Hiệu quả tài chính DN là hiệu quả của việc huy động, sử dụng
và quản lý vốn trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi
Nguyên, 2001). Để đánh giá được cấu trúc tài chính của DN đã tối
ưu hay chưa, có mang lại giá trị tối đa về hiệu quả tài chính hay
không, cần có chỉ tiêu để đo lường, đánh giá chỉ tiêu tài chính và
hiệu quả tài chính một cách hợp lý. Phân tích hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp chính là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nhận
thấy rõ thực trạng hiệu quả tài chính của bản thân và dự đoán hiệu
quả tài chính trong tương lai; xác định được điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân; qua đó, có giải pháp để ổn định và nâng cao hiệu quả
tài chính doanh nghiệp.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thế giới, bên cạnh việc
phát triển kinh tế, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì
vấn đề chăm lo sức khỏe ngày càng được nhiều người quan tâm. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khẳng định và tối đa hóa
doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngành Dược cần thực hiện nhiều
biện pháp, trong đó việc nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng một cách
linh hoạt các lý thuyết kinh tế sẽ giúp cho việc tháo gỡ các vướng
mắc về hiệu quả tài chính mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện
nay. Để làm được điều đó đòi hỏi phải làm rõ được sự ảnh hưởng của
các nhân tố đến hiệu quả tài chính như thế nào.
Với lý do trên tác giả đã quyết định chọn đề tài : “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp
ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN GIA NGUYÊN
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH
Phản biện 1: TS. Nguyễn Hữu Cường
Phản biện 2: PGS.TS. Võ Văn Nhị
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 18 tháng 8 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệu quả tài chính DN là hiệu quả của việc huy động, sử dụng
và quản lý vốn trong DN (Trương Bá Thanh và Trần Đình Khôi
Nguyên, 2001). Để đánh giá được cấu trúc tài chính của DN đã tối
ưu hay chưa, có mang lại giá trị tối đa về hiệu quả tài chính hay
không, cần có chỉ tiêu để đo lường, đánh giá chỉ tiêu tài chính và
hiệu quả tài chính một cách hợp lý. Phân tích hiệu quả tài chính của
doanh nghiệp chính là một công cụ đắc lực giúp doanh nghiệp nhận
thấy rõ thực trạng hiệu quả tài chính của bản thân và dự đoán hiệu
quả tài chính trong tương lai; xác định được điểm mạnh, điểm yếu và
nguyên nhân; qua đó, có giải pháp để ổn định và nâng cao hiệu quả
tài chính doanh nghiệp.
Việt Nam đang ngày càng hội nhập với thế giới, bên cạnh việc
phát triển kinh tế, khi đời sống xã hội ngày càng được nâng cao thì
vấn đề chăm lo sức khỏe ngày càng được nhiều người quan tâm. Để
nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khẳng định và tối đa hóa
doanh nghiệp, các doanh nghiệp ngành Dược cần thực hiện nhiều
biện pháp, trong đó việc nghiên cứu, lựa chọn và vận dụng một cách
linh hoạt các lý thuyết kinh tế sẽ giúp cho việc tháo gỡ các vướng
mắc về hiệu quả tài chính mà các doanh nghiệp đang gặp phải hiện
nay. Để làm được điều đó đòi hỏi phải làm rõ được sự ảnh hưởng của
các nhân tố đến hiệu quả tài chính như thế nào.
Với lý do trên tác giả đã quyết định chọn đề tài : “Nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp
ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tổng hợp và đưa ra những cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính,
2
các thước đo hiệu quả tài chính và hình thành mô hình các nhân tố
tác động đến hiệu quả tài chính.
Dựa trên các số liệu thực tế thu thập được để xem xét thực
trạng, đồng thời phân tích và xác định các nhân tố ảnh hưởng.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Bài nghiên cứu sẽ được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Hiệu quả tài chính và thước đo hiệu quả tài chính là gì?
