Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam

Trong cơ chế thị trường, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấ y, rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định này: Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, mà cụ thể là quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một trong những giải pháp đang được khuyến khích áp dụng đó là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN được xây dựng từ 2007 đã góp phần to lớn vào hoạt động quản trị rủi ro của hoạt động tín dụng, góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường cho vay các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn ngân hàng. Đây là một trong những phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả không chỉ của NH TMCP Hàng Hải VN mà còn của tất cả các Ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của NH TMCP Hàng Hải VN lại tồn tại một số những bất cập và hạn chế như: việc chấm điểm còn mang tính hình thức, công tác chấm điểm còn chưa thực sự được coi trọng Do đó, dựa trên nghiên cứu, phân tích thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, đề tài muốn nêu ra những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN, để có thể hạn chế được tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP Hàng Hải VN nói riêng và trong hệ thống NHTM ở Việt Nam nói chung.

pdf14 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận văn - Nghiên cứu công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong cơ chế thị trường, hoạt động Ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn những rủi ro, nhất là hoạt động tín dụng. Các con số thống kê và nhiều nghiên cứu cho thấ y, rủi ro tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Thực tế hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua là một minh chứng cho nhận định này: Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao, chất lượng tín dụng chưa tốt, thể hiện ở tỷ lệ nợ quá hạn còn cao so với khu vực và chưa có khuynh hướng giảm vững chắc. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng quản trị rủi ro, mà cụ thể là quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam đang là vấn đề bức xúc trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn. Các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách ngân hàng đã đưa ra nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Một trong những giải pháp đang được khuyến khích áp dụng đó là hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN được xây dựng từ 2007 đã góp phần to lớn vào hoạt động quản trị rủi ro của hoạt động tín dụng, góp phần tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường cho vay các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng hơn với nguồn vốn ngân hàng. Đây là một trong những phương pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả không chỉ của NH TMCP Hàng Hải VN mà còn của tất cả các Ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của NH TMCP Hàng Hải VN lại tồn tại một số những bất cập và hạn chế như: việc chấm điểm còn mang tính hình thức, công tác chấm điểm còn chưa thực sự được coi trọng Do đó, dựa trên nghiên cứu, phân tích thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, đề tài muốn nêu ra những giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN, để có thể hạn chế được tối đa những rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH TMCP Hàng Hải VN nói riêng và trong hệ thống NHTM ở Việt Nam nói chung. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: Đề tài được nghiên cứu nhằm các mục tiêu chính như sau: - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ hơn những vấn đề cơ bản về chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TM trong nền kinh tế thị trường - Phân tích, đánh giá thực trạng chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hà ng Hải VN để thấy rõ những ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại. - Trên cơ sở phân tích thực trạng, phân tích nguyên nhân của những hạn chế, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMC P Hàng Hải VN. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong quan hệ tín dụng tại NH TMCP Hàng Hải VN từ năm 2007-2010, định hướng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, tiếp thu ý kiến phản biện của nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý, điều hành có liên quan để hoàn thiện giải pháp. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 1.1.1 Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả, kèm theo lợi tức khi đến hạn. Tín dụng có thể hiểu một cách đơn giản là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao quyền sử dụng tiền hoặc tài sản cho bên kia bằng nhiều hình thức như: cho vay, bán chịu hàng hoá, chiết khấu, bảo lãnh, được sử dụng trong một thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định nào đó đã thỏa thuận. Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng vô cùng quan trọng, nó là một quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp, các thể nhân khác trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là mối quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với tất cả các cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp khác trong xã hội. Nó không phải là quan hệ dịch chuyển vốn trực tiếp từ nơi tạm thời thừa sang nơi tạm thời thiếu mà là quan hệ dịch chuyển vốn gián tiếp thông qua một tổ chức trung gian, đó là ngân hàng. 1.1.2 Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH là những biến cố không mong đợi khi xảy ra, dẫn đến tổn thất về tài sản của NH, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Còn rủi ro tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được hoặc lãi hoặc gốc hoặc cả lãi và gốc một cách đầy đủ và đúng hạn. RRTD đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, và lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi RRTD xảy ra, NH không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho NH kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng. Từ đó, bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những đối với thị trường nội địa mà còn lan rộng sang các nước, kết quả kinh doanh của NH ngày càng xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý kịp thời. Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội NH là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra thì chẳng những NH bị thiệt mà quyền lợi của người gửi tiền cũng bị ảnh hưởng. Khi uy tín của NH giảm sút, hệ thống NH không còn khả năng thực hiện chức năng trung gian tài chính thì sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến thất nghiệp. Hơn nữa, sự đổ vỡ của NH sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định, Đó chính là một số thách thức đối với các NHTM trong hoạt động tín dụng hiện nay. 1.2 HỆ THỐNG CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Khái niệm hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là một quy trình đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp đối với ngân hàng cho vay như trả lãi và gốc nợ vay khi đến hạn nhằm xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng cho vay. Mức độ rủi ro tín dụng thay đổi theo từng doanh nghiệp và được xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của doanh nghiệp tại thời điểm chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. 1.2.2 Vai trò của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp 1.2.2.1 Mục tiêu của hoạt động chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Mục tiêu của chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là dựa trên cơ sở các số liệu kiểm tra, phân tích dữ kiện từ các hồ sơ lưu trữ, báo cáo tài chính và các báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp để nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm xác định khả năng thu hồi vốn của NHCV. Thêm nữa, mục tiêu của chấm điểm tín dụng là giúp lường trước được các rủi ro có thể x ảy ra trong kinh doanh để từ đó có thể tránh được các rủi ro này. 1.2.2.2 Tầm quan trọng của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Việc chấm điểm tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho mọi tầng lớp của nền kinh tế. Điểm tín dụng cho phép tổ chức cho vay mở rộng tới các phân khúc thị trường mà trước đây chưa được phục vụ đầy đủ. Ngoài ra, các quyết định giờ đây đã được đưa ra một cách nhanh chóng và khách quan hơn, với phần lớn các đơn xin vay nhận được câu trả lời tính thời gian bằng giờ, phút thay vì bằng ngày. Đối với khách hàng, chấm điểm tín dụng là chìa khóa để có được sở hữu nhà ở và vay tiêu dùng. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, việc chấm điểm tín dụng làm tăng khả năng tiếp cận với các nguồn lực tải chính, giảm chi phí và giúp quản lý rủi ro. Đối với nền kinh tế quốc gia, chấm điểm tín dụng giúp điều hòa hoạt động tiêu dùng trong những giai đoạn thất nghiệp mang tính chu kỳ, và giảm sự biến động lên xuống của các chu kỳ kinh doanh. 1.2.3 Nguyên tắc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Trong quá trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng cán bộ chấm điểm tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng. Trong quy trình chấm điểm tín dụng, cán bộ chấm điểm tín dụng sử dụng các bảng tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu chí chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì ưu tiên nghiêng về phía loại tốt nhất. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Các nhân tố chủ quan: Các nhân tố chủ quan bao gồm: đội ngũ cán bộ, ý thức trong công tác quản trị điều hành của NHTM, luật pháp, môi trường kinh doanh và thông tin minh bạch . Các nhân tố khách quan : Các nhân tố khách quan bao gồm: Ý thức phối hợp cộng tác của khách hàng , cơ sở vật chất kỹ thuật, ý thức thực hiện luật kế toán thống kê, nguồn thông tin khác. 1.3 QUY TRÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP 1.3.1 Thu thập thông tin doanh nghiệp Thu thập các thông tin cơ bản về doanh nghiệp được xếp hạng dựa vào nhiều nguồn: Hồ sơ vay vốn của Ngân hàng, các nguồ n thông tin: các ngân hàng khác, Trung tâm thông tin tín dụng CIC, cơ quan thuế, kiểm toán Trên cơ sở đó, Ngân hàng sẽ xác định loại doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. 1.3.2 Xác định quy mô doanh nghiệp Việc xác định quy mô doanh nghiệp có thể dựa vào các chỉ tiêu: Số lượng lao động bình quân, Doanh thu thuần, Vốn chủ sở hữu, Tổng tài sản, Giá trị nộp Ngân sách nhà nước 1.3.3 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Chỉ tiêu tài chính gồm : chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu khả năng tự tài trợ, chỉ tiêu sinh lời. Chỉ tiêu phi tài chính gồm : Đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, trình độ quản lý và môi trường nội bộ , quan hệ, uy tín với Ngân hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp , chấm điểm theo tiêu chí môi trường kinh doanh, chấm điểm tín dụng theo các tiêu chí khác 1.3.4 Tổng hợp điểm cuối cùng và xếp hạng Điểm của doanh nghiệp = Điểm các chỉ tiêu tài chính* Trọng số phần tà i chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính*Trọng số phần phi tài chính 1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG KHÁC VÀ MỘT VÀI MÔ HÌNH CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU Học viên đã nêu ra một số mô hình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của BIDV, Vietinbank, mô hình điểm số Z, mô hình 6C CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đến nay, NH TMCP Hàng Hải VN đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của NH TMCP Hàng Hải VN tăng lên gần 5.000 tỷ đồng và tổng tài sản đạt hơn 115.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt động kh ông ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay là gần 300 điểm Những chỉ tiêu cơ bản toàn hệ thống CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG ĐƠN VỊ 2007 2008 2009 2010 Tổng tài sản tỷ vnd 17.569 32.626 63.882 115.336 Nguồn vốn huy động tỷ vnd 15.478 29.877 59.287 107.364 Dư nợ tín dụng tỷ vnd 6.528 11.210 23.872 31.830 Lợi nhuận trước thuế tỷ vnd 240 437 1.005,3 1.518,1 Nợ xấu (nhóm 3-5) % 2,08 1,41 0,62 1,87 Tỷ lệ chia cổ tức, cổ phần % 15 12,5 26,87 19,7 ROE % 21,53 21,1 37,1 35,1 ROA % 1,33 1,26 1,8 1,55 Nguồn: Báo cáo thường niên 20 07, 2008, 2009, 2010 2.1.4 Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Trước khi thay đổi mô hình mới, năm 2008, tín dụng doanh nghiệp đạt 10.125 tỷ chiếm 35% so với tổng dư nợ tín dụng. Năm 2009, tín dụng doanh nghiệp đạt 20.316 tỷ, chiếm 41% so với tổng dư nợ tín dụng. Như vậy, có thể thấy dư nợ tín dụng năm 2009 tăng 100% so với năm 2008, dư nợ tín dụng năm 2010 tăng 40% so với năm 2009. Bên cạnh hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cũng rất chú trọng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. 2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.2.1 Cơ sở xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Căn cứ vào điều lệ Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, đã được thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam chuẩn y theo quyết định 719/QD-NHNN ngày 07/072003 và quyết định số 1529/QD-NHNN ngày 01/08/2006 Căn cứ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng và quyết định sửa đổi số 18/2007/QD-NHNN ngày 25/04/2007. Căn cứ cho vay đối với khách hàng số 45/QD -HDQT ngày 30/08/2006 của HDQT Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Dựa vào các căn cứ trên, NH TMCP Hàng Hải VN đã ra thông báo số 950/2009/TB-HDQT ngày 11/09/2009 của HDQT về việc ban hành Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (NH TMCP Hàng Hải VN Ratings version II). 2.2.2 Mô hình và bảng xếp hạng doanh nghiệp Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho Doanh nghiệp của Ngân hàng phân loạ i nợ theo phương pháp định tính và định lượng trong 2 phần: tài chính và phi tài chính. Chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp tại NH TMCP Hàng Hải VN Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợTừ Đến 90 100 AAA Đủ tiêu chuẩn 80 90 AA Đủ tiêu chuẩn 75 80 A Đủ tiêu chuẩn 70 75 BBB Cần chú ý 65 70 BB Cần chú ý 60 65 B Dưới tiêu chuẩn 56 60 CCC Dưới tiêu chuẩn 53 56 CC Dưới tiêu chuẩn 45 53 C Nghi ngờ 20 45 D Có khả năng mất vốn (Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm tín dụng NH TMCP Hàng Hải VN) 2.2.3 Quy trình thực hiện xếp hạng Quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp của NH TMCP Hàng Hải VN được thực hiện qua sáu bước như sau: Quy trình chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp 2.2.4 Cách tính và cho điểm từng chỉ tiêu cụ thể Chúng ta sẽ đi xem xét một ví dụ cụ thể về doanh nghiệp ABC được xếp hạng theo đúng quy trình của NH TMCP Hàng Hải VN 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.3.1 Ưu điểm Sau khi áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, ngoài việc nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả của các khoản cho vay, hệ thống này còn tạo ra một số ưu điểm sau: lượng hoá được rủi ro của khách hàng vay vốn, tăng tính khách quan cho quá trình ra quyết định, giúp giảm bớt hình thức cho vay dựa trên quan hệ. Qua hơn bốn năm áp dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng đã đóng góp rất nhiều vào sự thành công trong hoạt động tín dụng của NH TMCP Hàng Hải VN, nhưng mô hình cũng còn chứa đựng nhiều bất cập. , ệ ả c a các ả c a ệ t à 2.3.2 Hạn chế Những hạn chế của hệ thống chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp bao gồm : hạn chế trong công tác triển khai và tổ chức hệ thống chấm điểm tín dụng , hạn chế về nguồn thông tin, sự bất hợp lý trong nội dung chấm điểm. 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế Nguyên nhân chủ quan: Thứ nhất, Ngân hàng chưa thực sự coi trọng công tác chấm điểm tín dụng Thứ hai, ở một số chi nhánh, giám đốc chi nhánh chưa có sự chỉ đạo đôn đốc tới các cán bộ tín dụng. Thứ ba, đó là năng lực của cán bộ chấm điểm tín dụng chưa cao. Thứ tư, quy trình chấm điểm, xếp hạng còn chủ quan, chưa có sự tham khảo đầy đủ từ các kinh nghiệm của các ngân hàng khác, đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài. Thứ năm, cơ sở vật chất tuy đã được chú trọng phát triển để nâng cao chất lượng chấm điểm, tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ và thực sự phát huy hiệu quả. Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, các nguyên tắc kế toán thống kê chưa được các doanh nghiệp chú trọng và tuân thủ đúng đắn. Thứ hai, một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không minh bạch với các số liệu ma mà Ngân hàng rất khó nhận biết và đánh giá về doanh nghiệp Thứ ba, do nguồn thông tin từ CIC còn hạn chế CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG, XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh Trong quá trình hội nhập và đi lên của nền kinh tế nước ta, ngành ngân hàng cung ngày càng phát triển và trở thành một trong những ngành mũi nhọn tiên phon g, NH TMCP Hàng Hải VN cũng không nằm ngoài quỹ đạo phát triển đó. Với quyết tâm phấn đấu đến năm 2015 sẽ nằm trong nhóm 5 ngân hàng hàng đầu Việt Nam về độ tin cậy, chất lượng và hiệu quả, NH TMCP Hàng Hải VN đã đặt ra những mục tiêu chiến lược cho riêng mình. 3.1.2 Định hướng hoàn thiện công tác chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam Hệ thống chấm điểm, xếp hạng doanh nghiệp của NH TMCP Hàng Hải VN được xây dựng với kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp của NH TMCP Hàng Hải VN vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập, xét về cả yếu tố khách quan và chủ quan. Điều đó dẫn đến một thực trạng đó là hệ thống xếp hạng, chấm điểm chưa thực sự phát huy hiệu quả trong hoạt động tín dụng năm 2010. Tiêu biểu là tỷ lệ nợ xấu tăng cao từ năm 2009 đến năm 2010. Tuy năm 2009 là năm có nhiều khó khăn cho ngành vận tải biển Việt Nam , nó kéo theo hệ lụy là một loạt ngân hàng khác, trong đó có NH TMCP Hàng Hải VN gặp khó khăn, nhưng cũng phải nhìn vào một thực tế là công tác chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả. Chính vì điều đó mà trong năm 2011, NH TMCP Hàng Hải VN định hướng hoàn thiện hơn nữa công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, hoàn thiện về cả nội dung và hình thức của công tác này. 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHẤM ĐIỂM VÀ X ẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM 3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ chấm điểm tín dụng Ngân hàng cần phải nâng cao nhận thức của cán bộ tín dụng về tầm quan trọng của chấm điểm và xếp hạng tín dụng. Trong quy trình thực hiện, chuyên viên khách hàng là nhân tố quan trọng nhất, là khâu thu thập và tổng hợp thông tin, đồng thời phải chấm điểm đối với các chỉ tiêu định tính và định lượng. Có như vậy mới đánh giá xác thực được năng lực tài chính của khách hàng, đưa ra được kết quả xếp hạng chính xác. Chuyên viên tín dụng phải chịu trách nhiệm trong việc đư
Luận văn liên quan