Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được chính phủ Việt Nam
đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được
sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000
đến nay, khi điều kiện nguồn vốn của các nước phát triển dành cho các nước đang
phát triển ngày càng giảm sút thì nguồn vốn cam kết ODA dành cho Việt Nam
năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt tổng lượng 45,36 tỷ USD. Nhiều công trình
đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và
cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về ODA được tăng cường
và từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng còn nhiều bất
cập, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
kiểm soát và giải ngân nguồn vốn ODA đối với cơ quan kiểm soát chi. Tình hình
giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua mới chỉ đạt 70 - 80% kế hoạch đề
ra, thấp hơn mức giải ngân trung bình của các nước tiếp nhận ODA trong khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn trên nên tên đề tài “Nâng cao hoạt động kiểm soát chi
các nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát
triển Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn thạc sỹ này.
Mục đích chính của đề tài này là tìm ra nguyên nhân gây ra sự chậm trẽ trong quá
trình kiểm soát chi các nguồn vốn ODA của Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP
Đầu tư & Phát triển Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nâng cao. Giải quyết tốt
đề tài trên cũng là một trong những biện pháp thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn
ODA về Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao hoạt động kiểm soát chi các nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................ Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGUỒN
VỐN ODA .................................................................. Error! Bookmark not defined.
1.1. Tổng quan về nguồn vốn ODA ......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò nguồn vốn ODAError! Bookmark not defined.
1.1.2. Các hình thức cung cấp nguồn vốn ODA ...... Error! Bookmark not defined.
1.2. Kiểm soát chi nguồn vốn ODA ......................... Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Kiểm soát chi NSNN ..................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2 . Kiểm soát chi nguồn vốn ODA ..................... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ
GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM ........................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.1 Tổng quan về hoạt động của Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư &
Phát triển Việt Nam ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1 Sự hình thành phát triển và mô hình tổ chức của Sở giao dịch III - Ngân hàng
TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam ....................... Error! Bookmark not defined.
2.1.2.Nội dung và kết quả hoạt động của Sở giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư
&Phát triển Việt Nam .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu
tư &Phát triển Việt Nam .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Thực trạng hoạt động kiểm soát chi nguồn vốn ODA của Sở giao dịch III -
Ngân hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam ..... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Thực trạng nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư
&Phát triển Việt Nam .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Thực trạng kiểm soát chi nguồn vốn ODA tại Sở giao dịch III - Ngân hàng TMCP
Đầu tư &Phát triển Việt Nam .................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Đánh giá chung về tình hình kiểm soát chi nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III –
Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam .... Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Những kết quả đạt được. ................................ Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Những tồn tại trong công tác kiểm soát chi nguồn vốn ODA qua Sở Giao dịch III –
Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam. ... Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHI NGUỒN
VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III – BIDV ..............Error! Bookmark not defined.
3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao công tác kiểm soát nguồn vốn ODA tại Sở Giao
dịch III – BIDV. ...................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Mục tiêu. ........................................................ Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Phương hướng đổi mới kiểm soát nguồn vốn ODA.Error! Bookmark not
defined.
3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động kiểm soát nguồn vốn ODA tại Sơ Giao dịch III – Ngân
hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam .............. Error! Bookmark not defined.
3.2.1.Thay đổi nhận thức và nhận thức lại các vấn đề về nguồn vốn ODA. ..... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Đẩy mạnh công tác đào tạo về ODA. ............. Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Về hồ sơ, thủ tục kiểm soát chi. ..................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện kiểm soát
nguồn vốn ODA. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.5. Cải tiến chế độ thông tin báo cáo, tăng cường ứng dụng tin học trong kiểm soát
nguồn vốn ODA. ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Giải pháp về nguồn nhân lực .......................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Những điều kiện cần thiết để thực hiện giải phápError! Bookmark not defined.
3.3.1. Nâng cao chất lượng dự toán nguồn vốn ODAError! Bookmark not defined.
3.3.2. Hoàn thiện hệ thống kế toán, quyết toán ODAError! Bookmark not defined.
3.4. Kiến nghị .......................................................... Error! Bookmark not defined.
3.4.1. Đối với các Bộ ngành liên quan .................... Error! Bookmark not defined.
3.4.2. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt NamError! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN ............................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) được chính phủ Việt Nam
đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được
sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Trong giai đoạn từ năm 2000
đến nay, khi điều kiện nguồn vốn của các nước phát triển dành cho các nước đang
phát triển ngày càng giảm sút thì nguồn vốn cam kết ODA dành cho Việt Nam
năm sau luôn cao hơn năm trước, đạt tổng lượng 45,36 tỷ USD. Nhiều công trình
đầu tư bằng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng, góp phần tăng trưởng kinh tế và
cải thiện đời sống nhân dân. Công tác quản lý Nhà nước về ODA được tăng cường
và từng bước đi vào nề nếp. Tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng còn nhiều bất
cập, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác
kiểm soát và giải ngân nguồn vốn ODA đối với cơ quan kiểm soát chi. Tình hình
giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian qua mới chỉ đạt 70 - 80% kế hoạch đề
ra, thấp hơn mức giải ngân trung bình của các nước tiếp nhận ODA trong khu vực.
Xuất phát từ thực tiễn trên nên tên đề tài “Nâng cao hoạt động kiểm soát chi
các nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát
triển Việt Nam” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn thạc sỹ này.
Mục đích chính của đề tài này là tìm ra nguyên nhân gây ra sự chậm trẽ trong quá
trình kiểm soát chi các nguồn vốn ODA của Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP
Đầu tư & Phát triển Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nâng cao. Giải quyết tốt
đề tài trên cũng là một trong những biện pháp thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn
ODA về Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
Kiểm soát chi các nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP
Đầu tư & Phát triển Việt Nam, bao gồm việc quản lý, kiểm soát và thanh toán
nguồn vốn ODA tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt
Nam
Các nội dung liên quan đến hoạt động kiểm soát chi của Sở Giao dịch III -
Ngân hàng TĐầu tư & Phát triển Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
- Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Luận văn sử dụng hoàn toàn nguồn dữ liệu thứ cấp rất đang tin cậy từ: báo
cáo kết quả kiểm soát chi năm 2011, 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 của Sở Giao
dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam, kết quả thanh tra kiểm
tra nội bộ hoạt động kiểm soát chi tại Sở Giao dịch III - Ngân hàng TMCP Đầu tư
& Phát triển Việt Nam năm 2010, 2011 và 2012.
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN ODA
Năm 1972, lần đầu tiên Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã đưa
ra khái niệm về ODA như sau:
"ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính
của giao dịch này có tình chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít
nhất 25%"[1]
Theo chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) trong "Báo cáo tổng quan
viện trợ phát triển chính thức tại Việt nam, tháng 12 năm 2002" có đưa ra khái
niệm về ODA như sau:
"Viện trợ phát triển chính thức (ODA) bao gồm tất cả các khoản viện trợ
không hoàn lại và các khoản cho vay đối với các nước đang phát triển, cụ thể là (i)
do khu vực chính thức thực hiện, (ii) chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và
phúc lợi , (iii) cung cấp với các điều khoản ưu đãi về mặt tài chính (nếu là vốn vay
thì có phần không hoàn lại ít nhất là 25%)"[2]
Như vậy, cả bốn khái niệm ODA ở trên đều thông nhất ở bốn vấn đề cơ bản
như sau: ODA là (i) mối quan hệ hợp tác phát triển mang tính "Hỗ trợ" giữa quốc
gia này với quốc gia khác nhằm thúc đẩy (ii) "Phát triển " kinh tế - xã hội thông
qua con đường (iii) "Chính thức " giữa cấp Nhà nước và Nhà nước, giữa Nhà nước
và Chính phủ với các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia và (iv) mối quan hệ
"ODA" này hình thành và phát triển dựa trên nền tảng của một phần cho không
(phần không hoàn lại hay còn gọi là thành tố hỗ trợ) kết tinh trong tổng nguồn vốn
ODA hàng năm mà nước này cam kết dành cho nước khác để phục vụ cho các mục
tiêu phát triển kinh tế và xã hội đã định với giá trị ít nhất là 25% so với tổng giá trị
viện trợ.
Trong thực tiễn quản lý người ta chú ý đến ba hình thức cung cấp ODA chủ
yếu sau:
Là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn lại cho nhà tài trợ (còn gọi là
cho không với thành tố hỗ trợ 100%). ODA không hoàn lại hay còn gọi là Hỗ trợ
kỹ thuật (TA) là một phần không tách rời của nguồn vốn ODA nói chung, chúng
được sử dụng chủ yếu cho các đầu vào hay còn gọi là “phần mềm” phục vụ phát
triển, tức là hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực và thể chế, chuyển giao tri thức,
công nghệ và cho các đầu vào mang tính kỹ thuật cao khác mà các cơ quan quốc
gia tiếp nhận viện trợ ODA không có khả năng tự thực hiện được.
Hay còn gọi là tín dụng ưu đãi là các khoản vay mà yếu tố không hoàn lại (cho
không hay thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất là 25% so với tổng giá trị khoản vay.
Là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung
cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại nhưng tính chung lại “yếu tố
không hoàn lại hay thành tố hỗ trợ/cho không” phải đạt ít nhất trên 25% so với
tổng giá trị của khoản vay đó.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN ODA TẠI
SỞ GIAO DỊCH III – NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ &
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
Để tách bạch hoạt động ngân hàng bán buôn của các dự án tài chính nông
thôn I và II, theo yêu cầu của Ngân hàng thế giới và sự thông qua của Thống đốc
Ngân hàng nhà nước, Sở giao dịch III đã được thành lập tại quyết định số 39/QĐ-
HĐQT ngày 1/7/2003 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư &Phát triển
Việt Nam với chức năng chính là thực hiện nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, quản lý
và cho vay lại nguồn vốn tài trợ từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế và các đối
tác nước ngoài đến các định chế tài chính trong nước. Ngoài ra, Sở giao dịch III
cũng được giao tiếp nhận và triển khai các dịch vụ ngân hàng đại lý và thực hiện
các hoạt động kinh doanh ngân hàng khác được quy định trong quy chế về tổ chức
và hoạt động của Sở giao dịch III.
Hoạt động đại lý ủy thác năm 2013 gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các
ngân hàng, đặc biệt một số ngân hàng cổ phần bắt đầu được tham gia và lựa chọn
để phục vụ các dự án ODA. Trong bối cảnh đó, Sở giao dịch III đã chủ động tiếp
cận các Bộ, ngành và tiếp tục giành được các dự án lớn nguồn ADB, Trung
Quốc với tổng trị giá là 1.637 triệu USD, trong đó có Dự án lớn nhất từ trước
đến nay là Dự án Xây dựng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai nguồn ADB (1,1 tỷ
USD).
Hoạt động cho vay ủy thác được tăng cường và chú trọng nâng cao về yêu cầu
quản trị rủi ro, quản lý hệ thống, qua đó việc tăng trưởng dư nợ ủy thác gắn với
việc thu hồi nợ tồn đọng dự án. Với vai trò đầu mối quản lý hoạt động dịch vụ đại
lý ủy thác của toàn hệ thống, Sở giao dịch III đã chủ động phối hợp với các chi
nhánh và các Bộ, ngành để xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát và hướng dẫn giải
ngân các nguồn vốn ủy thác qua Ngân hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam.
Dư nợ đại lý ủy thác đạt 8.588 tỷ VND, tăng trưởng chủ yếu từ việc cho vay nguồn
Trung Quốc và EIB. Đặc biệt, Sở giao dịch III đã tích cực đôn đốc khách hàng
trong việc thu hồi nợ tồn đọng đối với các dự án ODA, trong đó đã thu hồi được
khoản nợ tồn đọng 8,9 tỷ VND của Dự án Dâu tằm tơ tại chi nhánh Lâm Đồng
cũng như phối hợp với Bộ Tài chính để xử lý, cơ cấu khoản nợ thuộc Dự án của
công ty Đồ hộp Hạ Long với tổng trị giá 10,7 tỷ VND (trong năm 2012 đã thu
được 1,07 tỷ VND). Kết quả đó đã được Hội Sở chính và Bộ Tài chính ghi nhận,
khen thưởng về thành tích thu hồi nợ tồn đọng từ các dự án ODA.
- Công tác tiếp nhận, thông báo kế hoạch và điều hành vốn.
Trong giai đoạn từ 2010 đến 30/06/2013 số kế hoạch vốn được thông báo là
762,851,040 USD, trong đó nguồn vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á, AFD là
507,860,000 USD, nguồn Cải cách ngành điện giai đoạn 1 (DPL1) là 12,7495,520
USD. Căn cứ vào thông báo kế hoạch vốn của Bộ Tài chính đối với nguồn vốn
ODA Sở Giao dịch III đã tổ chức điều hành và thông báo vốn kịp thời về Hội sở
chính Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam đảm bảo thanh toán vốn
ngay sau khi có đầy đủ thủ tục theo qui định.
- Công tác kiểm tra chứng từ:
Khối lượng chứng từ trong quá trình kiểm soát chi nguồn vốn ODA là rất
lớn, đa dạng về chủng loại, đòi hỏi độ chính xác cao. Nhận thức được vai trò
quan trọng của công tác kiểm tra chứng từ, song song với quá trình kiểm soát
chi, Ban lãnh đạo Sở Giao dịch đã chỉ đạo thực hiện kiểm tra công tác kiểm soát
chi 06 tháng/lần. Ngoài ra còn có các đoàn kiểm tra của Hội Sở chính Ngân
hàng TMCP Đầu tư &Phát triển Việt Nam thực hiện kiểm tra một năm/lần.
Trong mỗi lần kiểm tra, tuy vẫn có những sai sót như: vượt quá thời gian xử lý
theo quy định, hồ sơ thiếu dấu sao y của chủ đầu tư, lưu trữ hồ sơ chưa khoa
học.nhưng đó là những sai sót nhỏ. Về cơ bản, Sở Giao dịch III vẫn thực hiện
đúng theo các quy định hiện hành.
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong quá trình kiểm soát
Sau khi nhận kiểm soát chi nguồn vốn cải cách ngành điện giai đoạn 1, do số
lượng hồ sơ lớn lại dồn dập trong một thời gian ngắn nên đòi hỏi thời gian xử lý
nhanh, gọn. Xuất phát từ thực tế yều cầu, Sở Giao dịch III đã xây dựng riêng
chương trình phần mềm với tên gọi “Chương trình Kiểm soát chi” để hỗ trợ công
tác kiểm soát chi. Chương trình cho phép theo dõi hạn mức còn được sử dụng của
dự án. Chi tiết từng lần kiểm soát chi và mục đích kiểm soát chi. Cán bộ thực hiện
nhập liệu chi tiết đến từng mặt hàng, thiết bị trong bảng kê khối lượng xây lắp
hoàn thành để đảm bảo theo dõi chính xác đến từng đồng của dự án.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ : Lãnh đạo Sở Giao dịch III chỉ đạo
bộ phận kiểm soát chi nguồn vốn ODA thường xuyên tổ chức học tập, nghiên cứu
chế độ mới liên quan tới chế độ quản lý đầu tư, xây dựng. Qua đó có thể thấy chất
lượng công tác kiểm soát chi nguồn vốn ODA đã được nâng cao rõ rệt, thể hiện ở
khối lượng công việc ngày càng lớn, phức tạp mà Sở Giao dịch III đã hoàn thành.
- Kết quả kiểm soát chi:
Sau hơn 3 năm đảm nhiệm công tác kiểm soát chi, mặc dù văn bản chế
độ vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết, chưa có quy trình chuẩn, chưa có sự thống
nhất cao khi thực hiện nhưng hoạt động này đã trôi chảy và hiệu quả hơn rất
nhiều. Việc phối hợp với khách hàng nhuyền nhuẫn, linh hoạt và mang tính
chất hỗ trợ khách hàng. Thời gian xử lý nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo tuân
thủ đúng theo quy trình, quy định:
- Về mô hình tổ chức và phân cấp thực hiện nhiệm vụ: Do hoạt động kiểm
soát chi mới thực hiện triển khai tại Sở Giao dịch III từ năm 2010 nên mô hình tổ
chức còn mang tính tạm thời
- Về cơ chế, chính sách.
- Quy trình kiểm soát chi nguồn vốn ODA còn những hạn chế cơ bản
- Trình độ cán bộ làm công tác kiểm soát còn nhiều bất cập
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT
CHI NGUỒN VỐN ODA TẠI SỞ GIAO DỊCH III – BIDV
- Kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi, đảm bảo các khoản chi đúng đối tượng,
đúng nội dung của dự án được phê duyệt, theo đúng định mức, đơn giá hiện hành,
góp phần chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lí, thanh toán nguồn vốn
ODA, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
- Thanh toán vốn đầu tư đầy đủ kịp thời cho các dự án, giải ngân đúng kế
hoạch.
- Qua công tác kiểm soát chi nguồn vốn ODA, Sở giao dịch III đóng góp
hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế
hoạch đầu tư 5 năm và hàng năm sát với tiến độ thực hiện dự án; tham mưu với các
Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lí, đầu tư, thu hút các nguồn vốn
cho đầu tư phát triển.
- Thực hiện phương thức cấp phát vốn ODA theo đúng dự toán dự toán được
duyệt.
- Về thể chế, chính sách: Các văn bản chế độ quản lí, kiểm soát nguồn vốn
ODA cần phải được tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, mang tính nhất quán và ổn định
lâu dài, có tính khả thi cao.
- Cán bộ kiểm soát phải được bổ sung kịp thời.
- Về cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm việc phải được tăng cường,
bổ sung đầy đủ.
- Về việc xây dựng chương trình phần mềm quản lý: Trong thời gian tới Sở
Giao dịch III cần nâng cấp chương trình phần mềm để phục vụ tốt hơn công tác
nhập liệu và khai thác thông tin.
- Nghiên cứu để có một cơ chế quản lý ổn định lâu dài, có chế tài quy định cụ
thể các điều kiện kèm theo khi các cấp, các ngành thực hiện quyền hạn của mình
trong phạm vi quản lí đầu tư.
- Chủ động hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan trong và ngoài hệ thống
hướng dẫn kịp thời các quy định mới về quản lí đầu tư và xây dựng đảm bảo thực
hiện thống nhất trong toàn hệ thống.
- Ban hành các chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
liên quan.
- Ban hành đầy đủ, chính xác, kịp thời hệ thống định mức, đơn giá xây dựng
cơ bản.
Phạm vi kiểm soát chi: Sở Giao dịch III kiểm soát, thanh toán theo dự toán
được duyệt hoặc giá trúng thầu được duyệt và giới hạn trong tổng mức đầu tư, hợp
đồng xây dựng của dự án, công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sở
Giao dịch III không kiểm tra việc áp dụng định mức, đơn giá của dự toán được
duyệt, của công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, cấp có thẩm quyền phê duyệt
dự toán, dự án đầu tư và chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc phê duyệt và đề nghị
thanh toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ODA.
Nội dung, phương pháp kiểm soát chi: Quy trình phải quy định cụ thể nội
dung kiểm tra tài liệu hợp pháp, hợp lệ, chủ thể tham gia ký kết hợp đồng. Nếu uỷ
quyền ký hợp đồng thì phải có văn bản uỷ quyền, quy định tài liệu chủ đầu tư gửi
Sở Giao dịch III là bản chính, bản công chứng hoặc bản sao y bản chính theo quy
định của pháp luật, theo tính chất của từng loại tài liệu.
Vì vậy đơn giản thủ tục cần thực hiện theo hướng:
- Giảm bớt các hồ sơ, tài liệu khi thanh toán xét thấy không cần thiết sao cho
các hồ sơ, tài liệu được quy định phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện.
- Nghiên cứu sửa đổi một số mẫu chứng từ hiện nay chưa phù hợp.
Sở Giao dịch III cần phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên quan nhằm
đảm bảo sự thống nhất thực hiện, sự nhịp nhàng trong việc thực hiện cơ chế, chính
sách, tránh sự chồng chéo, xung đột giữa cơ quan ban hành chính sách và cơ quan
thực hiện nhiệm vụ.
Xây dựng và hoàn thiện các chương trình:
- Thực hiện đạo tạo ngay cho các chủ chương trình/dự án mà ở đây chủ yếu
là các Ban quản lý dự án (Ban QLDA). Một trong những khâu yếu kém hiện nay
của hầu hết các Ban QLDA đó là năng lực của đội ngũ cán bộ làm Dự án yếu cả về
trình độ nghiệp vụ chuyên môn, lẫn nghiệp vụ dự án, nhất là các nghiệp vụ dự án
ODA như: nghiệp vụ về đấu thầu, mua sắm, kế toán giải ngân, sử dụng dịch vụ
chuyên gia tư vấn, môi trường, kiểm tra, giám sát, đánh giá dự án, v.v...
Để nâng cao chất lượng dự toán nguồn vốn ODA, thì cần phải tập trung giải
quyết một số vấn đề sau: