Tóm tắt Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ

Thực tế đã chứng minh để thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước nói chung, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cần một yếu tố rất quan trọng đó là vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM ngoài vốn tự có còn phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể nói hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng của các NHTM. Tại Việt Nam việc huy động vốn của NHTM còn nhiều bất hợp lý, dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro. Do đó, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ là một chi nhánh cấp một tại khu vực miền Bắc, trong định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Nam nói chung và của các đơn vị tại khu vực phía Bắc của ngân hàng nói riêng, nâng cao hiệu quả huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, và để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Vì vậy đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ” được lựa chọn

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i A. PHẦN MỞ ĐẦU Thực tế đã chứng minh để thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước nói chung, cũng như các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng cần một yếu tố rất quan trọng đó là vốn. Đối với các NHTM với tư cách là một chế tài trung gian hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ thì vốn lại có một vai trò hết sức quan trọng. NHTM ngoài vốn tự có còn phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Có thể nói hoạt động huy động vốn từ các nguồn khác nhau trong xã hội là lẽ sống quan trọng của các NHTM. Tại Việt Nam việc huy động vốn của NHTM còn nhiều bất hợp lý, dẫn tới chi phí vốn cao, quy mô không ổn định, việc tài trợ cho các danh mục tài sản không còn phù hợp với quy mô, kết cấu từ đó làm hạn chế khả năng sinh lời, buộc ngân hàng phải đối mặt với các loại rủi ro... Do đó, việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM là yêu cầu ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ là một chi nhánh cấp một tại khu vực miền Bắc, trong định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Nam nói chung và của các đơn vị tại khu vực phía Bắc của ngân hàng nói riêng, nâng cao hiệu quả huy động vốn vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đây là một hoạt động vô cùng cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế, và để đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng. Vì vậy đề tài: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ” được lựa chọn. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hiệu quả huy động vốn của NHTM thông qua việc nghiên cứu khái niệm, vai trò, phân loại vốn của NHTM, cũng như khái niệm hiệu quả huy động vốn, các hình thức huy động vốn và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM. Từ đó sẽ phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ và đề xuất Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để góp phần nâng cao kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Phương Nam. ii Các phương pháp khoa học được sử dụng trong luận văn này gồm có: Phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử, phương pháp chỉ số, phân tích, so sánh và tổng hợp, khái quát hoá và trừu tượng hoá. Sử dụng số liêu thống kê để phân tích và đánh giá. Ngoài mục Phần mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1 – Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động huy động vốn của NHTM Chương 2 – Thực trạng hiệu quả huy động vốn nợ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ Chương 3 – Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn nợ tại Ngân hàng TMCP Phương Nam – Chi nhánh Giảng Võ iii B. NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Trong chương 1 luận văn đi sâu nghiên cứu 3 nội dung chính đó là: khái quát về vốn của NHTM, hiệu quả huy động vốn của NHTM và các nhân tố ảnh đến hoạt động huy động vốn của NHTM. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN CỦA NHTM Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được, dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Vốn có vai trò quan trọng không những đối với nền kinh tế mà nó còn rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của NHTM. - Đối với toàn bộ nền kinh tế: Việc huy động vốn và cho vay của NHTM đã giúp cho nền kinh tế có được sự cân đối về vốn, nâng cao hiệu quả sử động vốn. Nền kinh tế phát triển ngày càng hiệu quả. Ngoài ra Chính phủ trong nhiều trường hợp cũng có nhu cầu huy động một lượng vốn nhất định để bổ sung cho sự thâm hụt của Ngân sách Nhà nước. - Đối với hoạt động kinh doanh của NHTM: Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của NHTM vì NHTM là một loại hình doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đặc biệt đó là “ tiền tệ ” thì vốn trở thành yếu tố tiên quyết. Ngoài ra vốn còn quyết định quy mô hoạt động tín dụng các hoạt động khác ;năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín; năng lực cạnh tranh của NHTM. Vốn của NHTM bao gồmvốn chủ sở hữu và vốn nợ. - Vốn chủ sở hữu là loại vốn của NHTM có tính ổn định cao, có thể sử dụng lâu dài. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu phát triển của thị trường, bao gồm: vốn ban đầu, vốn được bổ sung trong quá trình hoạt động, các quỹ, vốn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. - Vốn nợ bao gồm: tiền gửi (tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tiền gửi tiết kiệm,tiền gửi của các ngân hàng khác ) và tiền vay (vay NHNN, vay các TCTD khác, vay trên thị trường vốn, vốn nợ khác). iv 1.2. HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhất nhu cầu sử dụng vốn của NHTM. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý. Tuỳ từng tiêu chí đánh giá khác nhau ta có các hình thức huy động vốn khác nhau như: Huy động vốn ngắn hạn, huy động vốn trung và dài hạn. Huy động vốn từ cá nhân, huy động vốn từ tổ chức kinh tế - xã hội, huy động vốn từ các TCTD khác. Huy động vốn qua nghiệp vụ tiền gửi, huy động vốn qua nghiệp vụ đi vay, phát hành các công cụ nợ, huy động vốn từ các nguồn khác. Hay vốn huy động là VNĐ, USD, EUR,... Để đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM ta sử dụng các chỉ tiêu khác nhau, mỗi chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM ở một khía cạnh riêng. Chẳng hạn: - Ta muốn đánh giá hiệu quả huy đông ở khía cạnh chi phí thì sử dụng chỉ tiêu“Chi phí huy động vốn /Tổng vốn huy động”. - Nếu muốn biết khả năng đáp ứng kịp thời các nhu cầu về sử dụng vốn - khả năng sinh lời từ đồng vốn huy động được thì ta sử dụng chỉ tiêu “Chêch lệch doanh thu chi phí trả lãi / chi phí trả lãi”. - Còn nếu muốn xét đến chi phí lương trả cho lao động thực hiện huy động vốn ta sử dụng chỉ tiêu “Quy mô vốn huy động / chi phí tiền lương”. - Ngoài ra ta cũng có thể đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua “Sự ổn định vốn huy động của các hình thức huy động vốn” 1.3. CÁC NHÂN TỔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM Hiệu quả huy động vốn thường bị tác động bởi cả nhân tố khách quan và chủ quan như: môi trường pháp lý, chính sách của nhà nước; tình hình chính trị – kinh tế – xã hội trong và ngoài nước; trình độ dân trí và tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền; nhân tố công nghệ thông tin; chiến lược kinh doanh của NHTM; năng lực và trình độ của cán bộ của NHTM; thâm niên, uy tín, mạng lưới hoạt động v của NHTM; công nghệ ngân hàng của NHTM; bảo hiểm tiền gửi của NHTM Chẳng hạn: một quốc gia có môi trường pháp lý ổn định sẽ tạo nên một môi trường đầu tư tốt ổn định, nhờ đó mà nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cũng tăng lên, nguồn cung ứng vốn cũng tăng lên. Hay một quốc gia đang trong thời kỳ lạm phát tăng cao, nền kinh tế bất ổn dẫn tới đồng nội tệ mất giá, khi đó người dân thay vì việc gửi tiết kiệm tại ngân hàng mà đi mà mua bất động sản hay mua vàng, ngoại tệ để