Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

Tại Việt Nam, mạng Internet chính thức được sử dụng từ ngày 19/11/1997. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường Internet Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ với sự góp mặt của 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, số lượng thuê bao và tỷ lệ người dân sử dụng Internet tăng trưởng nhanh. Internet không chỉ phát triển ở thành thị mà còn vươn tới vùng sâu, vùng xa và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Với thị trường Internet sôi động tại Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là tất yếu. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) là nhà cung cấp Internet đầu tiên và hiện chiếm giữ thị phần lớn nhất cũng như hạ tầng Internet tốt nhất. Tuy nhiên, VNPT đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp khác, nhất là từ FPT và Viettel. Do vậy, để giữ chân khách hàng hiện có, thu hút khách hàng mới, nâng cao thị phần và để phát triển bền vững, VNPT cần nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.

pdf7 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 602 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ internet của tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ----------------------------- NGUYỄN HÕA DUYÊN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, 2012 i TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Tính cấp thiết của đề tài Tại Việt Nam, mạng Internet chính thức được sử dụng từ ngày 19/11/1997. Trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường Internet Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ với sự góp mặt của 13 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, số lượng thuê bao và tỷ lệ người dân sử dụng Internet tăng trưởng nhanh. Internet không chỉ phát triển ở thành thị mà còn vươn tới vùng sâu, vùng xa và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội. Với thị trường Internet sôi động tại Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là tất yếu. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) là nhà cung cấp Internet đầu tiên và hiện chiếm giữ thị phần lớn nhất cũng như hạ tầng Internet tốt nhất. Tuy nhiên, VNPT đang phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các doanh nghiệp khác, nhất là từ FPT và Viettel. Do vậy, để giữ chân khách hàng hiện có, thu hút khách hàng mới, nâng cao thị phần và để phát triển bền vững, VNPT cần nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trên thị trường Internet Việt Nam. - Tìm ra và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu trong năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT. - Đánh giá năng lực cạnh tranh trên thị trường Internet Việt Nam của VNPT. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT. ii 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh về dịch vụ Internet của Tập đoàn VNPT. - Phạm vi nghiên cứu: Thị trường Internet băng rộng Việt Nam, giới hạn gồm VNPT và các đối thủ cạnh tranh chính là FPT và Viettel. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu chính của luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan và phương pháp nghiên cứu Trong chương này, luận văn tìm hiểu về một số công trình nghiên cứu có liên quan đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và trong lĩnh vực viễn thông nói riêng. Từ đó rút ra nhận xét: Những công trình này đã đề cập đến lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh cũng như cạnh tranh trong viễn thông nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thực trạng năng lực cạnh tranh và các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT hay sản phẩm viễn thông của VNPT mà không đề cập chi tiết đến dịch vụ Internet; một số công trình nghiên cứu về Internet đề cập đến kinh nghiệm phát triển Internet của một số quốc gia, chiến lược phát triển Internet băng rộng ở Việt Nam, chiến lược kinh doanh dịch vụ Internet của VNPT. Như vậy, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam” là một nghiên cứu mới, không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây. Ngoài ra, chương 1 cũng chỉ ra các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn, bao gồm: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp khảo sát bằng phiếu và một số phương pháp khác như thống kê, so sánh. Trong phương pháp khảo sát bằng phiếu, dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng cách sử dụng bảng câu hỏi để điều tra, phỏng vấn trực tuyến (survey online) để đánh giá sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ Internet của VNPT, kích thước mẫu nghiên cứu là 300 khách hàng. iii Chương 2: Những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet Chương 2 nêu lên những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh nói chung, tập trung tìm hiểu sâu về dịch vụ Internet và năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet (bao gồm các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô như môi trường kinh tế, môi trường chính trị-pháp luật, môi trường văn hóa-xã hội trong nước; các nhân tố thuộc môi trường cạnh tranh ngành theo mô hình cạnh tranh 5 lực lượng của Michael Porter), các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ này. Ngoài ra, trong chương này, luận văn tìm hiểu về kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của một số doanh nghiệp quốc tế như Tập đoàn viễn thông Hàn Quốc, Tập đoàn viễn thông Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho VNPT. Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Phần đầu của chương 3, luận văn giới thiệu tổng quan về Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), về sự phát triển của dịch vụ Internet băng rộng tại Việt Nam, tìm hiểu chi tiết về hai dịch vụ Internet băng rộng điển hình hiện đang được sử dụng tại Việt Nam là dịch vụ truy nhập Internet sử dụng công nghệ ADSL và FTTx. Tiếp theo, luận văn tìm hiểu về hai đối thủ cạnh tranh chủ yếu của VNPT trên thị trường Internet là FPT và Viettel và phân tích những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT. Một trong những nội dung quan trọng của chương 3 là đi sâu vào phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT thông qua việc phân tích các tiêu chí đánh giá và các giải pháp tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ này. Cụ thể, về tiêu chí thị phần, VNPT luôn chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Internet Việt Namm, tuy nhiên, thị phần của VNPT cũng có nhiều biến động và trong giai đoạn 2011-2012 thị phần của VNPT giảm mạnh do sự vươn lên của FPT, iv Viettel và sự cạnh tranh gay gắt của dịch vụ truy nhập Internet 3G; về tiêu chí giá cước, trong suốt thời gian qua, tuy chịu sự quản lý của nhà nước về giá dịch vụ Internet băng rộng nhưng giá cước dịch vụ Internet của VNPT rất cạnh tranh so với các ISP khác, nhất là giá dịch vụ ADSL; về tiêu chí chất lượng, so sánh với 2 đối thủ là FPT và Viettel thì chất lượng kỹ thuật của VNPT trội hơn, đồng đều hơn, tuy nhiên, chất lượng phục vụ thì VNPT có một số điểm kém hơn FPT và Viettel trong tính chuyên nghiệp phục vụ khách hàng, khả năng bán hàng và lôi kéo khách hàng; về tiêu chí sự đa dạng của dịch vụ Internet, thì dịch vụ Internet của VNPT đa dạng và phong phú hơn về các gói dịch vụ tích hợp so với FPT và Viettel, các dịch vụ GTGT của 3 ISP này tương đương như nhau. Trong phần phân tích các giải pháp tác động đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet, luận văn phân tích thực trạng của VNPT và có sự so sánh với FPT và Viettel. Các giải pháp tác động bao gồm: Hệ thống kênh phân phối dịch vụ (gồm hệ thống kênh phân phối bán hàng trực tiếp tại các điểm giao dịch, tại nhà khách hàng và bán hàng trực tuyến qua mạng Internet; hệ thống kênh phân phối gián tiếp thực hiện bán hàng qua các đại lý và các cộng tác viên), các hoạt động xúc tiến hỗn hợp (gồm quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng), hoạt động chăm sóc khách hàng, hoạt động nghiên cứu và phát triển. Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT, luận văn nêu ra những điểm mạnh, điểm yếu về dịch vụ này của VNPT so với các đối thủ cạnh tranh. Đây chính là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT trong chương 4. Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trong chương này, luận văn nêu lên dự báo xu hướng phát triển của thị trường Internet băng rộng tại Việt Nam, đưa ra một số chỉ tiêu phát triển dịch vụ Internet tại Việt Nam đã được phê duyệt trong “Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020”. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra một số mục tiêu tổng v quát và các mục tiêu cụ thể về phát triển dịch vụ Internet băng rộng của VNPT đến năm 2015. Để nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ Internet của VNPT cần phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu đã nêu ở chương 3. Tổng hợp lại luận văn đề xuất tám giải pháp sau: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ, giải pháp về giá cước, giải pháp đa dạng hóa dịch vụ Internet, tăng cường hoạt động R&D, hoàn thiện hệ thống kênh phân phối bán hàng, giải pháp về quảng cáo và khuyến mại, giải pháp về quản trị nguồn nhân lực, cuối cùng là giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng để giữ chân khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới. Trong phần cuối của chương 4, luận văn nêu lên một số kiến nghị với Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và Nhà nước. Theo đó, Nhà nước cần tăng cường vai trò quản lý dịch vụ và tiếp tục đẩy mạnh việc phổ cập Internet cho người dân, sớm phê duyệt đề án tái cấu trúc VNPT để VNPT sớm thực hiện cải tổ lại bộ máy, sắp xếp lại các đơn vị thành viên và hoạt động sản xuất kinh doanh. Về phía Bộ TT&TT, Bộ cần sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ Internet để dịch vụ này phát triển bền vững cũng như để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà cung cấp dịch vụ trên thị trường Internet Việt Nam. Cuối cùng là phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục. 6
Luận văn liên quan