Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang

Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” được thực hiện bởi học viên Hoàng Thu Thủy dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Tiến Dũng. Đề tài đã hệ thống lại khung lý thuyết về các hoạt động của ngân hàng thương mại, vai trò của nguồn vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn. Tác giả đã vận dụng khung lý thuyết để phân tích thực trạng huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang, nêu hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp. Trong đó tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong thu thập và xử lý thông tin. Nguồn dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp. Luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Trong chương 1: luận văn chỉ ra các công trình nghiên cứu trong quá khứ có liên quan đến đề tài. Đánh giá chung về các đề tài tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động huy động vốn tuy vậy xét ở góc độ mỗi công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tùy thuộc theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng công trình. Ngoài ra tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của Agrbank Chi nhánh Tuyên Quang. Vì vậy luận văn ngày không trùng với các công trình nghiên cứu đã có, là công trình nghiên cứu độc lập về hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Trong chương 2, luận văn đưa ra những lý thuyết về ngân hàng thương mại, hoạt động của ngân hàng thương mại từ đó tìm hiểu vai trò và hiệu quả của việc huy động vốn trong các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. (luật các tổ chức tín dụng (2010). Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán; thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

pdf8 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- HOÀNG THU THỦY Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Người hướng dẫn khoa học: TS. Đinh Tiến Dũng Hà Nội – 2014 TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang” được thực hiện bởi học viên Hoàng Thu Thủy dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Tiến Dũng. Đề tài đã hệ thống lại khung lý thuyết về các hoạt động của ngân hàng thương mại, vai trò của nguồn vốn và hiệu quả hoạt động huy động vốn. Tác giả đã vận dụng khung lý thuyết để phân tích thực trạng huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang, nêu hạn chế và nguyên nhân từ đó đưa ra các giải pháp. Trong đó tác giả sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong thu thập và xử lý thông tin. Nguồn dữ liệu sử dụng là dữ liệu thứ cấp. Luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau: Trong chương 1: luận văn chỉ ra các công trình nghiên cứu trong quá khứ có liên quan đến đề tài. Đánh giá chung về các đề tài tác giả nhận thấy các công trình nghiên cứu đã đề cập đến hoạt động huy động vốn tuy vậy xét ở góc độ mỗi công trình nghiên cứu về hoạt động huy động vốn tùy thuộc theo mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng công trình. Ngoài ra tác giả chưa thấy có công trình nào nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của Agrbank Chi nhánh Tuyên Quang. Vì vậy luận văn ngày không trùng với các công trình nghiên cứu đã có, là công trình nghiên cứu độc lập về hiệu quả hoạt động huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. Trong chương 2, luận văn đưa ra những lý thuyết về ngân hàng thương mại, hoạt động của ngân hàng thương mại từ đó tìm hiểu vai trò và hiệu quả của việc huy động vốn trong các ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại: là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. (luật các tổ chức tín dụng (2010). Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán; thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. - Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại: Ở mục này tác giả đã nêu ra chức năng của ngân hàng thương mại: + Trung gian tài chính Ngân hàng thương mại có một chức năng rất quan trọng đối với nền kinh tế, đó là trung gian tài chính. Trong nền kinh tế, có hai nhóm cá nhân và tổ chức: (1) Các cá nhân, tổ chức thặng dư trong chi tiêu, thu nhập hiện tại lớn hơn chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ, tức họ có nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi; (2) Các cá nhân và tổ chức tạm thời thâm hụt chi tiêu, cần bổ sung vốn cho tiêu dùng, hay cho đầu tư. Tiền sẽ được di chuyển từ nhóm (1) sang nhóm thứ (2) nếu cả hai cùng có lợi. Khi dòng tiền di chuyển với điều kiện phải quay lại với một lượng lớn hơn trong một khoảng thời gian nhất định thì đó là quan hệ tín dụng. Ngân hàng thương mại với tư cách là một trung gian tài chính của nền kinh tế sẽ giúp quan hệ tín dụng này được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngân hàng thương mại sẽ huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ nhóm (1) và sử dụng nguồn vốn đó để cho nhóm (2) vay với một lãi suất nhất định. Sự xuất hiện của trung gian tài chính này sẽ giảm được chi phí giao dịch, bởi quan hệ tín dụng trực tiếp bị nhiều hạn chế về qui mô, không gian, thời gianĐồng thời, Ngân hàng thương mại sẽ gánh chịu các rủi ro có thể xảy ra và sử dụng các kỹ thuật nghiệp vụ để hạn chế, phân tán rủi ro. + Tạo phương tiện thanh toán Theo quan điểm hiện đại, đại lượng tiền tệ bao gồm: tiền giấy trong lưu thông (Mo), số dư trên tài khoản tiền gửi giao dịch của các khách hàng tại các ngân hàng, tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm Khi ngân hàng cho vay, số dư trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng tăng lên, khách hàng có thể sử dụng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, thông qua nghiệp vụ cho vay, ngân hàng đã tạo ra phương tiện thanh toán. Mặt khác, khi khách hàng tại một ngân hàng sử dụng khoản vay ngân hàng để chi trả cho đối tác tại một ngân hàng khác thì sẽ làm tăng số dư tiền gửi tại ngân hàng của đối tác. Ngân hàng đó lại có các khoản vay mới. Như vậy, toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng tạo ra phương tiện thanh toán. + Trung gian thanh toán Ngày nay, với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, các giao dịch thanh toán trong nền kinh tế được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, an toàn, tiết kiệm chi phí. Ngân hàng thương mại cung cấp rất nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu tạo ra các mạng lưới thanh toán điện tử. Với chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại: + Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng thương mại. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng thực hiện các hoạt động như cho vay, cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng hoặc đầu tư. + Hoạt động tài trợ Hoạt động tài trợ là hoạt động chủ thể bỏ tiền ra để nhằm đạt mục đích nào đó. Đây là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại. Đối với ngân hàng thương mại sau khi huy động được tiền gửi từ nền kinh tế thì ngân hàng sẽ phải trả lãi, do đó để khỏi bị thiệt hại đồng thời có được lợi nhuận, ngân hàng sẽ phải tìm cách sử dụng những nguồn vốn đó để sinh lời. Từ khoản lãi thu được ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi cho số vốn đã huy động, thanh toán các khoản chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận ngân hàng. Nói cách khác, hoạt động tài trợ cho nền kinh tế là hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. + Hoạt động cho vay Theo quyết định số 1627/QĐ-NHNN ngày 31.12.2001 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam về việc Ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì “cho vay” được định nghĩa như sau: “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Trong điều kiện hiện nay, cho vay là hoạt động chính của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận, danh mục cho vay chiếm khoảng trên dưới 1/2 tổng danh mục tài sản của ngân hàng thương mại và mang lại thu nhập từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng nên hoạt động này có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên hoạt động cho vay luôn ẩn chứa nhiều rủi ro, do vậy các ngân hàng hiện nay có xu hướng phát triển các mảng dịch vụ ngân hàng khác. + Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần là hình thức ngân hàng góp vốn cùng khách hàng để kinh doanh. Phổ biến nhất hiện nay là hình thức mua cổ phiếu với mục đích thu cổ tức hàng năm và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, ngân hàng nước ngoài. Thực hiện việc đầu tư vốn thông qua liên doanh liên kết, mua cổ phần sẽ giúp các ngân hàng thương mại thực hiện được nhiều mục đích: đa dạng hoá các hình thức đầu tư để gia tăng lợi nhuận; hạn chế rủi ro cho ngân hàng và để tận dụng các ưu thế của nhau. + Các hoạt động khác Ngoài những hoạt động trọng yếu trên, ngân hàng thương mại cũng thực hiện các hoạt động khác như: hoạt động cho thuê, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, hoạt động môi giới đầu tư chứng khoán, hoạt động dịch vụ uỷ thác và tư vấn, quản lý ngân quỹ, thu hộ, chi hộ - Từ đó đi sâu vào phân tích vai trò của nguồn vốn và các hình thức huy động vốn trong ngân hàng thương mại. Bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để cho vay nên nguồn vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Vốn là cơ sở của cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt với nghiệp vụ đặc trưng là kinh doanh tiền tệ. Do vậy, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chính của ngân hàng mà còn là đối tượng kinh doanh. Đây chính là cơ sở cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Vốn quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng Hầu hết các hoạt động của ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vào nguồn vốn. Ngân hàng kinh doanh dựa trên việc sử dụng vốn huy động để cho vay và đầu tư vào các lĩnh vực khác. Do vậy, quy mô hoạt động và quy mô tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn. Đặc biệt, hoạt động tín dụng là hoạt động chính và mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Quy mô hoạt động tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào vốn huy động, thường bị áp đặt theo một tỷ lệ nhất định trên số vốn ngân hàng huy động được. Nguồn vốn càng lớn, ngân hàng càng có nhiều điều kiện để đầu tư mở rộng hoạt động của mình về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Ngân hàng có thể mở rộng thị phần của mình, đầu tư nhiều hơn vào các dich vụ tài chính, dịch vụ thanh toán... để tạo ra thế cạnh tranh cho riêng mình. + Nguồn vốn tạo uy tín cho ngân hàng Ngân hàng là một ngành kinh doanh dịch vụ, do vậy ngân hàng hoạt động dựa trên uy tín là chủ yếu. Khách hàng cũng dựa vào niềm tin của mình vào ngân hàng để gửi tiền, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ. Uy tín là một tài sản vô hình cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng. Uy tín đó trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng chi trả của ngân hàng đó. Nguồn vốn càng lớn, vốn khả dụng càng nhiều thì khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao. + Nguồn vốn nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Hiện nay với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng thương mại, rất nhiều các ngân hàng với quy mô lớn nhỏ ra đời nên khách hàng càng nhiều sự lựa chọn. Nhưng điều họ quan tâm nhất chính là tính an toàn và chất lượng các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Cả hai yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và chất lượng nguồn vốn của ngân hàng. Do vậy, một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại là việc tăng cường khả năng huy động vốn. Qua nghiên cứu các loại nguồn vốn trong ngân hàng thương mại, tác giả đưa ra các quan điểm về hiệu quả hoạt động huy động vốn. - Để nâng cao hiệu quả của công tác huy động đòi hỏi công tác huy động vốn phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau : Thứ nhất: Nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo có khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức là phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng, có thể thỏa mãn các nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Thứ hai: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó chính là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn và vốn trung dài hạn giữa huy động ở dân cư, huy động ở tổ chức vàMột cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và không có tình trạng bất hợp lý, dư thừa hay thiếu vốn. Thứ ba: Nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí. - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn. + Các chỉ tiêu định lượng bao gồm: Quy mô và tốc độ tăng trưởng; Chỉ tiêu đánh giá về quy mô, kết cấu nguồn vốn huy động; Cơ cấu vốn huy động; Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn; Chi phí huy động vốn. + Các chỉ tiêu định tính như: tiện ích của sản phẩm dịch vụ, công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực. - Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn: + Các nhân tố chủ quan.  Chính sách huy động vốn của ngân hàng Chính sách huy động vốn có tác động rất lớn hiệu quả huy động vốn. Các ngân hàng thương mại huy động vốn chủ yếu từ dân cư hay các tổ chức trong nền kinh tế. Do đó, các ngân hàng cùng có chung một thị trường để khai thác. Để tạo ra sự khác biệt, sức hút riêng của mình thì chính sách kinh tế của mỗi ngân hàng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng.  Kênh phân phối của ngân hàng Tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm chính là hình thức cạnh tranh phi giá cả và gây ra sự chú ý và thu hút khách hàng. Sản phẩm dịch vụ của NH có một trong những đặc tính là nhanh tàn lụi, không thể lưu trữ, nên việc xây dựng các kênh phân phối trở thành một vấn đề hết sức trọng yếu trong kinh doanh ở các NH. Kênh phân phối là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ của NH đến KH, đồng thời giúp NH nắm bắt chính xác và kịp thời nhu cầu của KH, qua đó, NH chủ động trong việc cải tiến, hoàn thiện sản phẩm dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp sản phẩm dịch vụ cho KH.  Uy tín của ngân hàng Hình ảnh của ngân hàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn. Ngân hàng kinh doanh dựa vào uy tín là rất lớn. Khách hàng đến với ngân hàng đầu tiên là dựa vào lòng tin. Ngân hàng phải tạo ra cho mình hình ảnh đẹp, bề thế gây lòng tin cho khách hàng, dân chúng tin tưởng vào ngân hàng và đem gửi tiền vào ngân hàng. Vì người gửi tiền bên cạnh mục đích sinh lời còn có mục đích an toàn. Do đó uy tín của ngân hàng càng lớn thì người gửi tiền càng cảm thấy an toàn hơn và có thể hy sinh một chút lãi chênh lệch để hưởng sự an toàn này. Ngược lại, hình ảnh của ngân hàng không tạo được lòng tin cho dân chúng thì họ sẽ dùng tiền của mình đầu tư vào kĩnh vực khác.  Tính đa dạng của các dịch vụ ngân hàng cung cấp Mỗi khách hàng có nhu cầu về dịch vụ là khác nhau nên ngân hàng cần có những sản phẩm, dịch vụ huy động khác nhau để ngân hàng lựa chọn. Một ngân hàng có dịch vụ, sản phẩm phong phú, linh hoạt, thuận tiện thì khả năng huy động vốn sẽ càng cao.  Yếu tố công nghệ.  Đội ngũ cán bộ ngân hàng + Các nhân tố khách quan.  Môi trường kinh tế chính trị xã hội  Chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước  Cơ chế điều chuyển vốn giữa hội sở chính và chi nhánh  Tâm lý tập quán của khách hàng.  Vị trí địa lý và cơ cấu dân cư  Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng Trong chương 3 luận văn trình bày những nội dung sau: - Giới thiệu chung về Agribank Chi nhánh Tuyên Quang. Trong mục này tác giả giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển. Đưa ra tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh thời điểm 30/6/2014. - Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang dựa trên các chỉ tiêu: quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu vốn huy động, chi phí huy động vốn và phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn. - Đánh giá hiệu quả huy động vốn: Ở mục này tác giả tập trung nêu lên những thành tựu đã đạt được, hạn chế và nguyên nhân. + Kết quả đạt được.  Các hình thức huy động vốn tương đối đa dạng.  Chính sách lãi suất trong huy động vốn tương đối linh hoạt, cạnh tranh.  Quy mô vốn huy động mở rộng + Các hạn chế.  Các sản phẩm huy động vốn của Agribank Tuyên Quang mang nặng tính truyền thống, chưa có sản phẩm đặc thù, khác biệt nổi trội so với các ngân hàng khác.  Cơ cấu vốn hiện tại chưa hợp lý.  Thị phần của Agribank trong hoạt động huy động vốn chưa tương xứng với vị thế và khả năng của mình.  Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có kỳ hạn không cao. Khả năng huy động vốn trung và dài hạn còn hạn chế.  Huy động vốn của Agribank chủ yếu là vốn ngắn hạn. Trong vốn ngắn hạn tỷ trọng lớn là tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn là chủ yếu.  Việc huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vẫn mang tính thụ động, hầu hết là do nhu cầu từ phía các doanh nghiệp nhiều hơn là biện pháp thu hút của ngân hàng.  Về thời gian và phương thức phục vụ khách hàng. Trong chương 4, luận văn trình bày những nội dung sau: - Định hướng phát triển huy động vốn của Agribank Chi nhánh Tuyên Quang: Ở mục này tác giả tập trung phân tích chiến lược, mục tiêu hoạt động huy động vốn của Agribank từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang. - Kiến nghị: Ở mục này tác giả đưa ra kiến nghị với Chính phủ, NHNN và Agribank.
Luận văn liên quan