Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu
về hàng hóa tăng cao đặc biệt là đối với ngành hàng tiêu dùng. Theo
đó, sản xuất tăng, song hành là sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ và kỹ thuật, đã tạo ra sức ép lớn đối với cả doanh nghiệp
sản xuất lẫn doanh nghiệp phân phối trong việc tiếp cận khách hàng
mục tiêu. Bởi vậy, để hàng hóa đến được tay người tiêu dùng thì
ngoài yếu tố nhu cầu, chất lượng sản phẩm và giá cả được khách
hàng ưu tiên lựa chọn, còn cần đến hoạt động hiệu quả của hệ thống
kênh phân phối nhằm giúp quá trình lưu chuyển hàng hóa đạt hiệu
suất cao đưa sản phẩm tới tay người dùng, đặc biệt cần cách thức,
chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp sản xuất để tiếp cận được
khách hàng, được khách hàng lựa chọn.
Để gia tăng doanh số sản phẩm đối với ngành hàng tiêu dùng
đóng gói, bên cạnh sự đầu tư về mặt hình ảnh trong các kênh truyền
thông thì việc trưng bày, chăm chút cho sự xuất hiện của sản phẩm
tại các điểm tiêu thụ hay còn gọi là hoạt động marketing tại điểm
bán, cũng chính là chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất và
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống kênh phân phối. Bên cạnh đó,
đời sống người dân được nâng cao, các quyết định mua sắm của
khách hàng tại điểm bán không còn khó khăn như trước đây, khách
hàng có thể ngẫu nhiên mua hàng khi bị thu hút bởi hình ảnh của sản
phẩm, điều này càng khẳng định tầm ảnh hưởng của hoạt động
marketing tại điểm bán đối với ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận văn Nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THANH HÀ
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỢP TÁC
KÊNH PHÂN PHỐI VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING
TẠI ĐIỂM BÁN TRONG NGÀNH HÀNG
TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60.34.01.02
Đà Nẵng - Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THỊ LỆ TRÂM
Phản biện 1: TS. Đường Liên Hà
Phản biện 2: PGS. TS Bùi Dũng Thể
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 8 năm 2018.
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu
về hàng hóa tăng cao đặc biệt là đối với ngành hàng tiêu dùng. Theo
đó, sản xuất tăng, song hành là sự phát triển như vũ bão của khoa học
công nghệ và kỹ thuật, đã tạo ra sức ép lớn đối với cả doanh nghiệp
sản xuất lẫn doanh nghiệp phân phối trong việc tiếp cận khách hàng
mục tiêu. Bởi vậy, để hàng hóa đến được tay người tiêu dùng thì
ngoài yếu tố nhu cầu, chất lượng sản phẩm và giá cả được khách
hàng ưu tiên lựa chọn, còn cần đến hoạt động hiệu quả của hệ thống
kênh phân phối nhằm giúp quá trình lưu chuyển hàng hóa đạt hiệu
suất cao đưa sản phẩm tới tay người dùng, đặc biệt cần cách thức,
chiến lược đúng đắn của doanh nghiệp sản xuất để tiếp cận được
khách hàng, được khách hàng lựa chọn.
Để gia tăng doanh số sản phẩm đối với ngành hàng tiêu dùng
đóng gói, bên cạnh sự đầu tư về mặt hình ảnh trong các kênh truyền
thông thì việc trưng bày, chăm chút cho sự xuất hiện của sản phẩm
tại các điểm tiêu thụ hay còn gọi là hoạt động marketing tại điểm
bán, cũng chính là chiến lược hàng đầu của doanh nghiệp sản xuất và
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ thống kênh phân phối. Bên cạnh đó,
đời sống người dân được nâng cao, các quyết định mua sắm của
khách hàng tại điểm bán không còn khó khăn như trước đây, khách
hàng có thể ngẫu nhiên mua hàng khi bị thu hút bởi hình ảnh của sản
phẩm, điều này càng khẳng định tầm ảnh hưởng của hoạt động
marketing tại điểm bán đối với ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài khóa luận
của mình là “Nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh phân phối về hoạt
động marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói”.
