Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt từ 7-8%, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực XĐGN cũng đạt được nhiều
thành tựu nổi bật và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển
cũng ngày càng bộc lộ rõ nét, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, sự tụt hậu
ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng, tình
trạng thiếu việc làm nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên
đất nước.v.v Hàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng
sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, năm 1996 đã thành lập Ngân hàng phục vụ người
nghèo và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH),
với mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ nghèo. Sau hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH
đã cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng, cho hàng triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần to lớn
trong công cuộc XĐGN cho đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía
trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ
nghèo vẫn có nhiều vấn đề bất cập.
Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nh ận đươc̣ và sử duṇ g có hi ệu quả vốn vay
vừ a bảo đảm cho sự phát triển bền vững của nguồn vốn tín duṇ g , vừ a giúp ngườ i nghèo
thoát khỏi cảnh nghèo đói là m ột vấn đề đ ựợc cả xã h ội quan tâm. Vớ i những lý do nêu
trên, tôi đã choṇ đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với h ộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng” làm luận văn tốt nghiệp.
10 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt từ 7-8%, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện, chính trị được giữ vững và ổn định. Lĩnh vực XĐGN cũng đạt được nhiều
thành tựu nổi bật và được Liên hợp quốc đánh giá cao. Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển
cũng ngày càng bộc lộ rõ nét, như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, sự tụt hậu
ngày càng lớn giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa miền núi và đồng bằng, tình
trạng thiếu việc làm nghiêm trọng, tình trạng ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên
đất nước.v.vHàng triệu hộ nghèo hiện nay ở Việt Nam, đặc biệt là hộ nghèo ở vùng
sâu, vùng xa không được hưởng những thành quả của sự phát triển.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, năm 1996 đã thành lập Ngân hàng phục vụ người
nghèo và đến năm 2003 được tách ra thành Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH),
với mục tiêu chủ yếu là cho vay ưu đãi hộ nghèo. Sau hơn 15 năm hoạt động, NHCSXH
đã cho vay hàng chục ngàn tỷ đồng, cho hàng triệu lượt hộ nghèo và đã góp phần to lớn
trong công cuộc XĐGN cho đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp XĐGN vẫn đang còn ở phía
trước, với nhiệm vụ ngày càng khó khăn, phức tạp; trong đó, lĩnh vực tín dụng cho hộ
nghèo vẫn có nhiều vấn đề bất cập.
Vì vậy, làm thế nào để người nghèo nh ận đươc̣ và sử duṇg có hi ệu quả vốn vay
vừa bảo đảm cho sư ̣phát triển bền vững của nguồn vốn tín duṇg , vừa giúp người nghèo
thoát khỏi cảnh nghèo đói là m ột vấn đề đ ựợc cả xã h ội quan tâm. Với những lý do nêu
trên, tôi đa ̃choṇ đề tài “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với h ộ nghèo tại Ngân hàng
Chính sách xã hội tỉnh Cao Bằng” làm luận văn tốt nghiệp.
CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO
1.1. Tổng quan về tín dụng đối với hộ nghèo
Tình trạng đói nghèo ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau về cấp độ và số lượng,
thay đổi theo thời gian. Người nghèo của quốc gia này có thể có mức sống cao hơn mức
sống trung bình của quốc gia khác. Bởi vậy, để nhìn nhận và đánh giá được tình trạng đói
nghèo của một quốc gia, một vùng và nhận dạng được hộ đói nghèo, để từ đó có giải
pháp phù hợp để XĐGN, đòi hỏi chúng ta phải có sự thống nhất về khái niệm và các tiêu
chí để đánh giá đói nghèo tại từng thời điểm.