bảo toàn tài sản của họ. Khi đó NHTM sẽ gặp khó khăn hơn trong hoạt động huy động vốn từ dân cư Một NHTM có uy tín cao, mạng lưới rộng khắp, năng lực, trình độ cán bộ cao, công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ tạo nhiều thuận tiện cho khách hàng trong việc giao dịch và sử dụng sản phẩm ngân hàng, khi đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng tốt hơn CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CN GIẢNG VÕ 2.1. KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CN GIẢNG VÕ Với tiền thân là Chi nhánh cấp 2 Định Công được thành lập vào tháng 5/2001, có trụ sở đặt tại Xã Định Công, Huyện Thanh Trì, TP Hà Nội. Số lượng cán bộ nhân viên ban đầu chỉ vỏn vẹn 10 người. Đến ngày 26/05/2003 được sự chấp thuận của NHNN TP Hà Nội, Chi nhánh đã di dời địa điểm về số 260 Cầu Giấy – Quận Cầu Giấy – TP Hà Nội. Với sự nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh đã được nâng cấp thành Chi nhánh Cấp 1. Trải qua nhiều lần đổi tên, cuối cùng Chi nhánh đã chính thức đổi thành Chi nhánh Giảng Võ vào ngày 30/03/2009 và chuyển đến tòa nhà do Ngân hàng mua làm trụ sở tại số 205 Giảng Võ – Đống Đa – TP Hà Nội. Từ thời điểm đó đến này, thực hiện đúng theo phương hướng và chủ trương hoạt động của PNB và sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Chi nhánh Giảng Võ đã không ngững ổn định và phát triển thành Chi nhánh vững mạnh của toàn hệ thống PNB. Nhân sự của Chi nhánh lúc này cũng lên tới gần 68 người. Bao gồm: 01 Ủy viên Hội đồng quản trị, 03 Kiểm soát nội bộ, 01 Phó tổng miền Bắc, 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, và 08 phòng ban. Chi nhánh trong thời gian gần đây cũng đã đạt được nhiều kết quả đáng vi khích lệ. Một số chỉ tiêu chính đều có xu hướng tăng và cao nhất là vào năm 2010 với vốn nợ đạt 1.559,824 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 122,874 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 11,984 tỷ đồng. 2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NỢ CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ  Thực trạng huy động vốn nợ của ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi Nhánh Giảng Võ Tổng vốn nợ của Chi nhánh Giảng Võ huy động được tăng trưởng không đều. Cụ thể: năm 2008 đạt 825,221 tỷ đồng, năm 2009 đạt 515,813 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1559,824 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu xét chi tiết từng nguồn vốn Chi nhánh huy động thì thấy: - Vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn nợ huy động của Chi nhánh và tăng đều qua các năm ( mỗi năm tăng khoảng trên 40%). Trong khi vốn huy động từ tổ chức kinh tế - xã hội tăng trưởng không đều. - Vốn huy động ngắn hạn chiếm đa phần trong tổng vốn nợ Chi nhánh huy đông, song lại tăng trưởng không đều. Trong khi vốn trung và dài hạn lại có xu hướng tăng qua các năm và tăng nhanh vào năm 2010 ( đạt 772,73 tỷ đồng ). - Trong tổng vốn nợ huy động, vốn bằng VND chiếm tỷ trọng cao – khoảng trên 50%, chỉ riêng năm 2009 là thấp. Ngược lại ngoại tệ và vàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên tỷ trọng vốn nợ là ngoại tệ có xu hướng giảm dần, còn vàng thì tăng dần.  Thực trạng hiệu quả huy động vốn nợ của Ngân hàng TMCP Phương Nam - Chi Nhánh Giảng Võ Hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh không cao và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: Chi phí huy động vốn nợ/tổng vốn nợ tăng từ 7,28% năm 2008 lên 9,62% năm 2010. Chênh lệch DT CP trả lãi/ Chi phí trả lãi giảm từ 23,91% năm 2008 xuống 14,06% năm 2010. Sự ổn định vốn nợ của các hình thức huy động vốn không ổn định, năm 2009 thì quá thấp ( chỉ đạt 545.813 triệu đồng ), còn năm 2010 thì lại quá cao ( đạt 1.559.824 triệu đồng – tăng gần gấp 3 lần so với năm 2009). vii 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NỢ CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ  Kết quả đạt được Thứ nhất: Công tác huy động vốn Công tác huy động