Trong xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu là tất yếu và không
thể đảo ngược của đất nước ta thì vấn đề đẩy mạnh cải cách hành
chính công, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội
đang là vấn đề cấp thiết nhất.
Quán triệt và triển khai thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng,
không ngừng phát huy những lợi thế của thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk
Nông, cùng với nhân dân các dân tộc thị xã đã đoàn kết, thống nhất,
nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức đưa thị xã Gia Nghĩa
phát triển về mọi mặt để thật sự xứng đáng là trung tâm chính trị,
kinh tế - xã hội, hành chính của tỉnh Đăk Nông. Việc nghiên cứu sự
hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Ủy ban
nhân dân (UBND) thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông có ý nghĩa thực
tiễn nhằm cung cấp một số thông tin cần thiết, giúp cho chính quyền
địa phương nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ hành chính
công, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của thị
xã Gia Nghĩa.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về các dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HÀ TRUNG HIẾU
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƢỜI DÂN VỀ DỊCH VỤ HÀNH
CHÍNH CÔNG TẠI UBND THỊ XÃ
GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - 2017
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ DÂN
Phản biện 1: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG
Phản biện 2: PGS. TS. NGUYỄN THÀNH HIẾU
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Tây
Nguyên vào ngày 13 tháng 8 năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển và hội nhập toàn cầu là tất yếu và không
thể đảo ngược của đất nước ta thì vấn đề đẩy mạnh cải cách hành
chính công, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội
đang là vấn đề cấp thiết nhất.
Quán triệt và triển khai thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng,
không ngừng phát huy những lợi thế của thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk
Nông, cùng với nhân dân các dân tộc thị xã đã đoàn kết, thống nhất,
nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức đưa thị xã Gia Nghĩa
phát triển về mọi mặt để thật sự xứng đáng là trung tâm chính trị,
kinh tế - xã hội, hành chính của tỉnh Đăk Nông. Việc nghiên cứu sự
hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính công tại Ủy ban
nhân dân (UBND) thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông có ý nghĩa thực
tiễn nhằm cung cấp một số thông tin cần thiết, giúp cho chính quyền
địa phương nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ hành chính
công, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của thị
xã Gia Nghĩa.
Do có điều kiện công tác tại tỉnh Đăk Nông, bản thân đã lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người dân về các dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã
Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông” nhằm làm rõ những nhân tố nào có ảnh
hưởng lớn nhất và ra sao đối với sự hài lòng của người dân ở nơi
đây. Công trình nghiên cứu này cũng sẽ cung cấp cho cơ quan chính
quyền những dữ liệu và kiến thức khoa học cần thiết để có cơ sở đề
ra và thực hiện các chính sách nâng cao chất lượng phục vụ và sự hài
lòng của người dân thị xã Gia Nghĩa hơn nữa.
2
2. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu và xác định các nhân tố ảnh hưởng, tác động đến sự
hài lòng của người dân nói chung và sự hài lòng của người dân sử
dụng các dịch vụ hành chính công nói riêng.
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự hài lòng người dân và đưa
ra các mô hình lý thuyết đã và đang được sử dụng nghiên cứu tại
Việt Nam cũng như trên thế giới. Xây dựng các thang đo để lượng
hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng người dân đối với dịch vụ
hành chính công.
- Xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các mô hình lý thuyết
và thực tiễn tại địa phương để phân tích sự hài lòng của người dân
đối với dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã Gia Nghĩa.
- Khảo sát, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người dân đối với dịch vụ hành chính công của UBND thị xã Gia
Nghĩa, qua đó kiểm định thực tế mô hình nghiên cứu cũng như các
giả thuyết về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành chính.
- Bình luận, đánh giá sự hài lòng và đề xuất một số giải pháp để
nâng cao mức độ hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ hành
chính công tại UBND thị xã Gia Nghĩa.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của người dân đối với các dịch vụ hành chính công tại UBND thị xã
Gia Nghĩa.
- Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào việc làm rõ những nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đã và đang sử dụng dịch vụ
hành chính công tại UBND thị xã Gia Nghĩa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu là sự kết hợp giữa nghiên cứu định
3
tính và nghiên cứu định lượng.
Phương pháp thực hiện được tiến hành qua hai giai đoạn: (1)
nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn sâu nhằm điều chỉnh bảng
câu hỏi phù hợp với thực tế; (2) nghiên cứu định lượng thông qua
việc thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi chính thức và sử dụng các kỹ
thuật thống kê để phân tích dữ liệu.
Cách thức chọn mẫu là phi xác suất thông qua cách thức lấy
mẫu thuận tiện. Dữ liệu thu thập sẽ được kiểm tra lại, gạn lọc, mã
hóa và nhập liệu với phần mềm SPSS. Sau đó, dữ liệu được tiến hành
phân tích theo các phương pháp sau: thống kê mô tả, độ giá trị của
thang đo và đánh giá độ tin cậy (thông qua phân tích nhân tố khám
phá EFA và hệ số Cronbach alpha), kiểm định mô hình nghiên cứu
với phương pháp phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu
trúc tuyến tính SEM.
5. Bố cục luận văn
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương 2: Mô hình đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
a. Nghiên cứu nước ngoài
- Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos (1984) nhằm nghiên
cứu cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Mô hình
Gronroos đã dựa trên ba điểm thiết yếu, cụ thể đó là: Mô hình phân
biệt chất lượng chức năng với chất lượng kỹ thuật. Chất lượng chức
năng chính là quá trình tương tác giữa khách hàng và người cung
ứng dịch vụ; Nhân tố Hình ảnh có tầm quan trọng đối với tất cả các
4
đơn vị cung ứng dịch vụ bởi vì người dân có thể thấy được hình ảnh
của đơn vị trong quá trình giao dịch; Cảm nhận toàn bộ về chất
lượng dịch vụ là một hàm của những cảm nhận của người dân về
dịch vụ và sự khác biệt giữa những đánh giá này với những mong đợi
về dịch vụ của họ. Ngoài ra sự cảm nhận của người dân lại chịu sự
tác động của truyền thông, hoạt động Marketing, phong tục tập quán,
văn hóa,
- Mô hình Parasuraman và cộng sự (1985). Xuất phát từ ý tưởng
lý thuyết trong mô hình của Gronroos (1984), Parasuraman (1985) đã
xây dựng một mô hình đo lường hỗn hợp, gọi là mô hình
SERVQUAL dùng để đo lường chất lượng dịch vụ cảm nhận. Trong
mô hình SERVQUAL ban đầu của Parasuraman (1988) chứa 22
khoản mục đo theo thang điểm Likert để đo lường những mong đợi
và cảm nhận của khách hàng trong quá trình sử dụng về chất lượng
dịch vụ. Từ đó, mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được thực hiện
bằng khác biệt giữa điểm số của cảm nhận và mong đợi trong mỗi
khoản mục tương ứng. Mô hình Parasuraman và cộng sự (1985)
được sử dụng phổ biến hơn cả.
- Mô hình SERVPERF: Cronin và Taylor (1994) chủ trương
việc bỏ khía cạnh kỳ vọng của mô hình SERVQUAL và ủng hộ việc
chỉ sử dụng cảm nhận. Họ trích một thử nghiệm của Churchill và
Surprenant cho rằng chỉ có cảm nhận là xác định sự hài lòng của đối
tượng. Họ công bố mô hình chỉ đề cập đến sự cảm nhận để đo lường
chất lượng dịch vụ và phát triển thang đo dựa trên điều này, gọi là
SERVPERF. Khi thiết lập thang đo SERVPERF, Cronin và Taylor
(1992) sử dụng những thuộc tính chất lượng dịch vụ của
SERVQUAL nhưng loại bỏ phần “kỳ vọng”.
