Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau,
song mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, vấn
đề sử dụng tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng trong
quản trị tài chính. Sử dụng tài sản một cách hiệu quả giúp cho quá trình sản
xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản
của chủ sở hữu.
Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lược và bước đi thích
hợp. Trước tình hình đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng được
đặc biệt quan tâm.
Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (MARINA HANOI) trực thuộc Tổng
công ty Hàng Hải Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và kinh
doanh bất động sản; kinh doanh các dịch vụ vận tải đa phương thức và hỗ trợ
vận tải đa phương thức. Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đề
hiệu quả sử dụng tài sản và đã đạt được những thành công nhất định. Nhờ đó,
khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả sử dụng tài sản
vẫn còn thấp so với mục tiêu. Thực tế đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt
động của Công ty. Trước yêu cầu đổi mới, để có thể đứng vững và phát triển
trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một
trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với công ty.
Từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
cổ phần Hàng Hải Hà Nội ” đã được lựa chọn nghiên cứu.
19 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 1038 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau,
song mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.
Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ sở hữu, vấn
đề sử dụng tài sản trở thành một trong những nội dung quan trọng trong
quản trị tài chính. Sử dụng tài sản một cách hiệu quả giúp cho quá trình sản
xuất kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất, từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và làm tăng giá trị tài sản
của chủ sở hữu.
Trong thời kỳ nền kinh tế hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp
muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có chiến lược và bước đi thích
hợp. Trước tình hình đó, vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng được
đặc biệt quan tâm.
Công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội (MARINA HANOI) trực thuộc Tổng
công ty Hàng Hải Việt Nam, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý và kinh
doanh bất động sản; kinh doanh các dịch vụ vận tải đa phương thức và hỗ trợ
vận tải đa phương thức. Trong những năm qua, công ty đã quan tâm đến vấn đề
hiệu quả sử dụng tài sản và đã đạt được những thành công nhất định. Nhờ đó,
khả năng cạnh tranh cũng như uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao. Tuy
nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiệu quả sử dụng tài sản
vẫn còn thấp so với mục tiêu. Thực tế đó ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt
động của Công ty. Trước yêu cầu đổi mới, để có thể đứng vững và phát triển
trong môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một
trong những vấn đề hết sức cấp thiết đối với công ty.
Từ thực tế đó, đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
cổ phần Hàng Hải Hà Nội ” đã được lựa chọn nghiên cứu.
ii
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng tài sản
của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ
phần Hàng Hải Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ
phần Hàng Hải Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản hữu hình, tài sản thực
của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty cổ phần
Hàng Hải Hà Nội giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình viết luận
văn: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp điều tra nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu.
5. Kết cấu luận văn
Đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần Hàng
Hải Hà Nội”
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần
Hàng Hải Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ
phần Hàng Hải Hà Nội.
iii
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp là tất cả các nguồn lực có thực, hữu hình
hoặc vô hình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp đó.
1.1.2. Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Tài sản của doanh nghiệp thường được chia thành 2 loại: Tài sản ngắn
hạn và tài sản dài hạn.
*Tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là những tài sản mà thời gian sử dụng, thu hồi luân
chuyển trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Tài sản ngắn hạn gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền, tài sản tài chính ngắn hạn, các khoản
phải thu ngắn hạn, tồn kho, tài sản ngắn hạn khác.
*Tài sản dài hạn
Tất cả các tài sản khác ngoài tài sản ngắn hạn được xếp vào loại tài sản dài
hạn. Tài sản dài hạn bao gồm các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định, bất động
sản đầu tư, các khoản tài sản tài chính dài hạn và các tài sản dài hạn khác.
1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Hiệu quả được coi là một thuật ngữ để chỉ mối quan hệ giữa kết quả
thực hiện các mục tiêu của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả
iv
đó trong điều kiện nhất định. Như vậy, hiệu quả phản ánh kết quả thực hiện
các mục tiêu hành động trong quan hệ với chi phí bỏ ra và hiệu quả được xem
xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xét dưới
quan điểm đánh giá của chủ thể nghiên cứu.
