Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày
càng phát triển, hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa các
quốc gia ngày càng gia tăng. Theo đó, hoạt động thanh toán quốc tế trở thành một hoạt
động thiết yếu, cần được quan tâm phát triển. Các phương thức thanh toán quốc tế được
sử dụng hiện này bao gồm: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ (L/C). Trong đó, tín
dụng chứng từ được coi là phương thức thanh toán ưu việt, an toàn và được sử dụng khá
phổ biến bởi các nhà xuất nhập khẩu.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại quốc tế (WTO). Sự kiện này đã đánh dấu một mốc son lịch sử trong
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời đặt ra nhiều thời cơ và
thách thức của quá trình hội nhập cần giải quyết. Một trong những thời cơ đó chính là
việc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa trong và ngoài
nước, đặt ra yêu cầu tất yếu là cần phát triển thanh toán quốc tế nhằm tăng cường sự lưu
thông hàng hóa và thanh toán thuận tiện hơn.
Hiểu rõ được yêu cầu tất yếu đó, cũng như nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam,
trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đã không
ngừng xây dựng và phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế mới, đặc biệt là các sản
phẩm liên quan đến nghiệp vụ chứng từ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng
thời luôn nỗ lực nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc và
ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ. Tuy vậy, trên thực tế, thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt chưa thực sự đạt kết quả tốt,
chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng. Việc tìm ra nguyên nhân cũng
như giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đó là nhu cầu cấp bách và cần thiết đặt ra
cho ban lãnh đạo ngân hàng nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả xin được chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bưu điện Liên Việt”.
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và thương mại quốc tế ngày
càng phát triển, hoạt động giao thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu giữa các
quốc gia ngày càng gia tăng. Theo đó, hoạt động thanh toán quốc tế trở thành một hoạt
động thiết yếu, cần được quan tâm phát triển. Các phương thức thanh toán quốc tế được
sử dụng hiện này bao gồm: chuyển tiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ (L/C). Trong đó, tín
dụng chứng từ được coi là phương thức thanh toán ưu việt, an toàn và được sử dụng khá
phổ biến bởi các nhà xuất nhập khẩu.
Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức thương mại quốc tế (WTO). Sự kiện này đã đánh dấu một mốc son lịch sử trong
phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế của Việt Nam, đồng thời đặt ra nhiều thời cơ và
thách thức của quá trình hội nhập cần giải quyết. Một trong những thời cơ đó chính là
việc tăng cường và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa trong và ngoài
nước, đặt ra yêu cầu tất yếu là cần phát triển thanh toán quốc tế nhằm tăng cường sự lưu
thông hàng hóa và thanh toán thuận tiện hơn.
Hiểu rõ được yêu cầu tất yếu đó, cũng như nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam,
trong những năm vừa qua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đã không
ngừng xây dựng và phát triển các sản phẩm thanh toán quốc tế mới, đặc biệt là các sản
phẩm liên quan đến nghiệp vụ chứng từ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng
thời luôn nỗ lực nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp ứng được nhu cầu công việc và
ngày một nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ. Tuy vậy, trên thực tế, thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt chưa thực sự đạt kết quả tốt,
chưa đáp ứng được kỳ vọng của ban lãnh đạo ngân hàng. Việc tìm ra nguyên nhân cũng
như giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đó là nhu cầu cấp bách và cần thiết đặt ra
cho ban lãnh đạo ngân hàng nói chung và phòng thanh toán quốc tế nói riêng.
Chính vì vậy, tác giả xin được chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Bưu điện Liên Việt”.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ
BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các
hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức hay
cá nhân nước khác hoặc giữa một quốc gia này với một tổ chức quốc tế, thường được
thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan”.
1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế
Thứ nhất, TTQT tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần kinh doanh của
NHTM.
Thứ hai, TTQT góp phần tăng thu nhập cho NHTM.
Thứ ba, TTQT làm tăng tính thanh khoản của NHTM.
Thứ tư, TTQT giúp tăng cường quan hệ đối ngoại.
1.1.3. Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu
Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu bao gồm: chuyển tiền, nhờ thu và tín
dụng chứng từ.
1.2. Thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng
thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm phương thức tín dụng chứng từ
Theo điều 2, UCP 600, tín dụng chứng từ được định nghĩa như sau: “Tín dụng
chứng từ là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được gọi hoặc mô tả như thế nào, thể hiện
một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán
khi xuất trình phù hợp”.
1.2.2. Quy trình nghiệp vụ
Sơ đồ 1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ
Để tìm hiểu về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ ta cần tìm hiểu về thư tín
dụng như dưới đây:
1.2.3. Khái niệm của thư tín dụng
“Thư tín dụng là một văn bản (thư hoặc điện tín) do ngân hàng phát hành mở ra trên
cơ sở yêu cầu của người nhập khẩu; trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho người
hưởng lợi nếu người đó xuất trình được bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung thư
tín dụng”.
1.2.4. Đặc điểm của thư tín dụng
Đặc điểm quan trọng nhất của thư tín dụng đó là thư tín dụng không phụ thuộc
vào hợp đồng cơ sở (hợp đồng mà xuất phát từ hợp đồng đó người ta tiến hành mở
L/C).
1.2.5. Phân loại thư tín dụng
Tùy thuộc vào các tiêu chí phân loại như: công dụng, thời hạn thanh toán, mà thư
tín dụng được phân thành các loại khác nhau.
Người yêu cầu mở
L/C
Người thụ hưởng
4
Hợp đồng ngoại thương
Ngân hàng phát hành
(NHPH)
Ngân hàng thông báo
(NHTB)
1
7 8
2
5
6
3 5 6
1.2.6. Rủi ro đối với ngân hàng trong thanh toán quốc tế bằng phương thức
tín dụng chứng từ
Trong quá trình tham gia vào nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín
dụng chứng từ, ngân hàng có thể gặp các loại rủi ro bao gồm: Rủi ro kỹ thuật (tác
nghiệp), rủi ro tín dụng, rủi ro hối đoái, rủi ro ngân hàng đại lý, rủi ro chính trị pháp luật,
rủi ro đạo đức.
1.3. Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng
chứng từ tại ngân hàng thƣơng mại
1.3.1. Quan niệm về hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ
Hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là một
phạm trù kinh tế phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán
quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ theo đó hiệu quả đạt được khi với cùng một
mức chi phí bỏ ra, ngân hàng thu được lợi nhuận cao nhất.
1.3.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng
chứng từ
Hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ có thể được đo
lường qua một số chỉ tiêu như: Doanh thu thực hiện được từ hoạt động thanh toán quốc tế
bằng phương thức tín dụng chứng từ; Chi phí của hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ; Doanh số thanh toán quốc tế; Tỷ lệ tăng trưởng hằng
năm về doanh thu của hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ; Tỷ trọng
doanh số thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ trên doanh số TTQT; Tỷ lệ giữa lợi
nhuận TTQT bằng tín dụng chứng từ so với doanh thu TTQT bằng tín dụng chứng từ; Tỷ
lệ giữa chi phí TTQT bằng tín dụng chứng từ so với doanh thu TTQT bằng tín dụng
chứng từ.
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phương
thức tín dụng chứng từ
Nhân tố chủ quan Nhân tố khách quan
Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động.
Tiềm lực tài chính của ngân hàng thương mại.
Uy tín của ngân hàng.
Mạng lưới ngân hàng đại lý.
Hoạt động marketing ngân hàng.
Trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ thanh toán.
Trình độ của cán bộ ngân hàng
Môi trường chính trị
Môi trường kinh tế
Môi trường pháp lý - tự nhiên
Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Yếu tố khách hàng
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI CỔ PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1. Khái quát về thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần
Bƣu điện Liên Việt
2.1.1. Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bưu điện Liên Việt bao gồm: Các quy định quốc tế về hoạt động thanh toán bằng tính
dụng chứng từ (UCP600, ISBP745,); Các quy định của pháp luật Việt Nam và Quy
định của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt đối với hoạt động thanh
toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ.
2.1.2. Các sản phẩm Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bưu điện Liên Việt
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 – 2012, ngân hàng chủ yếu thực hiện các
nghiệp vụ một cách đơn thuần chứ chưa xây dựng và phát triển được sản phẩm. Tuy
nhiên trong năm gần đây 2013 - 2014, phòng TTQT đã nghiên cứu đưa ra các sản phẩm
mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng cũng như là yêu cầu của thị
trường như nhờ thu CAD xuất nhập khẩu, UPAS L/C, Standby L/C.