vốn đã được lãnh đạo Chi nhánh hết sức quan tâm trong những năm gần đây, mọi mục tiêu và chính sách đề ra đều tập trung vào công tác huy động vốn. Nhờ đó mà vốn nợ của Chi nhánh vẫn có sự tăng trưởng và không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu vốn cho vay của Chi nhánh mà còn hỗ trợ vốn phần nào cho hệ thống PNB. Thứ hai: Cơ cấu vốn nợ Cơ cấu vốn nợ tương đối phù hợp với nhu cầu sử dụng, tạo thuận lợi cho việc sử dụng vốn có hiệu quả, luôn đảm bảo khả năng thanh khoản, vốn nợ trung và dài hạn qua các năm luôn có sự gia tăng. Thứ ba: Hình thức huy động vốn nợ Tiền gửi tiết kiệm của dân cư có tỷ trọng tương đối lớn đã tạo cho Chi nhánh một nguồn vốn ổn định cho hoạt động của mình. Thông qua việc tăng quy mô nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng là cá nhân và tổ chức kinh tế - xã hội giúp ngân hàng giảm được việc sử dụng các nguồn vốn có chi phí cao như vốn đi vay của các TCTD khác. Thứ tư: Sự đa dạng của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Chi nhánh có các kỳ hạn tiền gửi đa dạng; thực hiện giao dịch một cửa; các hình thức khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn; thực hiện thu tiền gửi tiết kiệm tại nhà ( đôi với khách hàng đã có giao dịch với ngân hàng) Thứ năm: Quy mô khách hàng Chi nhánh Giảng Võ dần khẳng định được vị trí và thị phần của mình trên địa bàn quận Đống Đa, Ba Đình và các quận lân cận; thể hiện qua số lượng khách hàng ngày một gia tăng: năm 2008 chỉ vỏn vẹn trên 500 khách hàng gửi tiền, năm 2009 tăng lên đạt 967 khách hàng, năm 2010 số lượng khách hàng tăng vọt lên trên 1.700 khách hàng, và đến tháng 6/2011 thì số lượng khách hàng đạt được đã là 2.145 khàch hàng.  Hạn chế và nguyên nhân viii Thứ nhất: Lãi suất tiền gửi của Chi nhánh chưa hợp lý. Nguyên nhân là do Chi nhánh phải phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách lãi suất chung của PNB đưa. Mà các chính sách này thường chỉ phù hợp và kịp thời đối với các đơn vị tại khu vực miền Nam ( do trụ sở chính của ngân hàng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh ). Thứ hai: Các hình thức huy động vốn của Chi nhánh thường được đưa ra và áp dụng sau một số ngân hàng cổ phần khác. Nguyên nhân là do bộ phận phân tích và nghiên cứu sản phẩm của Ngân hàng Phương Nam còn mới, kinh nghiệm; thiếu sự phản hồi và đóng góp sáng kiến kịp thời từ các cấp quản lý đơn vị; chưa thật sự quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ ngân hàng. Thứ ba: Mạng lưới hoạt động của Ngân hàng còn hạn chế. Nguyên nhân là do mục tiêu hoạt động kinh doanh của PNB là để bảo toàn vốn và sinh lợi an toàn, không chấp nhận rủi ro . Kinh nghiệm quản lý mạng lưới còn chưa cao. Thứ tư: Nhân lực của Chi nhánh đa phần còn rất trẻ kinh nghiệm chưa cao, quan hệ xã hội còn chưa rộng. Nguyên nhân là do mức lương thưởng còn thấp, chế độ thưởng phạt chưa rõ ràng nên không giữ được những cán bộ giỏi có kinh nghiệm lâu năm và không khuyến khích và tận dụng tối đa được năng lực và sáng tạo của mỗi nhân viên Chi nhánh. Thứ năm: Hạn chế trong công tác chăm sóc khách hàng, phân loại đối tượng khách hàng, phân tích khả năng nguồn tiền gửi, tâm lý khách hàng,... Nguyên nhân là do Chi nhánh chưa thành lập được một bộ phận chuyên trách để làm công việc này. Thứ sáu: Hoạt động thông tin tiếp thị của Chi nhánh chưa được triển khai rộng khắp. Nguyên nhân là do PNB chỉ tập trung quảng bá tiếp thị trong Nam, kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này thấp. ix CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM – CN GIẢNG VÕ 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ Trong những năm tới Chi nhánh tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và mở rộng khách hàng trong và ngoài nước, đa dạng hóa trong kinh doanh và ngày càng phát triển bền vững, hiệu quả. Không ngừng phát huy những thế mạnh, những thuận lợi của mình để khắc phục những khó khăn, điểm yếu để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, phát triển theo định hướng chung của PNB. 