Nhận thức được vai trò của nguồn vốn cũng như ý nghĩa quan trọng của việc
nâng cao hiệu quả huy động vốn, cùng với xu hướng thị trường hóa, mở cửa hội
nhập của nền kinh tế, xu hướng đổi mới và phát triển của Hệ thống Ngân hàng và thị
trường Tài chính nước ta, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang hết sức
cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn để có thể chủ động đảm bảo
nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và khả năng tự chủ trong quá
trình hoạt động kinh doanh của bản thân các ngân hàng.
Không nằm ngoài xu thế chung đó, trong giai đoạn vừa qua Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak (VIB Dak Lak) đã đạt
được những thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động
vốn. Quy mô nguồn vốn đã không ngừng gia tăng, trong khi cơ cấu nguồn vốn cũng
đã được cải thiện theo hướng tích cực. Song nếu xem xét một cách cụ thể hơn có thể
thấy rằng, hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng này vẫn còn những hạn
chế nhất định cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa những tiềm năng thế
mạnh sẵn có của địa bàn hoạt động kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của
Chi nhánh. Trong những điều kiện khó khăn về nguồn vốn, tác động tiêu cực từ
những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đến nền kinh tế,
xã hội nước ta hiện nay, nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các ngân hàng
thương mại thực sự là vấn đề cấp thiết, cần phải được ưu tiên củng cố và tăng
cường. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh
Dak Lak” đã được chọn để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những đòi hỏi cấp
bách trên cả giác độ lý luận và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ
phần Quốc Tế Việt Nam nói riêng và hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam nói chung.
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 528 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Nhận thức được vai trò của nguồn vốn cũng như ý nghĩa quan trọng của việc
nâng cao hiệu quả huy động vốn, cùng với xu hướng thị trường hóa, mở cửa hội
nhập của nền kinh tế, xu hướng đổi mới và phát triển của Hệ thống Ngân hàng và thị
trường Tài chính nước ta, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã và đang hết sức
cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn để có thể chủ động đảm bảo
nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng và khả năng tự chủ trong quá
trình hoạt động kinh doanh của bản thân các ngân hàng.
Không nằm ngoài xu thế chung đó, trong giai đoạn vừa qua Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak (VIB Dak Lak) đã đạt
được những thành công nhất định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động
vốn. Quy mô nguồn vốn đã không ngừng gia tăng, trong khi cơ cấu nguồn vốn cũng
đã được cải thiện theo hướng tích cực. Song nếu xem xét một cách cụ thể hơn có thể
thấy rằng, hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh ngân hàng này vẫn còn những hạn
chế nhất định cần phải được khắc phục nhằm phát huy tối đa những tiềm năng thế
mạnh sẵn có của địa bàn hoạt động kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh của
Chi nhánh. Trong những điều kiện khó khăn về nguồn vốn, tác động tiêu cực từ
những ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đến nền kinh tế,
xã hội nước ta hiện nay, nâng cao hiệu quả huy động vốn đối với các ngân hàng
thương mại thực sự là vấn đề cấp thiết, cần phải được ưu tiên củng cố và tăng
cường. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các
doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh
Dak Lak” đã được chọn để nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những đòi hỏi cấp
bách trên cả giác độ lý luận và thực tiễn hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ
phần Quốc Tế Việt Nam nói riêng và hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt
Nam nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn được xác định bao gồm:
ii
(1) Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về huy động vốn và hiệu quả huy động vốn
của ngân hàng thương mại trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
(2) Phân tích và đánh giá thực trạng về hiệu quả huy động vốn từ đối tượng khách
hàng là các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam -
Chi nhánh Dak Lak
(3) Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả
huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
- Chi nhánh Dak Lak
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
(1) Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại;
Quan điểm về hiệu quả huy động vốn và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả
huy động vốn của ngân hàng thương mại; các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy
động vốn của ngân hàng thương mại;
Thực trạng về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc
tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak 2008-2010;
Các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn đã được áp dụng tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak 2008-2010;
Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh
nghiệp tại các ngân hàng thương mại.
(2) Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động huy động vốn tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak với hệ
thống số liệu và tài liệu được thu thập và xử lý trong giai đoạn 2008-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được nội dung và mục đích nghiên cứu được đề cập trên đây, các
phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong luận văn bao gồm: Phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp quy nạp và diễn
dịch, phương pháp thông kê, mô phỏng và lượng hoá, phương pháp chuyên gia,
v.v Kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học, một số mô hình phân tích
iii
hoạt động của các ngân hàng thương mại như mô hình SWOT, CAMELS, v.v,
được chọn lọc và sử dụng trong quá trình đánh giá hiệu quả huy động vốn cũng như
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, kiến nghị và kết luận.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục các thuật
ngữ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, và phụ lục, luận văn được kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak
Chương 3: Giải pháp Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh
nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak
iv
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt hoạt động và
kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng.
Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại bao gồm: Hoạt động nguồn
vốn, Hoạt động sử dụng vốn và Hoạt động trung gian tài chính
1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại
Nguồn vốn của NHTM, theo đa số các nhà khoa học nhất trí rằng: Nguồn vốn
của NHTM là tổng giá trị tiền tệ của vốn chủ sở hữu NHTM và vốn tạo lập hoặc huy
động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Nguồn vốn của NHTM có thể được phân chia thành hai bộ phận cơ bản: (1) Nguồn
vốn do chủ sở hữu đóng góp, gọi là nguồn vốn chủ sở hữu; (2) Nguồn vốn tạo lập
hoặc huy động từ các chủ thể khác của nền kinh tế.
Nguồn vốn huy động của NHTM có thể phân chia thành ba bộ phận cơ bản: (1)
Nguồn vốn tiền gửi của khách hàng, bao gồm tiền gủi của các doanh nghiệp, các tổ
chức nhà nước, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế; (2) Nguồn vốn đi vay từ NHTW
và các NHTM khác cũng như vay bằng cách phát hành các công cụ nợ trên thị
trường tài chính; (3) Các hình thức huy động vốn khác.
Huy động vốn có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
ngân hàng thương mại.
Đối với các chủ thể và toàn bộ nền kinh tế: Chuyển hóa các khoản tiền tạm
thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp và tiết kiệm của dân cư thành đầu tư chính là
những cơ sở nền tảng của sự tăng trưởng, ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại: Không có nguồn vốn
huy động và hoạt động huy động vốn thì NHTM không thể thực hiện được các
nghiệp vụ kinh doanh và cung cấp các dịch vụ tài chính khác.
1.3. Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại
Có thể thống nhất cách hiểu về hiệu quả huy động vốn của NHTM chính là
“chi phí thấp nhất để có thể đạt được quy mô và cơ cấu nguồn vốn phù hợp với nhu
cầu sử dụng, đảm bảo an toàn cho các hoạt động kinh doanh của NHTM”. Một cách
v
cụ thể, hiệu quả huy động vốn của NHTM có thể được phản ánh đầy đủ thông
qua hệ thống các chỉ tiêu sau đây:
Các chỉ tiêu định lượng:
a. Sự gia tăng về quy mô và sự cải thiện về cơ cấu nguồn vốn huy động
- Sự gia tăng quy mô của nguồn vốn huy động= Gia tăng quy mô kỳ sau/Quy mô
nguồn vốn huy động kỳ trước
- Sự tăng trưởng về doanh số huy động vốn: Quy mô nguồn vốn huy động kỳ
sau/Quy mô nguồn vốn huy động kỳ trước
- Sự gia tăng số lượng khách hàng gửi tiền vào ngân hàng
- Sự đáp ứng mục tiêu của quy mô vốn
- Tỷ trọng nguồn vốn theo các tiêu thức/Tổng nguồn vốn
b. Chi phí huy động vốn
Tổng chi phí nguồn vốn
Chi phí nguồn vốn bình quân =
Tổng nguồn vốn huy động
c. Chỉ tiêu về sự gia tăng thị phần huy động
Nguồn vốn huy động của NHTM(i)
Thị phần HĐV NHTM (i) =
Tổng nguồn vốn HĐ của các NHTM
Các chỉ tiêu định tính bao gồm: Sự đa dạng của nguồn vốn, Kỳ hạn và tính ổn
định của nguồn vốn và Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM:
Các nhân tố thuộc về NHTM: Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương
mại, Chất lượng các dịch vụ cung ứng và hệ thống giao dịch, Chính sách lãi suất huy
động vốn, Khả năng ứng dụng công nghệ của ngân hàng thương mại, Hoạt động
Marketing của ngân hàng thương mại, Thương hiệu và uy tín của ngân hàng thương
mại, Phong cách phục vụ và tính chuyên nghiệp của nhân viên
Các nhân tố khách quan:
Chu kỳ phát trỉển của nền kinh tế
Môi trường pháp lý
Môi trường cạnh tranh
vi
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TỪ CÁC
DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮC LẮC
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi
nhánh Dak Lak
Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam tại Đăk Lăk (VIB
Dak Lak) được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 2007, có trụ sở đặt tại 39-41, đường
Quang Trung, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Đến
nay, sau hơn 3 năm ra đời và hoạt động, Chi nhánh đã có 02 đơn vị kinh doanh là
các chi nhánh đầu mối và 01 phòng giao dịch Thành Công, với tổng cộng 50 cán bộ
công nhân viên.
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2008-2010:
Trong ba năm qua tình hình huy động vốn của VIB Dak Lak luôn có tăng
trưởng đáng kể, cơ cấu bao gồm các nguồn từ dân cư, tổ chức kinh tế và vốn điều
chuyển hệ thống. Song song với Hoạt động huy động vốn, Hoạt động tín dụng, Các
hoạt động cung cấp dịch vụ khác cũng có sự tăng trưởng mạnh. Từ đó, kết quả kinh
doanh đều tăng mạnh qua các năm.
2.2 Thực trạng về hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp của Ngân hàng
thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak trong giai đoạn
2008-2010
Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn từ 2008-2010 có sự tăng trưởng khá
nhanh, năm 2009 đạt 200tỷ đồng nhưng đến năm 2010 đạt 364 tỷ đồng, tuy nhiên
việc sử dụng vốn của địa bàn là rất lớn nên huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế
và các TCTD không đáp ứng đủ, phải dùng vốn điều chuyển từ nội bộ dẫn đến tỷ
trọng trong tổng nguồn vốn năm 2010 có giảm nhẹ(5% so với 2009).
Cơ cấu nguồn vốn và sự cải thiện về cơ cấu nguồn vốn huy động từ các
doanh nghiệp của VIB Dak Lak trong giai đoạn 2008-2010
vii
VIB Dak Lak huy động cả nội tệ và ngoại tệ, chủ yếu là USD, trong đó, nội tệ
nội tệ chiếm tỷ trọng lớn (trên 60%) trong tổng nguồn huy động. Nguồn huy động
chủ yếu ở các kỳ hạn: Không kỳ hạn, có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi không
kỳ hạn tăng lên qua các năm là lợi thế cho VIB Dak Lak vì chi phí thấp.
2.2.3 Chi phí nguồn vốn của VIB Dak Lak:
2.2.3.1 Chi phí huy động nguồn vốn
Bảng 2.7: Lãi suất bình quân đầu vào, đầu ra các thời kỳ
của VIB Dak Lak giai đoạn 2008 – 2010
Tháng/năm
LSBQ đầu vào
(%)
LSBQ đầu ra (%)
Chênh lệch lãi suất
(%)
2008 1.35 1.6 +0.25
2009 0.9 1.14 +0.25
2010 1.08 1.29 +0.21
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VIB Dak Lak năm 2008 – 2010
2.2.3.2 Mối quan hệ giữa huy động vốn từ doanh nghiệp và sử dụng vốn
Bảng 2.8: Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn trung, dài hạn
của VIB Dak Lak giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Nguồn vốn trung và dài hạn 44,909 72,956 102,543
2. Sử dụng vốn trung và dài hạn 35,408 42,343 54,712
Dư nợ cho vay dài hạn
3. Phần dư nguồn vốn trung và dài hạn 9,501 30,613 47,831
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VIB Dak Lak năm 2008 – 2010
Bảng 2.9: Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn ngắn hạn
tại VIB Dak Lak giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Nguồn vốn ngắn hạn 65,699 126,806 260,643
2. Sử dụng vốn ngắn hạn 153,588 332,297 728,998
Dư nợ cho vay ngắn hạn 153,558 248,000 603,000
3. Phần dư nguồn vốn ngắn hạn (87,889) (205,491) (468,355)
Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của VIB Dak Lak năm 2008 – 2010
viii
2.2.4 Thị phần huy động vốn
Bảng 2.11: Thị phần huy động vốn của VIB Dak Lak
ĐVT: triệu đồng, %
Danh mục Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tổng nguồn vốn huy động VIB Dak Lak
110,608 199,762 363,186
Trong đó: Từ các DN 61.025 111.887 220.690
Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn
của các NHTM
6.703.836 8,433,081 11,813,631
Thị phần vốn của VIB (%) 1.64% 2.36% 3.07%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Dak Lak )
2.3. Đánh giá các biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHTM cổ phần
Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak
2.3.1 Những thành công đã đạt được
- Sự phát triển cả về mạng lưới giao dịch và chất lượng phục vụ khách hàng
trong những năm gần đây góp phần tăng tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá lớn và ổn
định qua các năm.
- Tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ tốt cho các nhu cầu của khách hàng
doanh nghiệp nhằm thu hút nguồn tiền thanh toán của các doanh nghiệp cũng như
các tổ chức kinh tế.
- Kết hợp với tín dụng như là “mồi nhử” để thu hút nguồn tiền thanh toán,
nhàn rỗi từ các TCKT, doanh nghiệp.
- Sự gia tăng về quy mô và cải thiện về cơ cấu của nguồn vốn huy động của
VIB Dak Lak về cơ bản phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng
thanh toán của Chi nhánh trong giai đoạn 2008-2010.
- So với nhiều chi nhánh khác của VIB Việt Nam, VIB Dak Lak được đánh
giá là đơn vị có hiệu quả kinh doanh tốt và đây là kết quả từ những đóng góp tích
cực của việc nâng cao hiệu quả huy động vốn nói chung, hiệu quả huy động vốn từ
các doanh nghiệp hay TCKT nói riêng.
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
2.3.2.1 Những hạn chế:
a) Chất lượng dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp hay các TCKT còn
chưa cao và vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
ix
b) Các sản phẩm của VIB vẫn mang nặng tính chất đơn lẻ, chưa có mối liên hệ
với nhau, tạo thành nhóm sản phẩm được thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng
doanh nghiệp.
c) Lãi suất huy động chưa được đa dạng hóa, một phần do hình thức huy
động vốn chưa được phân chia cụ thể.
d) Chưa chú trọng xây dựng và áp dụng các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể nhằm
đánh giá một cách chuẩn xác hiệu quả huy động và sử dụng vốn.
e) Chưa có chiến lược và các hoạt động marketing một cách hiệu quả. Đồng
thời, chi nhánh cũng chưa có chính sách lựa chọn đối tượng phân đoạn thị trường
mục tiêu cụ thể.
2.3.2.2 Nguyên nhân:
a) Nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh tế - xã hội có nhiều biến động.
- Thiếu tính đồng bộ, sự hợp tác với các NHTM khác trên cùng đại bàn,
tính cạnh tranh chưa cao.
- Sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước và ngay trên
trên thị trường của địa bàn Dak Lak ngày càng xuất hiện thêm nhiều NHTM và các
tổ chức phi NHTM có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân
hàng và của VIB Dak Lak có nguy cơ thu nhỏ lại..
b) Nguyên nhân chủ quan
- Công nghệ NHTM vừa ứng dụng, vừa cải tiến nên các thao tác nghiệp vụ
vẫn còn phát sinh lỗi.
- Hoạt động marketing chỉ mới được cải thiện trong thời gian gần đây, tuy
nhiên chưa thật sự chuyên nghiệp và hiệu quả.
- Năng lực và trình độ của đội ngũ nhân sự còn bất cập.
x
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN
TỪ CÁC DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐẮC LẮC
3.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak đến năm 2020
Trên cơ sở định hướng kinh doanh của VIB, và căn cứ theo những thuận lợi
và khó khăn riêng chi nhánh, VIB Dak Lak đã xác định định hướng phát triển và kế
hoạch hoạt động kinh doanh đến năm 2020.
3.2. Giải pháp Nâng cao hiệu quả huy động vốn từ các doanh nghiệp tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Dak Lak
3.2.1 Nhóm giải pháp đa dạng hóa hình thức và phương thức huy động vốn
Một là, mở rộng các hình thức tiền gửi, bao gồm tiền gửi thanh toán không kỳ
hạn chuyển đổi thành tiền gửi có kỳ hạn và ngược lại để tăng tính hấp dẫn cho các
khách hàng doanh nghiệp.
Hai là, VIB Dak Lak cần nhanh chóng phát triển hệ thống thanh toán cũng
như việc phát triển thẻ thanh toán để cả các doanh nghiệp và doanh nhân có thể yên
tâm sử dụng dịch vụ và tăng cường giao dịch qua hệ thống NHTM nói chung và hệ
thống VIB nói riêng.
Ba là, VIB Dak Lak cần phát triển mạnh các dịch vụ bảo lãnh các loại cũng
như các dịch vụ bảo lãnh và cam kết quốc tế, tăng cường dịch vụ mở LC để cung
cấp cho khách hàng, khai thác triệt để lợi thế về huy động vốn từ cung cấp các dịch
vụ này để không ngừng gia tăng nguồn vốn với chi phí thấp.
Bốn là, VIB Dak Lak cần đẩy mạnh việc phân nhóm và mở rộng dịch vụ tài
chính đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp.
Năm là, trên có ở phân chia khác hàng thành từng nhóm VIB Dak Lak sẽ xác
định được nhu cầu thực sự của từng nhóm khách hàng này để có chiến lược tiếp thị
cũng như phục vụ chu đáo hơn nhằm thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn rẻ.
3.2.2 Nhóm giải pháp cải thiện cơ cấu nguồn vốn
Thứ nhất, tăng cường cơ cấu vốn trung và dài hạn từ các doanh nghiệp thông
qua xây dựng các chương trình hợp tác và hình thành các “liên minh chiến lược”
với các doanh nghiệp trọng điểm được lựa chọn.
Thứ hai, phát hành trái phiếu trung và dài hạn cho đối tượng khách hàng là
các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong “liên minh chiến lược” trên cơ
xi
sở đảm bảo sự vận động cùng chiều về lợi ích của VIB Dak Lak và của các doanh
nghiệp khách hàng.
Thứ ba, mở rộng phạm vi và tăng cường thu hút khách hàng để huy động vốn
từ các doanh nghiệp có dự án trọng điểm khai thác và phát triển kinh tế Tây Nguyên
nói chung và Dak Lak riêng.
Thứ tư, song song với mở rộng số lượng khách hàng, VIB Dak Lak cần tích
cực phát triển các nghiệp vụ làm ngân hàng đại lý, trung gian giải ngân để có thể
tiếp nhận và cho vay lại hay cho vay ủy thác từ các nhà tài trợ dự án trong nước và
quốc tế và từ chủ các dự án đầu tư.
3.2.3 Nhóm giải pháp hợp lý hóa chi phí huy động vốn từ khách hàng doanh
nghiệp để giảm thiểu chi phí nguồn vốn bình quân
Thứ nhất, nghiên cứu cơ chế áp dụng chính sách lãi suất hợp lý sao cho tốc
độ tăng của chi phí tiền lãi thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ khách
hàng doanh nghiệp, do vậy sẽ làm giảm chi phí nguồn vốn.
Tiếp theo, nghiên cứu trả mức lãi suất hợp lý cho khoản tiền gửi không kỳ
hạn, hơn nữa, mức lãi suất này có thể lũy tiến theo số lượng và thời gian gửi tiền.
Thứ hai, giảm thiểu chi phí huy động vốn bằng cách cắt giảm mọi chi phí và thủ
tục hành chính không cần thiết bằng cách tăng cường giao dịch điện tử và tự động.
Thứ ba, huy động vốn căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn về cả kỳ hạn và đồng tiền.
3.2.4 Nhóm giải pháp cao chất lượng nguồn nhân lực
- Đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
- Đào tạo chuyên sâu về ứng dụng công nghệ trong thao tác nghiệp vụ.
- Trang bị kiến thức về lý luận và thực tiễn hoạt động marketing cho các
cán bộ nhân viên.
3.2.5 Một số giải pháp phụ trợ
Tăng cường công tác marketing trong tất cả các mảng hoạt động khác của
VIB Dak Lak..
VIB Dak Lak cần chú trọng hơn nữa việc phát triển và nâng cao chất lượng
dịch vụ.
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1 Kiến nghị đối với VIB
3.3.2 Kiến nghị với với NHNN Việt nam
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Dak Lak và thành
phố Buôn Ma Thuột
xii
KẾT LUẬN
Hoạt động trên địa bàn Dak Lak được coi là có rất nhiều thế mạnh để phát
triển kinh tế, đã và đang thu hút những dự án trọng điểm và là thủ phủ của Tây
Nguyên, VIB Dak Lak đã có những nỗ lực cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả huy
động vốn và đạt được những thành công rất đáng ghi nhận cả về sự gia tăng về quy
mô cũng như cải thiện được cơ cấu và giảm thấp chi phí nguồn vốn nói chung và
nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp hay các TCKT nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, kết quả phân tích về hiệu quả
huy động vốn từ các khách hàng doanh nghiệp của VIB Dak Lak trong giai đoạn
2008-2010 cũng ghi nhận những hạn chế nhất định. Biểu hiện tập trung và điển hình
nhất là việc VIB Dak Lak vẫn chưa thể coi là độc lập về nguồn vốn cho hoạt