Cạnh tranh là một vấn đề được đề cập thường xuyên trên các diễn đàn
kinh tế thời gian gần đây. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO năm 2006, theo cam kết giữa Việt Nam và các nước thành
viên, đến năm 2010 các ngân hàng nước ngoài sẽ được thực hiện hầu hết các
dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước.
Để bắt kịp với trình độ phát triển cũng như tốc độ phát triển của các định
chế tài chính quốc tế, hòa mình vào xu hướng hiện đại hóa ngày càng sâu rộng,
đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải có giải pháp, hướng đi
đúng và nỗ lực rất nhiều để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt là hệ
thống Ngân hàng thương mại cổ phần còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương là ngân hàng TMCP đầu tiên của
cả nước được thành lập năm 1987 với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
Qua 20 năm hoạt động, Saigonbank đã vượt qua những thời kỳ khó khăn, chuyển
đối của nền kinh tế đất nước và của ngành tài chính ngân hàng, từng bước tăng
trưởng đều so với mức bình quân chung của Ngành và nhiều năm liền được
Ngân hàng Nhà nước xếp loại A. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay Saigonbank
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ sự lớn mạnh của các ngân hàng
trong nước và cả các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Do đó, để tiếp tục phát triển bền vững, Saigonbank đã và đang đặt ra mục tiêu
nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc hướng tới những tiêu chí cụ thể như:
tăng cường khả năng huy động và sử dụng vốn; triển khai các sản phẩm dịch vụ
mới; nâng cao tỷ suất sinh lời, bảo đảm khả năng phòng chống rủi ro
16 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một vấn đề được đề cập thường xuyên trên các diễn đàn
kinh tế thời gian gần đây. Đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới WTO năm 2006, theo cam kết giữa Việt Nam và các nước thành
viên, đến năm 2010 các ngân hàng nước ngoài sẽ được thực hiện hầu hết các
dịch vụ ngân hàng như một ngân hàng trong nước.
Để bắt kịp với trình độ phát triển cũng như tốc độ phát triển của các định
chế tài chính quốc tế, hòa mình vào xu hướng hiện đại hóa ngày càng sâu rộng,
đòi hỏi hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam phải có giải pháp, hướng đi
đúng và nỗ lực rất nhiều để nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt là hệ
thống Ngân hàng thương mại cổ phần còn non trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương là ngân hàng TMCP đầu tiên của
cả nước được thành lập năm 1987 với trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh.
Qua 20 năm hoạt động, Saigonbank đã vượt qua những thời kỳ khó khăn, chuyển
đối của nền kinh tế đất nước và của ngành tài chính ngân hàng, từng bước tăng
trưởng đều so với mức bình quân chung của Ngành và nhiều năm liền được
Ngân hàng Nhà nước xếp loại A. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay Saigonbank
đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ sự lớn mạnh của các ngân hàng
trong nước và cả các ngân hàng nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Do đó, để tiếp tục phát triển bền vững, Saigonbank đã và đang đặt ra mục tiêu
nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc hướng tới những tiêu chí cụ thể như:
tăng cường khả năng huy động và sử dụng vốn; triển khai các sản phẩm dịch vụ
mới; nâng cao tỷ suất sinh lời, bảo đảm khả năng phòng chống rủi ro.
ii
Xuất phát từ tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, tôi chọn đề tài “Nâng cao năng lực
cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh của NHTM
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Công
thương
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP
Sài Gòn Công thương
iii
Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại
Có nhiều cách để định nghĩa về ngân hàng thương mại, có thể định nghĩa
về ngân hàng thương mại trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp:
“Ngân hàng thương mại là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các
dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh
toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì một tổ chức kinh
doanh nào trong nền kinh tế”.
1.1.2. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại
1.1.2.1. Huy động vốn
* Tiền gửi và các nghiệp vụ tiền gửi: tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức và
dân cư.
* Tiền vay và các nghiệp vụ tiền vay: Vay NHTW, vay trên thị trường
vốn, vay các TCTD khác.
1.1.2.2. Sử dụng vốn
* Hoạt động tín dụng: Đây là hoạt động sử dụng nguồn tiền mà ngân hàng
quản lý được của tổ chức, cá nhân để tài trợ cho nền kinh tế theo phương thức tín
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng và tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
* Hoạt động đầu tư: đầu tư vào tổ chức kinh tế như góp vốn, mua cổ phần
của doanh nghiệp và các TCTD khác; đầu tư vào chứng khoán của Chính phủ,
của các ngân hàng, các công ty tài chính...
iv
1.1.2.3. Hoạt động khác
- Dịch vụ thanh toán, dịch vụ quản lý ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối trên
thị trường trong nước và quốc tế, dịch vụ ủy thác, tư vấn trong các lĩnh vực liên
quan đến hoạt động ngân hàng, dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán, dịch vụ
bảo hiểm, dịch vụ đại lý...
1.2. Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Khái niệm
- Cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng là sự ganh đua giữa các chủ thể ngân
hàng bằng cách sử dụng tổng hợp các thủ pháp, các yếu tố bên trong và bên
ngoài ngân hàng nhằm dành được phần thắng trên thị trường, đạt được mục tiêu
kinh doanh cao hơn các đối thủ khác.
- Năng lực cạnh tranh của NHTM
Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra,
duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được
mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm
bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua
những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.
- Đặc trưng trong năng lực cạnh tranh giữa các ngân hàng
o Các NHTM luôn cạnh tranh gay gắt và hợp tác với nhau để mở rộng thị
trường và thu hút khách hàng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
o Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh,
tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống.
o Hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở tín nhiệm rất cao và sự ảnh hưởng
trên phạm vi rộng lớn.
v
o Cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường chịu sự giám sát thường
xuyên của NHTW
o Cạnh tranh ngân hàng còn chịu sự tác động của môi trường bên ngoài
o Cạnh tranh ngân hàng chịu sự ảnh hưởng thường xuyên của thị trường
tài chính quốc tế
1.2.2 Các phương thức cạnh tranh của NHTM
- Cạnh tranh bằng lãi suất và phí
- Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ
- Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối
1.2.3 Các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của NHTM
- Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời có thể được phân tích thông qua những chỉ tiêu cụ thể như:
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE), các chỉ tiêu về khả năng huy động vốn, khả năng sử dụng vốn, khả năng
phát triển các sản phẩm dịch vụ
- Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro
Được thể hiện bằng qui mô vốn chủ sở hữu lớn, trích lập dự phòng phòng rủi
ro đầy đủ, các rủi ro (về tín dụng, hối đoái, thanh khoản,) thấp và được kiểm
soát tốt.
Quy mô vốn chủ sở hữu được xác định như sau:
Quy mô vốn chủ sở hữu =
Tổng vốn chủ sở hữu
* 100%
Tổng nguồn vốn
Qui mô vốn chủ sở hữu càng lớn thì an toàn của ngân hàng càng cao. Tuy
nhiên giới hạn tối thiểu của vốn chủ sở hữu phải tuân thủ theo qui định của Hiệp
định Basel:
vi
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) =
Vốn tự có
x 100%
Tổng tài sản "Có" rủi ro
Theo qui định này và thông lệ quốc tế hiện hành, hoạt động kinh doanh
ngân hàng được coi là an toàn khi tỷ lệ CAR đạt tối thiểu 8%.
Việc trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ thể hiện ở qui mô của quĩ dự phòng
phải đảm bảo bù đắp tổn thất và được đo lường như sau:
Qui mô quỹ dự phòng rủi ro =
Quỹ dự phòng rủi ro
Tổn thất
Mức dự phòng rủi ro được trích lập theo mức độ rủi ro của các khoản đầu
tư, tỷ lệ rủi ro của các khoản đầu tư càng tăng, mức trích lập dự phòng cũng phải
tăng theo và được xác định như sau:
Mức độ dự phòng rủi ro =
Tổng mức dự phòng rủi ro
Tổng dư nợ
Rủi ro về nợ xấu, ngoại hối, khả năng thanh khoản ở mức thấp và được
kiểm soát:
o Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
của ngân hàng.
o Để tránh rủi ro về tỷ giá ngoại hối các ngân hàng thường sử dụng các
sản phẩm phái sinh như: hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hợp đồng
mua bán ngoại tệ tương lai, hợp đồng mua bán ngoại tệ quyền chọn
- Khả năng thanh khoản:
Khả năng thanh khoản của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu
như tỷ lệ khả năng chi trả (tài sản có có thể thanh toán ngay /tài sản nợ phải
vii
thanh toán ngay), khả năng thanh toán tức thì, khả năng thanh toán nhanh, đánh
giá định tính về năng lực quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại,
đặc biệt là khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
1.2.4 bằng mô hình SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM
C¸c ®iÓm m¹nh
(S)
C¸c ®iÓm yÕu
(W)
C¸c c¬ héi (O) Ph©n tÝch S - O
Ph¸t huy c¸c ®iÓm m¹nh
nh- thÕ nµo ®Ó tËn dông
tèt c¸c c¬ héi
Ph©n tÝch W- O
Kh¾c phôc c¸c ®iÓm yÕu
nh- thÕ nµo ®Ó tËn dông tèt
c¸c c¬ héi
C¸c Th¸ch thøc (T) Ph©n tÝch S- T
Sö dông ®iÓm m¹nh nh-
thÕ nµo ®Ó chèng l¹i c¸c
th¸ch thøc ®èi víi viÖc
thùc hiÖn môc tiªu vµ ®Ó
theo ®uæi c¸c c¬ héi
Ph©n tÝch W-T
Kh¾c phôc ®iÓm yÕu nh-
thÕ nµo ®Ó chèng l¹i c¸c
th¸ch thøc ®èi víi viÖc thùc
hiÖn môc tiªu vµ theo ®uæi
c¸c c¬ héi
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của NHTM
- Môi trường vi mô:
Môi trường vi mô gồm: Bản thân ngân hàng thương mại, các ngân hàng
hiện tại, các ngân hàng mới, khách hàng, dịch vụ mới thay thế của các trung gian
tài chính khác.
- Môi trường vĩ mô:
Môi trường vĩ mô bao gồm: môi trường kinh tế, văn hoá – xã hội, môi
trường tự nhiên, vai trò của Chính phủ, hệ thống pháp luật và chính trị.
viii
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG
2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thƣơng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (gọi tắt là Sài Gòn Công thương
ngân hàng) là ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước có trụ sở chính tại Thành
phố Hồ Chí Minh, ra đời ngày 16/10/1987, trước khi có Luật công ty và Pháp
lệnh ngân hàng, với thời gian hoạt động là 50 năm.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
- Hội đồng quản trị: Đến 31/12/2007, số thành viên của HĐQT ngân hàng
gồm 01 Chủ tịch và 05 Ủy viên.
- Ban kiểm soát: Thành viên Ban kiểm soát gồm có 01 trưởng ban và 02
ủy viên.
- Ban Tổng giám đốc: là cơ quan chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh
của ngân hàng; đồng thời kiểm tra, đánh giá việc thực hiện của các chi nhánh về
các chỉ tiêu, công việc do Hội đồng quản trị giao.
- Các phòng ban: Gồm 02 khối, khối hỗ trợ điều hành tổng hợp có 05
phòng, khối giao dịch khách hàng gồm 4 phòng.
2.1.3 Tình hình hoạt động năm 2007
Năm 2007, Saigonbank không ngừng tăng trưởng và phát triển các hoạt
động nghiệp vụ, được ngân hàng Nhà nước xếp loại A, kết quả hoạt động kinh
doanh hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu như nguồn vốn huy động, dư
nợ cho vay, lợi nhuận...do Đại hội đồng cổ đông giao với mức tăng trưởng bình
quân 35-40%.
ix
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh
2.2.1 Lãi suất và phí
Về lãi suất huy động vốn, Saigonbank thường áp dụng mức lãi suất cao so
với các NHTM khác.