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN NỢ TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG NAM - CHI NHÁNH GIẢNG VÕ Bao gồm có 4 giải pháp: - Bổ sung thêm một số hình thức huy động vốn như: không chỉ dừng lại ở huy động vốn bằng VND, USD, vàng mà còn huy động thêm một số ngoại tệ mạnh như EUR, GBP Hay chuyển hóa tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn cho khách hàng có số tiền gửi không kỳ hạn duy trì liên tục trong một thời gian, có thể là 1 tháng hoặc 2 tháng; hình thức tiết kiệm có mục đích, - Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng như: thực hiện phân loại khách hàng theo nhóm để phục vụ cho phù hợp, chia cửa giao dịch theo từng mức: thấp, trung bình, khá, vip; và khách hàng cá nhân riêng, khách hàng tổ chức riêng; nghiên cứu và triển khai dịch vụ tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, cho thuê két để bảo quản tài sản và giấy tờ có giá, - Thực hiện chính sách nhân sự phù hợp, cụ thể như: lên kế hoạch nhân sự và kế hoạch đào tạo hàng năm, thường xuyên kiểm tra cán bộ nhân viên cũ để phân loại trình độ tay nghề, - Củng cố, nâng cao uy tín và hình ảnh của ngân hàng, tạo chữ tín với khách hàng bằng cách: tăng cường nghiên cứu thị trường và tiếp thị, quảng bá hình ảnh của ngân hàng tại khu vực miền Bắc, mở rộng mạng lưới ở nội và ngoại thành Hà Nội và các tỉnh thành khu vực miền Bắc,... x 3.3. KIẾN NGHỊ Kiến nghị với Chính phủ: Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô; xây dựng một môi trường pháp lý đồng bộ và ổn định; Nhà nước phải giữ vai trò trung gian tạo lập môi trường tâm lý vững chắc gắn kết ngân hàng với những người gửi tiền và giao dịch với ngân hàng. Kiến nghị với NHNN: về chính sách lãi suất; về điều hành tỷ giá và quản lý ngoại hối; NHNN cần có các biện pháp thúc đẩy khuyến khích phát triển thị trường vốn. Kiến nghị với PNB: nên nghiên cứu và đưa ra những quy định mới cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới hiện đại; cho phép Chi nhánh Giảng Võ nói riêng, các chi nhánh thuộc khu vực miền Bắc nói chung được mở thêm các phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm mới nhằm mở rộng mạng lưới giao dịch; điều chỉnh lại định hướng hoạt động kinh doanh cho các đơn vị thuộc khu vực miền Bắc sao cho mọi mặt hoạt động kinh doanh của các đơn vị này được phát triển đồng đều, tạo sự liên kết và hỗ trợ nhau. xi C. KẾT LUẬN Trên cơ sở nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu bải luận văn này đã tập trung hoàn thành được một số nội dung chủ yếu sau: 1. Nêu lên cơ sở lý luận về vốn và huy động vốn 2. Phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn nợ từ năm 2008 đến tháng 6/2011 của Chi nhánh Giảng Võ. Từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng những những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động huy động vốn nợ của Chi nhánh Giảng Võ. 3. Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn nợ của Chi nhánh Giảng Võ, đồng thời để xuất những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và PNB để tạo điều kiện thuận lợi cho những giải pháp trên được thực thi. Hạn chế lớn nhất của luận văn này là chỉ mới đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh cao hay thấp giữa các năm, chứ chưa có sự so sánh với tiêu chí chung của ngành. Do vậy những giải pháp đưa ra chỉ nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh so với những năm trước đó. Và giải pháp đưa ra chỉ mang tính ngắn hạn. Để khắc phục những hạn chế này, tác giả cần thu thập thêm một số những chỉ tiêu đánh giá của ngành và định hướng phát triển của ngành, các chỉ số kinh tế chính năm 2011 và định hướng phát triển chung, các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia sửa đổi bổ sung mới, khi đó đánh giá hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh sẽ chính xác hơn, có căn cứ so sánh. Từ đó đề xuất thêm những giải pháp sát thực và tốt hơn.
Luận văn liên quan