Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát
triển kinh tế đối ngoại để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác các
thế mạnh của Nghệ An về vị trí địa lý, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến
trình phân công và hợp tác quốc tế, nên trong giai đoạn đầu của quá trình tăng
trưởng và phát triển cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung vốn cho
quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn
hạn hẹp.
Tuy nhiên, để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu
từ nay đến năm 2010, giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh và
các vấn đề xã hội liên quan thì điều quan trọng là phải tăng cường thu hút
và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Nghệ An” được lựa chọn để nghiên cứu
18 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước, phát
triển kinh tế đối ngoại để phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực, khai thác các
thế mạnh của Nghệ An về vị trí địa lý, tài nguyên lao động, tham gia vào tiến
trình phân công và hợp tác quốc tế, nên trong giai đoạn đầu của quá trình tăng
trưởng và phát triển cần thu hút vốn đầu tư nước ngoài để bổ sung vốn cho
quá trình phát triển kinh tế trong điều kiện nguồn vốn ngân sách của tỉnh còn
hạn hẹp.
Tuy nhiên, để tạo ra các đột phá về tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, phát triển khoa học công nghệ, tăng xuất khẩu
từ nay đến năm 2010, giải quyết việc làm cho người lao động trong tỉnh và
các vấn đề xã hội liên quan thì điều quan trọng là phải tăng cường thu hút
và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có hiệu quả.
Trong bối cảnh đó, đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại tỉnh Nghệ An” được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tổng hợp lý thuyết về hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa
phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô.
Đánh giá hiệu quả đầu tư của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Nghệ An.
Từ đó, đề xuất hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa
phương xét trên phương diện quản lý vĩ mô.
ii
Phạm vi nghiên cứu: hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Nghệ An xét trên phương diện quản lý vĩ mô từ năm 1996 đến năm 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên
cứu sau được sử dụng: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
phương pháp so sánh ...
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài gồm
các phần chính như sau:
Chương 1. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương.
Chương 2. Thực trạng hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Nghệ An.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
tỉnh Nghệ An.
iii
Chương 1
HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc
bất kỳ tài sản nào tư nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập
hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư có nhiều bên tham gia
với nhiều quốc tịch khác nhau và tỷ lệ vốn khác nhau, chịu sự chi phối bởi
nhiều hệ thống luật pháp, các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều
hành dự án mà họ bỏ vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong các dự án FDI là cao,
kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vào vốn pháp định sau khi đã
hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho nước sở tại và trừ lợi tức cổ phần nếu có...
1.1.2. Các hình thức FDI
Các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình
thức sau: Doanh nghiệp liên doanh, Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,
Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển
giao, Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, Hợp đồng xây dựng -
chuyển giao.
1.1.3. Tác động của FDI đến kinh tế, xã hội địa phương
1.1.3.1. Những tác động tích cực
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Đầu tư
nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, bởi nó giúp cho
bên tiếp nhân đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài
nguyên thiên nhiên và công nghệ).
iv
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế -
xã hội: Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
bên tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, góp phần giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tỷ lệ thất nghiệp giảm, góp phần
bảo vệ môi trường, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên với việc sử
dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đồng thời góp phần vào quá trình mở rộng
hợp tác kinh tế quốc tế.
1.1.3.2. Những tác động tiêu cực
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những hạn chế nhất định về việc bổ sung
vốn đầu tư phát triển kinh tế như chi phí vốn cao hơn so với các nguồn khác từ
nước ngoài, trong một số trường hợp được cung cấp với một số lượng lớn sẽ gây
ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của một quốc gia; nếu không xử lý và kiểm
soát chặt chẽ quá trình hoạt động sẽ gây tác động xấu đến môi trường; việc
chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nước
tiếp nhận đầu tư; người lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI thường đòi
hỏi phải có trình độ lao động cao nếu không đáp ứng thường bị sa thải...
1.2. Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương
1.2.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa phương
Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự so sánh giữa lợi ích thu được
với chi phí bỏ ra. Với cùng mức chi phí, khoản đầu tư nào đem lại lợi ích lớn
thì hiệu quả lớn hơn và ngược lại, với cùng lợi ích thu được thì khoản đầu tư
nào được thực hiện với chi phí thấp hơn thì có hiệu quả cao hơn.
Xét trên phương diện quản lý vĩ mô, hiệu quả đầu tư trực tiếp nước
ngoài là phạm trù kinh tế biểu hiện mối quan hệ so sánh giữa các kết quả kinh
tế xã hội đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải bỏ ra để có các
kết quả đó trong một thời kỳ nhất định; Nói cách khác, hiệu quả kinh tế xã hội
của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so
với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội đã phải bỏ ra khi tiếp nhận đầu tư.
v
Hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được xem xét ở nhiều khía
cạnh, góc độ khác nhau và được đánh giá với các tiêu chí khác nhau.
- Theo phạm vi đánh giá: Theo cách phân loại này hiệu quả đầu tư
được phân thành hiệu quả cấp vi mô và hiệu quả cấp vĩ mô.
- Theo phương thức xác định hiệu quả: Theo cách phân loại này hiệu
quả đầu tư được phân thành hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
- Theo tính chất tác động: Theo cách phân loại này hiệu quả đầu tư
được phân thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư FDI tại địa phương
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động FDI
+ Hệ số gia tăng vốn sản lượng – ICOR (Incremental Capital Output Ratio)
Đối với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương, hệ số ICOR
năm t được xác định như sau: ICORt = FDIt / GDPFDI
Trong đó: GDPFDI là phần GDP tăng thêm do khu vực FDI tạo ra
trong năm t. FDIt Là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm t.
+ Thu ngân sách từ khu vực FDI: Được xác định thông qua tỷ số: Thu ngân
sách/vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Ý nghĩa: với một đồng vốn đầu tư khu vực FDI thì đóng góp bao nhiêu
đồng vào thu ngân sách nhà nước ở địa phương.
+ Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI: Được xác định bằng tổng giá trị xuất
khẩu của khu vực FDI/tổng vốn thực hiện của khu vực FDI.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầu tư FDI sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng giá trị xuất khẩu của khu vực này.
+ Số việc làm được tạo ra từ khu vực FDI: Số việc làm được tạo ra một cách
trực tiếp từ khu vực FDI, được xác định bằng số lao động hiện đang làm việc
trong khu vực FDI.
vi
* Đánh giá tác động của FDI
Đứng trên giác độ quản lý vĩ mô nền kinh tế xã hội, đánh giá tác động
của vốn FDI đối với kinh tế xã hội của địa phương được xem xét trên các khía
cạnh về tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải tiến công nghệ,
chất lượng lao động, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả FDI tại địa phương
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến nhiều cơ quan,
nhiều địa phương Do vậy các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài có nhiều nhân tố: Sự đảm bảo an toàn, an ninh địa
phương, chính sách phát triển kinh tế và hệ thống các quy định liên quan đến
FDI, trình độ phát triển kinh tế và quy mô thị trường, chiến lược, quy hoạch
và kế hoạch thu hút và sử dụng FDI, cơ chế phối hợp giữa các ban ngành,
kiểm tra và giám sát các hoạt động FDI, đánh giá tổng thể hiệu quả kinh tế xã
hội của hoạt động FDI, yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của quá trình xây dựng
và vận hành dự án
vii
Chương 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Với vị trí địa lý thuận lợi, vừa có đường bờ biển vừa có đường biên giới
quốc gia với tỉnh bạn, diện tích đất tự nhiên trên 1,6 triệu ha trong đó diện tích
rừng chiếm trên 80% . Nghệ An là tỉnh có tài nguyên biển phong phú, ở các
huyện miền Tây có các loại khoáng sản phong phú, đa dạng về chủng loại và
có những khoáng sản có trữ lượng lớn,
2.1.2. Các nguồn lực
- Nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào với trên 1,5 triệu người,
trong đó làm việc trong các ngành kinh tế là 1,38 triệu người, hàng năm
nguồn lao động được bổ sung trên 3 vạn người. Tỷ lệ lao động được đào tạo
khoảng 15%, với những lao động được đào tạo nghề, trung học chuyên
nghiệp, đào tạo cao đẳng, đại học.
- Cơ sở hạ tầng: Nghệ An là tỉnh có hệ thống giao thông khá thuận
tiện, hệ thống điện lưới quốc gia đã phủ hết 19 huyện, thành, thị trong toàn
tỉnh; hệ thống nước cung cấp đủ cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, riêng đối với đô thị và các khu công nghiệp đều có hệ thống nhà máy
nước đảm bảo cung cấp đủ; mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại đáp ứng
nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc tế...
2.1.3. Một số kết quả đạt được về kinh tế, xã hội trong thời gian qua
Tỉnh Nghệ An đã đạt được tốc độ tăng trưởng là 10,4%/năm trong giai
đoạn từ 2001 - 2005, giai đoạn 2006 – 2007 là 10,1%, năm 2008 là 8%; với
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và hợp lý, năm 2008 tỷ trọng
ngành nông nghiệp chiếm 30,5%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm
viii
32,5%, ngành dịch vụ chiếm 37%; GDP bình quân đầu người đạt xấp xỉ 5,8
triệu đồng/năm. Tổng mức luân chuyển hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng bình
quân hàng năm 11,3%, giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình
quân 4 năm 30,2%.
2.2. Thực trạng hiệu quả FDI tại tỉnh Nghệ An
2.2.1. Hoạt động FDI tại tỉnh Nghệ An trong thời gian qua
- Về số lượng và quy mô vốn đầu tư: Tính đến cuối năm 2008, Nghệ An
đã thu hút được 30 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký là
301.142.063 USD; đã chấm dứt/ thu hồi đối với 9 dự án với tổng vốn đầu tư
là 57.924.937 USD. Do vậy đến cuối năm 2008, còn 21 dự án đầu tư trực tiếp
nước ngoài đang hoạt động với tổng số vốn đăng ký 243.217.126 USD, tổng
số vốn thực hiện là 132.214.308 USD.
- Về đối tác đầu tư: Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Nghệ An
chủ yếu từ các nước Châu Á (chiếm 85,7% số dự án, 54,8% vốn đăng ký và
17% vốn thực hiện) và Châu Âu (chiếm 14,3% số dự án, 45,2% vốn đăng ký
và 83% vốn thực hiện).
- Về lĩnh vực đầu tư: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung
vào ngành công nghiệp (chiếm tới 71,0% trong tổng vốn đăng ký với 14 dự án),
lĩnh vực thương mại dịch vụ thì chiếm tỷ trong không đáng kể chỉ 0,2% với 2 dự
án, còn lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản chiếm tổng cộng 28,8% với 5 dự án.
- Địa điểm đầu tư: Các dự án FDI chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng
bao gồm cả đồng bằng ven biển (chiếm 38,1% số dự án) và các khu công
nghiệp (chiếm 42,9% số dự án) , ngoài ra các dự án FDI còn xuất hiện ở các
huyện thuộc miền Tây của tỉnh (chiếm 19% số dự án).
- Về hình thức đầu tư: Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài (chiếm
57% số dự án) và hình thức doanh nghiệp liên doanh (chiếm 38% số dự án)
được nhiều nhà đầu tư lựa chọn, còn hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng ít được các nhà đầu tư lựa chọn (chiếm 5% số dự án) .
ix
2.2.2. Thực trạng hiệu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nghệ An
2.2.2.1. Hệ số gia tăng vốn – sản lượng
Hệ số này cho biết sự đóng góp của khu vực FDI đối với sự gia tăng 1
đơn vị GDP cần bỏ bao nhiêu đồng vốn đầu tư.
Biểu 2.6. Hệ số ICOR của khu vực FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Chỉ tiêu 1996-2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng FDI thực hiện
(1000 USD)
110.114,13 111.814,13 116.302,52 168.852,52 175.427,52 179.402,46 181.452,46 186.001,75 188.339,25
Vốn FDI (Tỷ VND) 1.211,26 1.229,96 1.279,33 2.026,23 2.280,56 2.511,63 2.721,79 2.976,03 11.488,69
GDP do khu vực FDI
mang lại (tỷ VNĐ)
142,5006336 273,3234191 319,0343414 264,8666965 394,5601638 669,7691691 861,3249494 783,1652421 3.330,06
ICOR 5,5 4,5 4,01 7,65 5,78 3,75 3,16 3,8 3,45
Nhìn chung hệ số ICOR của khu vực FDI có xu hướng ngày càng giảm,
trong giai đoạn đầu 1996-2000, hệ số ICOR là 5,5, đến năm 2008 hệ số ICOR
là 3,45, đây là năm mà hệ số ICOR được coi là thấp nhất, chứng tỏ hiệu quả
tăng của việc sử dụng vốn FDI của bản thân các doanh nghiệp FDI cũng như
xét trên hiệu quả kinh tế vĩ mô của Nghệ An.
2.2.2.2. Thu Ngân sách từ khu vực FDI
Hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong những năm gần đây của khu
vực FDI đã trở thành một khu vực có đóng góp đáng kể vào thu ngân sách,
khu vực này nộp ngân sách với mức bình quân hàng năm là 40 tỷ đồng.
2.2.2.3. Giá trị xuất khẩu của khu vực FDI
- Giá trị xuất khẩu/Vốn FDI: Sự tăng lên về giá trị xuất khẩu của khu
vực FDI đã làm cho tỷ số giá trị xuất khẩu/vốn FDI thực hiện có xu hướng
tăng trong những năm qua. Trong giai đoạn đầu khi có hoạt động của khu vực
FDI, tỷ số giá trị xuất khẩu/vốn của khu vực này chỉ đạt dưới 0,3, đến năm
2008 1 USD vốn FDI thực hiện đã tạo ra 0,94 giá trị xuất khẩu, điều này cho
thấy sự đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu đã tăng gấp 3 lần so
với giai đoạn đầu có sự góp mặt của khu vực này trong nền kinh tế Nghệ An.
Tỷ số giữa giá trị xuất của khu vực FDI/tổng giá trị xuất khẩu của Nghệ
An chỉ đạt 1%.
x
2.2.2.4. Số lượng việc làm được tạo ra từ khu vực FDI
Trong giai đoạn đầu 1996 – 2000, số lượng lao động làm việc trong
khu vực này chỉ khoảng 500, đến năm 2008, lao động trong khu vực FDI đã
tăng vọt lên trên 3.400 vượt gần gấp 3 lần so với năm 2007.
Xét về cơ cấu lao động trong khu vực FDI cho thấy, lao động tập trung
chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp xây dựng (68%) và chế biến thuỷ sản
(20%), số lao động thu hút trong những năm gần đây cũng chủ yếu tập trung
vào hai lĩnh vực này.
2.2.2.5. Kết quả đạt được
- Tăng trưởng kinh tế
Vốn FDI gia tăng liên tục qua các năm về cả số lượng dự án. Tuy nhiên
số lượng các dự án có quy mô vốn đầu tư lớn (từ 5 triệu USD trở lên) chiếm
tỷ trọng ít, chỉ khoảng 26%, với quy mô vốn bình quân (chỉ tính các dự án
hiện đang hoạt động) trên 11 triệu USD. Trong số các dự án đã và đang hoạt
động, chỉ có một vài dự án có tác động rõ rệt đối với tăng trưởng kinh tế,
đóng góp vào thu ngân sách. Vốn của khu vực FDI làm gia tăng GDP hàng
năm cho tỉnh, tạo ra năng lực sản xuất cho tỉnh ở một số ngành được coi là ưu
thế. Tuy nhiên sự đóng góp mới chỉ một con số (dưới 1%) do số lượng các dự
án FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn ít, số lượng dự án quy mô lớn không
nhiều, do vậy chưa có tác động làm gia tăng rõ rệt về GDP của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Vốn FDI thực tế có những chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của tỉnh, theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Vốn đầu tư
vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tăng ổn định qua các năm và luôn
chiếm tỷ trọng hàng đầu, với sự đóng góp to lớn của dự án mía đường
Tate&Lyle, hai lĩnh vực còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ.
xi
Biểu 2.10. Vốn FDI theo lĩnh vực (ĐVT: 1000USD)
(Vốn thực hiện - Luỹ tiến qua các năm)
Vốn FDI
(1000 USD)
1996-
2000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Công nghiệp và
xây dựng
110.114 110.814 115.173 117.723 119.098 123.072 124.872 125.397 126.847
Thương mại,
dịch vụ
- 1.000 1.130 51.130 51.130 51.130 51.380 51.380 51.443
Nông, Lâm,
Thuỷ sản
- - - - 5.200 5.200 5.200 9.224 10.049
Tổng 110.114 111.814 116.303 168.853 175.428 179.402 181.452 186.002 188.339
- Chuyển giao công nghệ
Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có mặt tại Nghệ An góp phần thúc
đẩy hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ không chỉ trong khu vực FDI
mà còn đối với khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Các doanh nghiệp
FDI đầu tư vào Nghệ An ngoài những dự án lớn trên 5 triệu USD, còn những dự
án có quy mô vốn nhỏ hơn cũng trong xu thế áp dụng đổi mới công nghệ.
- Chất lượng lao động
Tính theo số các dự án hiện đang hoạt động đến năm 2008 trong khu
vực FDI, lĩnh vực sản xuất công nghiệp tạo ra bình quân 130 việc làm/một
doanh nghiệp, thứ đến là nông lâm thuỷ sản gần 140 việc làm/một doanh
nghiệp, thương mại dịch vụ trên 500 việc làm/một doanh nghiệp.
- Hội nhập kinh tế quốc tế: Dòng vốn FDI vào tỉnh Nghệ An nói riêng đã
tạo ra những tác động tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo
điều kiện cho các sản phẩm được sản xuất ra tiếp cận được với các thị trường
với những phương thức kinh doanh mới.
2.2.3. Những tồn tại và nguyên nhân
2.2.3.1. Những tồn tại
Hệ số ICOR của khu vực FDI qua các năm tương đối cao; Hầu hết các
doanh nghiệp FDI tại Nghệ An đều là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Quá trình
xii
thực hiện hỗ trợ về tài chính cũng như vật chất cho các nhà đầu tư, thủ tục để
được hưởng những ưu đãi này tương đối phức tạp; Hoạt động thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài còn rất nhiều hạn chế, cơ cấu đầu tư theo ngành không
đều; Đóng góp của khu vực FDI vào GDP, giá trị xuất khẩu thấp; Tác động
của FDI trên địa bàn tỉnh Nghệ An về khả năng tạo ra việc làm cũng chưa có
ảnh hưởng tích cực một cách rõ rệt mặc dù suất đầu tư cho một chỗ làm việc
trong khu vực này tương đối cao.
2.2.3.2. Nguyên nhân
* Nguyên nhân khách quan: Do sự biến động của kinh tế quốc tế
trong hơn mười năm gần đây tương đối phức tạp, ngoài ra sự cạnh tranh giữa
các quốc gia nói chung và các địa phương trong một quốc gia nói riêng trong
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng ngày càng trở nên gay gắt.
* Nguyên nhân chủ quan
Các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá chi phí kinh doanh là tương đối
cao, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động FDI; Vấn đề
quy hoạch tổng thể có tính khả thi cao cho hoạt động FDI về dài hạn vẫn chưa
được đưa ra; sự quản lý, kiểm tra giám sát về tính hiệu quả của hoạt động
FDI, cũng nhưng đánh giá tác động của khu vực này chưa được thực hiện
thường xuyên và triệt để; Thủ tục hành chính phức tạp cả về cấp phép, thẩm
định dự án, triển khai dự án FDI; Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải
quyết các vấn đề liên quan đến khu vực FDI còn phức tạp, rườm rà; Chất
lượng lao động của Nghệ An còn thấp vì vậy đã đánh mất lợi thế về lao động
do giá nhân công có kỹ thuật tăng nhanh.
xiii
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH NGHỆ AN
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An trong thời
gian tới
3.1.1. Định hướng phát triển chung
Với mục tiêu tổng quát là xây dựng vùng ven biển Nghệ An thành khu
vực phát triển nhanh, năng động. Mục tiêu cụ thể của Nghệ An về phát triển
trong giai đoạn từ nay đến 2020:
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2010 và đạt
khoảng 2240 USD vào năm 2015, 4860 USD vào năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2008 – 2010 là 12,4%-
12,9%, giai đoạn 2011 – 2015 là 14,5%-15%, giai đoạn 2016-2020 là 15,4%-
15,9%. Tăng nhanh tỷ lệ thu ngân sách so với GDP, phấn đấu mức thu ngân
sách đạt 13%GDP vào năm 2010, 20% vào năm 2015