Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, sự đa dạng hóa và
những chiến lược quốc tế dẫn đến hoạt động của các công ty ngày
càng phức tạp. Với thực tế hiện nay các công ty và tập đoàn bắt đầu
đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thành các công ty đa ngành nghề
(thông tin này thường được công ty đề cập ở phần đặc điểm hoạt
động kinh doanh trong thuyết minh (TM) BCTC) và hoạt động kinh
doanh mở rộng trên nhiều khu vực địa lý (KVĐL) khác nhau (trên
nhiều tỉnh, thành phố trong nước hay bên ngoài lãnh thổ Việt Nam).
Mục tiêu chính của sự đa dạng hóa này là để chia sẻ rủi ro cũng như
tận dụng lợi thế từ cơ hội phát triển ở những thị trường khác. Với sự
đa dạng và toàn cầu hóa mạnh mẽ như vậy thì rõ ràng bản thân
BCTC hợp nhất sẽ không thể hiện được cái nhìn tổng thể về thông
tin tài chính một cách đúng và hoàn toàn chính xác cho người sử
dụng BCTC vì sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời
và những rủi ro trong từng bộ phận. Họ sẽ không dễ dàng nhận biết
được nếu không có sự trình bày của những thông tin riêng biệt từ
những bộ phận tạo ra hoạt động đó. Hiện nay tại Việt Nam, các công
ty đang CBTT về BCBP theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28
(VAS 28). Liên quan đến khía cạnh CBTT về BCBP của các CTNY
thì hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu rộng về vấn
đề này. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu
công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để hoàn thành
Luận văn của mình
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 445 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu công bố thông tin về Báo cáo bộ phận của các Công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRỊNH THỊ NGỌC MÙI
NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ BÁO CÁO
BỘ PHẬN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN
SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. Nguyễn Hữu Cƣờng
Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG TÙNG
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN THỊ CẨM THANH
Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà
Nẵng vào ngày 27 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, sự đa dạng hóa và
những chiến lược quốc tế dẫn đến hoạt động của các công ty ngày
càng phức tạp. Với thực tế hiện nay các công ty và tập đoàn bắt đầu
đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thành các công ty đa ngành nghề
(thông tin này thường được công ty đề cập ở phần đặc điểm hoạt
động kinh doanh trong thuyết minh (TM) BCTC) và hoạt động kinh
doanh mở rộng trên nhiều khu vực địa lý (KVĐL) khác nhau (trên
nhiều tỉnh, thành phố trong nước hay bên ngoài lãnh thổ Việt Nam).
Mục tiêu chính của sự đa dạng hóa này là để chia sẻ rủi ro cũng như
tận dụng lợi thế từ cơ hội phát triển ở những thị trường khác. Với sự
đa dạng và toàn cầu hóa mạnh mẽ như vậy thì rõ ràng bản thân
BCTC hợp nhất sẽ không thể hiện được cái nhìn tổng thể về thông
tin tài chính một cách đúng và hoàn toàn chính xác cho người sử
dụng BCTC vì sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời
và những rủi ro trong từng bộ phận. Họ sẽ không dễ dàng nhận biết
được nếu không có sự trình bày của những thông tin riêng biệt từ
những bộ phận tạo ra hoạt động đó. Hiện nay tại Việt Nam, các công
ty đang CBTT về BCBP theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28
(VAS 28). Liên quan đến khía cạnh CBTT về BCBP của các CTNY
thì hiện nay ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu sâu rộng về vấn
đề này. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi lựa chọn đề tài : “Nghiên cứu
công bố thông tin về báo cáo bộ phận của các công ty niêm yết trên
Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh” để hoàn thành
Luận văn của mình.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá mức độ CBTT về BCBP trên cả ba loại BCTC gồm
BCTC cuối niên độ, bán niên và quý 2 của các CTNY trên SGDCK
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
- Khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về
BCBP của các CTNY. Qua đó tác giả đề xuất các chính sách cho
công ty và nhà quản lý gia tăng các thông tin cần thiết, góp phần
giảm rủi ro cho nhà đầu tư.
Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng CBTT về BCBP từ đó đề
xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin được công
bố trên BCBP của các CTNY trên HOSE.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu việc CBTT về
BCBP của các CTNY trên HOSE năm 2015 và một số nhân tố ảnh
hưởng đến mức độ CBTT về BCBP của các CTNY này.
- Phạm vi nghiên cứu: BCTC cuối niên độ đã kiểm toán,
BCTC bán niên đã soát xét và BCTC quý 2 năm 2015 có thực hiện
việc lập BCBP của các CTNY trên HOSE.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu này áp dụng phương pháp nghiên cứu định
lượng, mức độ CBTT về BCBP được đo lường bởi chỉ số CBTT
BCBP bao gồm các chỉ mục thông tin phải (hoặc nên) trình bày được
quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 28 (VAS 28) và
Thông tư 20/2006/TT-BTC.
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về BCBP
được kiểm chứng thông qua tham số hồi quy được ước lượng bằng
phương pháp bình phương bé nhất (OLS).
3
5. Bố cục đề tài
Luận văn được cấu trúc thành bốn chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về công bố
thông tin báo cáo bộ phận
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các nghiên cứu liên quan đến BCBP trên thế giới và Việt Nam
hiện nay chưa có nhiều, các hướng nghiên cứu thường tập trung ở ba
khía cạnh là đo lường mức độ CBTT về BCBP, thảo luận về chuẩn
mực mới so với chuẩn mực cũ trước đây và đưa ra các bằng chứng
thực nghiệm về các yếu tố và ảnh hưởng của chúng đến việc trình
bày BCBP. Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu này được thực hiện
trên BCTC năm, rất ít nghiên cứu thực hiện trên BCTC bán niên và
đặc biệt trên BCTC quý 2 lại càng khan hiếm.
Liên quan đến khía cạnh đo lường mức độ CBTT, các nghiên
cứu trước đây thường tiếp cận theo hai cách. Một là sử dụng lại mức
độ CBTT đã được các tổ chức độc lập đo lường như việc đo lường
mức độ CBTT được công bố hàng năm bởi Hiệp hội Quản lý và
Nghiên cứu Đầu tư hoặc được cung cấp bởi Trung tâm nghiên cứu
và phân tích tài chính quốc tế (CIFAR1). Theo Nguyễn Hữu Cường
(2015), cách thứ hai là các nhà nghiên cứu sẽ tự xây dựng thang đo,
trong đó hệ thống các chỉ mục được lựa chọn trên cơ sở các quy định
về CBTT về BCBP có liên quan (Ahmad, 2008; Al-Shammari và
1
Cả hai xếp hạng bên ngoài về CBTT bởi Hiệp Hội Quản Lý và Nghiên
Cứu Đầu Tư và CIFAR đều không còn tiếp tục nữa.
4
cộng sự, 2008; Artiach và Clarkson, 2014; Beattie, McInnes và
Fearnley, 2004; Beyer, Cohen, Lys, và Walther, 2010).
Đối với khía cạnh nghiên cứu mức độ CBTT về BCBP và các
nhân tố ảnh hưởng, Alfaraih và Alanezi (2011) tập trung vào mức độ
tuân thủ các yêu cầu bắt buộc của chuẩn mực kế toán quốc tế –
Segment Reporting (IAS) 14 và sử dụng lý thuyết thông tin bất đối
xứng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố bao gồm quy mô công
ty, thời gian hoạt động, đòn bầy tài chính, khả năng sinh lời và chất
lượng công ty kiểm toán đến mức độ CBTT về BCBP. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc xem xét các chỉ tiêu bắt buộc,
không xem xét đến mức độ tuân thủ các chỉ tiêu tự nguyện của các
công ty này. Hessling và Jakkola (2008) nghiên cứu mức độ CBTT
về BCBP các công ty ở Thụy Điển, Pardal và Morais (2012) nghiên
cứu các CTNY ở Tây Ban Nha, cả hai nghiên cứu này đều chỉ ra
rằng mức độ CBTT về BCBP được lập theo lĩnh vực kinh doanh
(LVKD) cao hơn hẳn so với BCBP được lập theo khu vực địa lý
(KVĐL).