2
Khóa luận tập trung vào việc nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh
phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán trong ngành hàng
tiêu dùng đóng gói, dựa trên khảo sát thực tiễn về một số doanh
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói trong nước và doanh nghiệp
đầu tư nước ngoài.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, tổng hợp, đưa ra khái niệm tóm tắt định nghĩa hợp
tác kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực trạng hợp tác
kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán của một số
doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng đóng gói tiêu biểu, đưa ra các
vấn đề chung của ngành trong khâu hợp tác kênh phân phối và
nguyên nhân của những vấn đề tiêu biểu thường gặp.
Về thực tiễn:
Đánh giá thực trạng hợp tác kênh phân phối về hoạt động
marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
Từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy và
nâng cao hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất
và các kênh phân phối trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói thời gian
tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Thực trạng hợp tác kênh phân phối của một số doanh nghiệp
trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói hiện nay.
Thực trạng về việc triển khai hoạt động hợp tác marketing tại
điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
Những vấn đề trong việc hợp tác kênh phân phối về hoạt động
marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói
3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể Phỏng vấn sâu:
Phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng đó chính là phương
pháp đi từ việc phân tích các khái niệm và tổng hợp các lý thuyết có
liên quan trong lĩnh vực nghiên cứu để lựa chọn các yếu tố nghiên
cứu.
Thông qua hoạt động phỏng vấn sâu, tham khảo ý kiến của các
chuyên gia nhằm thu thập các tiêu chí đánh giá mối quan hệ hợp tác
kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm bán trong ngành
tiêu dùng đóng gói. Trên cơ sở đó tác giả tiến hành phỏng vấn sâu
đối với 10 doanh nghiệp sản xuất tương ứng 30 nhà phân phối trong
lĩnh vực này.
5. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3
chương với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1 - Cơ sở lý luận hợp tác kênh phân phối về hoạt động
marketing tại điểm bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
Chương 2 - Thiết kế nghiên cứu.
Chương 3 - Đánh giá kết quả nghiên cứu.
Chương 4 - Đề xuất giải pháp thúc đẩy mối quan hệ, nâng cao
hiệu quả hợp tác kênh phân phối về hoạt động marketing tại điểm
bán trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói.
6. Tổng quan tài liệu tham khảo
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN HỢP TÁC KÊNH PHÂN PHỐI VỀ
HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM BÁN TRONG
NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KÊNH PHÂN PHỐI VÀ
HỢP TÁC KÊNH PHÂN PHỐI
1.1.1. Định nghĩa kênh phân phối
Kênh marketing được định nghĩa là các tổ chức bên ngoài tham
gia vào hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu phân
phối và marketing của doanh nghiệp (Rosenbloom, 2013), đóng vai
trò quan trọng trong dòng dịch chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến
khách hàng cuối cùng..
1.1.2. Các loại hình kênh phân phối
1.1.2.1. Kênh phân phối truyền thống
Kênh phân phối truyền thống: hàng hóa được sản xuất ra sẽ
được phân phối trình tự từ nhà sản xuất qua tất cả các phân phối
trung gian rồi mới đến tay người tiêu dùng
1.1.2.2. Kênh phân phối hiện đại
Kênh phân phân phối hiện đại: Nhà sản xuất và các trung gian
phân phối sẽ hợp lại thành một thể thống nhất. Hàng hóa sản xuất ra
sẽ được phân phối trực tiếp từ thể thống nhất ấy đến tay người tiêu
dùng
1.1.3. Khái niệm và bản chất hợp tác kênh phân phối
Hợp tác trong kênh phân phối là một khái niệm then chốt trong
lý thuyết về hành vi kênh, gắn liền với hai khái niệm cốt lõi khác là
quyền lực và mâu thuẫn kênh (Gaski,1984; Brown, Johnson &
Koenig, 1995). Ba khái niệm này là những nền tảng chính trong phân
5
tích hành vi của các thành viên kênh phân phối và là những nhân tố
quyết định hiệu quả hoạt động của kênh. Bởi ranh giới giữa hợp tác
và mâu thuẫn trong kênh phân phối rất mong manh, nên các quyết
định liên quan tới hệ thống kênh phân phối là một trong những quyết
định quan trọng nhất mà ban quản lý phải đối diện.