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp phản ánh trình độ, năng lực
khai thác và sử dụng tài sản của doanh nghiệp sao cho quá trình sản xuất -
kinh doanh tiến hành bình thường với hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
-Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
- Hệ số sinh lợi tổng tài sản:
Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) =
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
- Hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
= Hiệu suất sử dụng tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
TSNH bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSNH =
Lợi nhuận sau thuế
TSNH bình quân trong kỳ
Hệ số sinh lợi TSNH =
v
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
- Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
- Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI
SẢN CỦA DOANH NGHIỆP
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
- Trình độ cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân
- Tổ chức sản xuất - kinh doanh
- Đặc điểm sản xuất – kinh doanh
- Năng lực quản lý tài sản của doanh nghiệp
- Công tác thẩm định dự án
- Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn
1.3.2. Các nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế
- Chính trị - pháp luật
- Khoa học – công nghệ
- Thị trường
- Đối thủ cạnh tranh
- Đơn vị cấp trên
Doanh thu thuần
TSDH bình quân trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSDH =
Lợi nhuận sau thuế
TSDH bình quân trong kỳ
Hệ số sinh lợi TSDH =
vi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Ra đời với mục đích đại diện cho Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
huy động vốn đầu tư xây dựng Toà OCEAN PARK BUILDING, MARINA
HANOI chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1999.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty bao gồm: Dịch vụ cho thuê văn
phòng và khu siêu thị; Vận tải đường thuỷ, đường bộ; Dịch vụ giao nhận kho
vận hàng hoá; Buôn bán xuất khẩu và nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu
dùng; Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá; Lai dắt tàu biển, bốc xếp hàng hoá và
container; Đại lý hàng hải; Xây dựng công trình giao thông; Khai thác cảng
và kinh doanh bãi container.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức công ty
Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội có
năm chi nhánh tại các thành phố lớn, một văn phòng đại diện tại tỉnh Quảng
Ngãi và hai công ty trực thuộc.
Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
vii
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC - OMR
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC P.TỔNG GIÁM ĐỐC THƯỜNG TRỰC
CÔNG TY Q.LÝ
BẤT ĐỘNG SẢN
HÀ NỘI
CÔNG TY VẬN
TẢI VÀ ĐẠI LÝ
VẬN TẢI ĐA
PHƯƠNG THỨC
CN QUẢNG NINH
CN QUẢNG NGÃI
CN HẢI PHÒNG
CN. TP.
HỒ CHÍ MÍNH
CN CẦN THƠ
PHÒNG
KINH DOANH
BỘ PHẬN
C.KHOÁN
PHÒNG
THƯƠNG VỤ
PHÒNG
QUẢN LÝ TÀU
PHÒNG
TÀI CHÍNH -
KẾ TOÁN
PHÒNG
HÀNH CHÍNH -
NHÂN SỰ
SALES - MKT
DỊCH VỤ
K.HÀNG
GIAO NHẬN
LOGISTIC
ĐỘI XE
THƯƠNG
VỤ
CHỨNG TỪ
K.TH-V.TƯ
BẢO HIỂM
ĐĂNG KIỂM
QUẢN LÝ
THUYỀN
VIÊN
P.CHẾ-AN
TOÀN HH
TỔN THẤT
KẾ TOÁN
QUỸ
CÔNG NỢ
TỔ CHỨC
NHÂN SỰ
ĐỘI XE VP
TIỀN
LƯƠNG
BHXH
HÀNH CHÍNH
LỄ TÂN
THI ĐUA
KHEN
THƯỞNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản
lý của Công ty
viii
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty
Trong cơ cấu doanh thu của MARINA HANOI các năm qua, doanh thu
từ mảng dịch vụ vận tải đa phương thức hay giải pháp vận tải trọn gói, thường
xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động kinh doanh của Công ty.
Ngoài hai lĩnh vực kinh doanh chính của Marina Hanoi là vận tải đa
phương thức và quản lý cao ốc văn phòng cho thuê, công ty còn thực hiện đa
dạng kinh doanh sang các lĩnh vực khác như dịch vụ đại lý, khai thác cảng, uỷ
thác nhập khẩu, bán hàng hoá sản phẩm. Tuy nhiên, doanh thu từ các hoạt
động này không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của cả công ty.
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI
2.2.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 2.6 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần Tr. đồng 162.115 223.880 242.353
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tr. đồng 22.875 21.349 41.709
Tổng tài sản bình quân Tr. đồng 212.488,5 200.925,5 232.667
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,76 1,11 1,04
Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA) 0,11 0,11 0,18
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
Qua bảng trên ta thấy, chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản tuy có
tăng vào năm 2006 từ 0,76 năm 2005 lên 1,11 nhưng lại giảm đi vào năm
2007 (1,04). Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu.
Mặc dù vậy, chỉ tiêu hệ số sinh lợi tổng tài sản lại có xu hướng tăng
qua ba năm, đặc biệt là năm 2007, chỉ tiêu này tăng từ 0,11 năm 2006 lên tới
0,18. Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
ix
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài
sản tại công ty Cổ phần Hàng hải cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công
ty có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ vấn đề sử dụng tài sản một cách hợp
lý và hiệu quả ngày càng được Công ty quan tâm nhiều hơn.
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản, có ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản.
Bảng 2.7 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dụng TSNH
tại công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần Tr. đồng 162.115 223.880 242.353
Lợi nhuận sau thuế Tr. đồng 16.212 15.704 33.494
TSNH bình quân trong kỳ Tr. đồng 76.170,5 89.889,5 93.848,5
Hiệu suất sử dụng TSNH 2,13 2,49 2,58
Hệ số sinh lợi TSNH 0,21 0,17 0,36
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội )
* Hiệu suất sử dụng TSNH
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng TSNH được sử dụng trong kỳ sẽ đem
lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có xu hướng
tăng dần. Năm 2005, nếu sử dụng một đồng TSNH đem lại 2,13 đồng doanh thu
thuần thì sang năm 2006 đem lại 2,49 đồng và năm 2007 là 2,58 đồng.
* Hệ số sinh lợi TSNH
Nhìn vào bảng trên cho thấy, hệ số sinh lợi tài sản ngắn hạn tuy có
giảm nhẹ vào năm 2006 nhưng sang năm 2007 đã tăng lên hơn gấp đôi từ
0,17 đến 0,36. Điều này chứng tỏ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân trong
kỳ tạo ra nhiều lợi nhuận sau thuế hơn trước.
Qua việc phân tích một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSNH tại công ty
Cổ phần Hàng hải Hà Nội trong ba năm cho thấy cả hai chỉ tiêu hiệu suất sử
dụng TSNH và hệ số sinh lợi TSNH tuy đều có xu hướng tăng nhưng vẫn thấp
x
hơn mục tiêu. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản ngắn hạn chưa
cao. Nguyên nhân là do quy mô tài sản ngắn hạn ngày càng tăng nhưng việc tăng
TSNH chủ yếu là do các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho tăng.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Bảng 2.8 – Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH
tại công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh thu thuần Tr. đồng 162.115 223.880 242.353
LợI nhuận sau thuế Tr. đồng 16.212 15.704 33.494
TSDH bình quân trong kỳ Tr. đồng 136.318 111.035 138.817,5
Hiệu suất sử dụng TSDH 1,19 2,02 1,75
Hệ số sinh lợi TSDH 0,12 0,14 0,24
( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
* Hiệu suất sử dụng TSDH
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH được sử dụng thì tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ. Trong ba năm qua, chỉ tiêu này có xu
hướng tăng. Năm 2006, TSDH bình quân giảm 18,55% cùng với sự gia tăng
doanh thu 38,10% đã làm cho hiệu suất sử dụng tài sản tăng lên từ 1,19 đến
2,02. Năm 2007, mặc dù TSDH bình quân tăng 25% nhưng doanh thu chỉ
tăng 8,25% làm hiệu suất sử dụng tài sản giảm từ 2,02 xuống 1,75.
