Tóm tắt Luận văn - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank

Ngành Ngân hàng – Tài chính Việt Nam với sự hội nhập dần vào nền kinh tế thế giới kể từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 cũng chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Trước bối cảnh đó, các NHTM Việt Nam cũng đã thực hiện xây dựng đề án tái cơ cấu, củng cố hoạt động của từng Ngân hàng nhằm tăng sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là DNNN hạng đặc biệt, hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước thực hiện kinh doanh đa lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một Ngân hàng thương mại đặc biệt là tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù với vị thế là NHTM lớn nhất Việt Nam, hoạt động chủ lực trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, được sự ưu đãi lớn từ Chính phủ, các Bộ ngành song Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vẫn phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn đến từ các Ngân hàng trong nước đang ngày càng củng cố sức mạnh và từ các định chế tài chính nước ngoài với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ khi hội nhập kinh tế thế giới. Để khẳng định vị thế trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần xây dựng một giải pháp đồng bộ cho tất cả mặt hoạt động. Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – AGRIBANK” đã được tác giả chọn nghiên cứu trong luận văn.

pdf18 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... 3 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................. Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1. Cạnh tranh trong hoạt động của Ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh ............................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Phương thức cạnh tranh: ............................. Error! Bookmark not defined. 1.2. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.2.1 Khái niệm .................................................... Error! Bookmark not defined. 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại .. Error! Bookmark not defined. 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined. 1.2.4 Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh Error! Bookmark not defined. 1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Ngân hàng lớn trên thế giới ........................................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Ngân hàng trên thế giớiError! Bookmark not defined. 1.3.2 Bài học kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank ... Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAMError! Bookmark not defined. 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ................................................................ Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển............... Error! Bookmark not defined. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ............................. Error! Bookmark not defined. 2.2.1 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) .................. Error! Bookmark not defined. 2.2.2 Đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)Error! Bookmark not defined. 2.3 Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thông qua ma trận SWOTError! Bookmark not defined. 2.3.1 Điểm mạnh - Strengths ................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.2 Điểm yếu - Weaknesses .............................. Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Cơ hội – Opportunities ................................ Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM ...................................................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1 Chiến lược chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) ....................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Chiến lược của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) đến năm 2020 .................................... Error! Bookmark not defined. 3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)...... Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Nhóm giải pháp về nâng cao quy mô, năng lực hoạt độngError! Bookmark not defined. 3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực tài chínhError! Bookmark not defined. 3.2.3 Nhóm giải pháp về mô hình tổ chức, màng lưới.Error! Bookmark not defined. 3.2.4 Nhóm giải pháp về quản trị rủi ro. .............. Error! Bookmark not defined. 3.2.5 Nhóm giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ Ngân hàngError! Bookmark not defined. 3.2.6 Nhóm giải pháp về đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tác nghiệp và đội ngũ cán bộ quản lý ......................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.8 Nhóm giải pháp về tiếp thị và phát triển thương hiệu Error! Bookmark not defined. 3.3 Kiến nghị, đề xuất .............................................. Error! Bookmark not defined. 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước ..................... Error! Bookmark not defined. 3.3.2 Đối với Nhà nước, các Bộ, ngành: .............. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ................................................................. Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................. Error! Bookmark not defined. PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN Lời mở đầu Ngành Ngân hàng – Tài chính Việt Nam với sự hội nhập dần vào nền kinh tế thế giới kể từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2007 cũng chịu những tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008. Trước bối cảnh đó, các NHTM Việt Nam cũng đã thực hiện xây dựng đề án tái cơ cấu, củng cố hoạt động của từng Ngân hàng nhằm tăng sức mạnh, tăng khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là DNNN hạng đặc biệt, hoạt động kinh doanh theo mô hình Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước thực hiện kinh doanh đa lĩnh vực, đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của một Ngân hàng thương mại đặc biệt là tập trung cho khu vực nông nghiệp, nông thôn. Mặc dù với vị thế là NHTM lớn nhất Việt Nam, hoạt động chủ lực trên địa bàn nông nghiệp nông thôn, được sự ưu đãi lớn từ Chính phủ, các Bộ ngành song Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vẫn phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn đến từ các Ngân hàng trong nước đang ngày càng củng cố sức mạnh và từ các định chế tài chính nước ngoài với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mẽ khi hội nhập kinh tế thế giới. Để khẳng định vị thế trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cần xây dựng một giải pháp đồng bộ cho tất cả mặt hoạt động. Chính vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – AGRIBANK” đã được tác giả chọn nghiên cứu trong luận văn. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: - Hệ thống nội dung lý thuyết về cạnh tranh, phương thức cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại và xác định các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại. - Phân tích năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và đánh giá năng lực cạnh tranh ủa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông qua ma trận SWOT. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn từ năm 2009 – 2012. Về kết cấu, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chương 1 - Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại 1.1. Cạnh tranh trong hoạt động của Ngân hàng thương mại 1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. Cũng giống như cạnh tranh trong các lĩnh vực khác, cạnh tranh trong hoạt động Ngân hàng được hiểu là “Quá trình diễn ra giữa các NHTM nhằm chiếm lĩnh hay mở rộng thị trường, giành khách hàng thông qua nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đồng thời đảm bảo hiệu qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng”. 1.1.2 Phương thức cạnh tranh: - Căn cứ vào chủ thể tham gia: Cạnh tranh giữa Ngân hàng và khách hàng, Cạnh tranh giữa các Ngân hàng với nhau, Cạnh tranh giữa các khách hàng với nhau. - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành, Cạnh tranh giữa các ngành với nhau. - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh hoàn hảo và Cạnh tranh không hoàn hảo. 1.2. Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm Năng lực cạnh tranh của NHTM được hiểu là khả năng sử dụng các nguồn lực bên trong và khai thác các yếu tố tác động bên ngoài để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho Ngân hàng thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính đáp ứng tối đa yêu cầu hợp lý của khách hàng, từ đó duy trì, mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. 1.2.2 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại - Tiêu chí phản ánh quy mô, cơ cấu nguồn vốn, tài sản và thị phần của Ngân hàng - Tiêu chí phản ánh năng lực tài chính - Tiêu chí phản ánh hệ thống kênh phân phối - Tiêu chí phản ánh chất lượng dịch vụ - Tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh về thương hiệu 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại 1.2.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: Năng lực điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng, Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng, Chất lượng nguồn nhân lực, Công nghệ, Cấu trúc tổ chức của Ngân hàng, Cơ sở vật chất, trang thiết bị, Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, Cơ chế quản lý rủi ro của Ngân hàng. 1.2.3.2 Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố như hệ thống pháp luật, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố như Khách hàng, Môi trường kinh doanh ngành, Đối thủ cạnh tranh 1.2.4 Mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh 1.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số Ngân hàng lớn trên thế giới Trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, các NHTM trong nước phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về mọi mặt và kinh nghiệm lâu đời. Để có thể tồn tại và phát triển, việc học hỏi kinh nghiệm từ các đối thủ lớn như CitiBank, Deutsch Bank và Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan BAAC sẽ giúp các NHTM Việt Nam xây dựng chiến lược kinh doanh, đứng vững và phát triển. Qua nghiên cứu năng lực cạnh tranh của một số Ngân hàng trên thế giới có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Agribank) 2.1 Khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam có tên giao dịch quốc tế là Bank for Agricuture and Rural Development of Việt Nam, tên viết tắt là AGRIBANK. AGRIBANK hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, là DNNN hạng đặc biệt, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam. 1988 – 1990. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. 1990 – 1996. Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. 1996 – 2011. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK). 2011 – nay Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn. 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) 2.2.1 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn, tài sản và thị phần của Ngân hàng  Nguồn vốn: Nguồn vốn của Agribank năm 2012 đạt 556,674 nghìn tỷ đồng, tăng 122,343 tỷ đồng so với năm 2009, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%. Quy mô huy động vốn năm 2009-2012 của một số NHTM Nguồn: Báo cáo tổng kết của các NHTM từ 2009-2012. * Cơ cấu vốn: Xem xét cơ cấu vốn từ năm 2009 – 2012 cho thấy tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gửi ngoại tệ; vốn huy động từ dân cư liên tục tăng trưởng, tỷ trọng vốn huy động dân cư tăng mạnh, từ 47% năm 2007 lên 70,9% năm 2012; thiếu khả năng huy động các nguồn vốn trung, dài hạn. * Thị phần nguồn vốn: Agribank là NHTM có tổng nguồn vốn huy động lớn nhất so với các NHTM khác, năm 2012 đạt 556,674 tỷ đồng và là NHTM có thị phần lớn nhất về nguồn vốn huy động (15%), BIDV có thị phần 9%, Vietcombank 8% và Vietinbank 12%, các NHTM còn lại chiếm thị phần 56%.  Tài sản: Quy mô dư nợ của Agribank tăng trưởng đều qua các năm, năm 2012 là 480,452 nghìn tỷ đồng, tăng 126 nghìn tỷ đồng so với năm 2009. So với Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank có quy mô dư nợ lớn nhất. 434,331 474,941 505,792 556,674 203,298 251,924 244,838 331,116 220,436 339,699 422,955 460,082 169,464 208,391 241,619 303,987 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank Quy mô dư nợ giai đoạn 2009-2012 của Agribank Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank 2009-2012 * Cơ cấu dư nợ: Xem xét cơ cấu dư nợ cho thấy cho vay bằng VND luôn chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng vốn đầu tư tín dụng của toàn hệ thống; Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu tại địa bàn các thành phố lớn; Hoạt động cho vay hộ nông dân truyền thống là mảng nghiệp vụ chính và thể hiện rõ vai trò chủ đạo, chủ lực của mình trong đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn; Cho vay ngắn hạn tại Agribank luôn chiếm tỷ trọng trên 60%/tổng dư nợ toàn hệ thống, đạt 311 ngàn tỷ đồng (31/12/2012). 354,112 414,755 443,476 480,452 206,402 254,192 293,937 339,924 163,170 234,205 293,434 333,356 141,621 176,882 209,435 241,183 - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Agribank BIDV Vietinbank Vietcombank * Thị phần cho vay Tính đến thời điểm 31/12/2012, dư nợ của Agribank đạt 480 ngàn tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần dư nợ của Vietinbank và BIDV; cao gấp hơn 2 lần dư nợ của Vietcombank. 2.2.2 Năng lực tài chính * Vốn chủ sở hữu: Đến 31/12/2012, vốn và các quỹ của Agribank đạt 43,733 tỷ đồng, tăng 17,241 tỷ đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng 65%. Qua các năm 2009-2012 cho thấy Agribank dẫn đầu về vốn chủ sở hữu so với 4 Ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước, đây là một trong những yếu tố góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank. * Khả năng sinh lời: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận Tổng thu nhập qua các năm 2009-2011 đều tăng trưởng song năm 2012 có sự sụt giảm đạt 28,372 tỷ đồng, thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trên 80%, thu dịch vụ chỉ chiếm khoảng xấp xỉ 10%. Lợi nhuận của Agribank tăng đều qua các năm 2009-2011 và giảm nhẹ vào năm 2012 đạt 3,255 tỷ đồng. ROA, ROE Tỷ lệ ROA và ROE năm 2012 của Agribank lần lượt là 0.55% và 8.1% chưa đạt theo mức thông lệ (ROA≥1%, ROE≥15%) và thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của hệ thống Ngân hàng năm 2012 (ROA là 0.79% và ROE là 10.34%). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM: Tỷ lệ NIM của Agribank năm 2012 là 2.18% thấp nhất trong số các NHTM có vốn Nhà nước: Vietcombank là 3.41%, BIDV là 2.65% và Vietinbank là 3.13%. * Chất lượng tài sản: Tổng tài sản của Agribank năm 2012 đạt 617,859 tỷ đồng (tương đương 20%GDP), tăng 10% so với năm 2011, là NHTM có quy mô tổng tài sản lớn nhất, tiếp sau là Vietinbank, BIDV và Vietcombank; nhưng tốc độ tăng tổng tài sản năm 2012 thấp hơn BIDV (tăng 19,3%) và Vietcombank (tăng 18%), cao hơn Vietinbank (tăng 3,1%). Nợ xấu Đến 31/12/2012, nợ xấu toàn hệ thống là 27,775 tỷ đồng, tăng 330 tỷ đồng so với 31/12/2011, chiếm tỷ lệ 5.68%/tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ nợ xấu tăng cao, từ 2.62%/tổng dư nợ trong năm 2009 lên 3.75% năm 2010 và đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu lên tới 6.19%. * Bảo đảm an toàn Hệ số an toàn vốn(CAR): Tỷ lệ CAR của Agribank đã tăng trưởng đều qua các năm từ 4.79% năm 2009 lên 9.49% năm 2012. Tỷ lệ CAR của toàn hệ thống Ngân hàng năm 2012 là 13.75% trong đó khối Quỹ tín dụng Nhân dân có tỷ lệ cao nhất là 38.83%, khối NHTM Nhà nước là 10.28%. Như vậy, tỷ lệ CAR của Agribank thấp hơn mức chung của toàn ngành. Dự phòng rủi ro tín dụng Năm 2012, Agribank trích dự phòng rủi ro 9,588 tỷ đồng, giảm so với năm 2011.Chi phí DPRR của Agribank là lớn nhất so với 4 NHTM có cổ phần Nhà nước do Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất so với các Ngân hàng còn lại. Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng/Nợ xấu của Agribank năm 2012 là 35% và cũng thấp nhất trong 4 Ngân hàng còn lại. * Khả năng thanh khoản Khả năng chi trả tăng cao do nguồn vốn tăng khá, tín dụng tăng chậm nên thanh khoản của Agribank khá dồi dào, lượng tiền gửi tại NHNN liên tục tăng cao. Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn năm 2012 đạt 21%, giảm 4,4% so với năm 2011 (quy định tối đa là 30%) tuy đã thấp hơn nhiều so với qui định nhưng ở đây mang tính thời điểm khi mà thanh khoản của Agribank hiện đang tăng lên. Tỷ lệ cấp tín dụng/Vốn huy động qua các năm 2009-2012 của Agribank đều trên 80%. Việc Agribank có tỷ lệ cấp tín dụng/Vốn huy động ở mức cao trên 80% đã tác động ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và các tỷ lệ an toàn hoạt động. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và nguồn vốn của Agribank có chiều hướng giảm rõ rệt, nhất là 2 năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn có xu hướng tăng dần nhiều hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. 2.2.3 Hệ thống kênh phân phối Tính đến 31/12/2012, Agribank có 144 chi nhánh loại I, loại II ; 791 chi nhánh loại 3; 1,330 Phòng giao dịch; 02 điểm giao dịch và 01 chi nhánh tại Campuchia, 01 Sở giao dịch, 03 đơn vị sự nghiệp. Hiện tại, Agribank có hệ thống kênh phân phối hiện đại gồm kênh phân phối Mobile Banking, kênh phân phối qua máy ATM và mạng lưới EDC/POS, kênh phân phối qua Internet... 2.2.4 Chất lượng dịch vụ Đến 31/12/2012, hệ thống Agribank cung cấp đến khách hàng tổng số 198 SPDV phân chia theo 10 nhóm sản phẩm dịch vụ, cơ bản đáp ứng nhu cầu về dịch vụ ngân hàng theo mặt bằng chung tại thị trường Việt Nam: Nhóm sản phẩm tiền gửi, Nhóm sản phẩm cấp tín dụng, Nhóm sản phẩm dịch vụ tài khoản và thanh toán quốc tế, Nhóm sản phẩm Treasury, Nhóm sản phẩm đầu tư, Nhóm sản phẩm thẻ, Nhóm sản phẩm Ngân hàng điện tử, (E-Banking), Nhóm sản phẩm dịch vụ Ngân quỹ và quản lý tiền tệ, Nhóm sản phẩm khác. 2.2.5 Thương hiệu Thương hiệu Agribank được quảng bá sâu rộng, hiệu quả, khẳng định uy tín của một doanh nghiệp lớn, tạo ấn tượng đối với khách hàng. Agribank cũng đã đạt rất nhiều các Giải thưởng uy tín do các tổ chức trong và ngoài nước tặng như: Ngân hàng duy nhất nằm trong “TOP 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam”, Bảng xếp hạng TOP 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 –VNR500, “Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN” và “Thương hiệu nổi tiếng ASEAN năm 2012”, Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2011, Cup Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ, Ngân hàng thanh toán đạt chuẩn STP, Ngân hàng xử lý thanh toán đạt chuẩn tự động cao... 2.3 Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và
Luận văn liên quan