5
b. Nghiên cứu trong nước
- Bài viết “Đánh giá hài lòng của công dân và tổ chức về dịch
vụ hành chính công: tình hình thực hiện và một số kiến nghị” của tác
giả Lê Dân (2010) đăng trên tạp chí Sinh hoạt lý luận. Bài viết quan
tâm đến các vấn đề sau: sự cần thiết phải thực hiện đánh giá mức độ
hài lòng về dịch vụ hành chính công, tình hình thực hiện công việc
này tại thành phố Đà Nẵng trong những năm qua và nêu một số kiến
nghị nhằm thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng trong những năm
sắp đến.
- Bài viết “Đánh giá sự hài lòng về dịch vụ công ở Đà Nẵng”
của tác giả Lê Dân (2010) đăng trên Tạp chí Con số và Sự kiện, số 4.
Bài viết quan tâm đến các vấn đề sau: Chủ trương của thành phố Đà
Nẵng trong việc đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ
hành chính công; kết quả đánh giá mức độ hài lòng của công dân và
tổ chức về dịch vụ hành chính tại quận Ngũ Hành Sơn. Đồng thời bài
viết còn nêu lên một số kiến nghị nhằm thực hiện việc đánh giá mức
độ hài lòng trong những năm sắp đến.
- Bài viết của TS. Lê Dân (2011), “Phương án đánh giá sự hài
lòng về dịch vụ hành chính công tại của công dân và tổ chức” đăng
trên tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 3 (44). Bài viết quan tâm đến
các vấn đề sau: xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của
dịch vụ, đề xuất mô hình đánh giá mức độ hài lòng. Ngoài ra, bài viết
nêu phương án điều tra làm cơ sở cho việc thực hiện đánh giá mức
độ hài lòng của công dân và tổ chức về dịch vụ hành chính công.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN
1.1. CÁC KHÁI NIỆM
1.1.1. Khái niệm Dịch vụ hành chính công
a. Dịch vụ và dịch vụ công
b. Dịch vụ hành chính công
c. Đặc trưng của dịch vụ hành chính công
1.1.2. Khái niệm Sự hài lòng dịch vụ
a. Khái niệm Sự hài lòng dịch vụ
Sự hài lòng về dịch vụ hành chính công của người dân được
hiểu là sự thõa mãn của người dân khi họ sử dụng dịch vụ được cung
cấp từ cơ quan nhà nước (Rodriguez & ctg, 2009) [36]. Đối với dịch
vụ hành chính công thì sự hài lòng là một dạng cảm xúc hoặc thái độ
của người dân, được hình thành trên cơ sở so sánh, đánh giá giữa
những gì mà người dân mong đợi với những gì mà họ nhận được từ
cơ quan nhà nước và từ chất lượng dịch vụ hành chính công. Nó là
trạng thái tâm lý xảy ra trong và sau khi người dân được phục vụ
bằng những dịch vụ hành chính công.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng
Chất lượng dịch vụ được xem là đầu vào quan trọng cho sự hài
lòng của khách hàng. “Cronin và Taylor (1992) chỉ ra rằng “chất
lượng là tiền đề của sự hài lòng” và “nó mới chỉ là một trong những
yếu tố góp phần vào sự hài lòng tổng thể của khách hàng” [19].
1.1.3. Chất lƣợng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ thường được xem xét theo quan điểm
khách hàng, nhưng sự xem xét đó phải đặt trong một giới hạn nhất
định về khía cạnh đạo đức, pháp luật của môi trường xung quanh.
Chất lượng dịch vụ là sự cảm nhận của khách hàng về mức độ đáp
7
ứng các mong đợi của khách hàng của nhà cung ứng về dịch vụ được
cung cấp.
Trong công tác thực hiện dịch vụ hành chính công, chất lượng
dịch vụ hành chính công là sự cảm nhận của người dân về mức độ
đáp ứng các mong đợi của người dân vào cơ quan nhà nước về dịch
vụ hành chính công được cung cấp.
Có thể chia chất lượng dịch vụ thành hai thành phần cấu thành
chủ yếu như sau:
- Chất lượng trên phương diện kỹ thuật
- Cảm nhận về chất lượng dịch vụ còn bị tác động bởi cách
thức mà chất lượng kỹ thuật được mang đến cho họ. Đó chính là chất
lượng chức năng.
1.1.4. Một số mô hình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ
Trong hoạt động dịch vụ thì sự hài lòng của khách hàng là mối
quan tâm hàng đầu đối với các tổ chức cung ứng. Chất lượng dịch vụ
được xem là một yếu tố tác động rất mạnh đến sự hài lòng của khách
hàng. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu và mô hình đánh giá chất
lượng dịch vụ được hình thành và nghiên cứu. Dưới đây, xin giới
thiệu một số mô hình tiêu biểu mà tác giả đã tham khảo và ứng dụng
trong đề tài của mình:
a. Mô hình chất lượng dịch vụ của Gronroos
b. Mô hình Parasuraman và cộng sự (1985)
c. Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng (CSI model)
d. Mô hình chất lượng dịch vụ của Gi-Du Kang & Jeffrey
James (2004)
1.1.5. Mối quan hệ giữa sự hài lòng của ngƣời dân và chất
lƣợng dịch vụ
Muốn nâng cao chất lượng hài lòng người dân, cơ quan nhà
8
nước phải nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công. Nói cách
khác, chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của người dân có quan hệ
tương hỗ chặt chẽ với nhau. Trong đó chất lượng dịch vụ là cái được
tạo ra trước và sau đó quyết định đến sự hài lòng của người dân. Mối
quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố này là vấn đề cốt lõi trong hầu hết
các nghiên cứu về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ hành
chính công. Trong nghiên cứu về mối quan hệ hai yếu tố này, Spreng
và Mackoy (1996) cũng chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ là tiền đề của
sự hài lòng khách hàng (mà ở đây chính là người dân) [38].
1.1.6. Sự cần thiết cần đánh giá mức độ hài lòng của công
dân và tổ chức về dịch vụ hành chính công
1.2. CÁC THUYẾT SỰ HÀI LÒNG DỊCH VỤ
1.2.1. Thuyết sự hài lòng dịch vụ của Speng và ctg
1.2.2. Thuyết sự hài lòng dịch vụ của Kotler và Keller
1.2.3. Thuyết sự hài lòng dịch vụ của Kano
1.2.4. Thuyết sự hài lòng dịch vụ của Oliver
1.3. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG HÀNH CHÍNH CÔNG TẠI
UBND THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội
1.3.2. Thực trạng hoạt động của các cơ quan hành chính
Cơ quan hành chính trên địa bàn UBND thị xã Gia Nghĩa
được sắp xếp theo hướng giảm đầu mối, đơn giản hóa các thủ tục
hành chính, hoạt động hiệu quả hơn; các cơ quan đã chú trọng thực
hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng "một cửa", “một của
liên thông”, mẫu hóa các văn bản hành chính, giấy tờ, công khai các
thủ tục hành chính.
Toàn bộ các quy trình tiếp nhận và thụ lý các hồ sơ, giấy tờ
của người dân đều được lưu lại để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh
9
giá định kỳ về chất lượng phục vụ nhân dân của CBCNVC; mọi ý
kiến, thắc mắc, phản ảnh và thậm chí là các khiếu nại của người dân
đều được xem xét một cách trình tự, rõ ràng, minh bạch.
1.3.3. Thực trạng cung cấp dịch vụ hành chính công trên
địa bàn thị xã Gia Nghĩa
Các quy trình tác nghiệp đã được xây dựng bám sát với thực tế
hoạt động của đơn vị và tuân thủ theo quy định pháp luật hiện hành.