* Hệ số sinh lợi tài sản dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng TSDH sử dụng bình quân trong kỳ
thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng,
đặc biệt là năm 2007, mặc dù hiệu suất sử dụng TSDH giảm nhưng hệ số sinh
lợi TSDH lại tăng đáng kể. Một đồng TSDH được sử dụng trong năm 2007
tạo ra 0,24 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 0,1 đồng so với năm 2006.
Qua phân tích một số chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng TSDH và hệ số sinh
lợi TSDH cho thấy các chỉ tiêu này đều có xu hướng tăng qua ba năm chứng tỏ
xi
hiệu quả sử dụng tổng tài sản dài hạn tăng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này vẫn còn ở
mức thấp so với mục tiêu và các doanh nghiệp khác cùng ngành.
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI
2.3.1. Kết quả đạt được
Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội (Marina Hanoi) là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực vận tải biển và bất động sản, với hai mảng hoạt động
chính là Kinh doanh cao ốc cho thuê và Kinh doanh dịch vụ vận tải đa
phương thức. So với các doanh nghiệp khác cùng ngành, Công ty là một trong
những doanh nghiệp hàng đầu về thị phần vận tải. Thêm vào đó, vị thế của
Công ty luôn được đánh giá cao nhờ vào các yếu tố như đội ngũ nhân viên có
trình độ và được đào tạo một cách tương đối có bài bản; Đội ngũ công nhân
có kinh nghiệm và tay nghề cao; kinh nghiệm và công nghệ quản lý dịch vụ
vận tải đa phương thức.
Qua ba năm, tổng tài sản có xu hướng tăng trong đó tài sản dài hạn và đặc
biệt là tài sản cố định tăng lên nhiều nhất thể hiện sự đầu tư hợp lý của Công
ty. Mặt khác, trong cơ cấu hình thành tài sản, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu
ngày càng tăng, tỷ trọng các khoản nợ dài hạn có xu hướng giảm thể hiện tình
hình tài chính lành mạnh của Công ty.
Đối với TSCĐ, Công ty đã không ngừng tăng cường khai thác năng lực
của máy móc thiết bị. Đồng thời tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo quy
định của Bộ Tài chính nhằm chuyển dịch từng phần giá trị của tài sản cố định
vào chi phí và tạo lập quỹ để bù đắp hao mòn. Ngoài ra, Công ty còn thực
hiện thanh lý một số TSCĐ lạc hậu, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại
góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp.
Đối với đầu tư tài chính dài hạn, bằng cách đa dạng hoá hoạt động đầu tư như
đầu tư vào công ty con; đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh; đầu tư chứng khoán
xii
dài hạn; cho thuê TSCĐ, cùng sự năng động, sáng tạo, nắm bắt thị trường của
Ban lãnh đạo Công ty, hoạt động này ngày càng mang lại hiệu quả cho Công ty.
Trong quá trình phát triển, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt với
khách hàng trong và ngoài nước. Việc tìm kiếm và thiết lập các mối quan hệ khách
hàng đã được Công ty hết sức quan tâm. Nhờ đó, ngoài các thị trường truyền thống,
Công ty còn ngày càng mở rộng được thị trường góp phần làm tăng doanh thu.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Qua việc phân tích các số liệu về tình hình sử dụng tài sản của Công ty
trong thời gian qua cho thấy nhìn chung các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử
dụng tài sản của Công ty đều có xu hướng tăng. Tuy nhiên, các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty vẫn còn thấp so với mục tiêu đặt ra.