Kênh phân phối bao gồm các tổ chức độc lập phải hợp tác nhằm
thực hiện các nhiệm vụ phân phối hướng đến các mục tiêu riêng hoặc
tập thể. Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau trong hoạt động đòi
hỏi phải có mức độ hợp tác nhất định trong kênh nhằm thực hiện các
chức năng cần thiết để đưa sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu khách hàng cuối cùng. Hợp tác được định nghĩa là “trạng
thái hoặc điều kiện đặc trưng bởi sự tự nguyện của các thành viên
hợp tác các hoạt động của họ nhằm giúp toàn bộ thành viên kênh đạt
các mục tiêu chung” (Stern and Gorman, 1969, p. 156).
Để thành công, môi trường kênh phải tạo ra được sự hợp tác
giữa các đối tác trong kênh.Nền tảng của hợp tác kênh là niềm tin và
sự cam kết trong mối quan hệ giữa các đối tác và từ cơ sở này tạo
dựng mối quan hệ lâu dài (Anderson & Narus, 1990; Heide &John,
1992; Morgan & Hunt, 1994).
1.1.4. Nội dung và cơ chế hợp tác kênh phân phối
1.1.4.1. Nội dung hợp tác kênh
Hợp tác trong phân phối hàng hóa vật chất: hình thức hợp tác
này thường liên quan đến tần suất và qui mô của giao dịch, do vậy
các vấn đề về phân phối vật chất (như : lưu kho hiệu quả, đặt hàng tự
động, dịch chuyển chéo); hoặc quản lý dòng thông tin hiệu quả (trao
đổi dữ liệu điện tử, chuyển khoản điện tử và quản lý dữ liệu). Loại
hợp tác này nhằm tăng hiệu quả và cắt giảm chi phí.
6
Hợp tác trong hoạt động marketing: liên quan đến chiến lược
marketing của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối. Loại hình hợp tác
này liên quan đến các hoạt động có ảnh hưởng đến định vị, hình ảnh
cũng như doanh số và thị phần của một hoặc cả hai bên hướng
đến.Thường là các hoạt động trao đổi thông tin, nhất là các thông tin
mang tính bảo mật, và đỏi hỏi sự đầu tư có tính dài hạn.
1.1.4.2. Cơ chế hợp tác kênh
Hợp tác trong kênh là các nỗ lực tự nguyện của các thành viên
kênh ở các cấp khác nhau hướng đến các mục tiêu chung và mục tiêu
riêng của mỗi thành viên. Hay nói cách khác, hợp tác chủ yếu dựa
trên nền tảng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên kênh khi
thực hiện một số chức năng kênh ở đó đòi hỏi sự liên kết đa tổ chức.
Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác trong kênh
như sự tương thích về mục tiêu, sự phù hợp về lĩnh vực, sự rõ ràng
về vai trò và các tiêu chuẩn đánh giá và đặc biệt sự phụ thuộc lẫn
nhau về các nguồn lực. Chính sự phụ thuộc về nguồn lực này là nền
tảng then chốt của khái niệm quyền lực - một khái niệm quan trọng
liên quan tương quan sức mạnh quyết định hành vi của các đối tác
trong kênh.
Bất kể các kênh phân phối đã được thiết kế và quản trị tốt đến
đâu, trong quá trình hợp tác vẫn sẽ có một số xung đột, chỉ vì mối
quan tâm của các doanh nghiệp độc lập không phải lúc nào cũng
trùng khớp với nhau. Xung đột kênh xảy ra khi hành động của một
thành viên ngăn cản thành viên khác đạt được mục tiêu của
mình.Việc điều phối kênh lúc này là tất yếu, xảy ra khi các thành
viên trong kênh được tập hợp lại để đẩy mạnh các mục tiêu của kênh,
đối lập với các mục tiêu riêng lẻ có thể không tương thích nhau của
họ.
7
1.1.5. Các xung đột, thách thức trong hợp tác kênh phân
phối
Như đã đề cập ở trên, hợp tác không phải là hành vi tất yếu duy
nhất của các thành viên trong kênh phân phối, hợp tác luôn gắn liền
với mâu thuẫn kênh (Mehta et al., 2001). Mâu thuẫn kênh là tình
trạng một thành viên kênh cảm nhận hành vi của thành viên kênh
khác gây cản trở việc thực hiện mục tiêu của mình (Ross & Lusch,
1982). Mâu thuẫn và hợp tác luôn tồn tại trong mối quan hệ
kênh.Một mức độ mâu thuẫn cao không hàm ý hợp tác ở mức
thấp.Mâu thuẫn xảy ra nếu không kiểm soát, giải quyết tốt có thể làm
gián đoạn mối quan hệ. Những nguyên nhân chính dẫn đến mâu
thuẫn giữa các đối tác trong kênh là mục tiêu không tương thích, vai
trò không rõ ràng, bất đồng trong các quyết định quan trọng về chiến
lược kênh (Nakayama, 1998; Svesson, 2002) và khó khăn trong
truyền thông (Hunt, 1996).
1.1.6. Các nhân tố tác động đến hợp tác kênh phân phối
Các nghiên cứu trong lĩnh vực hợp tác kênh đã xem xét các
nhân tố mang tính cấu trúc và các nhân tố socio-psychological có tác
động đến hợp tác nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến thỏa
thuận hợp tác.Các nhân tố mang tính cấu trúc bao gồm sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa nhà sản xuất và nhà phân phối về nguồn lực và năng
lực, cũng như các vấn đề mang tính xã hội (như sự phù hợp về mục
tiêu và văn hóa) tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác. Ngược lại,
các nhân tố mang tính xã hội và tâm lý tập trung vào sự tương tác
giữa các bên gồm các yếu tố như niềm tin, sự trao đổi thông tin, cam
kết lẫn nhau, phát triển các cơ chế chia sẻ-học hỏi liên tổ chức đóng
góp vào hiệu quả của hoạt động hợp tác hằng ngày giữa nhà sản xuất
và nhà phân phối (Cullen et al., 2000).
8
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MARKETING TẠI ĐIỂM BÁN
1.2.1. Định nghĩa marketing
Có rất nhiều người lầm tưởng marketing đơn giản là “quảng
cáo” hay “tiếp thị”, họ hiểu marketing chính là những mẩu quảng cáo
trên tivi, là những anh chàng hay cô nàng tiếp thị, là những chương
trình khuyến mãi sản phẩm, Đây là cách nghĩ hoàn toàn sai lầm về
marketing.Tuy nhiên, cách nghĩ này khiến người tiêu dùng có cảm
giác họ ở thể chủ động trong việc tiếp cận với marketing đến từ các
doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế, marketing tiếp cận khách hàng
từ vô số khía cạnh, marketing ở khắp nơi, điều tra người tiêu dùng,
tiếp cận và bám đuổi người tiêu dùng, đưa ra những hình tượng mà
khách hàng mong muốn và khiến khách hàng phải ra quyết định mua
sản phẩm.
Marketing có sức mạnh không thể chối cãi, do vậy có vô số
nghiên cứu về marketing trên thế giới, từ đó sinh ra rất nhiều định
nghĩa khác nhau về marketing tuỳ theo từng hướng tiếp cận.
1.2.2. Định nghĩa marketing tại điểm bán
Marketing tại điểm bán nhận được sự quan tâm rất lớn trong
những năm gần đây (từ những năm 2004-2007 trở lại đây) trong hoạt
động quản trị thương hiệu của nhà sản xuất, chiến lược marketing
của nhà bán lẻ và cả của hoạt động quản trị chuỗi cung ứng trong
nhiều ngành sản xuất, dịch vụ và đặc biệt trong ngành hàng tiêu dùng
nhanh (GMA/Deloitte, 2010).
1.2.3. Phân biệt cách tiếp cận marketing tại điểm bán và
marketing truyền thống
1.2.4. Xu hƣớng phát triển của marketing tại điểm bán
Marketing tại điểm bán xuất hiện như một hiện tượng trong nỗ
lực truyền thông đến khách hàng mà cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ
9
đều hướng đến tác động trải nghiệm mua sắm của khách hàng
(Silveira&Marreiros, 2014).Hầu hết nhà sản xuất đều muốn nhà bán
lẻ tập trung hơn vào marketing cho sản phẩm của mình ngoài các nỗ
lực truyền thông đại chúng khác. Marketing tại điểm bán xuất hiện từ
sự tiến triển tự nhiên trong hành vi khách hàng, hoạt động truyền
thông đại chúng, thực tiễn tại nhà bán lẻ và sự đổi mới của công
nghệ.
1.2.5. Tầm quan trọng và lợi ích của marketing tại điểm bán
Theo Turley and Chebat (2002), nhà bán lẻ tạo ra môi trường,
bầu không khí khi bán sản phẩm là một biến số chiến lược quan
trọng có khả năng tác động đến hành vi mua sắm của khách hàng.
Marketing tại điểm bán mang lại rất nhiều lợi ích cho các bên tham
gia (Silveira et Marreiros, 2014):
1.2.6. Một số khó khăn trong triển khai marketing tại điểm
bán
1.3. KHÁI NIỆM VỀ NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG ĐÓNG GÓI
1.3.1. Khái niệm hàng tiêu dùng đóng gói
Theo Suman Kumar Jalal, hàng tiêu dùng nhanh là những mặt
hàng tiêu thụ nhanh với giá rẻ. Người tiêu dùng mua những mặt hàng
này hàng ngày tại siêu thị. Lợi nhuận tuyệt đối trên một đơn vị sản
phẩm này thấp nhưng vì nó tiêu thụ với số lượng lớn nên tổng lợi
nhuận vẫn rất đáng kể. Những đặc tính chính của mặt hàng tiêu dùng
nhanh nhìn từ góc độ thị trường là: thường bị thay thế và sử dụng
trong thời gian ngắn; sự quay vòng hàng hóa nhanh với chi phí tương
đối thấp; lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm thấp nhưng tiêu thụ số
lượng lớn; mạng lưới phân phối rộng rãi. Từ góc độ người tiêu dùng,
hàng tiêu dùng nhanh có các đặc điểm: mua thường xuyên, mức độ
tham gia của người tiêu dùng thấp và giá thấp.
10
1.3.2. Phân loại các mặt hàng tiêu dùng đóng gói
Tuy nhiên, để thuận lợi hơn trong quá trình nghiên cứu và phân
tích thực trạng các doanh nghiệp đã chọn tại Việt Nam, tác giả chọn
cách phân loại ngành hàng tiêu dùng nhanh thành ba lĩnh vực như
sau:
• Thực phẩm
• Hàng tiêu dùng
• Dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ
1.4. MỐI QUAN HỆ CHIẾN LƢỢC GIỮA HỢP TÁC KÊNH
PHÂN PHỐI VÀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI ĐIỂM BÁN
1.4.1. Marketing tại điểm bán là lĩnh vực hoạt động chiến
lƣợc góp phần tăng cƣờng hợp tác kênh phân phối
1.4.2. Một số nội dung hợp tác kênh phân phối trong triển
khai marketing tại điểm bán.
11
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Để tăng cường hợp tác kênh, giải pháp đẩy mạnh các hoạt động
marketing tại điểm bán nhằm gia tăng các thực tiễn hợp tác được lựa
chọn và đề xuất trong nghiên cứu này. Do vậy, chúng tôi đã tham
khảo các nghiên cứu trên thế giới để tiến hành nghiên cứu tại Việt
nam và ứng dụng trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói. Cụ thể mô
hình nghiên cứu được phát triển bao gồm các yếu tố liên quan ba đối
tượng gồm nhà sản xuất, nhà phân phối và người đi mua sắm.
Để làm căn cứ cho các đề xuất giải pháp hợp tác kênh ứng dụng
marketing tại điểm bán, nghiên cứu về phía người đi mua sắm đã
được tiến hành với mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt
động marketing tại điểm bán đến hành vi mua sắm của người đi mua
sắm trong ngành hàng tiêu dùng đóng gói. Kết quả nghiên cứu này
khẳng định ảnh hưởng quan trọng của các hoạt động marketing tại
điểm bán đến hành vi mua của người đi mua sắm.
Trong nghiên cứu này, mục tiêu nghiên cứu được đặt ra là
nghiên cứu thực trạng hợp tác kênh và marketing tại điểm bán theo
quan điểm của cả nhà sản xuất lẫn nhà phân phối.
2.1.1.Mô hình hợp tác kênh phân phối.
Các yếu tố ảnh hưởng
- Các nghiên cứu trong lĩnh vực hợp tác kênh đã xem xét các
nhân tố mang tính cấu trúc và các nhân tố socio-psychological có tác
động đến hợp tác nhằm hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến thỏa
thuận hợp tác. Các nhân tố mang tính cấu trúc bao gồm sự phụ thuộc
lẫn nhau giữa nhà sản xuất và nhà phân phối về nguồn lực và năng
12
lực, cũng như các vấn đề mang tính xã hội (như sự phù hợp về mục
tiêu và văn hóa) tạo ra môi trường thuận lợi cho hợp tác. Ngược lại,
các nhân tố mang tính xã hội và tâm lý tập trung vào sự tương tác
giữa các bên gồm các yếu tố như niềm tin, sự trao đổi thông tin, cam
kết lẫn nhau, phát triển các cơ chế chia sẻ-học hỏi liên tổ chức đóng
góp vào hiệu quả của hoạt động hợp tác hằng ngày giữa nhà sản xuất
và nhà phân phối (Cullen et al., 2000).
- Trong một nghiên cứu khác, Lado et Kedia (1992) và Lado
et al. (1997) đề xuất mô hình với ba điều kiện để đạt được thỏa thuận
hợp tác gồm : (1) các đối tác phải tương thích về mục tiêu; (2) nguồn
lực và khả năng của mỗi bên phải có tính hỗ trợ cho đối tác; (3) rủi
ro khi đối tác hành động cơ hội là thấp, trong khi đó môi trường có
mức độ rủi ro cao.
- Gần đây hơn, Jap (1999, 2001) đã đề xuất trong nghiên cứu của
mình khi tiến hành nghiên cứu đồng thời nhà sản xuất và nhà phân phối,
đã chỉ ra các điều kiện để có hợp tác gồm (1) sự tương thích về mục tiêu
của các bên cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau của các nguồn lực và năng lực ;
(2) tình trạng của mối quan hệ giữa các bên theo đó khía cạnh quan trọng
nhất là niềm tin cũng như các điều khoản của hợp tác theo đó các vấn đề
về nghi ngờ và tính cơ hội được kiểm soát.
- Trong nghiên của Sharkar et al. (2001), các tác giả phân tích
mối quan hệ giữa tính tương đồng/đa dạng của các đối tác, sự hợp tác
và năng lực. Theo cách tiếp cận của các tác giả này, sự đa dạng của
các đối tác được chia làm hai loại I (nguồn lực và năng lực) và II
(văn hóa và vận hành). Chất lượng mối quan hệ phụ thuộc vào sự
hợp tác và sự hợp tác lại được hình thành từ ba nhân tố: sự tin tưởng
lẫn nhau, sự cam kết và sự trao đổi thông tin giữa các bên.
13
Như vậy có thể kết luận rằng để tăng cường hợp tác giữa nhà
sản xuất và nhà phân phối không chỉ cần sự tương thích về nguồn lực
và năng lực mà còn đòi hỏi sự tương đồng về mục tiêu, cũng như
niềm tin và các chuẩn mực quan hệ. Sự hợp tác giữa nhà sản xuất và
nhà phân phối còn liên quan đến cam kết lẫn nhau và đầu tư liên kết
vào tài sản chung. Cuối cùng, nhà sản xuất và nhà phân phối cũng
cần phải có được sự thỏa mãn về cả mặt kinh tế lẫn tâm lý xã hội khi
tham gia vào hợp tác và đồng thời phải đạt được lợi thế cạnh tranh,
lợi nhuận cũng như các thành quả về mặt chiến lược nhằm tăng khả
năng cạnh tranh cho tổ chức.
Nhà phân phối và nhà sản xuất sử dụng chuyên môn của họ một
cách hài hòa và cải thiện kết quả kinh doanh một cách tích cực. Có
thể nói hợp tác giữa các đối tác là yếu tố then chốt của hoạt động
marketing và để tăng cường hợp tác trong kênh, giải pháp marketing
tại điểm bán là một công cụ quan trọng (Shankar et al., 2011).
2.1.2.Khuôn khổ hợp tác giữa nhà sản xuất và nhà phân
phối ứng dụng marketi