- Thực trạng hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm như thế
nào?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả tài chính và các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược
phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: 44 doanh nghiệp trong ngành Dược
phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam
+ Phạm vi thời gian: tình hình hoạt động của 44 doanh nghiệp
từ năm 2012 đến năm 2016 với dữ liệu thu thập từ BCĐKT và
BKQHĐKD trên webside.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Nguồn dữ liệu: Dựa vào số liệu BCTC từ năm 2012 đến năm
2016 của 44 doanh nghiệp ngành Dược phẩm niên yết trên TTCK
Việt Nam.
Phương pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng
phương pháp định lượng và phương pháp định tính.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của
3
các doanh
nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
- Đưa ra các giải pháp dựa vào đặc thù ngành Dược phẩm
nhằm hoàn thiện cơ cấu tài chính của các doanh nghiệp được niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả tài chính và các nhân tố
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp
ngành Dược phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và hàm ý rút ra từ kết quả
nghiên cứu
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu
quả tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các
chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu
thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai
loại chính, đó là: các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi
nhuận và các hệ số giá trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng
trưởng tài sản.
Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
(ROE). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực
ra chính là ROA, như trong nghiên cứu của Shah, Butt & Saeed
4
(2011). Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ
biến nhất. Tuy nhiên, theo các giáo trình được biên soạn tại Việt
Nam, các tác giả sử dụng chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu (ROE) để đo lường hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong
đề tài nghiên cứu của tác giả về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
tài chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, tác giả sử dụng “Tỷ suất sinh lời trên
vốn chủ sở hữu (ROE)” để đo lường hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp (tác giả sẽ giải thích ở mục sau). Sau đây tác giả sẽ đưa ra
nhưng công trình nghiên cứu trước đây về hiệu quả tài chính và các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các tác giả trong và
ngoài nước mà các thực nghiệm này sẽ là cơ sở để tác giả tiếp tục đề
tài nghiên cứu của mình:
Năm 2005, tác giả Weixu thực hiện nghiên cứu về “Mối quan
hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả tài chính”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy hiệu quả tài chính bị tác động rất lớn bởi tỷ suất nợ trên vốn chủ
sở hữu (D/E). Tỷ suất nợ có tác động dương (+) đến hiệu quả tài
chính khi ở mức tỷ suất nợ thấp và có tác động âm (-) khi ở mức tỷ
suất nợ cao.
Năm 2006, Tác giả Trần Thị Hòa tại Việt Nam nghiên cứu
“Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thương
mại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” theo xu hướng xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. Kết quả của tác giả chỉ ra
rằng tỉ suất sinh lời của tài sản ROA, tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu
(D/E), khả năng sinh lời kinh tế của tài sản (RE), số vòng quay vốn
lưu động là bốn nhân tố tác động thuận chiều tới ROE của các doanh
nghiệp này.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả
Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm hiệu quả được hiểu là “
kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại” (Trương Bá Thanh và
Trần Đình Khôi Nguyên, 2001). Nhưng theo từ điển Lepetii
Lasousse định nghĩa “ Hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực
hiện một nhiệm vụ nhất định” (Josette Peyrard, 2005). Như vậy bản
chất của hiệu quả tài chính là kết quả của lao động xã hội, được xác
định trong mối quan hệ so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu
được với lượng hao phí lao động xã hội. Do vậy thước đo hiệu quả là
sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối
đa hóa kết quả dựa trên các nguồn lực sẵn có.
Xét góc độ thuật ngữ chuyên môn, hiểu hiệu quả theo nghĩa
kinh tế đó là: “Mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào khan hiếm với
đầu ra hàng hóa và dịch vụ”, có thể được đo lường theo hiện vật gọi
là hiệu quả kĩ thuật hoặc theo chi phí thì được gọi là hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh
nghiệp hoặc xã hội để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp
nhất. Hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh tế chủ yếu được thông
qua chỉ tiêu lợi nhuận đạt được từ hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm hiệu quả tài chính:
Hiệu quả tài chính doanh nghiệp là hiệu quả của việc huy
động, quản lý và sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh. Cụ thể :
6
Hiệu quả tài chính trước hết là hiệu quả của huy động vốn; hiệu quả
tài chính còn là hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh
doanh, đó chính là hiệu quả của việc quản lý và sử dụng tài sản trong
doanh nghiệp (Josette Peyrard, 2005). Một doanh nghiệp có hiệu quả
tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Ngoài
ra, hiệu quả tài chính cao sẽ đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp trong
môi trường tài chính. Do vậy, hiệu quả tài chính là mục tiêu chủ yếu
của các nhà quản trị, nhất là trong trường hợp họ cùng là người chủ
và có vốn đầu tư. Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự
tăng trưởng của tài sản cho doanh nghiệp so với tổng số vốn mà
doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu.
