Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động ở các công ty thuộc sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, quản trị công ty đóng vai trò lớn đối với sự phát triển của công ty. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy quản trị công ty tốt sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty, khiến công ty hoạt động có năng suất cao, rủi ro tài chính thấp hơn và ngƣợc lại. “Khung quản trị công ty ở Việt Nam đƣợc đánh giá là phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến đƣợc thừa nhận trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế và yếu kém” (Đoàn Duy Khƣơng, 2017). Với những bất cập và hạn chế của thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam, luận văn nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu rằng quản trị công ty tác động nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng, luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, thu hút các nhà đầu tƣ, đặc biệt khi mà các nhà đầu tƣ luôn chú trọng các chỉ số báo cáo về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động tại các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên Sàn Chứng khoán Việt Nam”.

pdf26 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động ở các công ty thuộc sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MỸ DUNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC CÔNG TY THUỘC LĨNH VỰC SẢN XUẤT NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN Mã số: 60.34.03.01 Đà Nẵng - 2019 Công trình đƣợc hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. ĐOÀN NGỌC PHI ANH Phản biện 1: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 2: PGS.TS. LÊ ĐỨC TOÀN Luận văn đã đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 4 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng nhƣ hiện nay, quản trị công ty đóng vai trò lớn đối với sự phát triển của công ty. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy quản trị công ty tốt sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty, khiến công ty hoạt động có năng suất cao, rủi ro tài chính thấp hơn và ngƣợc lại. “Khung quản trị công ty ở Việt Nam đƣợc đánh giá là phù hợp với các yêu cầu và nguyên tắc quản trị phổ biến đƣợc thừa nhận trên thế giới. Tuy nhiên, hoạt động quản trị công ty tại Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế và yếu kém” (Đoàn Duy Khƣơng, 2017). Với những bất cập và hạn chế của thực trạng quản trị công ty tại Việt Nam, luận văn nghiên cứu để trả lời câu hỏi liệu rằng quản trị công ty tác động nhƣ thế nào đến hiệu quả hoạt động của các công ty, đặc biệt là các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Từ việc xác định các nhân tố ảnh hƣởng, luận văn đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động quản trị công ty, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, thu hút các nhà đầu tƣ, đặc biệt khi mà các nhà đầu tƣ luôn chú trọng các chỉ số báo cáo về hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động tại các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên Sàn Chứng khoán Việt Nam”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Xác định và phân tích các nhân tố thuộc quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất 2 niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản trị công ty tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy các công ty nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Tác động của nhân tố quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động tại các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Một số nhân tố quản trị công ty đƣợc kể đến nhƣ: quy mô của hội đồng quản trị, sự độc lập của hội đồng quản trị, tỷ lệ sở hữu vốn của ban giám đốc, tính kiêm nhiệm của chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc, vai trò của ban kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của các công ty. Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu đƣợc chọn từ các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Thời gian nghiên cứu: Năm 2017 . 