Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines

Trên các thị trường nói chung thì thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Công bố thông tin (CBTT) doanh nghiệp (DN) trên thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống thông tin của thị trường, bảo đảm thị trường hoạt động công bằng, minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thông tin đầy đủ giúp giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể bên trong và bên ngoài công ty, cho phép các nhà đầu tư đánh giá được năng lực công ty. Để TTCK hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ để ra các quyết định phù hợp. Ở TTCK thì thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư; Thông tin càng kịp thời, chính xác và hiệu quả thì niềm tin lẫn sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với TTCK càng lớn. Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia1 khi đề cập đến vấn đề CBTT của các DN Việt Nam thì trong thực tế vẫn còn có rất nhiều DN coi nhẹ việc CBTT. Trên website một số công ty niêm yết (CTNY) chỉ xuất hiện những thông tin cũ, ít cập nhật và chậm công bố những thông tin quan trọng của DN. Cùng với đó là một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các CTNY thực tế công bố

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu mức độ công bố thông tin trên Báo cáo tài chính giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG -------------- HÀN NHƢ THIỆN NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH GIỮA NIÊN ĐỘ BỞI CÁC CTNY Ở VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60.34.03.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC KẾ TOÁN Đà Nẵng - Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Cƣờng Phản biện 1: PGS.TS. Trần Đình Khôi Nguyên Phản biện 2: TS. Lê Đình Thăng Luận văn đã sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 07 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên các thị trường nói chung thì thông tin là một trong những yếu tố không thể thiếu trong các quyết định đầu tư và kinh doanh. Công bố thông tin (CBTT) doanh nghiệp (DN) trên thị trường chứng khoán (TTCK) được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong hệ thống thông tin của thị trường, bảo đảm thị trường hoạt động công bằng, minh bạch và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Thông tin đầy đủ giúp giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể bên trong và bên ngoài công ty, cho phép các nhà đầu tư đánh giá được năng lực công ty. Để TTCK hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ để ra các quyết định phù hợp. Ở TTCK thì thông tin là yếu tố mang tính nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định đầu tư; Thông tin càng kịp thời, chính xác và hiệu quả thì niềm tin lẫn sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với TTCK càng lớn. Tuy vậy, theo nhận định của các chuyên gia 1 khi đề cập đến vấn đề CBTT của các DN Việt Nam thì trong thực tế vẫn còn có rất nhiều DN coi nhẹ việc CBTT. Trên website một số công ty niêm yết (CTNY) chỉ xuất hiện những thông tin cũ, ít cập nhật và chậm công bố những thông tin quan trọng của DN. Cùng với đó là một khoảng cách không nhỏ giữa nội dung thông tin phải công bố theo quy định và nội dung thông tin mà các CTNY thực tế công bố. Điều này dẫn đến hệ quả không mong muốn cho 1 Tại hội thảo: “Những bước chuẩn bị IPO thành công cho doanh nghiệp” do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) phối hợp cùng truyền thông Mileage (Singapore) và hãng tin Bloomberg tổ chức ngày 23/09/2010 2 mục tiêu minh bạch hóa thông tin trên TTCK Việt Nam. Do vậy, với yêu cầu ngày càng cao của thị trường đối với việc minh bạch hóa thông tin thì hoạt động kiểm soát mức độ công bố đầy đủ thông tin là một vấn đề cần được quan tâm và học hỏi vì sự khác biệt về thực tiễn CBTT có thể xảy ra giữa các quốc gia. Ví như ở Philippines trong trao đổi thông tin nguyên tắc cơ bản2 mà họ yêu cầu là phải đảm bảo công bố đầy đủ, công bằng, kịp thời và chính xác các thông tin quan trọng từ tất cả các CTNY. Vì vậy sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) sẽ xem xét lại việc CBTT và yêu cầu CTNY lập lại BCTC nếu họ phát hiện BCTC đó CBTT không đầy đủ. Trong thời gian qua, nghiên cứu về mức độ hiệu quả trong CBTT của các CTNY trên TTCK cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Hoạt động của TTCK Việt Nam đang dần ổn định và chuyên nghiệp hơn, hướng tới các thông lệ quốc tế và có những đóng góp lớn vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Vì vậy, việc nghiên cứu, so sánh thực tiễn CBTT trên BCTC giữa niên độ tại các CTNY ở Việt Nam và Philippines để nhận diện được liệu rằng có sự khác biệt và ảnh hưởng nếu có của các nhân tố nhằm góp phần hoàn thiện và tăng cường tính minh bạch để xây dựng một thị 2 Các yêu cầu về BCTC giữa niên độ ở Philippines được quy định bởi Luật Tổng công ty (sửa đổi 1980), Mã quy định chứng khoán (SRC), Quy định về niêm yết và công bố của Philippine Stock Exchange (PSE) và Chuẩn mực kế toán Philippine (PAS) 34 Báo cáo tài chính giữa niên độ. Mã Công ty (số 141) quy định rằng mọi công ty kinh doanh tại Philippines phải cung cấp các báo cáo về các giai đoạn cụ thể dựa trên các yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Philippines (SEC). Quy tắc SRC 68 (sửa đổi năm 2011) quy định các hình thức và nội dung báo cáo tài chính. 3 trường lành mạnh và phát triển tốt là một vấn đề có ý nghĩa cấp thiết và thực tiễn hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, tôi đã chọn đề tài: "Nghiên cứu mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines". 2. Mục tiêu nghiên cứu Nội dung của luận văn sẽ tập trung vào hai mục tiêu sau: - Đánh giá mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam và Philippines - Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT Việt Nam và Philippines 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - so sánh mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines, đồng thời nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT. - + 100 CTNY ở Việt Nam (được chọn ngẫu nhiên, gồm 100 BCTC bán niên đã được soát xét hoặc 100 BCTC Quý 2/2017 chưa được soát xét) + BCTC Quý 2/2017 của những CTNY ở Philippines: Nhóm 1 không có lập BCTC điều chỉnh (được chọn ngẫu nhiên, gồm 100CTNY) và nhóm thứ 2 có lập BCTC điều chỉnh là 18 CTNY. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp phân tích nội dung (content analysis) để đo lường mức độ công bố thông tin trên BCTC giữa niên độ, làm cơ sở so sánh mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Philippines và ở Việt Nam. 4 Áp dụng phân tích hồi quy để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam và ở Philippines Đồng thời đề tài đi sâu vào phân tích những vấn đề trọng tâm rút ra được từ mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Philippines và ở Việt Nam. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, danh mục các từ viết tắt, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục luận văn được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về CBTT trên BCTC giữa niên độ Chương 2: Thiết kế nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị 6. Tổng quan nghiên cứu 6.1. Các nghiên cứu trong nước 6.2. Các nghiên cứu nước ngoài 5 CHƢƠNG 1 SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CBTT TRÊN BCTC GIỮA NIÊN ĐỘ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CBTT TRÊN BCTC GIỮA NIÊN ĐỘ 1.1.1. Hình thức và nội dung của các BCTC giữa niên độ 1.1.2. Vai trò của BCTC giữa niên độ 1.1.3. Phần thuyết minh đƣợc lựa chọn 1.2. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CBTT 1.2.1. Đo lƣờng bằng phƣơng pháp không trọng số 1.2.2. Đo lƣờng bằng phƣơng pháp có trọng số 1.3. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CBTT Trên thực tế, việc CBTT là một hiện tượng phức tạp mà không thể được giải thích bởi một lý thuyết đơn lẻ (Bazine và Vural, 2011; Cormier và cộng sự. 2005). Sự khác biệt về mức độ CBTT trong BCTC của các DN có thể được lý giải theo nhiều lý thuyết khác nhau gồm lý thuyết tín hiệu, lý thuyết đại diện, lý thuyết về ảnh hưởng chính trị, lý thuyết chi phí sở hữu và lý thuyết kinh tế thông tin. 1.3.1. Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory) 1.3.2. Lý thuyết đại diện (Agency theory) 1.3.3. Lý thuyết về ảnh hƣởng chính trị (Political theory) 1.3.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary cost theory) 1.3.5. Lý thuyết kinh tế thông tin (Information Economic Theory) 1.4. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CBTT TRÊN BCTC GIỮA NIÊN ĐỘ Mặc dù trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay đã có rất nhiều 6 nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC năm nhưng trái lại nghiên cứu về BCTC giữa niên độ lại không được nhiều các nhà nghiên cứu quan tâm. Vì vậy trong luận văn này tác giả đã dựa vào phần lớn các nghiên cứu có liên quan đến CBTT trên BCTC năm nhằm làm cơ sở để xây dựng và lý giải các giả thuyết nghiên cứu ở chương tiếp. 1.4.1. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố QMDN 1.4.2. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố TGHĐ 1.4.3. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố về LVHĐ 1.4.4. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố về TSN 1.4.5. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố về KNSL 1.4.6. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố về KNTT 1.4.7. Các nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố về ĐBTC 7 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong Chương 1, luận văn đã hệ thống hóa được các vấn đề cơ bản về CBTT cũng như CBTT trên BCTC giữa niên độ. Trong đó, luận văn đã giới thiệu ngắn gọn nội dung, vai trò của BCTC giữa niên độ và đo lường CBTT trên BCTC giữa niên độ. Tiếp đến, để khảo sát các nhân tố ảnh hưởng trong Chương 2, Chương 1 này cũng đã tóm tắt các lý thuyết liên quan đến CBTT và nhận diện một số các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC trên cơ sở tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan. 8 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1.1. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này khảo sát thực trạng CBTT trên các BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines với mục tiêu cụ thể là nhằm trả lời hai câu hỏi chính sau. Một là, mức độ CBTT trên các BCTC giữa niên độ của các CTNY trên TTCK Việt Nam và Philippines hiện nay như thế nào. Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT trong BCTC giữa niên độ ở Việt Nam so với Philippines. 2.1.2. Quy trình nghiên cứu 2.2. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.2.1. Quy mô DN 2.2.2. Thời gian hoạt động 2.2.3. Lĩnh vực hoạt động 2.2.4. Tỷ suất nợ 2.2.5. Khả năng sinh lời 2.2.6. Khả năng thanh toán 2.2.7. Đòn bẩy tài chính 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.3.1. Thiết lập mô hình hồi quy Để nghiên cứu mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ, luận văn xây dựng mô hình 1 để kiểm chứng các giả thuyết đã đặt ra ở mục 2.2 như sau: DiBB= β0 + β1QMDNi + β2TGHĐi + β3LVHĐi + β4TSNi + β5KNSLi+ β6KNTTi + β7ĐBTCi + ε (Mô hình 1) 9 Trong đó: DiBB: là mức độ CBTT bắt buộc trên BCTC giữa niên độ của CTNYi; DiTY: là mức độ CBTT tùy ý trên BCTC giữa niên độ của CTNYi QMDNi: là quy mô DN (log vốn hóa thị trường) của CTNYi; TGHĐi: là thời gian hoạt động của CTNYi; LVHĐi: là lĩnh vực hoạt động của CTNYi; TSNi: là tỷ suất nợ của CTNYi; KNSLi: là khả năng sinh lời của CTNYi; KNTTi: là khả năng thanh toán của CTNYi; ĐBTCi: là đòn bẩy tài chính của CTNYi; β0: là hệ số chặn; β1 đến β9 là các hệ số hồi quy riêng và ε là sai số ngẫu nhiên Mô hình 1 này được kiểm chứng lần lượt cho BCTC quý 2 (mô hình 1a) và BCTC bán niên (mô hình 1b) đối với các CTNY ở Việt Nam và BCTC quý 2 đối vơi các CTNY ở Philippines (mô hình 1c). Trong đó, mô hình 1a và mô hình 1c (tương ứng với BCTC quý 2) sẽ không có biến CTKT do hiện tại ở Việt Nam và kể cả Philippines đều không có quy định bắt buộc về việc soát xét các BCTC quý. Như vậy, bảy giả thuyết nghiên cứu đã được phát triển ở mục 2.2 dự đoán rằng mức độ CBTT thay đổi thuận chiều với quy mô DN (H1), thời gian hoạt động (H2), lĩnh vực hoạt động (H3), tỷ suất nợ (H4), khả năng sinh lời (H5), khả năng thanh toán (H6), đòn bẩy tài 10 chính (H7). Và theo đó, các hệ số của QMDN (β1), TGHĐ (β2), LVHĐ (β3), CTKT (β4), KNSL (β5), KNTT (β6), ĐBTC (β7) được dự đoán là dương. 2.3.2. Đo lƣờng biến phụ thuộc a. Lựa chọn các chỉ mục thông tin công bố bắt buộc trong BCTC Mục Yêu cầu Tổng RM1 Yêu cầu chung 3 RM2 Báo cáo giữa niên độ bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thay đổi về vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC 5 RM3 Mỗi BCTC giữa niên độ này bao gồm các mức tối thiểu, các nhóm và tổng phụ được trình bày trong BCTC hàng năm gần đây nhất 4 RM4 Báo cáo giữa niên độ cung cấp thông tin cho 5 RM5 Công bố thu nhập cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong báo cáo trình bày các thành phần của lợi nhuận hoặc lỗ 1 RM6 Công bố EPS pha loãng trong báo cáo trình bày các thành phần của lợi nhuận hoặc lỗ 1 RM7 Công bố các sự kiện và các giao dịch có ý nghĩa quan trọng đối với những thay đổi trong tình hình tài chính và hoạt động kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo cuối cùng hàng năm 1 RM8 Công bố chính sách kế toán 4 RM9 Nhận xét về tính thời vụ và tính chu kỳ của các hoạt động tạm thời 1 RM10 Công bố các mặt hàng bất thường (đặc biệt) ảnh hưởng đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập thuần hoặc dòng tiền 1 11 Mục Yêu cầu Tổng RM11 Công bố những thay đổi về ước tính số tiền được báo cáo trong các khoảng thời gian tạm thời hoặc năm tài chính trước (như quy định, thuế suất thuế thu nhập trung bình hàng năm, tuổi thọ hữu ích của công cụ, tài sản và thiết bị) 1 RM12 Công bố các vấn đề, mua lại và hoàn trả chứng khoán nợ 1 RM13 Công bố các vấn đề, mua lại và hoàn trả chứng khoán vốn 1 RM14 Công bố cổ tức trong báo cáo giai đoạn hiện tại 3 RM15 Công bố thông tin về báo cáo bộ phận 4 RM16 Công bố các sự kiện, giao dịch sắp diễn ra 1 RM17 Công bố ảnh hưởng của