Thực hiện XĐGN từ một số quốc gia đã nhận thấy rằng tín dụng có mối liên hệ
mật thiết với phát triển sản xuất nhỏ, sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ lệ đói nghèo. Các
nước đều nhận thấy việc cung cấp tài chính đối với người nghèo thông qua hình thức tín
dụng là rất hiệu quả. Quá trình tập trung các nguồn vốn và chu chuyển qua hình thức tín
dụng đã tạo được một khối lượng vốn gấp nhiều lần để hỗ trợ người nghèo, đồng thời
cũng thông qua việc cung cấp vốn bằng hình thức tín dụng, phát sinh quá trình giám sát
vốn đã giúp người nghèo biết cách làm ăn, quan tâm đến hiệu quả đồng vốn, vay phải trả
nợ, tránh tình trạng ỷ lại thụ động, khơi dậy bản năng tự vượt khó vươn lên làm giàu,
vượt nghèo.
Tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với hộ nghèo. Nó được coi là công
cụ quan trọng để phá vỡ vòng luẩn quẩn của thu nhập thấp, tiết kiệm thấp và năng suất
thấp, là chìa khoá vàng để giảm nghèo.
1.2. Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
1.2.1.Quan niệm về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
Có thể đưa ra khái niệm chung nhất về hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ
nghèo là đó là: Việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động, phát triển
việc cho vay hộ nghèo theo một chính sách ưu đãi nhất định.
Về mặt kinh tế giúp người nghèo vươn lên thoát khỏi khó khăn có mức thu nhập
ổn định, có khả năng vươn lên hòa nhập với cuộc sống cộng đồng. Góp phần XĐGN ổn
định kinh tế, phục vụ cho sự phát triển và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết công
ăn việc làm, khai thác khả năng tiềm tàng trong nền kinh tế, thúc đẩy quá trình tích tụ và
tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh
tế.
Về mặt xã hội, xây dựng cuộc sống mới ở nông thôn và thành thị, làm thay đổi bộ
mặt xã hội, góp phần vào ổn định an sinh xã hội, an ninh trật tự, nâng cao giá trị cuộc
sống, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, hạn chế được những mặt tiêu cực. Góp phần trực
tiếp vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất, tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới trong nông nghiệp đã góp phần thực hiện
phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội.
1.2.2.Các tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng hộ nghèo
1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy mô tín dụng
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo
- Tăng trưởng dư nợ tín dụng hộ nghèo
- Doanh số cho vay
- Số tiền cho vay bình quân một hộ
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng
- Tỷ lệ nợ quá hạn
- Số hộ thoát nghèo
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn
1.2.2.3. Một số chỉ tiêu khác
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng hộ nghèo
1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
- Mô hình tổ chức của ngân hàng
- Chiến lược hoạt động của ngân hàng
- Chính sách tín dụng của ngân hàng
- Cơ sở vật chất của ngân hàng
- Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên
- Điều kiện xã hội
- Điều kiện kinh tế
- Chính sách nhà nước
- Bản thân hộ nghèo
1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc về nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
1.3.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo ở Ngân hàn
Grameen (Băng-la-đét)
1.3.1.2. Kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả cho vay đối với người nghèo của Ngân
hàng Nhân dân Brazil
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG (2010-2014)
2.1. Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng
Cao Bằng những năm đổi mới, kinh tế có bước phát triển khá, tốc độ GDP bình
quân hàng năm đạt từ 8-9% (năm 2013 đạt 8,2%, năm 2014 đạt 8,5%). Cơ cấu kinh tế
năm 2014 chuyển dịch đúng hướng. Là tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ, là tỉnh đất
rộng, người thưa. Hiện là một tỉnh nghèo, tiềm lực kinh tế còn mỏng, điểm xuất phát
thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn nhỏ bé, GDP bình quân đầu người đang ở mức
trung bình của cả nước, nhu cầu về vốn và công nghệ để phát triển là rất lớn.
Đến cuối năm 2013 trên địa bàn tỉnh có 1.479 hộ nông nghiệp thiếu đói, với 6.214
nhân khẩu; trong đó, hộ thiếu đói gay gắt là 293 hộ, với 1.230 nhân khẩu; số hộ nghèo
toàn tỉnh còn 27.017 hộ, tỷ lệ hộ nghèo là 23%, trong khi đó cả nước tỷ lệ hộ nghèo là
18%. Số hộ nghèo cuối năm 2014 là 24.168 hộ, chiếm tỷ lệ 19,59% tổng số hộ toàn tỉnh,
2.2. Tổng quan về hoạt động cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội
tỉnh Cao Bằng
2.2.1. Các chương trình tín dụng đối với người nghèo được thực hiện tại
NHCSXH tỉnh Cao Bằng
Hoạt động tín dụng được đánh giá là nghiệp vụ chính của NHCSXH, hoạt động tín
dụng trong giai đoạn 2010 - 2014 đã có sự tăng trưởng cao, từ 3 chương trình nhận bàn
giao ban đầu khi mới thành lập, đến cuối năm 2014 NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã thực
hiện 7 chương trình tín dụng:
* Chương trình cho vay hộ nghèo (được đề cập phân tích ở phần 2.3)
* Chương trình cho vay giải quyết việc làm
* Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
* Cho vay xuất khẩu lao động
* Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
* Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
* Cho vay các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn
2.2.2. Cơ chế cho vay
NHCSXH thực hiện cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã (HND,
HPN, HCCB, ĐTN)
Đến ngày 31/12/2014 tổng dư nợ uỷ thác cho vay thông qua 4 tổ chức hội là 1.237
tỷ đồng, chiếm 91,77% tổng dư nợ của tất cả các chương trình cho vay. Trong đó hội
nông dân và hội phụ nữ có số dư nợ nhận ủy thác cao nhất lần lượt là 447,1 tỷ và 478,4 tỷ
đồng trong tổng dư nợ nhận ủy thác.
2.2.3. Tình hình huy động vốn và cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo
Đến ngày 31/12/2014 tổng nguồn vốn đạt 1.350 tỷ đồng, tăng 895 tỷ đồng, gấp
2,97 so với năm 2010. Tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 39%; trong đó, nguồn vốn
TW chiếm 97,1%; nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm 2,9%.
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Cao Bằng trong thời gian qua
ngoài nguồn nhận bàn giao từ NHNo&PTNT tỉnh, thì còn có các nguồn vốn khác là:
Nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, vốn ngân sách địa phương (ngân sách tỉnh,
huyện), nguồn vốn huy động của dân cư; trong đó, nguồn vốn hỗ trợ của TW đóng vai trò
chủ đạo. Năm 2014 tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo là 838 tỷ đồng, thì nguồn vốn TW
là 803 tỷ đồng, chiếm 96% tổng nguồn vốn.
2.2.4. Kết quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng
Trong 5 năm triển khai chương trình tín dụng hộ nghèo NHCSXH tỉnh Cao Bằng đã
thực hiện được phương châm cho vay “đúng địa chỉ, an toàn và hiệu quả”, số hộ nghèo
hàng năm được vay vốn ngày càng tăng, năm 2010 là 6.914 hộ, năm 2011 là 8.562 hộ, năm
2012 là 6.593 hộ, năm 2013 là 9.223 hộ, năm 2014 là 7.977 hộ.
2.3. Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng thông
qua một số chỉ tiêu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy mô tín dụng
Tỷ lệ tăng trƣởng doanh số cho vay
Các hộ nghèo là đối tượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong những
năm qua. Doanh số cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng có sự tăng trưởng
mạnh qua các năm. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 136,361 tỷ đồng (tăng 2,7
lần). Tuy năm 2012 có giảm 19,09% nhưng năm 2013 đã đạt mức 304.279 triệu
đồng, tăng 79,04%. Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 13,543 tỷ đồng (tăng 1,04
lần).
Tỷ lệ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đối với hộ nghèo
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng là
những con số dương, cho thấy dư nợ cho vay được duy trì qua các năm, tuy nhiên tốc độ
tăng lại không đều đặn.
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay đối với hộ nghèo
Tại thời điểm năm 2010, dư nợ cho vay hộ nghèo chiếm 75,04% tổng dư nợ cho
vay tại NHCSXH Cao Bằng. Con số này đã giảm xuống còn 66,96% vào cuối năm 2011
và duy trì ở mức 62-63% trong các năm tiếp theo. Có thể thấy NHCSXH Cao Bằng
không chỉ quan tâm đến đối tượng là hộ nghèo mà còn mở rộng cho vay với các đối
tượng khác nữa.