Về lãi suất cho vay, Saigonbank áp dụng mức lãi suất cho vay tương đối
cạnh tranh so với mặt bằng của một số NHTMCP khác.
Do vậy mức chênh lệch lãi suất đầu ra so với đầu vào của Saigonbank thấp
hơn nhiều so với các ngân hàng còn lại, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Ngân hàng nhưng thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch.
2.2.2 Chất lượng dịch vụ
Giai đoạn 2003-2007, Saigonbank đã chú trọng nâng cao chất lượng dịch
vụ bằng cách phát triển thêm nhiều sản phẩm dịch vụ như phát hành thẻ Saigon
Bankcard, các dịch vụ ngân hàng điện tử, kết nối Online các chi nhánh trong
toàn hệ thống.
Đến 31/12/2007, Saigonbank đã lắp đặt 73 máy thanh toán tại điểm bán
hàng (EFTPOS), 250 máy rút tiền tự động ATM, đã và đang triển khai dịch vụ ngân
hàng qua điện thoại (Tel Banking), dịch vụ home banking, internet banking.
2.2.3 Hệ thống kênh phân phối
Từ năm 2003-2007, Mạng lưới hoạt động của ngân hàng được mở rộng từ
chỗ 18 chi nhánh/phòng giao dịch (cuối năm 2003) lên đến 50 Chi nhánh/ phòng
giao dịch (cuối năm 2007) có mặt ở hầu hết các tỉnh thành phố trọng điểm kinh
tế của cả nước, 01 trung tâm thẻ, 01 Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản.
2.2.4 Khả năng sinh lời
- Tỷ suất lợi nhuận:
x
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản có (ROA) ở mức khá đồng đều qua các
năm từ 2003-2007 cho thấy việc sử dụng tài sản bao gồm cả tài sản sinh lời và
tài sản không sinh lời đã mang lại hiệu quả, tốc độ mở rộng qui mô hoạt động
trong thời gian qua là phù hợp, đánh dấu giai đoạn Ngân hàng hoạt động ổn định.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 48% so với năm 2006,
tăng 3,6 lần so với năm 2003, chỉ tiêu ROE giảm 21% so với năm 2006, giảm
15% so với năm 2003. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của Saigonbank so với một số
NHTMCP ở mức thấp.
- Huy động và sử dụng vốn:
Chỉ tiêu dư nợ cho vay hoàn thành vượt mức kế hoạch với tốc độ tăng
trưởng bình quân 30-40%/năm. Chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu
chiếm 0,47% trong tổng dư nợ cho vay, đạt kế hoạch đại hội đồng cổ đông đề ra
(dưới 2%) và luôn thấp hơn chỉ tiêu đặt ra của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, nếu so sánh với một số NHTMCP khác như Á Châu,
Sacombank,v.vnguồn vốn huy động của Saigonbank xét về các mặt như huy
động của toàn hệ thống, bình quân tại một chi nhánh, bình quân mỗi cán bộ nhân
viên còn thấp.
- Khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương hoạt động chủ yếu là các nghiệp
vụ ngân hàng truyền thống như thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế. Ngân
hàng cũng bước đầu triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ
thanh toán, dịch vụ ngân hàng qua mạng điện thoại, mạng Internet
2.2.5 Khả năng phòng ngừa và chống đỡ rủi ro
- Quy mô vốn chủ sở hữu:
xi
o Năm 2007 tổng vốn chủ sở hữu của Ngân hàng mới đạt 1.261 tỷ đồng,
thấp hơn hầu hết các NHTMCP khác.
o Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu qua các năm tuy có tăng nhưng bình quân còn
ở mức thấp
o Không có nhiều cổ đông lớn trong nước và nước ngoài cũng là một
nguyên nhân làm cho Ngân hàng gặp khó khăn trong việc tăng vốn điều
lệ.
o khả năng cung ứng vốn cho khách hàng của Saigonbank là khá thấp, nhất
là đối với các dự án đầu tư, xây dựng, mở rộng kinh doanh đòi hỏi mức
vốn đầu tư lớn
o Vấn đề hợp tác trong kinh doanh như cho vay hợp vốn, đồng tài trợ là một
điểm yếu của Ngân hàng
o Hệ số an toàn vốn của Ngân hàng tăng dần qua các năm phù hợp với mức
tối thiểu 8% theo tiêu chuẩn của Basle. Năm 2007, tỷ lệ an toàn vốn
(CAR) của Saigonbank đạt 15.53%
o Nợ xấu của Ngân hàng được khống chế ở mức thấp dưới 1% từ năm 2003-
2007 mặc dù tốc độ tăng trưởng tín dụng cao qua các năm, số liệu về tỷ lệ
nợ xấu qua các năm đã thể hiện chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ
nợ xấu đạt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra (dưới 2%).
Tuy nhiên, cũng như hầu hết các ngân hàng khác, Saigonbank vẫn chưa
lập ra phòng Nghiên cứu rủi ro, hoạt động mang tính độc lập, hệ thống thông tin
khách hàng nhìn chung còn yếu kém.
- Khả năng thanh khoản:
Đến thời điểm cuối năm 2007, khả năng thanh khoản của Saigonbank ở
mức an toàn và trong tầm kiểm soát của Ngân hàng
xii
2.3 Bằng mô hình SWOT đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng TMCP Sài gòn Công thƣơng
2.3.1 Cơ hội
Một là, Chính phủ và NHNN đang nới lỏng dần một số chính sách quản lý
mục đích trao quyền tự chủ đối với các ngân hàng thương mại.
Hai là, cơ hội phát triển các dịch vụ tài chính tại Việt Nam.
Ba là, cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần lớn nhất của Saigonbank là Văn
phòng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ lợi thế này, Saigonbank có cơ
hội tiếp cận với các khách hàng lớn là các Tổng công ty, các dự án trọng điểm
của thành phố.
Bốn là, cơ hội mở rộng chi nhánh, mở rộng thị phần đến các tỉnh thành
trong cả nước.
Năm là, cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế với các ngân hàng nước ngoài.
Sáu là, cơ hội sáp nhập với các ngân hàng TMCP khác để khắc phục điểm
yếu, bổ sung thế mạnh, chiếm lĩnh thị trường rộng hơn.
2.3.2 Thách thức
Một là, áp lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại và các TCTD khác
hiện có mặt trên thị trường ngày càng lớn.
Hai là, áp lực cạnh tranh do gia nhập của các ngân hàng nước ngoài vào
thị trường Việt Nam trong thời gian tới.
Ba là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng các giao dịch vốn và rủi ro cho
ngân hàng.
Bốn là, sự rời bỏ của các cán bộ, nhân viên ngân hàng trước các chính
sách thu hút nhân tài của các ngân hàng đối thủ.
xiii
2.3.3 Điểm mạnh
Một là, Saigonbank là một NHTMCP được thành lập đầu tiên ở Việt Nam
(từ năm 1987) nên có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng tại Việt Nam.
Hai là, trụ sở chính của Saigonbank đặt tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh,
trung tâm kinh tế-tài chính-ngân hàng lớn nhất cả nước.
Ba là, Saigonbank đã tạo được chữ tín với khách hàng và có một lượng
khách hàng ổn định trong nhiều năm qua, nhiều khách hàng truyền thống có
năng lực tài chính tốt như Tổng công ty Điện lực VN, Công ty TNHH 1 thành
viên Du lịch – thương mại Kỳ Hòa, Công ty TNHH 1 thành viên Dầu khí Thành
phố Hồ Chí Minh....
Bốn là, quy trình nghiệp vụ và thủ tục cho vay của ngân hàng tương đối chặt chẽ.
Năm là, Saigonbank đã thành lập ra Công ty quản lý và khai thác tài sản từ
năm 2002, là công ty được thành lập đầu tiên trong hệ thống NHTMCP Việt
Nam mục đích để tập trung đầu mối khai thác, quản lý và xử lý tài sản xiết nợ.
2.3.4 Điểm yếu
Một là, năng lực tài chính của Saigonbank còn thấp.
Hai là, vốn huy động còn thấp. Điều này hạn chế việc cung ứng vốn cho
hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác.
Ba là, mạng lưới chi nhánh của ngân hàng còn mỏng, thị phần còn nhỏ bé.
Bốn là, chiến lược kinh doanh của Saigonbank còn chung chung, mang tính
thụ động, đối phó, chưa thực sự mang tính chiến lược dài hạn.
Năm là, chưa áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế vào hoạt động.
Sáu là, công tác tổ chức, quản lý nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế.
Bảy là, hoạt động Marketing ngân hàng chưa được ngân hàng chú trọng.
xiv
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NHTMCP SÀI GÒN CÔNG THƢƠNG
3.1. Xu hƣớng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2010
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2010, về cơ bản hoàn thành cơ cấu lại NHTM VN; các NHTM
VN phải khẳng định được khả năng cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng
nước ngoài. Các hệ số an toàn và tiêu chuẩn quản trị hoạt động ngân hàng cơ bản
đã đáp ứng được chuẩn mực quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Tăng năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành ngân hàng, năng lực
cung cấp dịch vụ ngân hàng, năng lực công nghệ ngân hàng.
3.2. Định hƣớng phát triển của NHTMCP Sài gòn Công thƣơng đến
năm 2010
Từ nay đến năm 2010, phát triển Saigonbank theo hướng hiện đại, phấn đấu
trở thành một trong 5 NHTMCP mạnh của VN dựa trên cơ sở công nghệ và trình
độ quản lý tiên tiến, áp dụng các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân
hàng, cụ thể:
- Xây dựng đề án, chiến lược phát triển Saigonbank đến năm 2010 và tầm nhìn
2020.
- Sắp xếp lại mô hình, cơ cấu tổ chức hoạt động cho phù hợp với yêu cầu hiện đại
hóa công nghệ và áp dụng chuẩn mực quản trị tốt nhất
- Củng cố mạng lưới hoạt động hiện có, phát triển mạng lưới chi nhánh tại các tỉnh,
thành phố lớn trong cả nước.
xv
- Tăng quy mô vốn tự có theo chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu theo tiêu chuẩn quốc tế,
các chuẩn mực của NHNN và chính phủ quy định từng thời kỳ. Phấn đấu tăng vốn điều lệ
đạt mức tối thiểu 1.500 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010.
- Tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực vận hành công nghệ tiên tiến và
quản trị ngân hàng theo chuẩn quốc tế
- Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống thanh toán để hỗ trợ quản trị
ngân hàng hiện đại và phát triển dịch vụ ngân hàng mới.
- Nghiên cứu triển khai các dịch vụ mới dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến để đa
dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng.
3.3 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
- Nhóm giải pháp tăng khả năng sinh lời
o Tăng quy mô vốn chủ sở hữu
o Quản lý rủi ro
o Đẩy mạnh huy động vốn
o Sử dụng vốn hiệu quả
o Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ
- Giải pháp giảm thiểu rủi ro
- Giải pháp mở rộng mạng lưới chi nhánh
- Giải pháp đầu tư phát triển công nghệ
- Giải pháp quản trị nguồn nhân lực
- Giải pháp xây dựng văn hóa ngân hàng
- Giải pháp chú trọng công tác Marketing:
- Giải pháp tăng cường hợp tác
4.3. Một số kiến nghị
- Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Kiến nghị đối với Chính phủ và các Cơ quan quản lý có liên quan
xvi
KẾT LUẬN
Trong phạm vi đối tượng và mục đích nghiên cứu của đề tài, luận văn đã
hoàn t