Các thủ tục hành chính đều có quy trình xử lý công việc niêm yết
công khai, minh bạch. Công tác quản lý tài liệu, hồ sơ, văn bản hành
chính được cập nhật và đạt hiệu quả hơn so với trước khi áp dụng.
Nhận thức về chức trách của cán bộ, công chức được cải thiện rõ
thông qua tính tự giác, chủ động và hiệu quả cụ thể của từng công
đoạn tác nghiệp.
Hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ được quan tâm thực
hành tốt, qua đó có biện pháp chấn chỉnh, phòng ngừa và cải tiến
nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bên cạnh đó, trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm, thái
độ phục vụ của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ trong tình hình mới.
Việc hỗ trợ, hướng dẫn cho người dân có lúc chưa được quan
tâm đúng mức. Việc bố trí cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả chưa phù hợp trong giải quyết thủ tục hành
chính dẫn đến cá nhân và tổ chức phải đi lại nhiều lần. Một số
chương trình phần mềm đã được đầu tư nhưng hiệu quá hoạt động
thấp nên chưa được ứng dụng hiệu quả tại các đơn vị; hệ thống thư
điện tử, đường truyền internet, chưa được sử dụng đồng bộ; chưa
triển khai thực hiện cơ chế xác thực văn bản điện tử (chữ ký số); việc
khai thác, sử dụng những hệ thống Trang thông tin điện tử, hệ thống
10
dịch vụ công trực tuyến của người dân, tổ chức trên địa bàn thị xã
còn thấp.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1. MÔ HÌNH ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA
NGƢỜI DÂN
Sau khi nghiên cứu một số mô hình liên quan đến mức độ hài
lòng về dịch vụ nói chung và dịch vụ hành chính công, tác giả đã đề
xuất mô hình đánh giá mức độ hài lòng của người dân về chất lượng
dịch vụ hành chính công ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông như
Hình 1.6.
Hình 2.1. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu
Tác giả cho rằng mức độ hài lòng của người dân chịu tác động
của 3
11
2.2. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT
Từ mô hình đề xuất, tác giả đưa ra các giả thuyết về mối quan
hệ giữa các nhân tố trong đề tài nghiên cứu như sau:
H1: Chất lượng chức năng ảnh hưởng cùng chiều đến chất
lượng kỹ thuật.
H2: Chất lượng chức năng ảnh hưởng cùng chiều đến hình ảnh
các cơ quan nhà nước.
H3: Chất lượng chức năng ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ
hài lòng.
H4: Chất lượng kỹ thuật ảnh hưởng cùng chiều đến hình ảnh
các cơ quan nhà nước.
H5: Chất lượng kỹ thuật ảnh hưởng cùng chiều đến sự hài lòng
của người dân.
H6: Hình ảnh các cơ quan nhà nước ảnh hưởng cùng chiều đến
sự hài lòng của người dân.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của người dân đối với các dịch vụ hành chính công tại UBND
thị xã Gia Nghĩa.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung vào việc làm rõ những nhân tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đã và đang sử dụng dịch vụ
hành chính công tại UBND thị xã Gia Nghĩa.
Phương pháp nghiên cứu: gồm 2 bước nghiên cứu: nghiên
12
cứu khám phá và nghiên cứu chính thức, xem Bảng 2.1.
Toàn bộ qui trình nghiên cứu được trình bày trên Hình 2.1.
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu
13
3.2. NGHIÊN CỨU KHÁM PHÁ
3.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC
3.3.1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu trong đề tài này có sử dụng phương pháp nhân tố
khám phá EFA. Bên cạnh đó, do một số đặc điểm đặc trưng của dịch
vụ hành chính công và đối tượng tham gia dịch vụ như: giới tính, độ
tuổi, nghề nghiệp... nên tác giả kiến nghị chọn 10 phiếu cho mỗi câu
hỏi. Qui mô mẫu là 350 phiếu.