Số tiền cho vay bình quân mỗi hộ
Mức đầu tư cho vay một hộ không ngừng tăng lên qua các năm. Thời điểm năm
2010 số tiền cho vay bình quân hộ là 15,6 triệu đồng thì đến năm 2011 tăng lên mức
20,36 triệu đồng, tăng 30,5% so với năm 2010. Năm 2012 là 23,2 triệu, tăng 13,94% so
với năm 2011.Đến cuối năm 2014, mức cho vay bình quân một hộ đã lên tới 31,99 triệu
đồng.
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo
Tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, năm 2010 là 5,3% số hộ nợ quá hạn thì đến năm
2011 xuống còn mức 3,6%. Tuy năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn có tăng lên mức 3,8% nhưng đến
cuối năm 2013 xuống còn mức 3,6% và đến năm 2014 duy trì ở mức 4,3%.
Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc vay vốn
Trong thời gian qua việc cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Cao Bằng chỉ mới chiếm
55,27% trong tổng số hộ nghèo. Như vậy còn hơn 45% số hộ nghèo vẫn chưa được tiếp
cận nguồn vốn cho vay của NHCSXH; Địa bàn có tỷ lệ hộ được vay cao nhất là TP Cao
Bằng 76,78% và Trùng Khánh 75,22% địa bàn có tỷ lệ được vay thấp nhất là huyện Bảo
Lạc 39,61%, Hòa An 40,48%; Bảo Lâm 40,06%.v.v
Số hộ thoát nghèo
Sau hơn 4 năm thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn hộ
nghèo của Chính phủ và thực hiện các văn bản liên tịch giữa NHCSXH và các hội đoàn
thể về việc uỷ thác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã tạo
ra một luồng sinh khí mới trong nông nghiệp nông thôn. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH
nhiều hộ đã phát huy nội lực tự vươn lên xoá đói giảm nghèo, vì vậy hộ nghèo của tỉnh
Cao Bằng ngày càng giảm.
2.4. Đánh giá hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Cao Bằng giai
đoạn (2010-2014)
2.4.1. Những thành tựu đạt được
Tín dụng đối với hộ nghèo ở tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định
về mặt kinh tế cũng như mặt xã hội, từng bước khẳng định vai trò của NHCSXH trong
cộng đồng người nghèo. Chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự tăng lên về doanh số cho
vay, doanh số thu nợ, sự giảm xuống của tỷ lệ nợ quá hạn. Nhờ nguồn vốn của NHCSXH
tỉnh Cao Bằng mà nhiều người nghèo trong địa bàn đã có thêm công ăn việc làm, phát
huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Hạn chế
- Quy mô đầu tư cho một hộ còn thấp.
- Thủ tục cho vay còn phức tạp, rườm rà đối với hộ nghèo đặc biệt là hộ dân tộc
thiểu số.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay chưa cao.
- Chưa đánh giá đúng số hộ thoát nghèo và tái nghèo hàng năm.
2.4.2.2. Nguyên nhân
a) Nguyên nhân chủ quan
- Do trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên: Năng lực, trình độ của đội
ngữ cán bộ, nhân viên trong ngân hàng còn nhiều bất cập so với nhiệm vụ được giao.
- Chất lượng Tổ nhóm còn thấp, một số tổ trưởng chưa có trách nhiệm cao trong
công việc.
- Thời gian cho vay chưa gắn với chu kỳ SXKD.
- Đối tượng sử dụng vốn vay còn đơn điệu; trong đó, chăn nuôi trâu, bò là chính,
các ngành nghề và dịch vụ chưa nhiều.
- Cơ cấu vốn giữa các vùng miền chưa hợp lý, biểu hiện ở vùng sâu, vùng xa, núi
cao, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- Cơ sở vật còn thiếu thốn, lạc hậu.
- Công tác kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng.
- Nguồn vốn bị hạn chế.
- Việc cấp tín dụng không được kết nối các chương trình chuyển giao kĩ thuật do
vậy hiệu quả sử dụng vốn chưa cao.
b) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất: Do nguồn vốn của ngân hàng có tính phụ thuộc cao, trong tổng nguồn
vốn thì nguồn do Trung ương cấp là chủ yếu,
Thứ hai: Cơ chế cho vay hộ nghèo còn nhiều bất cập:
CHƢƠNG III: NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH CAO BẰNG
3.1. Mục tiêu chƣơng trình giảm nghèo bền vững ở Cao Bằng giai đoạn 2016-
2020
Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 19,59% năm 2014 xuống dưới 12% năm 2020 theo chuẩn
mới, bình quân mỗi năm giảm 2% - 2,5% tương đương khoảng 1.800–2.000 hộ; cơ bản
không còn hộ đói; các hộ gia đình chính sách có công với nước có mức sống bằng hoặc
cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng; cải thiện đời sống hộ nghèo, giảm thiếu
mức chênh lệch thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền
núi, giữa nhóm hộ khá, giàu và nhóm hộ nghèo.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại
NHCSXH tỉnh Cao Bằng
Cơ chế cho vay đối với người nghèo trước tiên nó phải tuân theo nguyên tắc của
tín dụng, nhưng đồng thời nó phải phù hợp với đặc điểm của khách hàng là người nghèo.
Một số giải pháp về hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo có thể chia ra thành các nhóm
như sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp cơ bản về điều kiện thủ tục cho vay hộ nghèo
3.2.1.1. Về điều kiện cho vay
3.2.1.2. Về lãi suất cho vay
3.2.1.3. Về mức cho vay
3.2.1.4. Cần đơn giản hóa thủ tục cho vay
3.2.1.5. Về phương thức cho vay
3.2.2. Nhóm giải pháp về giám sát hoạt động cho vay
3.2.2.1. Tăng cường công tác quản lý và giám sát việc sử dụng vốn của hộ nghèo
vay vốn
3.2.2.2. Cấp tín dụng phải kết hợp với chuyển giao kỹ thuật
3.2.2.3. Gắn công tác cho vay vốn và dịch vụ sau đầu tư
3.2.2.4. Cần tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động của ngân hàng
3.2.3. Các nhóm giải pháp khác
3.2.3.1. Thực hiện việc bình xét cho vay vốn một cách dân chủ và công bằng
3.2.3.2. Tăng cường công tác đào tạo
3.2.3.3. Đa dạng hóa các ngành nghề đầu tư
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Chính phủ
3.3.2. Đối với NHCSXH Việt Nam
3.3.3. Đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương các cấp tại tỉnh Cao Bằng
KẾT LUẬN
NHCSXH là tổ chức tín dụng của Nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát
triển kinh tế xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận. Muốn XĐGN nhanh và bền vững thì
một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH.
Hơn15 năm hoạt động, NHCSXH Cao Bằng đã luôn bám sát chủ trương, định hướng của
Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện chương trình, mục tiêu
XĐGN. Vốn NHCSXH đã đầu tư tới trên 60.000 lượt người nghèo và các đối tượng
chính sách vay, với 7 chương trình tín dụng ưu đãi trọng điểm; trong đó, cho vay hộ
nghèo chiếm trên 60% tổng dư nợ toàn chi nhánh. Góp phần quan trọng vào việc thực
hiện thắng lợi mục tiêu XĐGN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 27,6%
năm 2010 xuống còn 19,8% cuối năm 2014.
Luận văn “Nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh
Cao Bằng” sử dụng phương pháp nghiên cứu thích hợp đã hoàn thành những nội dung
chủ yếu như sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về đói nghèo, tín dụng đối
với hộ nghèo.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại
NHCSXH Cao Bằng.
Thứ ba: Trên cơ sở mục tiêu hoạt động của NHCSXH tỉnh Cao Bằng; luận văn
đưa ra các nhóm giải pháp và một số kiến nghị với Chính phủ, NHCSXH Việt Nam, với
cấp ủy Đảng chính quyền các cấp tại Cao Bằng, NHCSXH tỉnh Cao Bằng nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo.