Thị trường viễn thông hiện đã ở giai đoạn bão hòa, tính đến thời điểm này có
6 nhà mạng di động đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động là gồm: Mobifone,
Vinaphone, Viettel, Vietnamobile, S-Fone và Gmobile (EVN Telecom đã sáp nhập
vào Viettel năm 2011) nhưng chỉ có 3 nhà mạng là Mobifone, Vinaphone, Viettel
đang phát triển và tăng trưởng, các mạng còn lại đều đang trong giai đoạn cực kỳ khó
khăn, không có khả năng cạnh tranh.
Sau nhiều năm Mobifone luôn dẫn đầu các mạng về chất lượng dịch vụ, 6
năm liền được bình chọn là mạng di động được ưa chuộng nhất, 3 năm liền là mạng
di động có chất lượng tốt nhất. Nhưng đến năm 2011, Viettel đã gửi văn bản lên Cục
Quản lý chất lượng CNTT-TT (Bộ TT&TT) đề nghị được nâng mức chỉ tiêu chất
lượng dịch vụ mà mạng này công bố lên, để trở thành mạng có cam kết chất lượng
cao nhất so với tất cả các mạng di động của Việt Nam. Năm 2012 chất lượng dịch vụ
của mạng Vinaphone đạt chỉ tiêu chất lượng thoại cao nhất so với tất cả các mạng di
động được tiến hành đo kiểm định kỳ trong năm 2012 do Cục Viễn thông (Bộ
TT&TT) tiến hành. Như vậy, thế mạnh chính của của MobiFone trên luôn gắn với
mạng di động có chất lượng tốt nhất đang dần bị các đối thủ cạnh tranh bắt kịp và
vượt qua qua.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đòi hỏi ngành viễn thông Việt Nam phải đổi
mới để hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường trong
nước ngày càng cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng, nếu chỉ bằng những bước đi
tuần tự như thời gian qua thì VMS - Mobifone sẽ rất khó đạt được các chỉ tiêu phát
triển trong các năm tiếp theo, điều này được thực hiện bằng cạnh tranh bằng dịch vụ
giá trị gia tăng.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài ”Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ
giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS)” được học viên lựa chọn làm đề
tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ.
11 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
----------------
HOÀNG THỊ HẢI
N¢NG CAO N¡NG LùC C¹NH TRANH CUNG CÊP DÞCH Vô
GI¸ TRÞ GIA T¡NG CñA C¤NG TY TH¤NG TIN DI §éNG
(VMS) Tõ NAY §ÕN N¡M 2020
Chuyªn ngµnh: qu¶n trÞ kinh DOANH NGHIÖP
Hµ Néi - 2013
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thị trường viễn thông hiện đã ở giai đoạn bão hòa, tính đến thời điểm này có
6 nhà mạng di động đang cung cấp dịch vụ viễn thông di động là gồm: Mobifone,
Vinaphone, Viettel, Vietnamobile, S-Fone và Gmobile (EVN Telecom đã sáp nhập
vào Viettel năm 2011) nhưng chỉ có 3 nhà mạng là Mobifone, Vinaphone, Viettel
đang phát triển và tăng trưởng, các mạng còn lại đều đang trong giai đoạn cực kỳ khó
khăn, không có khả năng cạnh tranh.
Sau nhiều năm Mobifone luôn dẫn đầu các mạng về chất lượng dịch vụ, 6
năm liền được bình chọn là mạng di động được ưa chuộng nhất, 3 năm liền là mạng
di động có chất lượng tốt nhất. Nhưng đến năm 2011, Viettel đã gửi văn bản lên Cục
Quản lý chất lượng CNTT-TT (Bộ TT&TT) đề nghị được nâng mức chỉ tiêu chất
lượng dịch vụ mà mạng này công bố lên, để trở thành mạng có cam kết chất lượng
cao nhất so với tất cả các mạng di động của Việt Nam. Năm 2012 chất lượng dịch vụ
của mạng Vinaphone đạt chỉ tiêu chất lượng thoại cao nhất so với tất cả các mạng di
động được tiến hành đo kiểm định kỳ trong năm 2012 do Cục Viễn thông (Bộ
TT&TT) tiến hành. Như vậy, thế mạnh chính của của MobiFone trên luôn gắn với
mạng di động có chất lượng tốt nhất đang dần bị các đối thủ cạnh tranh bắt kịp và
vượt qua qua.
Trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đòi hỏi ngành viễn thông Việt Nam phải đổi
mới để hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường trong
nước ngày càng cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà mạng, nếu chỉ bằng những bước đi
tuần tự như thời gian qua thì VMS - Mobifone sẽ rất khó đạt được các chỉ tiêu phát
triển trong các năm tiếp theo, điều này được thực hiện bằng cạnh tranh bằng dịch vụ
giá trị gia tăng.
Xuất phát từ lý do trên, đề tài ”Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ
giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS)” được học viên lựa chọn làm đề
tài nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận về năng lực cạnh tranh, sự cần thiết phải nâng cao
năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty VMS;
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị
gia tăng của Công ty VMS.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch
vụ giá trị gia tăng của Công ty VMS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng
của Công ty VMS;
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty VMS trong đó tập trung đánh giá trong lĩnh vực
cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, tác giả sẽ sử dụng nhiều các phương pháp nghiên cứu cả định
lượng và định tính bao gồm:
- Phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê, tổng hợp, phương pháp chuyên
gia trong đó tổng hợp, trích dẫn, kế thừa một số các công trình nghiên cứu trước của
các học giả, các số liệu phản ảnh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty VMS và
các đối thủ cạnh tranh
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Học viên thiết kế các phiếu điều tra,
khảo sát, đối tượng là các nhà quản lý, các khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia
tăng của các nhà mạng của Mobifone, Vinaphone, Vietel để nhìn nhận, đánh năng lực
cạnh tranh dịch vụ GTGT của Mobifone.
- Nguồn dữ liệu:
+ Nguồn dữ liệu thứ cấp: số liệu bên trong doanh nghiệp từ phòng ban công ty,
website Công ty, Số liệu bên ngoài doanh nghiệp lấy từ số liệu báo cáo của Bộ
TT&TT, Cục Viễn thông, Tập đoàn VNPT, Hiệp hội, sách báo, internet và các công
trình nghiên cứu trước.
+ Nguồn dữ liệu sơ cấp: Sử dụng mẫu điều tra, phỏng vấn các nhà quản lý và
các khách hàng thông qua thiết kế các mẫu phiếu điều tra. Phỏng vấn, lấy ý kiến đánh
giá của các nhà quản lý, các khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng của các nhà
mạng.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo luận văn được
kết cấu thành 4 chươn:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chương 3. Thực trạng năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng
của Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone).
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ
giá trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS-Mobifone).
Trong chương 1 tác giả đã đọc và tìm hiểu một số các sách tham khảo, các
luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ có liên quan đến vấn đề cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh cấp ngành, cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ, trong
đó nghiên cứu kỹ một số nghiên cứu có liên quan trong lĩnh vực viễn thông, từ đó
đánh giá những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế của các nghiên cứu trước
đây, cụ thể như:
- Sách tham khảo ”Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại
Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế ” của TS. Nguyễn Vinh Thanh, NXB Lao
động – xã hội (2005), ”Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế”: của TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Chính trị Quốc gia (2006),
”Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” của tác giả
Trần Sửu, NXB lao động (2006).
- Luận án ”Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam trong điều kiện Việt nam là thành viên của WTO” của TS. Trần Thị
Anh Thư năm 2012...
- Luận văn Nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ kênh thuê
riêng tại Công ty viễn thông liên tỉnh” của tác giả Nguyễn Anh Ngọc, luận văn Thạc
sỹ Học viện bưu chính viễn thông năm 2011”,
- Luận văn “Một số giải pháp maketing phát triển dịch vụ GTGT của Công ty
dịch vụ viễn thông Vinaphone” của tác giả Phạm Thị Lan, luận văn Thạc sỹ Học viện
bưu chính viễn thông năm 2011”
Tuy nhiên mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp hay mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có
những đặc thù riêng, nên việc đánh giá năng lực cạnh tranh cũng có những điểm khác
biệt.
Đối với dịch vụ GTGT trong lĩnh vực thông tin di động, với đặc thù riêng là
dịch vụ làm tang thêm giá trị cho các thuê bao di động, mới chỉ xuất hiện vài năm gần
đây tại Việt Nam và đang phát triển rất nhanh chóng phù hợp với xu hướng công
nghệ và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ về các dịch vụ
thông tin giải trí, ca nhạc, game, tiện íchSau khi tìm hiểu tác giả nhận thấy nghiên
cứu ”Nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty
Thông tin di động (VMS)” là một nghiên cứu mới, không trùng lặp với các nghiên
cứu trước đó nên đã chọn đề tài cho luận văn Thạc sỹ, Luận văn thể hiện được điểm
mới đó là:
- Nêu và phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ giá
trị gia tăng của Công ty Thông tin di động (VMS).
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ
giá trị gia tăng của doanh nghiệp, các giải pháp phù hợp với xu hướng của mới của thị
trường viễn thông quốc tế và trong khu vực trong lĩnh vực dịch vụ GTGT trong tình
hình thị trường cạnh tranh khốc liệt và áp lực từ dịch vụ thay thế là rất lớn.
Trong chương 2, tác giả đi vào vào tìm hiểu, nghiên cứu các cơ sở lý luận liên
quan: Thứ nhất về cạnh tranh như khái niệm, vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh, các
chức năng của cạnh tranh; Thứ hai về năng lực cạnh tranh như khái niệm năng lực
cạnh tranh, các cấp độ của năng lực cạnh tranh là năng lực cạnh tranh cấp quốc gia,
năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ và
mối quan hệ của các cấp độ cạnh tranh với nhau.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đó chính là năng lực cạnh tranh của sản
phẩm dịch vụ, trên cơ sở lý luận chung đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu năng lực
cạnh tranh dịch vụ GTGT trong lĩnh vực thông tin di động.
Đặc thù của cạnh tranh trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ GTGT mang tính chất
khu biệt, không phải cạnh tranh trực tiếp, do đặc thù của dịch vụ GTGT được thực
hiện cung cấp trên nền dịch vụ thông tin di động, nên mà các nhà mạng chỉ cung cấp
dịch vụ GTGT phục vụ cho các thuê bao của riêng mạng của mình.
Cạnh tranh dịch vụ GTGT chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và các
nhân tố bên trong. Các yếu tố bên ngoài tác động mạnh mẽ là các yếu tố thuộc môi
trường quốc tế như: Xu hướng quốc tế về phát triển công nghệ và dịch vụ: Xu hướng
sử dụng thông tin đa phương tiện, liên kết di động và internet đang được nhiều khách
hàng sử dụng thường xuyên, hệ thống này cho phép người sử dụng có cuộc gọi, nhắn
tin kèm theo phần tử đa phương tiện (như hình ảnh, âm thanh, văn bản...). Đồng thời
tác động là các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô như yếu tố kinh tế, yếu tố chính
trị và pháp luật, yếu tố văn hóa, xã hội, dân số và Các yếu tố thuộc môi trường cạnh
tranh: Áp lực cạnh tranh từ các nhà cung cấp, từ khách hàng, từ các đối thủ tiềm ẩn,
từ các đối thủ hiện tại và áp lực cạnh tranh từ dịch vụ thay thế. Các nhân tố bên
trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là các nhân tố thuộc
về năng lực của doanh nghiệp như năng lực quản lý và điều hành; tiềm lực vô hình
(giá trị, uy tín thương hiệu); Trình độ trang thiết bị công nghệ; năng lực maketing; cơ
cấu tổ chức, nguồn nhân lực; năng lực nghiên cứu và phát triển, năng lực hợp tác
trong nước và quốc tế;
Ngoài các yếu tố tác động nêu trên thì các yếu tố quan trọng tác động trực
tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đó là: chất lượng dịch vụ, giá
dịch vụ, tính đa dạng và độc đáo của dịch vụ, năng lực maketing, chăm sóc khách
hàng.
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ đề cập năng lực cạnh tranh dịch vụ so với các
đối thủ cạnh tranh cùng môi trường kinh doanh trong nước, để đánh giá năng lực cạnh
tranh dịch vụ GTGT, tác giả đề xuất sử dụng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh dịch vụ GTGT là các tiêu chí đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp ảnh
hưởng trực tiếp đến dịch vụ như:
- Thị phần của doanh nghiệp: Đánh giá thị phần của doanh nghiệp theo thuê
bao phản ánh lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường
- Thị phần theo số lượng thuê bao.
- Thị phần theo số lượng thuê bao 3G.
- Chất lượng dịch vụ GTGT: Đánh giá về năng lực mạng lưới; Trình độ công
nghệ hiện tại; Trình độ, năng lực của lao động tham giá quá trình cung cấp dịch vụ;
- Giá cước dịch vụ: Tiêu chí đánh giá về giá cao/thấp, tính linh hoạt trong định
giá dịch vụ, sự phù hợp việc cơ cấu giá gói cước theo thời gian, dung lượng...
- Tính đa dạng và độc đáo của dịch vụ: Đánh giá về số lượng dịch vụ GTGT,
mức độ tiên phong trong cung cấp dịch vụ GTGT của doanh nghiệp so với đối thủ
cạnh tranh
- Năng lực maketing: Năng lực maketing được đánh giá tổng thể trên năng lực
maketing của doanh nghiệp và hoạt động maketing dịch vụ:
- Công tác chăm sóc khách hàng: Đánh giá tính đa dạng của các hình thức
chăm sóc khách hàng mức độ phối hợp giữa các đơn vị có liên quan khi thực hiện
công tác.
Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ GTGT: Trong nghiên cứu
này, tác giả đã tham khảo và đề xuất sử dụng phương pháp chỉ số cạnh tranh để đánh giá
kết quả điều tra khảo sát theo nội dung: liệt kê các chỉ tiêu đánh giá, tầm quan trọng
các chỉ tiêu đối với năng lực cạnh tranh dịch vụ, mức độ và số điểm tương ứng với
từng mức độ đáp ứng của tiêu chí, xác định tổng số điểm phản ánh cho từng tiêu chí
và tổng điểm năng lực cạnh tranh dịch vụ GTGT so với các đối thủ.
Ngoài các cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá năng lực cạnh tranh sản
dịch vụ GTGT, tác giả cũng đã nghiên c ứu một số bài học kinh nghiệm của các
doanh nghiệp thành công trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm và
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Bài học kinh nghiệm rút ra trong chiến
lược kinh doah của Tập đoàn điện tử Sam sung – Hàn Quốc với thành công trong
việc nâng cao năng lực cạnh tranh của điện thoại thông minh (Smarthphone) Sam
sung với thương hiệu nổi tiếng là Iphone và bài học của Tập đoàn Viễn thông quân
đội Viettel trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ, kể từ khi
thành lập trong môi trường cạnh tranh đã có hai thương hiệu được khẳng định
Vinaphone và Mobifone nhưng Viettel vẫn có những chiến lược, cách đi riêng để
thành công như hiện nay. Từ các bài học kinh nghiệm đó, tác giả đã rút ra một số
bào học kinh nghiệm cho Công ty VMS trong quá trình khẳng định thương hiệu,
giữ vững vị thế kinh doanh của mình trên tất các các sản phẩm nói chung và dịch
vụ GTGT nói riêng
Trong chương 3, tác giả giới thiệu về Công ty Thông tin di động (VMS-
Mobifone), quá trình hình thành và phát triển, về cơ cấu tổ chức, một số thành tựu đạt
được, Cấu trúc sản phẩm của Công ty; Kết quả hoạt động kinh doanh; Tình hình thị
trường và đối thủ cạnh tranh nói chung và kết quả sản xuất kinh doanh của riêng dịch
vụ GTGT.
Nhằm phân tích thực trạng NLCT cung cấp dịch vụ GTGT của VMS, tác giỉa đi
vào thu thập thông tin, dữ liệu để phân tích theo các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
cạnh tranh dịch vụ GTGT của Công ty VMS đó là:
- Năng lực quản lý và điều hành: Việc phân tích trên cơ sở năng lực quản lý
và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: việc ban hành thực hiện các
qui trình hoạt động, việc phân cấp ủy quyền trong công tác điều hành
- Năng lực tiềm lực vô hình (giá trị phi vật chất của doanh nghiệp): Phân tích
giá trị thương hiệu Mobifone ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ.
- Năng lực trang thiết bị, công nghệ: Phân tích thực trạng năng lực mạng lưới
của Công ty VMS, tốc độ phát triển mạng lưới trong giai đoạn 2009-2012, mức độ
đầu tư , tỷ trọng đầu tư cho phát triển mạng/tổng mức đầu tư vào tài sản cố định của
VMS và so sánh năng lực mạng lưới so với các đối thủ cạnh tranh
- Cơ cấu tổ chức: Đánh giá về cơ cấu tổ chức hiện tại của Công ty, cơ cấu tổ
chức của Trung tâm dịch vụ GTGT.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Nêu được số lượng lao động tính đến tháng
9/2013, trình độ lao động, công tác đào tạo bồi dưỡng lao động của Công ty VMS.
Đồng thời phân tích năng suất lao động của Công ty VMS thể hiện chất lượng lao
động, hiệu quả công việc, so sánh năng suất lao động của VMS so với đối thủ cạnh
tranh và năng suất lao động của Tập đoàn VNPT để làm nổi bật thế mạnh của VMS
so với các đơn vị và các đối thủ cạnh tranh chính là chất lượng nguồn nhân lực.
- Năng lực maketing của doanh nghiệp: Phân tích thực trạng về chính sách sản
phẩm, chính sách giá cước, kênh phân phối bán hàng, các hoạt động xúc tiến và hỗ
trợ bán hàng, các chương trình chăm sóc khách hàng mà Công ty VMS đã thực hiện
trong thời gian qua:
- Năng lực hợp tác trong và ngoài nước: Nêu và phân tích được mức độ hợp
tác trong và ngoài nước của Mobifone, với kinh nghiệm nhiều năm hợp tác đối với
đối tác Comvik - Thụy Điển đã tạo nên chất lượng, uy tín của Mobifone, và thế mạnh
này được Công ty phát huy đến thời điểm này để mang đến lợi ích cho Công ty và
cho khách hàng sử dụng dịch vụ.
Từ những phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ GTGT, tác giả
đồng thời sử dụng các tiêu chí đánh giá Thị phần của doanh nghiệp, Chất lượng dịch
vụ GTGT, Tính đa dạng và độc đáo của dịch vụ, Giá cước dịch vụ, Hoạt động
maketing dịch vụ, Chăm sóc khách hàng để tiến hành điều tra, khảo sát các khách
hàng sử dụng dịch vụ của công ty VMS với các đối thủ cạnh tranh để có kết quả
khách quan. Từ kết quả phân tích đó, tác giả đã tổng hợp ðýợc nãng lực cạnh tranh
dịch vụ GTGT của Công ty VMS so với các đối thủ cạnh tranh.
Để đạt được kết quả như vậy thì các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
cung cấp dịch vụ GTGT mà VMS đã áp dụng trong thời gian qua về nâng cao chất
lượng dịch vụ, chất lượng mạng lưới, duy trì tốc độ tăng trưởng, tập trung bán dịch vụ
GTGT qua các kênh phân phối, thực hiện chủ trương “tất cả vì khách hàng”, đẩy
mạnh quảng bá, giới thiệu dịch vụ GTGT
Với các biện pháp mà Công ty VMS đã áp dụng thì năng lực cạnh tranh cung
cấp dịch vụ GTGT đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần lớn trong kết quả
kinh doanh về doanh thu, lợi nhuận của toàn Công ty. Bên cạnh đó tác giả cũng phân
tích, đánh giá Công ty vẫn còn một số hạn chế, bất cập về cơ cấu tổ chức; về chất
lượng dịch vụ ; về công tác chăm sóc khách hàng; Về công tác nghiên cứu và phát
triển (R&D); Về hạn chế trong công tác truyền thông quảng bá thương hiệu và những
hạn chế của bản thân dịch vụ GTGT như: Việc phát triển dịch vụ mới trên phạm vi
hẹp; Chất lượng nội dung các dịch vụ GTGT chưa thực sự thu hút khách hàng; Việc
xây dựng giá cước dịch vụ còn bất cập; Một số dịch vụ chưa hiệu quả.
Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ GTGT và những
hạn chế còn, tác giả đã nêu lên một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ
GTGT của Công ty trong Chương 4
Để các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh có tính khả thi, trong chương
này tác giả đã tìm hiểu một số xu hướng phát triển công nghệ tại Việt Nam thời gian
tới, các xu hướng phát triển công nghệ di động, Xu hướng phát dịch vụ GTGT và
định hướng phát triển của Công ty, định hướng phát triển dịch vụ GTGT của Công ty
trong thời gian tới.
Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cung cấp dịch vụ
GTGT của Công ty VMS đó là:
- Nhóm giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp:
+ Đẩy mạnh công tác truyền thông thương hiệu Mobifone cả nội bộ Công ty
và bên ngoài: Phần này tác giả phân tích được tầm quan trọng của việc truyền thông
nội bộ và sự cần thiết đẩy mạnh công tác truyền thông quảng bá thương hiệu
Mobifone;
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực theo cả
chiều rộng lẫn chiều sâu: Chủ động nghiên cứu, xây dựng mô hình tổ chức và quản
trị của Công ty để đáp ứng và phù hợp với các thay đổi diễn ra trong thời gian tới;
Tiếp tục nâng cao công tác đào tạo mới, đào tạo lại cán bộ để bắt kịp với xu hướng
phát triển công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh,tThực hiện triệt để
việc phân phối thu nhập theo năng suất lao động
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển (R&D): Để thực hiện giải
pháp này Công ty cần nghiên cứu, hoàn thiện cơ cấu tổ chức cho đơn vị chuyên
nghiên cứu này và thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ,
năng lực.
+ Nâng cao năng lực hợp tác trong và ngoài nước: Thực hiện tốt giải pháp để
cạnh tranh với dịch vụ thay thế OTT, giải pháp tốt hơn cho các nhà mạng là đưa ra
gói cước, giá cước hấp dẫn để cạnh tranh trực tiếp với những dịch vụ OTT. Cạnh
tranh trực tiếp bằng cách phát triển các ứng dụng OTT mới, Hợp tác với các nhà cung
cấp dịch vụ OTT:
- Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ GTGT:
+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát triển thuê bao: Công ty cần nghiên cứu
nhu cầu đối tượng khách hàng là thanh thiếu niên từ 12-18 tuổi, đây chính là nhóm
thuê bao nòng cốt trong tương lai của Mobifone.
+ Chú trọng đến công tác nâng cao chất lượng dịch vụ: Để thực hiện giải
pháp này cần rà soát lại toàn mạng lưới để cấu trúc lại các điểm đầu tư hiệu quả hơn,
tìm ra các điểm cần đầu tư thêm hoặc đầu tư mới, áp dụng công nghệ small cell, công
nghệ Dual-Carrier
+ Một số giải pháp nâng cao năng lực maketing
- Chính sách sản phẩm tập trung vào phát triển các dịch vụ GTGT tiềm năng
đã có như d ịch vụ chuyển vùng quốc tế, dịch vụ nội dung và các dịch vụ tiềm năng
mới (Game online, thanh toán điện tử, Xổ số qua mobile),
- Chính sách giá cước: Cung cấp các gói cước gia đình với khả năng kiểm soát
lưu lượng, Hỗ trợ các khách hàng sử dụng nhiều thiết bị:
- Phân phối bán hàng: Tăng cường phát triển cho kênh bán hàng trực tiếp,
- Xúc tiến và hỗ trợ bán bàng: Tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi
xúc tiến bán hàng phù hợp đối với từng phân khúc khách hàng
- Chăm sóc khách hàng:
Để Công ty VMS triển khai các giải pháp đạt hiệu quả, từ những phân tích
thực trạng, tác giả cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với cơ quan quản lý nhà
nước là Bộ TTTT và cơ quan quản lý trực tiếp là Tập đoàn Bưu chính viễn thông
(VNPT) giải