1.1.3. Thƣớc đo hiệu quả tài chính:
Trước hết, việc sử dụng thước đo nào để đánh giá về hiệu quả
tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng. Có rất nhiều các chỉ
tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh nghiệp, nhưng các chỉ tiêu
thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành hai
loại chính là các hệ số giá trị kế toán hay còn gọi là các hệ số về lợi
nhuận và các hệ số giá trị thị trường hay còn gọi là các hệ số về tăng
trưởng tài sản.
Nhìn chung ROA, ROE là hai thước đo được sử dụng phổ biến
nhất trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong
nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng ROE để đánh giá hiệu quả tài
chính của các doanh nghiệp ngành Dược phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam.
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Khả năng tạo ra lợi nhuận của vốn chủ sở hữu mà doanh
nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh là mục tiêu của mọi nhà
quản trị, chỉ tiêu này được xác định như sau:
7
Tỉ suất sinh lời trên
VCSH ( ROE)
=
Lợi nhuận trước thuế (sau thuế)
x 100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI
CHÍNH
1.2.1. Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp
a. Khả năng thanh toán (Liquidity)
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng
để đánh giá chất lượng tài chính và hiệu quả tài chính trường kinh
doanh. Nghiên cứu của Mr. Mou Xu về hiệu quả tài chính của các
công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải 50 (SS50) chỉ ra
rằng khả năng thanh toán ngắn hạn (CR) có mối quan hệ cùng chiều
với hiệu quả tài chính doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Thị
Nguyên (2014) cũng sử dụng chỉ tiêu CR để đo lường mức độ ảnh
hưởng của khả năng thanh toán đến hiệu quả tài chính, kết quả cho
thấy hệ số hồi quy trong mô hình có ROE là biến phụ thuộc CR có
tác động ngược chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công
ty xây dựng ở Việt Nam.
Ngược lại với nghiên cứu của Mr. Mou Xu là nghiên cứu của
Khalifa & Zurina (2013) về hiệu quả tài chính và các nhân tố tác
động đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất dầu niêm yết
trên thị trường chứng khoán Libya (LSM).
b. Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
Quy mô được xem là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tư biết
đến công ty.
Thứ nhất, quy mô doanh nghiệp có tác động tich cực đến hiệu
quả tài chính theo kết luận của Simerly & Li (2000), nghiên cứu của
Athanasoglou, P. P, Brissmis, S. N & Delis, M. D. (2005),
8
Papadognas (2007), Amato và Burson (2007) . Ở Việt Nam, nghiên
cứu của Trương Đông Lộc và Trần Quốc Tuấn (2009), nghiên cứu
của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010).
Thứ hai, quy mô và hiệu quả tài chính của công ty không có
mối liên hệ với nhau như nghiên cứu của Amarjit, G, et al (2010) ,
nghiên cứu của Falope và Ajilore (2009), nghiên cứu của Đỗ Dương
Thanh Ngọc (2011).
c. Hình thức sở hữu của doanh nghiệp (STATE)
Sở hữu Nhà nước trong các công ty là một đặc điểm riêng của
các công ty đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ nhất, sở hữu Nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu
quả tài chính của doanh nghiệp.
Thứ hai, một số nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của
phần vốn Nhà nước đối với hiệu quả tài chính doanh nghiệp.
Thứ ba, có nghiên cứu tìm ra mối liên hệ tương hỗ giữa sở hữu
Nhà nước và hiệu quả tài chính doanh nghiệp (Le & Buck, 2011).