những thay đổi trong thành phần của thực thể (ví dụ kết hợp kinh doanh, mua lại hoặc chuyển nhượng các công ty con, đầu tư dài hạn, tái cơ cấu, và ngừng hoạt động) 1 Tổng số chỉ mục CBTT 38 b. Đo lường chỉ số CBTT bắt buộc Việc đo lường mức độ CBTT được thể hiện thông qua chỉ số CBTT. Trong nghiên cứu của Cooke (1989), Singhvi (1971) thì việc tính chỉ số CBTT được thực hiện theo 2 bước sau: Bước 1: Tìm hiểu và vận dụng các chỉ mục thông tin cần công bố từ các nghiên cứu có liên quan. Bước 2: Cho điểm các mục thông tin đã thiết lập và tính chỉ số CBTT Sau khi cho điểm các mục thông tin, tiến hành xác định mức độ CBTT thông qua chỉ số CBTT theo công thức sau: 12 Trong đó: Ij: là chỉ số CBTT của DN j; 0 < Ij < 1. dij nhận giá trị 1 nếu mục thông tin i được công bố và nhận giá trị 0 nếu mục thông tin i không được công bố. nj: số lượng mục thông tin có thể công ở DN j (Sau khi đã loại bỏ các chỉ mục thông tin không tồn tại trên BCTC của DN) (nj < 38) 2.3.3. Đo lƣờng biến độc lập 2.4. MẪU NGHIÊN CỨU 2.4.1. Quy mô mẫu nghiên cứu Luận văn này đã thực hiện khảo sát 100 CTNY theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống có sẵn trên trang web của hai SGDCK tại Việt Nam3 và các BCTC Quý 2/2017 của những CTNY ở Philippines4 (có và không có lập BCTC điều chỉnh). Theo đó, việc đánh giá mức độ CBTT cũng như nghiên cứu mức độ CBTT được thực hiện lần lượt với: - 100 BCTC bán niên đã được soát xét (BCTC 6 tháng đầu năm 2017) và 100 BCTC quý chưa được soát xét (BCTC quý 2 của năm 2017) của 100 CTNY thuộc mẫu nghiên cứu tại Việt Nam - BCTC Quý 2/2017 của những CTNY ở Philippines: Nhóm 1 không có lập BCTC điều chỉnh (chọn ngẫu nhiên 100 CTNY) và nhóm thứ 2 có lập BCTC điều chỉnh là 18 CTNY. 3 Tại Việt Nam: - Trang web của HOSE đối với DN được niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (50 CTNY) - Trang web của HNX đối với DN được niêm yết trên SGDCK Hà Nội (50 CTNY) 4 Tại Philippines theo địa chỉ đường link: 13 2.4.2. Thu thập dữ liệu Tại Việt Nam: quá trình chọn 100 CTNY (phụ lục 1) được thực hiện như sau: Để chọn được 50 trong số 357 CTNY trên SGDCK Thành Phố Hồ Chí Minh được thực hiện trên cơ sở khoảng cách chọn mẫu là bảy (357/50). Căn cứ vào danh sách 357 CTNY đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần chữ cái của mã chứng khoán, chọn ngẫu nhiên một đơn vị mẫu đầu tiên trong các công ty có số thứ tự 1 đến 7. Với khoảng cách mẫu là bảy, 49 CTNY còn lại được chọn theo nguyên tắc cứ cách đều 7 công ty trong danh sách (so với CTNY đầu tiên đã được chọn) thì chọn ra tiếp một công ty nữa vào mẫu. Chẳng hạn, công ty đầu tiên được chọn có số thứ tự là 1 (AAM – Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát) trong danh sách 357 CTNY thì các công ty tiếp theo được chọn lần lượt có số thứ tự là 7, 14, 21, v.v Tương tự, đối với 50 trong số 388 CTNY trên SGDCK Hà Nội, cách lựa chọn cũng tương tự với khoảng cách chọn mẫu là 8 (≈ 388/50) do tổng cộng có 388 CTNY. Ví dụ, công ty đầu tiên được chọn có số thứ tự là 2 (ACM – Công ty Cổ phần Tập đoàn khoáng sản Á Cường) thì các công ty tiếp theo được chọn lần lượt có số thứ tự 10, 18, 26, v.v BCTC quý 2 và BCTC bán niên năm 2017 của 100 CTNY được chọn làm mẫu nghiên cứu này được tải thủ công từ trên trang web của hai SGDCK tại Việt Nam5 5 Tại Việt Nam: - Trang web của HOSE đối với DN được niêm yết trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (50 CTNY) 14 - Tại Philippines6: BCTC Quý 2/2017 của những CTNY ở Philippines (phụ lục 2): Nhóm không có lập BCTC điều chỉnh (chọn ngẫu nhiên 100 CTNY) và nhóm thứ 2 là 18 BCTC điều chỉnh. Trong đó quá trình chọn ngẫu nhiên 100 CTNY trên tổng số 250 CTNY được thực hiện trên cơ sở khoảng cách chọn mẫu là ba (≈ 250/100). Ví dụ, công ty đầu tiên được chọn có số thứ tự là 3 (Island Information và Technology, Inc.) thì các công ty tiếp theo được chọn lần lượt có số thứ tự 6, 9, 12, v.v - Trang web của HNX đối với DN được niêm yết trên SGDCK Hà Nội (50 CTNY) 6 Tại Phillipne thông tin các CTNY tại link 15 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Chương này đã xây dựng các giả thuyết nghiên cứu nhằm kiểm chứng sự ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines. Để kiểm chứng các giả thuyết, chương này cũng đã xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính (gồm bảy biến độc lập tương ứng với bảy giả thuyết) để nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ của các CTNY ở Việt Nam và Philippines. Để làm cơ sở cho việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng ở Chương 3 tiếp theo. Chương này cũng đề mô tả việc chọn mẫu, đo lường biến phụ thuộc và các biến độc lập. Chương 3 sẽ phân trình bày các bằng chứng định lượng cho bảy giả thuyết đã được xây dựng nhằm so sánh mức độ CBTT và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên các BCTC bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines. 16 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CBTT TRÊN BCTC GIỮA NIÊN ĐỘ CỦA CÁC CTNY TRÊN TTCK VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES Nội dung phần này trình bày kết quả khảo sát về mức độ CBTT trên các BCTC giữa niên độ của 100 CTNY trên TTCK Việt Nam7 và 100 CTNY trên TTCK Philippines 8 năm 2017. Mức độ CBTT được trình bày tương ứng cho hai loại BCTC giữa niên độ tại TTCK Việt Nam (Bảng 3.1) và tại TTCK Philippines (Bảng 3.2). Riêng tại Philippines đối với BCTC đã điều chỉnh chỉ có 18 quan sát nhưng luận văn vẫn muốn khảo sát nhằm làm cơ sở đánh giá rõ hơn thực tiễn CBTT trên BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Philippines. 3.1.1. Tại Việt Nam 3.1.2. Tại Philippines 3.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CBTT Nội dung phần này là những thống kê mô tả và phân tích chi tiết về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT lần lượt trên các BCTC quý 2 và BCTC bán niên. 7 100 BCTC quý chưa được soát xét (BCTC quý 2 của năm 2017) và 100 BCTC bán niên đã được soát xét (BCTC 6 tháng đầu năm 2017). 8 Chọn ngẫu nhiên 100 CTNY không có lập BCTC điều chỉnh và có lập BCTC điều chỉnh là 18 CTNY 17 3.2.1 Đối với BCTC giữa niên độ của các CTNY trên TTCK Việt Nam a. Đối với BCTC Quý 2 a1. Thống kê mô tả các biến độc lập a2. Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình a3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC quý 2 năm 2017 b. Đối với BCTC bán niên b1. Thống kê mô tả các biến độc lập b2. Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình b3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC bán niên năm 2017 3.2.2 Đối với BCTC giữa niên độ của các CTNY trên TTCK Philippines a. Thống kê mô tả các biến độc lập b. Kiểm định các khiếm khuyết của mô hình c. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT trên BCTC quý 2 (không có điều chỉnh) năm 2017 18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 Qua kết quả đo lường mức độ CBTT trên BCTC giữa niên độ bởi các CTNY ở Việt Nam và Philippines cho thấy mức độ CBTT trong BCTC của các CTNY này vẫn chưa đầy đủ. Sau khi xử lý số liệu trên cơ sở trình bày các nội dun
Luận văn liên quan