Phương pháp điều tra được sử dụng là phỏng vấn trực tiếp và
phát phiếu điều tra.
Tổng thể nghiên cứu là những người dân đã sử dụng dịch vụ
hành chính công. Sử dụng hình thức lấy mẫu ngẫu nhiên, phương
pháp thu thập thông tin được áp dụng đó là đến các nơi như cơ quan
nhà nước để phát bảng hỏi trực tiếp.
Trong quá trình điều tra và thu thập dữ liệu, sẽ tiến hành các
bước hiệu chỉnh bảng câu hỏi. Quá trình hiệu chỉnh sẽ diễn ra hai
lần. Lần hiệu chỉnh đầu tiên là ngay sau khi phỏng vấn trực tiếp
người dân nhằm tìm ra các câu bị bỏ trống, sai sót, đánh dấu hai lần.
Lần thứ hai hiệu chỉnh khi tiến hành việc nhập liệu, nhằm loại bỏ các
bảng khảo sát không hợp lệ.
3.3.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
a. Thống kê mô tả
b. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha
c. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
d. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)
e. Kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết bằng mô
hình SEM
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
14
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. ĐÁNH GIÁ MẪU
Nghiên cứu đã phát ra tổng số 390 bảng hỏi nhưng chỉ thu về
376 bảng hỏi. Trong số 376 bảng thu về, có 26 bảng không hợp lệ do
thiếu các thông tin, có những câu có 2 lựa chọn. Kết quả có 350 bảng
hợp lệ được sử dụng cho nghiên cứu.
Trước tiên đề tài sẽ thống kê các mẫu nghiên cứu theo một số
tiêu chí được dùng trong bảng câu hỏi như giới tính, nhóm tuổi, nghề
nghiệp,
4.1.1. Mẫu phân bố theo giới tính
Để đánh giá mức độ phân bố mẫu theo giới tính, đề tài tiến
hành và thu thập và thống kê dữ liệu. Có thể nhận thấy rằng mẫu
phân bố theo giới tính có sự không đồng đều giữa nam, nữ. Kết quả
được thống kê và trình bày như Bảng 3.1
Bảng 4.1. Phân phối mẫu theo giới tính
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Vali
d
Nam 163 46,6 46,6 46,6
Nữ 187 53,4 53,4 100,0
Total 350 100,0 100,0
Theo kết quả thống kê từ bài nghiên cứu, thấy rằng về giới
tính của mẫu nghiên cứu, trong tổng số 350 đối tượng nghiên cứu, có
163 nam (chiếm 46.6%) và 187 nữ (chiếm 53.4%). Như vậy có thể
nhận thấy rằng, tỉ lệ phân bổ công dân tham gia khảo sát về sử dụng
dịch vụ hành chính công theo giới tính là khá cao. Từ số liệu thống
kê, có được tỉ lệ phân phối mẫu theo Giới tính như Hình 4.1
15
4.1.2. Mẫu phân bố theo nhóm tuổi
Ngoài thống kê, đánh giá theo giới tính, đề tài thực hiện khảo
sát trên nhiều nhóm tuổi khác nhau, để đánh giá sự phân bố các
nhóm tuổi trong khảo sát, tiến hành thống kê và có được kết quả như
Bảng 4.2
Bảng 4.2. Phân phối mẫu theo nhóm tuổi
Frequency Percent
Valid
Percent
Cumulative
Percent
Valid Dưới 30 29 8,3 8,3 8,3
Từ 31 đến
40
147 42,0 42,0 50,3
Từ 41 đến
60
124 35,4 35,4 85,7
Trên 60 50 14,3 14,3 100,0
Total 350 100,0 100,0
Theo kết quả thống kê, có được cơ cấu công dân được điều tra
phân bố theo 4 nhóm tuổi: Dưới 30 tuổi, từ 31 đến 40 tuổi, từ 41 đến
60 tuổi, trên 60 tuổi. Trong đó, n