2.1.3. Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
Quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng phân
chia thành quy trình thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nhập khẩu và
xuất khẩu. Với mỗi quy trình, vai trò của ngân hàng là khác nhau.
2.1.4. Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ
Doanh số thanh toán nhập khẩu vẫn tăng liên tục từ năm 2011 – 2014 (từ 306,85
triệu USD lên 434,35 triệu USD) do ngân hàng đã đưa ra được thêm các sản phẩm mới
thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán quốc tế. Doanh số thanh toán xuất khẩu
nhìn chung là tăng từ năm 2011 đến năm 2014, riêng năm 2013 có một sự sụt giảm so với
năm 2012 (giảm 13,44%) do tuy thu hút được thêm nhiều khách hàng mới nhưng trị giá
thanh toán xuất khẩu lại không lớn trong khi đó giá trị thanh toán L/C của các khách hàng
cũ thì giảm đi đồng thời ngân hàng cũng mất đi một số khách hàng lớn, đem lại nguồn
thu chủ yếu.
Về kết quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt có thể thấy được qua hai bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1. Số lƣợng L/C mở qua ngân hàng
Đơn vị: triệu USD
2011 2012 2013 2014
6 tháng
2015
Trị giá Trị giá ↑↓ Trị giá ↑↓ Trị giá ↑↓ Trị giá
Số món 294 472 178 489 17 382 -107 208
Trị giá 475,88 202,65 -273,23 132,67 -69,98 153,21 20,54 69,62
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2011 – 6 tháng
đầu năm 2015)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng L/C mở qua Ngân hàng TMCP Bưu điện
Liên Việt từ năm 2011 – 2013 tăng đáng kể (năm 2011 là 294 món tăng lên 489 món vào
năm 2013) tuy nhiên trị giá L/C mở không ổn định.
Bảng 2. Số lƣợng và giá trị L/C phát sinh
Đơn vị: triệu USD
Năm
Thông báo L/C Thanh toán L/C
Số món Trị giá Số món Trị giá
2011 68 9,04 259 58,1
2012 75 9,98 279 62,3
2013 166 24,85 329 37,03
2014 206 109,77 354 112,57
6 tháng 2015 159 67,76 249 59,97
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt năm 2011 – 6 tháng
đầu năm 2015)
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tuy lượng khách hàng xuất trình bộ chứng từ xuất khẩu
qua ngân hàng chưa cao nhưng lượng L/C thông báo và thanh toán tại LienVietPostBank
vẫn tăng đều qua các năm từ năm 2011 đến năm 2014, đặc biệt là số lượng L/C thông báo
qua ngân hàng tăng đáng kể.
2.2. Thực trạng hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng
chứng từ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt
Tỉ trọng thanh toán bằng L/C tại LienVietPostBank chưa lớn, thường chiếm tỉ trọng
từ 20-30%. Điều này cho thấy hoạt động thanh toán bằng L/C tại ngân hàng chưa phải là
hoạt động TTQT chủ yếu của ngân hang.
Doanh thu hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ của
LienVietPostBank không ổn định.
Tỉ trọng giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và doanh thu
TTQT bằng phương thức TDCT có chiều hướng gia tăng qua các năm.
Tỉ trọng giữa chi phí TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và doanh thu
TTQT bằng phương thức TDCT có chiều hướng giảm qua các năm
2.3. Đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng
từ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện Liên Việt
2.3.1. Kết quả đạt được
Thứ nhất, tuy tỉ trọng thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ chưa cao so
với các ngân hàng lớn như Vietcombank hay Techcombank (thường tỉ trọng là khoảng
70%) nhưng duy trì khá ổn định, luôn duy trì trên mức 20%.
Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ luôn
mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.
Thứ ba, tỉ trọng giữa lợi nhuận TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ và doanh
thu TTQT bằng phương thức TDCT có chiều hướng gia tăng qua các năm.