Một số nghiên cứu lại tập trung vào xem xét mức độ CBTT về
BCBP của những CTNY ở một ngành hoặc một nhóm ngành kinh tế
cụ thể và ảnh hưởng tích cực từ việc áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài
chính quốc tế - Operating Segments (IFRS 8) đến việc cải thiện chất
lượng và số lượng trình bày BCBP, chẳng hạn nghiên cứu của
Benjamin và cộng sự (2010), Hyderabad và Pradeepkumar (2011).
Các nghiên cứu trước khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến
mức độ CBTT về BCBP như quy mô công ty, tỷ suất lợi nhuận, đòn
bẩy tài chính, cơ chế quản trị công ty, công ty kiểm toán v.v. Chẳng
hạn, Alfaraih và Alanezi (2011), Pardal và Morais (2012) đều cho
rằng quy mô công ty càng lớn thì mức độ CBTT về BCBP càng cao.
Tuy nhiên, Nguyễn Thị Phương Thúy (2010) kiểm chứng được rằng
5
quy mô công ty không ảnh hưởng đến mức độ CBTT về BCBP.
Trong khi đó, Kevin và Zain (2001) khi xác định các yếu tố tác động
đến BCBP của các công ty Malaysia chỉ ra rằng quy mô công ty có
ảnh hưởng đáng kể đến mức độ CBTT về BCBP hơn là những nhân
tố khác như đòn bẩy tài chính hay tình trạng niêm yết.
Đối với khía cạnh nghiên cứu việc áp dụng các chuẩn mực kế
toán về BCBP cũng có một số nghiên cứu ở các nước phát triển được
thực hiện, chẳng hạn nghiên cứu của Herrmann và Thomas (2000),
Farías và Rodríguez (2014). Cả hai nghiên cứu trên đã được sử dụng
như là những bằng chứng thực tế để so sánh sự khác nhau của các
phương pháp lập BCBP và sau đó đi đến kết luận áp dụng trình bày
BCBP tại các quốc gia.
Ở Việt Nam gần đây cũng đã có một vài nghiên cứu về thực
trạng lập và trình bày BCBP cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
nó. Lê Thị Hà (2015) sử dụng phương pháp thống kê mô tả để kiểm
tra mức độ CBTT về BCBP trên BCTC năm của 140 CTNY trên
HOSE đồng thời kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến nó thông qua
các tham số hồi quy được ước lượng bằng phương pháp OLS. Một số
nghiên cứu khác tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố
đến việc lập và trình bày BCBP như nghiên cứu của Nguyễn Thị
Phương Thúy (2011), Trần Thị Thúy An (2013), Nguyễn Thị Kim
Nhung (2013). Các nghiên cứu này hầu như đều sử dụng phương
pháp nghiên cứu thống kê mô tả, kiểm định sự tương quan của biến
phụ thuộc và các biến độc lập thông qua các tham số hồi quy bằng
phương pháp OLS. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Cường (2015)
được thực hiện trên 100 CTNY có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất
ở Việt Nam chỉ ra rằng đối với chỉ tiêu thông tin doanh thu và kết
quả bộ phận theo LVKD và KVĐL thì tỷ lệ không tuân thủ có sự
chênh lệch đáng kể giữa BCTC giữa niên độ và BCTC quý 2.
6
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ
CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO BỘ PHẬN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO CÁO
BỘ PHẬN
1.1.1. Quá trình hình thành các quy định về báo cáo bộ
phận
Chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ SFAS 14 – Finacial
Reporting for Segments of a Business Enterprise (Báo cáo tài chính
cho bộ phận kinh doanh) được Ủy ban chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ
(FASB) ban hành lần đầu năm 1976 quy định việc lập BCBP bắt
buộc bao gồm các nội dung cơ bản như: phạm vi áp dụng, cơ sở xác
định bộ phận báo cáo, các thông tin cần báo cáo v.v và được thay thế
bằng SFAS 131 năm 1997. SFAS 131 đã đánh dấu sự thay đổi đáng
kể so với chuẩn mực trước đó, đáng chú ý là nguyên tắc xác định bộ
phận trình bày. Trên góc độ chuẩn mực kế toán quốc tế, IAS 14 -
Segment Reporting ra đời năm 1981, được sửa đổi năm 1997 và
2003. Năm 2006, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã ban
hành Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 8 - Operating
Segments thay thế cho IAS 14 và chính thức áp dụng từ ngày 01
tháng 01 năm 2009. Điểm khác biệt cơ bản giữa IFRS 8 và IAS 14 là
đối tượng áp dụng chuẩn mực, định nghĩa bộ phận hoạt động và
những thông tin cần báo cáo, trong đó IFRS 8 có cách tiếp cận về các
bộ phận hoạt động từ góc nhìn của các nhà quản lý công ty trong khi
IAS 14 có cách tiếp cận về các bộ phận hoạt động trên góc độ tuân
thủ các chuẩn mực BCTC (Epstein và Jermakowicz, 2009; Pardal và
Morais, 2012).
7
Ở Việt Nam, BCBP được lập và trình bày tuân thủ theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam số 28 - Báo cáo bộ phận (VAS 28). VAS 28
được ban hành và công bố đợt 4 theo quyết định số 12/2005/QĐ-
BTC ngày 15 tháng 02 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 23 tháng 03
năm 2005 trên cơ sở tuân thủ 100% theo IAS 14.
(PriceWaterHouseCoopers, 2008, P.17).
1.1.2. Nội dung báo cáo bộ phận
Nhiều công ty cung cấp các nhóm sản phẩm và dịch vụ hoặc
hoạt động trong các KVĐL khác nhau có tỷ lệ sinh lời, cơ hội tăng
trưởng, triển vọng và rủi ro khác nhau. Thông tin về các loại sản
phẩm, dịch vụ tại các KVĐL khác nhau được gọi là thông tin bộ
phận. Loại thông tin này cần thiết cho những người sử dụng thông
tin trên BCTC vì chúng có lợi ích trong việc đánh giá rủi ro và lợi
ích kinh tế của các công ty có cơ sở ở nước ngoài hoặc công ty có
phạm vi hoạt động trên nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Lê Thị
Hà (2015) tóm lược rằng BCBP còn có thể được định nghĩa là các số
liệu tài chính riêng của các đơn vị, công ty con hoặc những bộ phận
khác nhau của một công ty (Ijiri,1995). Người sử dụng BCTC,
những chuyên gia phân tích và các nhà nghiên cứu được hỗ trợ các
thông tin bổ sung về chia tách các bộ phận thông qua việc tìm hiểu
BCBP.
BCBP được lập theo LVKD, KVĐL hoặc kết hợp theo LVKD
và KVĐL. Bộ phận theo LVKD là một bộ phận có thể phân biệt
được của một công ty tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp
sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ
có liên quan mà hai bộ phận kinh doanh này có rủi ro và lợi ích kinh
tế khác với các bộ phận kinh doanh khác. Bộ phận theo KVĐL là
một bộ phận có thể phân biệt được của một công ty tham gia vào quá
8
trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong một môi
trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác
với các bộ phận trong các môi trường kinh tế khác. Khác với VAS
28, IFRS 8 định nghĩa bộ phận cần báo cáo không nhất thiết là bộ
phận theo LVKD hay theo KVĐL mà là các hoạt động kinh tế có thể
tạo ra doanh thu hoặc phát sinh chi phí, có các thông tin tài chính
riêng biệt cho chúng và kết quả hoạt động của chúng thường xuyên
được các nhà quản lí xem xét để ra quyết định điều hành hoạt động.
Mặc dù VAS 28 chưa có những cập nhật theo IFRS 8, với việc
quy định nguyên tắc và phương pháp thiết lập các thông tin tài chính
theo bộ phận khác nhau của công ty, VAS 28 vẫn có ý nghĩa trong
việc giúp các đối tượng sử dụng BCTC đánh giá đúng các rủi ro và
lợi ích kinh tế của công ty và có những nhận định đúng đắn về công
ty (Phạm Thị Thủy, 2013).
1.1.3. Vai trò của báo cáo bộ phận
Thứ nhất, BCBP giúp cho việc ra quyết định của người sử
dụng báo cáo vì các quyết định mà họ đưa ra chịu tác động bởi
những loại thông tin khác nhau. Thứ hai, BCBP giúp so sánh khả
năng dự đoán của các ước tính khác nhau. Nó là việc kiểm tra khả
năng dự đoán thông qua so sánh sự chính xác của các ước tính số học
về doanh thu, thu nhập hay các chỉ tiêu kế toán khác bằng cách sử
dụng các thông tin hợp nhất với các ước tính đơn giản thay vì dựa
vào các thông tin bộ phận. Thứ ba, BCBP giúp kiểm tra phản ứng
của thị trường chứng khoán. Họ kiểm tra liệu các BCBP có làm ảnh
hưởng đến giá cổ phiếu hay các phép tính đo lường về rủi ro thị
trường hay không. Nếu các phản ứng này tồn tại, các thông tin phần
nào được sử dụng và do đó nó hữu ích. Nếu các thông tin bộ phận
không có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thì có thể kết luận nó
9
không được những người tham gia thị trường chứng khoán sử dụng
hoặc là các thông tin này đã được thu thập từ nguồn khác.
1.1.4. Quy định về trình bày báo cáo bộ phận
VAS 28 yêu cầu trình bày thông tin trên cơ sở các thông tin tài
chính tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán tài chính đã được trình
bày trong BCTC hợp nhất. Liên quan đến cơ sở để một công ty xác
định BCBP chính yếu theo LVKD hay KVĐL phụ thuộc vào tính
chất rủi ro và lợi ích kinh tế của công ty đó. Để nhận biết được
nguồn và tính chất chủ yếu của rủi ro và các tỷ suất sinh lời khác
nhau phải dựa vào cơ cấu tổ chức, quản lý nội bộ của công ty và hệ
thống BCTC nội bộ cho BGĐ (Bộ Tài chính, 2006, đoạn 25). VAS
28 (Bộ Tài chính, 2006, đoạn 24) quy định trình bày đối với bộ phận
chính yếu sẽ khác với bộ phận thứ yếu.
IFRS 8 yêu cầu trình bày thông tin về các bộ phận trên cơ sở
thông tin mà các nhà quản lý sử dụng để điều hành hoạt động của
công ty. Khác với VAS 28, IFRS 8 yêu cầu các mục thông tin bắt
buộc cần công bố ít hơn, IFRS 8 chỉ yêu cầu công bố kết quả lãi hoặc
lỗ và tài sản bộ phận. Trong khi đó VAS 28, vẫn chỉ là áp dụng theo
IAS 14 đã sửa đổi (IAS 14R) nên vẫn bắt buộc CBTT về doanh thu
bộ phận, kết quả bộ phận, tài sản bộ phận, nợ phải trả bộ phận, tổng
chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua sắm TSCĐ, chi phí khấu
hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ phận, tổng giá
trị các khoản giá trị lớn không bằng tiền.
Theo Thông tư 155/2015/TT-BTC (Bộ Tài chính, 2015) các
CTNY phải lập và CBTT về BCTC năm, BCTC bán niên (06 tháng
đầu năm tài chính) và BCTC quý. Trong đó, BCTC năm đã được
kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm
toán, BCTC bán niên phải được soát xét bởi tổ chức kiểm toán chấp
10
thuận, riêng đối với BCTC quý thì hiện tại ở Việt Nam không có
quy định bắt buộc về việc soát xét các BCTC quý. Điều này dẫn đến
khi nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT về BCBP
trên BCTC quý 2 sẽ không có nhân tố công ty kiểm toán.
1.1.5. Đo lƣờng về mức độ công bố thông tin về báo cáo bộ
phận
Việc đo lường mức độ CBTT bằng thang đo do chính các nhà
nghiên cứu xây dựng có thể được tiếp cận theo một trong hai cách là
đo lường bằng thang đo không trọng số và ngược lại là đo lường
bằng thang đo có trọng số. Trên cơ sở hệ thống các chỉ mục thông tin
đã được xây dựng, từng mục thông tin tương ứng trong BCBP được
nghiên cứu sẽ được gán giá trị bằng một nếu thông tin đó được công
bố, hoặc được gán giá trị bằng không nếu thông tin đó không công
bố. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn có thể quyết định không gán giá trị
cho một chỉ mục được đánh giá nếu chắc chắn rằng đối với BCBP
được nghiên cứu đó thì chỉ mục này chắc chắn là không liên quan
(not applicable - N/A).