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Thu thập thông tin Trên cơ sở sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên, báo cáo quản trị công ty của các công ty trong lĩnh vực sản xuất niêm yết trên Sàn chứng khoán Việt Nam, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu theo những chỉ tiêu cần thiết phục vụ nghiên cứu. - Xử lý và phân tích thông tin Phân tích kết quả từ việc xác định mô hình các nhân tố quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các CTNY trên thị trƣờng, vận dụng các phƣơng pháp định lƣợng; sử dụng phần mềm Eview, Excel và thực hiện phân tích hồi quy bằng mô hình hồi quy (kết hợp tất cả các quan sát – Pooled Ordinary List Squares) để đƣa 3 ra kết luận về các nhân tố thuộc quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt đông của các công ty sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, bố cục của luận văn gồm có 4 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động của quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty. Chƣơng 2: Thiết kế nghiên cứu. Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Theo tìm hiểu của tác giả, chƣa có nghiên cứu chính thức nào ở Việt Nam tập trung nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Tại Việt Nam, quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng, muốn thành công đòi hỏi công ty phải có sự định hƣớng sản xuất đúng đắn nhằm nắm bắt tốt nhu cầu của thị trƣờng, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Trong một môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt, vai trò điều hành của Hội đồng quản trị và ban giám đốc rất quan trọng. Chính vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố thuộc quản trị công ty tác động đến hiệu quả hoạt động của các công ty thuộc lĩnh vực sản xuất là hết sức cần thiết. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ CÔNG TY ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY 1.1.1. Khái niệm quản trị công ty (Corporate Governance) 1.1.2. Các nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam và trên thế giới * Nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển OECD * Nguyên tắc quản trị công ty tại Việt Nam 1.1.3. Các yếu tố của quản trị công ty 1.1.4. Vai trò quản trị công ty 1.1.5. Khác biệt giữa quản trị công ty sản xuất và công ty thƣơng mại 1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.2.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động của công ty Nhà kinh tế học ngƣời Anh, Adam Smith, cho rằng: “Hiệu quả đạt đƣợc trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa” (Kinh tế thƣơng mại dịch vụ- Nhà xuất bản Thống kế 1998). Kết quả kinh doanh: lƣợng bán, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, giá trị thƣơng hiệu Hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc xem là hiệu quả khi hoạt động kinh doanh đó tạo ra lợi ích tối đa trên chi phí đầu vào tối thiểu, hay là kết quả đầu vào tối đa trên nguồn lực đầu vào tối thiểu. 1.2.2. Đo lƣờng hiệu quả hoạt động của công ty Có rất nhiều tiêu chí đo lƣờng hiệu quả hoạt động của công ty có thể kể đến nhƣ : EBIT, ROI, ROE, ROA, DY , ROS Tuy nhiên hai hệ số đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong các nghiên cứu về đo 5 lƣờng hiệu quả hoạt động là tỷ suất sinh lời của tài sản ( ROA ) và tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE ). Cách tính các chỉ số ROA và ROE: - Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA đƣợc xác định : ROA = Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng tài sản bình quân Qua công thức trên ta thấy , chỉ số ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của công ty. ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả. - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu đƣợc xác định : ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân ROE là chỉ số đƣợc các nhà đầu tƣ đặc biệt quan tâm bởi vì nó đo lƣờng khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông , phản ánh một cách chính xác khả năng sinh lời từ toàn bộ vốn cổ đông đóng góp, số vốn này , ngoài vốn của cổ đông dƣới dạnh cổ phần, còn bao gồm cả lợi nhuận dành cho các quỹ phát triển kinh doanh, chênh lệch phát hành 1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh a. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty b. Sự khan hiếm nguồn lực c. Tối đa hóa lợi nhuận d. Thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh 1.3. CÁC NHÂN TỐ THUỘC QUẢN TRỊ CÔNG TY TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY 1.3.1. Các lý thuyết nền tảng 6 a. Lý thuyết người đại diện Để đảm bảo tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông, giảm thiểu rủi ro lợi dụng quyền lực của nhà quản lý trục lợi cho các mục đích cá nhân, ngƣời chủ sở hữu chấp nhập bỏ ra một chi phí giám sát, chi phí ràng buộc lợi ích và mất mát phụ trội gọi là chi phí đại diện vì các chi phí này xuất phát từ các mối quan hệ giữa ngƣời chủ và ngƣời thừa hành. b. Lý thuyết trách nhiệm quản lý (stewardship theory) Lý thuyết trách nhiệm quản lý đƣợc phát triển bởi Donaldson và Davis (1991), giả định rằng lợi ích của cổ đông và lợi ích của nhà quản lý liên kết với nhau. Nhƣ vậy, để các lợi ích này cùng hƣớng, các cổ đông phải đƣa ra các cấu trúc quản trị công ty thích hợp nhƣ số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị tham gia điều hành hoạt động công ty, có nên kiêm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành và chủ tịch Hội đồng quản trị hay không, từ đó nhà quản lý sẽ đƣa ra quyết định đó để tối đa hóa lợi ích cá nhân chỉ khi đạt đƣợc lợi ích của tổ chức, không phải là mục tiêu cá nhân. c. Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder Theory) Lý thuyết đại diện chỉ cho thấy mối quan hệ giữa nhà quản lý và các cổ đông; trong đó các nhà quản lý có mục tiêu duy nhất là tối đa hóa giá trị của các cổ đông. Lý thuyết các bên liên quan đƣợc phát triển bới Freeman (1984) xem xét quan điểm này là quá hẹp vì hành động của ngƣời quản lý có tác động tới các bên liên quan khác chứ không chỉ cổ đông. d. Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực Lý thuyết này tập trung vào vai trò của hội đồng quản trị trong việc đạt đƣợc các nguồn lực khác nhau nhằm tăng năng suất, hiệu quả hoạt động và duy trì hoạt động. Môi trƣờng bên ngoài công ty đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các quyết định trong 7 điều hành tổ chức. Công ty sẽ hoạt động bất ổn nếu thiếu thông tin, không xác định và dự đoán đƣợc những thay đổi trên thị trƣờng. Hội đồng quản trị đóng vai trò cầu nối giúp hình thành mối liên kết giữa công ty và các tổ chức/môi trƣờng bên ngoài, nhờ vậy giúp giảm bất ổn trong hoạt động đến từ môi trƣờng bên ngoài công ty. 1.3.2. Tác động của các nhân tố thuộc quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty a. Quy mô của Hội đồng quản trị Các nghiên cứu của Pfeffer (1972), Klein (1998), Coles và cộng sự (2008) đã chỉ ra sự gia tăng quy mô hội đồng quản trị có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của công ty. b. Sự độc lập của Hội đồng quản trị Các kết quả nghiên cứu của Daraghma (2010), Lee và Zhang (2011), Rouf (2011), Turki và Sedrine (2012) cũng đã cho thấy một tỷ lệ nhà quản trị độc lập càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Tuy nhiên, lý thuyết trách nhiệm quản lý đƣợc phát triển bởi Donaldson và Davis (1991) lại giả định rằng lợi ích của cổ đông và lợi ích của nhà quản lý liên kết với nhau. Theo lý thuyết này, những hành động của nhà quản lý làm tối đa hóa giá trị cổ đông, sẽ đồng thời đáp ứng nhu cầu cá nhân của họ. Do đó các nhà quản lý sẽ nỗ lực bảo vệ và tối đa hóa giá trị cổ đông thông qua các hoạt động công ty, bởi vì làm nhƣ thế, lợi ích của họ đƣợc tối đa hóa (Davis và cộng sự, 1997). Vì vậy, một tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị độc lập cao chƣa chắc đã đem lại hiểu qua kinh doanh cao cho công ty, có thể khi tỷ lệ này thấp, lợi ích của chủ sở hữu và nhà quản lý sẽ đồng nhất với nhau, đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn cho công ty. c. Tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của ban giám đốc Một số nghiên cứu đi trƣớc tại Việt Nam và trên thế giới cũng đã chỉ ra mối tƣơng quan dƣơng giữa tỷ lệ sở hữu của ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của công ty nhƣ: Nguyễn Thị Bảo Trân 8 (2013), Fauzi và Locke (2012). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu của Reyna và cộng sự (2012), Lee and Zhang (2011) đã chỉ ra rằng nếu các nhà quản lý nắm số lƣợng lớn vốn cổ phần thì sẽ trở nên khó khăn hơn cho các chủ sở hữu bên ngoài để thực hiện kiểm soát. Trong trƣờng hợp này, các nhà quản lý sẽ không thể tối đa hoá giá trịcông ty. d. Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra mối quan hệ trái chiều giữa sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc với hiệu quả hoạt động của công ty nhƣ: Lee và Zhang (2011), Cornett và cộng sự (2008). Nghiên cứu của Carter và cộng sự (2003) trên 797 công ty niêm yết Mỹ và nhận thấy việc kiêm nhiệm có tƣơng quan âm với hiệu quả hoạt động. Bên cạnh những nghiên cứu cho thấy có mối tƣơng quan giữa sự kiêm nhiệm và hiệu quả hoạt động trên, cũng có những nghiên cứu không tìm thấy mối tƣơng quan có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhân tố này, chẳng hạn Braun và Sharma (2007), Chen và cộng sự (2008) (theo Nguyễn Việt Hòa, 2013). e. Ban kiểm soát Ban kiểm soát đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị công ty bằng cách thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty. Một số nghiên cứu đã đề cập đến sự hiện diện của Ban kiểm soát tác động đến hiệu quả hoạt động của công ty nhƣ: Lee và Zhang (2011), Gill và Obradovich (2012). 9 CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 2.1.1. Quy mô của Hội đồng quản trị Trên thế giới, kết quả các nghiên cứu đi trƣớc của Pfeffer (1972), Klein (1998), Coles và cộng sự (2008) cho rằng: Hội đồng quản trị có quy mô lớn hơn sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động tốt hơn, quả nghiên cứu của Shukeri, Shin và Shaari (2012) chỉ ra rằng quy mô Hội đồng quản trị có quan hệ tích cực với kết quả hoạt động của công ty, kết quả nghiên cứu của Ruhul Salima và cộng sự (2016) nghiên cứu các ngân hàng Úc cho thấy quy mô hội đồng quản trị có quan hệ thuận chiều với hiệu quả hoạt động. H1: Quy mô Hội đồng quản trị càng lớn thì hiệu quả hoạt động của công ty càng cao. 2.1.2. Sự độc lập của Hội đồng quản trị Kế thừa các nghiên cứu trƣớc, luận văn cũng cho rằng tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị càng cao thì mức độ độc lập trong việc giám sát, kiểm soát các hoạt động của công ty sản xuất tốt hơn, hạn chế đƣợc tiêu hao xảy ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Nhƣ vậy, có thể góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. H2: Tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị độc lập càng cao thì hiệu quả hoạt động của công ty càng lớn. 2.1.3. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc Mối tƣơng quan âm giữa sở hữu của ban giám đốc và hiệu quả hoạt động của công ty đƣợc tìm thấy trong các nghiên cứu của Reyna và cộng sự (2012), Lee and Zhang (2011). Các nghiên cứu này lý luận rằng tỷ lệ sở hữu cổ phần của Ban giám đốc càng cao thì các chủ sở hữu khác khó có thể nắm quyền kiểm soát công ty, từ đó các 10 nhà quản lý khó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. H3: Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc càng lớn thì hiệu quả hoạt động của công ty càng thấp. 2.1.4. Sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Sự tập trung quyền lực vào một cá nhân có thể dẫn đến tình trạng độc quyền, độc đoán và không đảm bảo lợi ích của đại đa số cổ đông. Điều này có thể tạo điều kiện cho các lợi ích cá nhân đƣợc xem trọng hơn lợi ích của công ty. Một số nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra mối quan hệ trái chiều giữa sự kiêm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và tổng giám đốc với hiệu quả hoạt động của công ty nhƣ: Lee và Zhang (2011), Cornett và cộng sự (2008). H4: Sự kiệm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc làm giảm hiệu quả hoạt động của công ty. 2.1.5. Ban kiểm soát Ban kiểm soát đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phản ánh trung thực về tình hình hoạt động của công ty và các số liệu trên BCTC. Đồng thời hoạt động giám sát của ban kiểm soát giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các đối tƣợng bên trong và các cổ đông sở hữu bên ngoài công ty. Ban kiểm soát đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị công ty bằng cách thực hiện các nguyên tắc quản trị công ty. Các nguyên tắc quản trị công ty cho rằng Ban kiểm soát nên làm việc độc lập và thực hiện các nhiệm vụ của mình với một tác phong chuyên nghiệp. Ban kiểm soát giám sát cơ chế nhằm năng cao chất lƣợng thông tin giữa cổ đông và các nhà quản lý (Rouf, 2011) do đó làm tối thiểu hoá các vấn đề đại diện. Nghiên cứu của Lee và Zhang 11 (2011), Gill và Obradovich (2012) cũng kết luận tác động tích cực của ban kiểm soát đến hiệu quả hoạt động của công ty. H5: Quy mô của ban kiểm soát làm lớn thì càng làm tăng hiệu quả hoạt động của công ty. 2.2. ĐO LƢỜNG CÁCBIẾN 2.2.1. Biến phụ thuộc Nhƣ đã trình bày ở trên, các biến phụ thuộc bao gồm : ROA, ROE ROA = Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng tài sản bình quân ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân 2.2.2. Biến độc lập Nhƣ đã trình bày ở trên , Mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập Quy mô của hội đồng quản trị = Số lƣợng thành viên hội đồng quản trị Sự độc lập của hội đồng quản trị = Số lƣợng thành viên hội đồng quản trị độc lập Tổng số lƣợng thành viên hội đồng quản trị Tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà quản lý = Tổng vốn sở hữu của các thành viên Ban giám đốc Tổng vốn chủ sở hữu Tính kiêm nhiệm chức danh chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc: nếu có sự kiệm nhiệm thì nhận giá trị bằng 1, nếu không 12 kiêm nhiệm thì nhận giá trị biến bằng 0. Ban kiểm soát = Số lƣợng thành viên thực tế của ban kiểm soát. 2.2.3. Biến kiểm soát - Quy mô công ty (QM) đƣợc đo lƣờng: Quy mô = Ln (Tổng tài sản) - Số năm hoạt động của công ty(HD) Số năm hoạt động = Ln (số năm thành lập công ty) Bảng 2.1: Bảng tóm tắt cách đo lƣờng các biến trong mô hình Biến số Kí hiệu Cách tính Quy mô Hội đồng quản trị SL Số lƣợng thành viên hội đồng quản trị Sự độc lập của hội đồng quản trị DL Số lƣợng thành viên HĐQT độc lập Tổng số lƣợng thành viên HĐQT Tỷ lệ sở hữu cổ phần của ban giám đốc SH Tổng vốn sở hữu của các thành viên BGĐ Tổng vốn chủ sở hữu Tính kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc KN Tổng giám đốc kiêm nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị thì biến nhận giá trị bằng 1. Ngƣợc lại thì biến có giá trị bằng 0. Số lƣợng thành viên BKS KS Số lƣợng thành viên thực tế của ban kiểm soát. 13 Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA Lợi nhuận trƣớc thuế Tổng tài sản bình quân Tỷ suất sinh lời của vốn CSH ROE Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH bình quân Quy mô công ty QM Ln(Tổng tài sản) Số năm hoạt động HD Ln (Số năm thành lập công ty ) 2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi qui đa biến, kiểm định trọng số hồi quy bằng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (Ordinary Least Squares - OLS). Phần mềm sử dụng để xử lý dữ liệu là phần mềm Eview8.1 Mô hình hồi quy tuyến tính Yi= β0 + β1SLi + β2DLi + β3SHi + β4KNi + β5KSi+ β6QMi+ β7HDi+  Trong đó: Yi: là hiệu quả hoạt động của công ty i (lần lƣợt đƣợc đo bằng ROA; ROE); SLi: là quy mô hội đồng quản trị của công ty i; DLi: là mức độ độc lập của hội đồng quản trị công ty i; SHi: là tỷ lệ vốn sở hữu của nhà quản lý của công ty i; KNi: là sự kiêm nhiệm giữa chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc công ty i; KSi: là số thành viên ban kiểm soát của công ty i; QMi: là quy mô (lntổng tài sản) của công ty i; HDi: là ln số năm hoạt động của công ty i; β0 ; β1 ; β2 ; β3 ; β4 ; β5 ; β6 ; β7 là các hệ số hồi quy và  là sai số ngẫu nhiên. 14 Sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng bé nhất (Ordinary Least Square, OLS) trong kinh tế lƣợng để ƣớc lƣợng βi 2.4. CHỌN MẪU NGHIÊN CỨU Mẫu nghiên cứu gồm các công ty đƣợc chọn ngẫu nhiên thuộc lĩnh vực sản xuất niêm yết trên các sàn chứng khoán Việt Nam. Mẫu gồm 100 công ty đƣợc chọn đã có báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán năm 2017 (cỡ mẫu đáp ứng gấp 5 lần số biến độc lập 5x5 = 25 ). Các công ty đƣợc chọn sẽ bao gồm nhiều ngành nghề sản xuất phong phú , không chịu sự chi phối của yếu tố nhà nƣớc để đảm bảo tính khách quan của số liệu nghiên cứu . 15 CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁ
Luận văn liên quan