Cuối cùng, có nghiên cứu cho thấy phần vốn Nhà nước không
có tác động rõ rệt đối với hiệu quả doanh nghiệp theo cả chiều hướng
cùng chiều và ngược chiều (Kole &Mulherin, 1997).
d. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE)
Thời gian hoạt động cũng có thể coi là một trong những yếu tố
có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, trong
đề tài nghiên cứu này, thời gian hoạt động được tính từ khi doanh
nghiệp thành lập cho đến hiện tại. Có 2 quan điểm trái ngược nhau
xoay quanh về vấn đề này.
Quan điểm thứ nhất, nếu hiệu quả tài chính giảm khi doanh
nghiệp hoạt động càng lâu thì đó là mối quan hệ ngược chiều giữa
thời gian hoạt động và hiệu quả tài chính (Loderer, Neusser, và
9
Waelchli, 2009), Agarwal & Gort, (2002), nghiên cứu của Sorensen
& Stuart (2000)
Ngược lại với quan điểm trên, quan điểm thứ hai cho rằng thời
gian hoạt động và hiệu quả tài chính của doanh nghiệp có mối quan
hệ cùng chiều: Nghiên cứu của Liargovas và Skandalis (2008), Malik
(2011).
e. Đòn bẩy tài chính (DFL)
Trong đề tài nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng hệ số đòn bẩy
tài chính để đo lường đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp ngành
Dược phẩm niêm yết trên TTCK Việt Nam.
DFL =
%EAT
=
%EPS
=
EBIT
%EBIT %EBIT EBIT - l
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với hiệu
quả tài chính công ty, một số nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra hai
quan điểm sau:
Thứ nhất, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ cùng chiều với
hiệu quả tài chính.
Thứ hai, đòn bẩy tài chính có mối quan hệ ngược chiều với
hiệu quả tài chính của công ty.
f. Cấu trúc tài sản (AS)
Cấu trúc tài sản là cơ cấu các loại tài sản ở doanh nghiệp. Có
rất nhiều cách phân loại cấu trúc tài sản. Phân tích của một số nhà
nghiên cứu nước ngoài như Zeitun & Tian (2008), đã chỉ ra rằng tỷ
trọng TSCĐ có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh.
Những công ty có tỷ trọng TSCĐ cao thì hiệu quả kinh doanh thấp
do các công ty này đầu tư quá nhiều vào TSCĐ mà không cải tiến
được hiệu quả kinh doanh.
10
Tuy nhiên, nghiên cứu của Đỗ Dương Thanh Ngọc (2011) lại
chỉ ra rằng TSCĐ trên tổng tài sản không có ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh. Kết quả này không phù hợp với lý thuyết và kết quả
nghiên cứu của Zian & Tian (2008), Onaolapo & Kajola (2010).
g. Chu kỳ kinh doanh (BS)
Chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian từ khi khách hàng mua
hàng cho đến khi doanh nghiệp thu được tiền bán hàng.
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian luân chuyển hàng lưu kho
Hoặc
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian thu nợ trung bình
Nghiên cứu của nhóm giảng viên trường Đại học Thăng Long
,Chu Thị Thu Thủy, Nguyễn Thanh Huyền, Ngô Thị Quyên (2015)
về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các CTCP phi
tài chính niêm yết trên TTCK thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam cho
rằng chu kỳ kinh doanh có tác dụng âm đến hiệu quả tài chính và có
ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
1.2.2. Các nhân tố thuộc về môi trƣờng hoạt động
a. Tăng trưởng GDP (GROWTH)
b. Lạm phát
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
11
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH DƢỢC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là kênh huy động
vốn dài hạn cho đầu tư và phát triển, phù hợp với mục tiêu xu thế
phát triển của đất nước. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư
(NĐT) trên TTCK là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
công ty niêm yết. Vì thế, muốn thu hút các NĐT, các công ty phải
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.
2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DƢỢC PHẨM
2.2.1. Giới thiệu ngành Dƣợc phẩm và các doanh nghiệp
trong ngành Dƣợc phẩm
Dược phẩm Việt Nam vốn được xem là ngành tiềm ẩn nhiều
thách thức, rủi ro song cũng không thể phủ nhận rằng ngành Dược
đang trên đà phát triển tốt và có nhiều tiềm năng phát triển.
Điểm yếu lớn nhất của ngành Dược phẩm đó là khả năng sản
xuất vẫn chưa bắt kịp được tiêu thụ. Chi phí đầu tư công nghệ và
nghiên cứu tốn kém nên phần lớn cơ sở vật chất và các trang thiết bị
của các cơ sở sản xuất thuốc cũng như của các cơ sở nghiên cứu để
triển khai sản xuất hiện nay còn thiếu và không đồng bộ. Chính vì
vậy, việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều trở
ngại. Dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ
cấu dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm của 90 triệu dân đến
các vấn đề sức khỏe ngày càng cao, Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm
năng để phát triển ngành dược phẩm.
12
Tiềm năng tăng trƣởng của ngành dƣợc năm 2016 – 2017
Theo ước tính của BMI, giá trị tiêu thụ thuốc của Việt Nam
năm 2016 tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10,2% nhờ cơ cấu
dân số trẻ, thu nhập và mức độ quan tâm đến các vấn đề sức khỏe ngày
càng cao. Tuy nhiên, giá trị sản xuất trong nước chỉ mới chiếm chưa
đến 45% tổng giá trị sử dụng thuốc, chủ yếu bào chế các loại thuốc
đơn giản, phổ biến, giá rẻ. Các loại thuốc biệt dược có giá trị cao đa
phần là thuốc nhập khẩu, do các công ty dược liên doanh/ nước ngoài
phân phối. Để phát triển ngành dược trong nước, trong thời gian tới,
các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với một bài toán khó: cải thiện chất
lượng sản phẩm hiện có, tăng cường đầu tư và nghiên cứu các dòng
sản phẩm chuyên dụng trong khi cả vốn, năng lực và nhân sự còn
rất hạn chế.
2.2.2. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp ngành Dƣợc phẩm niêm yết trên TTCK Việt
Nam
Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu Ngành và Tư vấn Việt
Nam (VIRAC), trong quý 1/2017, giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu
lên tới 93,66 triệu USD. 90% lượng cung nguyên phụ liệu dược
phẩm đến từ 12 quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là từ Trung
Quốc chiếm 58,78% tổng kim ngạch, đạt 55,05 triệu USD. Tuy phải
đối mặt với nhiều thách thức nhưng ngành dược vẫn đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Trong giai đoạn 2010 – 2016, ngành dược Việt
Nam giữ tốc độ tăng trưởng hằng năm cao nhất châu Á với tốc độ
tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 19,7%. Năm 2016, chi tiêu y
tế bình quân đầu người/năm đã tăng hơn 20 USD so với năm 2009.
Thành công của ngành dược Việt Nam còn được thể hiện ở việc hầu
hết các cổ phiếu dược, bao gồm cả công ty sản xuất và phân phối,
13
đều tăng giá và giữ ở mức ổn định về doanh thu và lợi nhuận.
2.3. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DƢỢC PHẨM TRONG MẪU NGHIÊN CỨU TỪ
NĂM 2012 - 2016
Để nghiên cứu sâu hơn về các số liệu liên quan đến hiệu quả
tài chính, tác giả đã xử lý số liệu thu thập được của các doanh nghiệp
ngành Dược phẩm trong mẫu nghiên cứu và đưa ra một số bảng
thông tin như sau:
Về khả năng sinh lời của nhóm doanh nghiệp đại diện cho
ngành dược phẩm, biên lợi nhuận của ngành tương đối ổn định và
đang được cải thiện dần trong vài năm gần đây, cho thấy khả năng
quản lý chi phí của các doanh nghiệp đang được cải thiện đáng kể,
đến từ việc tối ưu giá vốn đầu vào, ưu đãi thuế TNDN hay đến từ
việc cắt giảm các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp
mà vẫn tăng trưởng doanh thu. Đến nay Việt Nam vẫn nằm trong top
đầu thế giới về tăng trưởng chi tiêu cho dược phẩm. Rõ ràng tiềm
năng của ngành dược phẩm là còn rất lớ