Bảng 2.11: Kế hoạch và thực hiện các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng tài sản
tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội
2005 2006 2007
Chỉ tiêu MT TH MT TH MT TH
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,05 0,76 1,36 1,11 1,4 1,04
Hệ số sinh lợi tổng tài sản 0,14 0,11 0,15 0,11 0,27 0,18
Hiệu suất sử dụng TSNH 2,92 2,13 3,03 2,49 3,18 2,58
Hệ số sinh lợi TSNH 0,29 0,21 0,22 0,17 0,55 0,36
Hiệu suất sử dụng TSDH 1,64 1,19 2,48 2,02 2,5 1,75
Hệ số sinh lợi TSDH 0,16 0,12 0,18 0,14 0,43 0,24
(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2005-2007 của công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội)
* Nguyên nhân
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, năng lực quản lý tài sản còn yếu kém
+ Các khoản nợ khó đòi tăng mạnh:
Trong ba năm qua tỷ lệ các khoản phải thu khách hàng gia tăng cả về giá trị
lẫn tỷ trọng trong tổng TSNH và đặc biệt là các khoản phải thu khó đòi tăng lên
lớn hơn nhiều lần tốc độ gia tăng doanh thu làm hiệu quả sử dụng TSNH giảm.
xiii
+ Nguyên vật liệu dự trữ quá nhiều:
Việc tăng mức dự trữ nguyên vật liệu quá nhiều trong thời gian qua chưa hợp
lý. Năm 2006, tốc độ tăng nguyên vật liệu dự trữ là 82,28% trong khi doanh thu
chỉ tăng 38,10%. Năm 2007, nguyên vật liệu tăng 95,06%, lớn hơn rất nhiều tốc
độ tăng doanh thu (8,25%). Điều này góp phần làm giảm hiệu quả sử dụng TSNH.
+ Tiền mặt dự trữ chưa hợp lý:
Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý tiền mặt giúp cho hoạt động này
có hiệu quả hơn. Do đó, lượng tiền dự trữ quá nhiều làm giảm lợi nhuận có
thể thu được từ hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn dẫn đến giảm hiệu
quả hoạt động của Công ty.
+ Công tác quản lý, đầu tư TSCĐHH chưa hiệu quả.
Trước năm 2007, mặc dù có sự đổi mới, sửa chữa, nâng cấp TSCĐHH
song việc đầu tư này không đáng kể. Phần lớn TSCĐHH đều không còn mới,
năng suất không cao, giá trị còn lại rất nhỏ so với nguyên giá. Điều này dẫn
đến chất lượng TSCĐ ngày càng giảm làm tăng chi phí nguyên vật liệu và chi
phí sửa chữa, bảo dưỡng trong quá trình hoạt động dẫn đến tăng chi phí đầu
vào. Do đó, giá vốn hàng bán và dịch vụ của Công ty trong lĩnh vực vận tải
khá cao so với các công ty khác cùng ngành. Đến năm 2007, Công ty đã đầu
tư thêm nhiều vào TSCĐHH, tổng giá trị TSCĐHH tăng lên hơn 70 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sự đầu tư này chưa được đồng bộ dẫn đến hiệu suất sử dụng tài
sản cố định giảm đi từ 3,26 xuống còn 2,55. Bên cạnh đó, chính sách quản lý
tài sản chưa phù hợp, chưa có quy định rõ ràng trong việc phân cấp tài sản để
quản lý góp phần làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty không cao.
Thứ hai, công tác thẩm định dự án chưa hiệu quả
Trong những năm qua, công tác thẩm định dự án của Công ty chưa đạt
hiệu quả cao dẫn đến tình trạng đầu tư vào một số dự án có giá trị cao nhưng
xiv
chưa thu hồi được vốn, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, gây ứ
đọng vốn và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Thứ ba, khả năng huy động vốn còn hạn chế, chưa thiết lập và duy trì cơ
cầu vốn tối ưu
Qua ba năm, nguồn vốn tăng lên không đáng kể, từ 207 tỷ đồng đến 271
tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu huy động bằng cách phát hành cổ
phiếu mới chỉ tăng hơn 20 tỷ đồng. Thêm vào đó, các khoản vay và nợ dài
hạn có xu hướng giảm. Sự hạn chế về vốn dẫn đến khó khăn trong việc mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh cũng như việc tăng cường doanh thu, phát
triển lợi nhuận của Công ty.
Bên cạnh đó, Công ty chưa quan tâm đến vấn đề xác lập và duy trì cơ cấu
vốn tối ưu dẫn đến chi phí vốn lớn gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động
của Công ty làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản.
Nguyên nhân khách quan
Thứ