượng tín dụng.Bởi vì, chất lượng tín
dụng không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng mà còn ảnh hưởng
đến nền kinh tế của mỗi Quốc gia.Vậy làm thế nào để củng cố và nâng cao chất lượng tín
dụng. Xuất phát từ bối cảnh phát triển kinh tế đất nước và thực trạng hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tuyên Quang, học viên lựa
chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của
VietinbankChi nhánh Tuyên Quang” để nghiên cứu, dưới hình thức luận văn Cao học,
chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp, với mong muốn đề xuất những giải pháp có căn cứ
khoa học để giải quyết những mặt còn tồn tại và nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng tại
Vietinbank Chi nhánhTuyên Quang.
Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về Ngân hàng thương mại,
tín dụng ngân hàng; đồng thời phân tích thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng doanh
nghiệp của Vietinbank Chi nhánh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm
2015, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách
hàng doanh nghiệp của Vietinbank Chi nhánh Tuyên Quang.
Kết cấu luận văn:
Luận văn được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
Chương 2:Lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín duṇ g của Ngân hàng
thương mại.
Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiêp̣ của Vietinbank chi nhánh
Tuyên Quang.
Chương4:Giải pháp nâng cao chất lượng tín duṇg doanh nghiêp̣ của Vietinbank
Chi nhánh Tuyên Quang.
Chương 1:Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Tác giả đã nghiên cứu những công trình nghiên cứu có liên quan: Về vấn đề chất
lượng tín dụng trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là nâng
cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng thương mại. Đó là các
đề tài nghiên cứu khoa học, Luận án Tiến sỹ, Luận văn Thạc sỹ
Các công trình nghiên cứu đều khẳng định tầm quan trọng của chất lượng tín dụng
đối với Hệ thống Ngân hàng và khẳng định tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề chất
lượng tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Các công trình nghiên cứu đã hệ thống
hóa một cách khá đầy đủ cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng đối với hệ thống Ngân
hàng thương mại.
Tuy nhiên, mỗi công trình nghiên cứu có cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Có công
trình tiếp cận vấn đề từ xây dựng chiến lược, có công trình tập trung hoàn thiện các chính
sách tín dụng, có công trình lại tập trung vào giai đoạn xây dựng kế hoạch chất lượng tín
dụng của từng năm, giai đoạn... Hầu hết các công trình nghiên cứu đều phân tích được
thực trạng tín dụng của từng Ngân hàng và trên cơ sở thực trạng của từng Ngân hàng để
đề ra những giải pháp phù hợp đối với từng Ngân hàng, phù hợp với đặc thù của từng
Ngân hàng và có thể ứng dụng vào thực tiễn.
Chương 2: Lý luận cơ bản về tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngân hàng
thương mại
Tác giả nghiên cứu và làm rõ các nội dung cơ bản sau:
Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại. Phân loại tín
dụng Ngân hàng thương mại theo tiêu thức khác nhau, tùy theo yêu cầu của khách hàng
và mục tiêu quản lý của Ngân hàng mà có thể phân loại theo các hình thức: Căn cứ vào
thời hạn cho vay; Căn cứ vào đối tượng; Cắn cứ vào mục đích sử dụng vốn; Căn cứ vào
mức độ tín nhiệm của Khách hàng; Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
Chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại được quan niệm, thể hiện: Về quan
niệm chất lượng tín dụng; Sự cần thiết mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng Ngân
hàng; Thông qua các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại (chỉ
tiêu định tính và định lượng); Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (Chủ quan
và khách quan)và thông qua một số bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế về việc
nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại.
Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank chi
nhánh Tuyên Quang
Khái quát chung sự hình thành và phát triển, đặc điểm tín dụng của Ngân hàng
TMCP công thương Việt Nam, Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang; chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức và các hoạt động khác;Thông qua các nghiệp vụ huy động vốn, sử
dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang.
Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh
Tuyên Quang qua việc hiệu quả sử dụng vốn, tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, việc thu hồi
nợ quá hạn, vòng quay vốn tín dụng, việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín
dụng, mức sinh lời vốn tín dụng của của Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang.
Qua đó, đánh giá chung về chất lượng tín dụng doanh nghiệp của của Vietinbank
chi nhánh Tuyên Quang, thông qua các kết quả đạt được và nêu lên những hạn chế, yếu
kém và nguyên nhân, từ đó phân tích đưa ra các nguyên nhân hạn chế, yếu kém về chất
lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.Rút ra những bài học kinh
nghiệm trong việc quản lý, điều hành về chất lượng tín dụng.
Chương 4:Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank
chi nhánh Tuyên Quang
Từ việc nghiên cứu thực trạng, chỉ ra các điểm mạnh điểm yếu trong quản lý, điều
hành về chất lượng tín dụng doanh nghiệp của Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang.Tác
giả trình bày các giải pháp để hoàn thiện việc quản lý chất lượng tín dụng doanh nghiệp.
Nội dung trình bày bao gồm các mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cụ thể, phương hướng
chung của Vietinbank chi nhánh Tuyên Quang.
Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp về chính sách tín dụng phù hợp với đặc điểm
kinh doanh của chi nhánh và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Xây
dụng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng; Thực hiện Marketing ngân hàng, đa
dạng hóa các hình thức tín dụng và mở rộng đối tượng đầu tư; nghiêm túc thực hiện quy
trình cho vay, tăng cường quản lý nợ, công tác kiểm soát nội bộ, tăng cường huy động
vốn, phát triển nguồn nhân lựcĐể có thể thực hiện các giải pháp,tác giả đưa ra một số
kiến nghị với Chính quyền địa phương, NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam.