Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hưng Yên

Thương mại là một trong những ngành quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành của nền kinh tế. Ở nước ta cũng vậy, ngành thương mại ngày càng được mở rộng và có tỷ trọng tăng lên đều qua các năm. Thương mại góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thông qua nâng cao hiệu quả của cả quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Thành phố Hưng Yên cần phải chú trọng đến việc phát triển thương mại. Trong thời gian tới, yêu cầu phát triển thương mại của Thành phố Hưng Yên sẽ ngày càng trở nên cấp thiết hơn, quan trọng hơn trong xu thế toàn cầu hoá và xu thế đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại là nhằm cụ thể hoá một phần trong các bước quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng. Trên cơ sở đó, xác định hướng đầu tư, hoạch định các chính sách và giải pháp nhằm phát huy các tiềm năng sẵn có thúc đẩy phát triển thương mại phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố. Thực tế phát triển thương mại của thành phố cho thấy vẫn còn nhiều bất cập chưa phát huy được hết tiềm năng thế mạnh của mình như: Kinh tế thành phố có tăng trưởng nhưng chưa đạt kế hoạch, chưa có ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của những bất cập đó còn chịu tác động bởi những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt là chịu tác động bởi các điều kiện là tiền đề cho sự phát triển thương mại. Trên thực tế, điều kiện phát triển thương mại chưa thực sự được chú trọng nghiên cứu, và chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh thương mại “Nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hưng Yên”.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 558 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT LUẬN VĂN Thương mại là một trong những ngành quan trọng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành của nền kinh tế. Ở nước ta cũng vậy, ngành thương mại ngày càng được mở rộng và có tỷ trọng tăng lên đều qua các năm. Thương mại góp phần làm cho nền kinh tế hoạt động ngày càng hiệu quả hơn thông qua nâng cao hiệu quả của cả quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ. Để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn Thành phố Hưng Yên cần phải chú trọng đến việc phát triển thương mại. Trong thời gian tới, yêu cầu phát triển thương mại của Thành phố Hưng Yên sẽ ngày càng trở nên cấp thiết hơn, quan trọng hơn trong xu thế toàn cầu hoá và xu thế đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Việc nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại là nhằm cụ thể hoá một phần trong các bước quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố nói riêng. Trên cơ sở đó, xác định hướng đầu tư, hoạch định các chính sách và giải pháp nhằm phát huy các tiềm năng sẵn có thúc đẩy phát triển thương mại phục vụ tốt cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố. Thực tế phát triển thương mại của thành phố cho thấy vẫn còn nhiều bất cập chưa phát huy được hết tiềm năng thế mạnh của mình như: Kinh tế thành phố có tăng trưởng nhưng chưa đạt kế hoạch, chưa có ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của những bất cập đó còn chịu tác động bởi những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, đặc biệt là chịu tác động bởi các điều kiện là tiền đề cho sự phát triển thương mại. Trên thực tế, điều kiện phát triển thương mại chưa thực sự được chú trọng nghiên cứu, và chưa có nghiên cứu chính thức nào về vấn đề này. Do đó, tác giả nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh thương mại “Nghiên cứu các điều kiện phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hưng Yên”. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƢƠNG MẠI VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI CỦA ĐỊA PHƢƠNG 1.1. Khái quát chung về phát triển thƣơng mại Thứ nhất, Thương mại được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp và trên thực tế thương mại được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau như: Phạm vi hoạt động, đặc điểm và tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất xã hội, theo các khâu của quá trình lưu thông, theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào quá trình thương mại, theo kỹ thuật giao dịch. Việc xem xét thương mại theo các góc độ như vậy tuy mang tính tương đối nhưng có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong việc hình thành các chính sách và biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện, bền vững của thương mại. Thứ hai, Thương mại ở các tỉnh, thành phố thực sự đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của sản xuất hàng hóa, đầu mối của những quan hệ mua bán, tạo ra động lực kích thích cả người sản xuất và người tiêu dùng, thúc đẩy sự chuyên môn hóa sản xuất. Vai trò to lớn của thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh, thành phố, sẽ được phát huy nếu biết tận dụng các điều kiện tiền đề của phát triển thương mại bằng cách nghiên cứu, ứng dụng phát huy các nguồn lực sẵn có với đầy đủ cơ sở khoa học nhằm phát huy được hết lợi thế so sánh của mình trong lĩnh vực thương mại. 1.2. Lý luận chung về điều kiện phát triển thƣơng mại Lý thuyết trao đổi thuần túy chủ yếu tập trung nghiên cứu thuần túy quá trình trao đổi mà không đề cập đến vấn đề sản xuất. Giả sử hai chủ thể gặp nhau, chủ thể A mang theo người 10 quả cam, chủ thể B mang theo người 10 quả táo và họ nảy sinh ý định trao đổi với nhau. Sự trao đổi này là bao nhiêu hay còn gọi là điều kiện phát triển thương mại. Hoạt động thương mại của địa phương chỉ thực sự phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh của mình khi các điều kiện là tiền đề cho sự phát triển đó được khai thác và sử dụng hợp lý. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường môi trường thương mại luôn biến động luôn biến đổi do tác động của các điền kiện này hay các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, văn hóa xã hội, kinh tế, chính trịĐiều này dẫn đến hai xu hướng khác nhau, một là có thể tạo ra những cơ hội quý báu cho các doanh nghiệp, cho hoạt động thương mại của địa phương phát triển nhanh chóng và hiệu quả, mặt khác cũng có thể tạo ra nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp hoặc những thiệt hại to lớn cho quá trình phát triển thương mại của địa phương. Khi nghiên cứu các điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tại địa phương tận dụng tối đa được tiềm năng và lợi thế đồng thời cũng giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn của các điều kiện mang lại. Nội dung các điều kiện phát triển thương mại của địa phương: - Điều kiện tự nhiên + Vị trí địa lý + Khí hâu thời tiết và tính chất thời vụ + Các vấn dề về cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường - Điều kiện về văn hóa – xã hội + Dân số và sự biến động về dân số + Thu nhập và phân bố của dân cư + Nghề nghiệp và tầng lớp xã hội - Điều kiện về nguồn nhân lực trong lĩnh vực thương mại của địa phương - Điều kiện về tiềm lực tài chính - Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của thương mại - Các điều kiện kinh tế: + Các ngành công nghiệp liên quan và các ngành công nghiệp hỗ trợ + Nông nghiệp + Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân và của tỉnh, thành phố. 1.3. Bài học kinh nghiệm về nghiên cứu các điều kiện phát triển phát triển thƣơng mại của một số địa phƣơng Tỉnh Vĩnh Phúc: Vĩnh Phúc nằm ở vùng cực Bắc châu thổ Sông Hồng, diện tích tự nhiên hơn 1.231 km2 . Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tạo lập quan hệ kinh tế với các trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại và các thành phố lớn được tác động lôi kéo của các vùng kinh tế quan trọng, đồng thời cũng tạo điều kiện để Vĩnh Phúc khai thác các lợi ích thương mại, thúc đẩy phát triển giao thương với các tỉnh trong nước và nước bạn Trung Quốc. Vùng đồng bằng thích hợp trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả và hình thành các khu dân cư, khu đô thị. Vùng trung du thích hợp trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển trang trại và khu công nghiệp. Vùng đồi núi thích hợp với phát triển lâm nghiệp, trồng cây ăn quả, cây dược liệu, phát triển du lịch nghỉ dưỡng Tỉnh Đồng Tháp: Đồng Tháp là một tỉnh của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp tỉnh PreyVeng - Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Điều kiện vị trí địa lý phát triển thị trường dịch vụ phân phối hàng hóa của Tỉnh đã được mở rộng hầu hết các tỉnh thành trong khắp cả nước, do tính đặc thù của sản phẩm nông nghiệp và sự phát triển năng động của ngành Công nghiệp chế biến nên chủng loại hàng hóa của Tỉnh khá đa dạng và phong phú, hàng hóa đã lưu thông phân phối đến nhiều tỉnh, nhưng thành phố Hồ Chí Minh vẫn là thị trường chính. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƢNG YÊN 2.1. Thực trạng hoạt động thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Hƣng Yên Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2008 đạt 1.965.450 triệu đồng, năm 2010 là 2.962.353 triệu đồng, năm 2012 là 3.277.825 triệu đồng. Các thành phần tham gia chủ yếu là cá thể và tổ sản xuất, kinh tế tư nhân là chủ yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ theo khu vực kinh tế: Trong giai đoạn 2008- 2012, khu vực kinh tế Nhà nước tăng trưởng nhanh nhất về tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và theo ngành có tốc độ tăng bình quân 14,65 %/năm. Nếu so với tốc độ tăng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của của toàn tỉnh thì chỉ tiêu này vẫn thấp hơn. Tốc độ tăng bình quân của thương mại, dịch vụ là 10,42%/năm tốc độ này tăng trưởng chưa thực sự khả quan so với những tiềm năng vốn có của các điều kiện về phát triển thương mại. Nhìn chung các dịch vụ thương mại còn khá nghèo nàn về loại hình và nhỏ bé về quy mô do tính chất của hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn. Những dịch vụ thương mại gắn liền với các loại hình, phương thức kinh doanh hiện đại chưa phát triển nên phần giá trị gia tăng trong hoạt động thương mại chưa cao. 2.2. Thực trạng các điều kiện phát triển thƣơng mại trên địa bàn Thành phố Hƣng Yên * Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vị trí: Thành phố Hưng Yên nằm ở toạ độ 20031’ – 200 43’ vĩ Bắc 1060 02’ – 1060 06’ kinh Đông. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tạo lập quan hệ kinh tế với các trung tâm kinh tế tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảnh Ninhđược tác động lôi kéo của các vùng kinh tế quan trọng, đồng thời cũng tạo điều kiện để thành phố Hưng Yên khai thác được các điều kiện cho phát triển thương mại, thúc đẩy phát triển giao thông, thông thương với các tỉnh trong cả nước. Điều kiện địa hình bằng phẳng phù hợp cho việc phát triển một hế thống giao thông đường bộ thuận lợi, phát triển ngành dịch vụ vận tải logistics. Hưng Yên có điều kiện đất đai khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với sự đa dạng về cơ cấu cây trồng trong đó cây ăn quả là một trong những thế mạnh của tỉnh. Với lợi thế đất phù sa ven sông Hồng, sông Luộc thích hợp cho phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là cây Nhãn Lồng. * Thực trạng các điều kiện văn hóa-xã hội trên địa bàn thành phố Hưng Yên Với các giá trị văn hóa lịch sử và truyền thống, Hưng Yên là điểm du lịch văn hóa tâm linh đầu tiên phải kể đến đó là khu Phố Hiến cổ. Phố Hiến xưa vẫn còn lưu giữ được những di tích lịch sử văn hóa hết sức tiêu biểu với Văn Miếu, đền Mẫu, Chùa Chuông Có thể thấy rằng mức thu nhập của dân cư trên địa bàn tỉnh những năm qua hoàn toàn chưa xứng nhịp độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng GDP bình quân hàng năm. Sự hạn chế về thu nhập sẽ kéo theo hạn chế về khả năng chi tiêu và là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các hoạt động thương mại trên địa bàn. * Nguồn nhần lực Dân số thành phố là 121.486 người. Mật độ dân số đô thị là 10.110 người/km2. Khu đại học Phố Hiến khi được triển khai đưa vào hoạt động sẽ là một trong những Khu đại học đầu tiên trong quy hoạch các Khu, cụm Đại học của Việt Nam; góp phần quan trọng trong việc triển khai thực hiện chiến lược đào tạo nguồn nhân lực, quy hoạch mạng trường đại học, cao đẳng; đánh dấu một bước chuyển về chất trong phát triển về nguồn nhân lực. * Vốn Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn thành phố trong giai đoạn 2008-2012 có sự gia tăng đáng kể. Từ 701.298 lên 1.226.937 có thể thấy lượng vốn có thể huy động và sử dụng để đầu tư trong các lĩnh vực khi cần. Trong giai đoạn 2008-2011 vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước có tốc độ tăng hàng năm ổn định. Riêng năm 2012, do tình hình kinh tế bất ổn, vốn của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm từ 729.920 triệu đồng xuống còn 717.180 triệu đồng, giảm 12.740 triệu đồng so với năm trước. * Cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Hệ thống giao thông vận tải của thành phố Hưng Yên khá thuận lợi. Thành phố Hưng Yên được kết nối với các tỉnh, thành khác qua các quốc lộ:  Quốc lộ 38A: TP.Bắc Ninh - Hải Dương (H.Cẩm Giàng) - TP.Hưng Yên - Hà Nam (Kim Bảng).  Quốc lộ 38B: TP.Hải Dương - TP.Hưng Yên - Ninh Bình.  Quốc lộ 39A: TP.Hưng Yên - Phố Nối (Quốc lộ 5A).  Quốc lộ 39B: TP.Hưng Yên - Thái Bình (H.Thái Thụy). Một số tuyến xe bus liên tỉnh chạy qua địa bàn TP.Hưng Yên:  Tuyến 205: BX.Lương Yên (Hà Nội)- Gia Lâm - Phố Nối - TP.Hưng Yên.  Tuyến 206: TP.Hải Dương - H.Thanh Miện (Hải Dương) - TP.Hưng Yên.  Tuyến 208: TP.Hưng Yên - Khoái Châu - Từ Hồ - Bần - BX.Giáp Bát.  Tuyến 209: BX.Giáp Bát (Hà Nội) - Đồng Văn (Hà Nam) - cầu Yên Lệnh - TP.Hưng Yên * Thực trạng các điều kiện kinh tế - Công nghiệp: Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhưng trong danh mục sản phẩm công nghiệp sản xuất ra trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là các mặt hàng tiêu dùng thông thường, thiếu vắng các nhiều sản phẩm công nghiệp tiêu dùng (thuộc nhóm hàng điện tử gia dụng, đồ dùng gia đình) đang rất phát triển ở nước ta hiện nay và các sản phẩm cơ khí. - Nông nghiệp: Trong những năm qua ngành nông nghiệp đã tập trung sản xuất ứng dụng khoa học công nghệ cao nên giá trị hàng năm tăng. Hưng Yên nổi tiếng với sản phẩm nhãn lồng phố Hiến. Nhờ đó mà cây ăn quả có sự gia tăng đột biến và mạnh mẽ. Trong giai đoạn 2008-2012, giá trị cây ăn quả từ 25.642 triệu đồng lên 91.734 triệu đồng. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng các điều kiện phát triển thƣơng mại * Điểm mạnh - Vị trí địa lý là một lợi thế đặc biệt quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để thành phố Hưng Yên mở rộng giao lưu kinh tế và thương mại với các huyện trong toàn tỉnh, các vùng trong khu vực. - Sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp làm cơ cấu kinh tế dịch chuyển nhanh chóng từ nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ sang công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ với tỷ trọng khu vực công nghiệp trong GDP cao hơn. - Nguồn nhân lực dồi dào, dân số trẻ và có chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao là nền tảng để hình thành đội ngũ lao động trẻ có trình độ. * Hạn chế - Sản xuất của khu vực kinh tế trong nước – nguồn cung hàng hóa chủ yếu cho lưu thông nội địa và trong tỉnh chủ yếu tập trung ở huyện Văn Lâm – Mỹ Hào – Yên Mỹ - Mức sống của người dân tuy đã được cải thiện nhưng còn thấp so với mức chung của cả nước và của vùng, đặc biệt là người dân nông thôn. - Trình độ công nghệ lạc hậu, kỹ năng quản lý thấp, đặc biệt là sự thiếu tính chuyên nghiệp của lao động cũng là những cản trở cho sự phát triển thị trường và hoạt động thương mại. * Cơ hội - Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng để hình thành thành phố Hưng Yên – đô thị đại học trong tương lai. - Sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông, bưu chính viễn thông sẽ tạo điều kiện tốt cho phát triển thương mại - Xu hướng phát triển của thị trường thế giới cũng như qua trình mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam tạo cơ hội để Hưng Yên thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài vào ngành thương mại. * Thách thức - Sự phát triển mạnh của các thị trường lớn gần kề ( Hà Nội, Hải Phòng và các trung tâm kinh tế - công nghiệp khác..) là một lợi thế nhưng đồng thời cũng sẽ là cản ngại nêu như Hưng Yên không chủ động thúc đẩy hoạt động thương mại gắn với sự phát triển của thị trường. - Sức hấp dẫn của thị trường trung tâm trong điều kiện giao thông ngày càng được cải thiện sẽ thu hút các nguồn lực về vốn, lao động, và nguyên liệu đến từ các tỉnh, các vùng khác. CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC ĐIỀU KIỆN THƢƠNG MẠI NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HƢNG YÊN 3.1. Định hƣớng, mục tiêu, quan điểm phát triển của thƣơng mại trên địa bàn thành phố Hƣng Yên - Phát triển ngành thương mại trên cơ sở khai thác những tiềm năng, lợi thế. - Phát triển ngành thương mại trên cơ sở khuyến khích và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế. - Phát triển ngành thương mại Hưng Yên gắn kết với sự phát triển của thị trường vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng thủ đô Hà Nội - Phát triển ngành thương mại trên cơ sở nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn, nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ lao động, bảo đảm ngành thương mại phát triển lành mạnh và bền vững. - Phát triển thương mại phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. 3.2. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các điều kiện phát triển thƣơng mại nhằm thúc đẩy phát triển thƣơng mại của địa phƣơng * Giải pháp về điều kiện tự nhiên - Dành quỹ đất cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. * Giải pháp về các điều kiện văn hóa – xã hội - Đẩy mạnh liên kết giữa thị trường Hưng Yên với các thị trường khác. - Phát triển du lịch tâm linh, du lịch trên sông Hồng - Tăng cường quản lý Nhà nước về thương mại * Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực thương mại - Thu hút các doanh nhân và lao động thương mại qua đào tạo đến công tác và làm việc lâu dài ở Hưng Yên, đặc biệt các sinh viên địa phương đang theo học ở các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành thương mại về quê làm sau khi tốt nghiệp. - Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại đào tạo để phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. - Đào tạo về thương mại điện tử do các doanh nghiệp thương mại. * Giải pháp về vốn đầu tư - Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có dự án xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại được tiếp cận với các nguồn tài chính. - Kêu gọi đầu tư theo các phương thức BOT, BTO - Áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các chủ thể sản xuất, kinh doanh đầu tư xây dựng chợ (bao gồm cả nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô các loại hình và cấp độ chợ). - Có các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu đối với các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của các công trình hạ tầng thương mại. * Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật - Ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học - kỹ thuật và tin học vào hoạt động thương mại, nhất là trong các lĩnh vực: thương mại điện tử; quản lý chuỗi cung ứng * Giải pháp về điều kiện kinh tế - Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp mà sản phẩm của nó có thị trường tương đối ổn định, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu (công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm), lao động (dệt may, da giày). - Trồng trọt: Xây dựng và hình thành các vùng kinh tế chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao để nâng năng suất, chất lượng hàng nông sản, hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt ưu tiên phát triển tiêu thụ sản phẩm nhãn Lồng Hưng Yên. Chăn nuôi: Xây dựng và nhân rộng nhanh các mô hình hiệu quả và chăn nuôi lợn tập trung, gà quy mô công nghiệp nhằm tạo khối lượng sản phẩm lớn. Chú trọng đầu tư công tác giống để phát triển đàn lợn hướng nạc. 3.3. Kiến nghị Bên cạnh một số giải pháp, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị tới các cơ quan Nhà nước, các công ty, các cá nhân kinh doanh thương mại trên địa bàn Thành phô Hưng Yên nhằm phát huy được tiềm năng của các điều kiện phát triển thương mại nhằm thúc đẩy thương mại trên địa bàn ngày càng phát triển. - Kiến nghị đối với Sở Công Thương - Kiến nghị đối với Sở Kế Hoạch Đầu tư - Kiến nghị đối với Sở Xây dựng - Kiến nghị đối với Sở Tài chính - Kiến nghị đối với Sở Giao thông vận tải - v.v.. KẾT LUẬN Từ những vấn đề thực trạng và tiềm năng, triển vọng phát triển kinh tế-xã hội nói chung và thương mại nói riêng của Hưng Yên, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, Hưng Yên cần có các biện pháp tác động tích cực theo hướng mở rộng quy mô và phạm vi để qua đó tạo cơ sở phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa, tổ chức hóa, xã hội hóa và tiêu chuẩn hóa để tạo giá trị tăng thêm cao hơn đóng góp vào GDP của tỉnh, đồng thời thúc đẩy hỗ trợ các ngành sản xuất và dịch vụ phát triển. Trên cơ sỏ các thực trạng nghiên cứu các điều kiện, việc triển khai các quy hoạch phát triển ngành thương mại và phát huy được các tiềm năng thế mạnh của các điều kiện tiền đề cho sự phát triển ngành thương mại của Hưng Yên. Góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh cho ngành trong quá trình hội nhập vào thị trường dịch vụ phân phối toàn cầu.
Luận văn liên quan