Có được kết quả đáng khích lệ như trên là nhờ: Đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng
động; Hoạt động TTQT đã có những phát triển đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu;
Biểu phí dịch vụ hấp dẫn, cạnh tranh phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng; Hạn chế
các rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
2.3.2. Hạn chế
Một là, doanh số TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ còn chiếm tỉ trong nhỏ
trong tổng số doanh số thanh toán quốc tế của cả ngân hàng.
Hai là, doanh số thanh toán XNK bằng phương thức tín dụng chứng từ chưa thực sự
ổn định.
Ba là, doanh thu thanh toán quốc tế chưa ổn định.
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Nguyên nhân chủ quan: Mô hình tổ chức nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn bất cập;
Hoạt động Marketing còn yếu kém; Uy tín của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT vẫn chưa
cao; Đội ngũ cán bộ còn hạn chế về mặt nghiệp vụ; Trang thiết bị, cơ sở vật chất của
ngân hàng còn yếu kém.
Nguyên nhân khách quan: Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Các chính sách
kinh tế vĩ mô của Nhà nước và Nguyên nhân từ phía khách hàng.
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG
PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ
PHẦN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT
3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện
Liên Việt trong thời gian tới
3.1.1. Mục tiêu phát triển chung của ngân hàng đến năm 2020
Mục tiêu tổng quát cho LienVietPostBank đến năm 2020 là tiếp tục tái cấu trúc mô
hình; tận dụng thị trường mới, cơ hội mới; mở rộng liên doanh, liên kết và tiến tới chuẩn
hóa quy chế, quy định, quy trình theo chuẩn mực quốc tế, đặc biệt chú ý quy trình chăm
sóc, lôi kéo khách hàng, xây dựng thương hiệu; phát hiện, xử lý nợ có vấn đề, nợ xấu;
đào tạo và đào tạo lại nhân sự toàn hệ thống, chú ý tay nghề và đạo đức nghề nghiệp; đảm
bảo không phát triển nóng, an toàn bền vững, thượng tôn Pháp luật, thực hiện tốt chất
lượng 4 trụ cột chính: quy mô tổng tài sản, nguồn nhân lực, hiện đại hóa, quản trị điều
hành theo chuẩn mực quốc tế.
3.1.2. Định hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ
Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ, Phòng
TTQT thuộc Khối Thanh toán của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã có những
định hướng phát triển hoạt động về mặt xây dựng sản phẩm, mở rộng mạng lưới quan hệ
đại lý, nâng cao chất lượng dịch vụ,
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Bƣu điện
Liên Việt
Để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, cần thực hiện một số giải pháp như sau:
3.2.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Ngân hàng vẫn tuân theo các bước thực hiện như quy trình cũ nhưng có cần cải
tiến ở khâu luân chuyển hồ sơ giữa đơn vị kinh doanh và phòng TTQT theo hướng tích
hợp quy trình luân chuyển chứng từ giữa các đơn vị kinh doanh toàn hệ thống với Khối
Thanh toán vào một module thuộc phần mềm dự kiến mua và phục vụ cho luân chuyển
hồ sơ tín dụng giữa các đơn vị kinh doanh và Khối Pháp chế và quản lý rủi ro.
Hoạt động phê duyệt giải ngân đối với các khách hàng sử dụng vốn vay tại Ngân
hàng TMCP Bưu điện Liên Việt để thanh toán cũng cần được hoàn thiện, cụ thể là cần
tăng cường số lượng cán bộ xử lý nghiệp vụ; thống nhất trong cách xử lý hồ sơ; cử cán
bộ trên hội sở thường xuyên xuống chi nhánh để tiếp xúc với khách hàng.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác marketing trong hoạt động thanh toán quốc tế
Trên cơ sở phân tích sản phẩm hiện có và nhu cầu khách hàng, ngân hàng cần đưa ra
chiến lược marketing phù hợp cho hoạt động của mình để quảng bá sản phẩm được hiệu
quả, bao gồm các chiến lược: chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến
lược xúc tiến thương mại và chiến lược khách hàng.