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
BÁO CÁO BỘ PHẬN
1.2.1. Các nghiên cứu ở các nƣớc
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN BÁO
CÁO BỘ PHẬN
2.1.1. Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Lý thuyết này được xây dựng đầu tiền bởi Ross (1973) tuy
nhiên phải đến năm 1976, dưới kết quả nghiên cứu của Jensen &
11
Merkling (1976) lý thuyết đại diện mới được quan tâm nhiều. Lý
thuyết này cho rằng cả hai bên (bên ủy nhiệm và bên được ủy nhiệm)
đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình. Rất nhiều nghiên cứu thực
nghiệm liên quan đến CBTT về BCBP trước đây cũng đã vận dụng
lý thuyết đại diện (Kevin và Zain, 2001; Shammari và cộng sự, 2008;
Alfaraih và Alanezi, 2011; Farías và Rodríguez, 2014; Lê Thị Hà,
2015). Những nghiên cứu này đã lý giải sự ảnh hưởng của các nhân
tố như quy mô của DN, đòn bẩy tài chính, và khả năng sinh lời.
2.1.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)
Lý thuyết tín hiệu dựa trên cơ sở đóng góp của 2 nghiên cứu
của Arrow (1972) và Schipper (1981). Lý thuyết tín hiệu mô tả hành
vi của một bên nắm thông tin từ đó phát ra tín hiệu cho thị trường và
một bên sử dụng thông tin đó. Akerlof (1970) cho rằng trong hai bên
tham gia giao dịch, một bên thường có thông tin nhiều hơn bên kia.
Đó là hiện tượng thông tin bất đối xứng. Lý thuyết tín hiệu giải quyết
vấn đề thông tin bất đối xứng giữa công ty và các nhà đầu tư. Lý
thuyết tín hiệu giả định rằng các công ty có kết quả hoạt động kinh
doanh tốt thường sử dụng thông tin tài chính như là một công cụ
truyền tín hiệu đến thị trường (Ross, 1997).
2.1.3. Lý thuyết chi phí chính trị (Political theory)
Các chi phí chính trị là một trong những chi phí và khoản
thanh toán quan trọng nhất của công ty và được xem là các khoản phí
tổn phi hợp đồng. Do vậy, các công ty luôn muốn tìm cách để giảm
bớt những chi phí này. Nội dung căn bản của lý thuyết chi phí chính
trị là một công ty chịu chi phí chính trị cao dự kiến sẽ công bố thêm
nhiều thông tin đến thị trường nhằm hạn chế chi phí chính trị này. Lý
thuyết về ảnh hưởng của chính trị cho rằng các nhà quản lý sẽ đưa ra
các quy định, quyết định có lợi ích liên quan đến công ty (như chính
12
sách về thuế, hạn chế độc quyền, cạnh tranh v.v) dựa trên thông tin
được công bố bởi các công ty (Paul và Largay III, 2005).
2.1.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory)
Lý thuyết chi phí sở hữu liên quan đến việc CBTT được phát
triển bởi Dye (1985) và Verrecchia (1983). Chi phí sở hữu được xem
như là một hạn chế quan trọng nhất trong CBTT. Những bất lợi trong
cạnh tranh sẽ ảnh hưởng đến quyết định cung cấp các thông tin riêng
tư. Lý thuyết chi phí sở hữu hàm ý đến các lợi ích và chi phí CBTT.
Các nhà quản lý thường cân nhắc kỹ loại thông tin nào phù hợp nhất
để họ công bố ra bên ngoài về những rủi ro, chẳng hạn, trong khi hầu
hết các công ty đều mong muốn thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro
thật chi tiết để có thể nắm bắt và đương đầu với chúng, thì họ lại rất
miễn cưỡng để công bố những thông tin nhạy cảm về thương mại
hoặc chính trị.
2.1.5. Lý thuyết kinh tế thông tin (Information economics
theory)
Lý thuyết kinh tế thông tin đã được áp dụng từ những năm
1970 để đán