3.2.3. Nâng cao uy tín, mở rộng quan hệ đại lý của ngân hàng
Để mở rộng quan hệ đại lý, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cần thực hiện các
công việc sau: tích cực tìm kiếm, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng trên thế giới,
thường xuyên theo dõi và kịp thời phản hồi lại thông tin cho các ngân hàng đại lý; tổ
chức các buổi trao đổi với ngân hàng đối tác; duy trì số lượng giao dịch thường xuyên và
nâng cao các chỉ số tài chính và uy tín trong nước.
3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ đội ngũ cán bộ công nhân viên
thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ
LienVietPostBank cần đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ, kiến thức
cho các chuyên viên TTQT theo các hướng sau: Tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo nghiệp
vụ, cập nhật kiến thức chuyên sâu về chuyên môn; Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn
đào tạo được tổ chức tại các ngân hàng trong và ngoài nước; Cử cán bộ đi tham gia các
buổi hội thảo giới thiệu về các phương thức thanh toán mới trên thế giới; Tiếp tục tăng
cường đào tạo nội bộ tại đơn vị phòng; Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các thanh
toán viên; Chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực bổ sung, thay thế; Tạo ra một môi
trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý.
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thanh toán quốc tế
Cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động và cách thức làm việc, lưu chứng từ
tại các đơn vị kinh doanh của ngân hàng do tại nhiều đơn vị kinh doanh, chưa có các cán
bộ chuyên trách thực hiện nghiệp vụ TTQT, kiến thức về rủi ro nghiệp vụ chưa cao nên
dễ sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.
3.2.6. Đầu tư phát triển công nghệ
Ngân hàng cần đề ra các giải pháp để gia tăng chất lượng công nghệ trong ngân
hàng như: Đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính, phù hợp với yêu cầu xử lý thông tin ngày
càng nhanh gọn; mua sắm các thiết bị phần mềm hiện đại từ các ngân hàng nước ngoài.
Bên cạnh đó, cần đào tạo đội ngũ nhân viên nhanh nhạy, có trình độ, đáp ứng được yêu
cầu hiện đại hóa công nghệ, nhanh chóng áp dụng được công nghệ hiện đại vào việc xử
lý các công việc.
3.2.7. Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng để tránh được các rủi ro cho bản thân ngân
hàng đồng thời cũng là để hạn chế rủi ro cho khách hàng, cụ thể:
Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, các ngân hàng cần tư vấn cho khách hàng các hình
thức L/C nào phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, tư vấn cho họ về các điều khoản L/C
sao cho đảm bảo lợi ích của người nhập khẩu, đồng thời tìm hiểu thông tin về các đối tác
thông qua các ngân hàng đại lý của mình
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, ngân hàng cần tư vấn cho các doanh nghiệp
yêu cầu bên mua mở một L/C đảm bảo nhất. Thường xuyên cập nhật thông tin và tư vấn
cho các đơn vị xuất khẩu tìm hiểu kĩ các điều khoản và điều kiện của L/C, giúp khách
hàng chuẩn bị bộ chứng từ sao cho phù hợp và không bị từ chối thanh toán, nhằm hạn chế
rủi ro cho cả ngân hàng. Đồng thời, cần tư vấn cho khác hàng cách thức giải quyết các bộ
chứng từ bị lỗi và xem xét các lý do từ chối từ ngân hàng phát hành là hợp lí hay không
để đưa ra những giải thích cho ngân hàng nước ngoài nhằm bảo vệ lợi ích của khách
hàng.
3.3. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán
quốc tế bằng phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ
phần Bƣu điện Liên Việt
3.3.1. Đối với Chính phủ
Trước tiên, cần điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.
Tiếp nữa, chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh các chính sách đối ngoại để giúp đẩy
mạnh hoạt động XNK của doanh nghiệp.
Cuối cùng, Chính phủ cần tiếp tục chi ngân sách nhà nước cho các chương trình xúc
tiến thương mại giúp doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường
trong nước và nước ngoài, từng bước nâng cao vị thế của các sản phẩm xuất khẩu Việt
Nam.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, cần hoàn thiện về hệ thống văn bản pháp lý
Thứ hai, quản lý, điều hành tốt các chính sách tỉ giá đảm bảo lợi ích của các doanh
nghiệp XNK.
Thứ ba, điều hành tốt chính sách tiền tệ
KẾT LUẬN
Hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế